Bao Giờ Đến Được Với Nhau Chương 1

Chương 1

Toàn luôn luôn phải thúc trực bên ngoài theo lệnh làm nhiệm vụ hỗ trợ quân đoàn hành quân lên mặt trận Tây Nguyên hè năm 1972.

Nên các quán bia, quán rượu, quán ăn, Toàn đều quen thuộc, nằm lòng hết cả. Toàn rất thân thiết vs mọi người trong binh chủng, toàn quân do tính chất nghề nghiệp của mình là thường phải đi lại, di chuyển đến nhiều nơi, tiếp xúc vs nhiều người như 1 chuyên viên tiếp vận. Toàn yêu Pleiku hơn Đà lạt. Thủ đô lính với những đường dốc bùn lầy đất đỏ, phố xá thô sơ nghèo nàn nhưng thật ấm cúng, thiết tha, sâu đậm và thiêng liêng như tình yêu quê mẹ đối với bất cứ những ai đã một lần ghé qua. Thành phố nhỏ, quanh quẩn chỉ vài con đường ngắn, đi dăm phút đã về chốn cũ, nhưng quyến rũ với những quán ăn, quán bia phòng trà mang hình ảnh lính ồn ào náo nhiệt nhưng thật hiền hòa như tình người địa phương. Cuộc sống bình thản không vội vã, không hoảng sợ, mặc dù các trận đụng độ ác liệt đang sát bên cạnh và pháo địch thường xuyên rót vào khu vực phi trường nằm kế cận trung tâm thành phố. Ở đây người dân xem hình ảnh chiến tranh như một cái gì gần gũi quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Họ mở rộng vòng tay chào đón các đoàn quân vội vã đi ngang, đôi lúc dừng lại vài giây lát ăn vội bữa cơm, uống ly café nóng hay chỉ kịp mua gói thuốc rồi tiếp tục lên đường. Trời về chiều sương mù phủ xuống thành phố một màu trắng nhạt trông trời đất như đang quyện vào nhau, phố xá thưa dần bước chân, sinh hoạt còn lại là những quán ăn náo nhiệt, phòng trà ấm cúng và những quán café trữ tình là nơi tiếp tục mở cửa để sưởi ấm những chiến binh trở về từ mặt trận, tìm quên mệt mỏi, trút bỏ đau thương và xóa tan những hình ảnh chết chóc. Pleiku đất đỏ sương mù không có gì quyến rũ nhưng bất cứ người nào đã rời khỏi nơi đây đều mang theo trong lòng những kỷ niệm sâu đậm, phải chăng là nhờ phố xá không xa nên phố tình thâm hay những nàng thiếu nữ da trắng, má đỏ môi hồng, tóc em uớt và mắt em ướt nên em mềm như mây chiều đông đã trói chặt bước chân người lãng tử. Pleiku, thành phố lính, thành phố của những chàng trai khoác áo chiến binh một khi rời khỏi đây đều vương vấn một mối tình. Toàn cũng không thoát khỏi thường tình của một chàng trai hai mươi lăm tuổi. Từ khi gặp được hai người bạn, Toàn không còn lang thang những ngày cuối tuần, chàng tìm đến với Yên và Phúc, cả hai đang dạy ban văn chương tại trường trung học. Phúc, một thi sĩ nổi tiếng, thường tổ chức những buổi đọc thơ cuối tuần và trong dịp nầy, ánh mắt của một nữ sinh ban văn chương đã hớp hồn chàng ngay trong buổi đầu gặp gỡ. Yên và Phúc cho biết, nàng tên Mai, con của một công chức cao cấp của tỉnh. Mai ngây thơ, trong sáng với mái tóc dài phủ xuống lưng, làn da trắng như tuyết, mắt nâu màu hạt dẻ mở lớn, ngơ ngác như nai, đôi gò má núm đồng tiền lúc nào cũng đỏ ửng và làn môi hồng cười lộ đôi hàm răng trắng… Nàng lãng mạng yêu thơ, thích nhạc, cởi mở, nhưng nàng trong sáng quá. Đã là bạn với Yên và Phúc xem như đứng vào hàng thầy cô hoặc chú bác. Đời binh nghiệp, khoác chiếc áo trận nay đây mai đó, trên lưng vỏn vẹn chiến balô, cuộc sống bấp bênh chưa biết thương tật sống chết bất chợt đến giờ nào, nhiều lần tự vấn lương tâm nhưng Toàn không thể tiến tới dù biết Mai có thể ngã vào vòng tay Toàn một khi chàng tỏ tình. Chàng đành ôm mối tình câm và hy vọng một ngày nào đó Ngày được lệnh di tản, thu xếp xong công việc Toàn vội vã đến đón Mai đi theo đoàn xe đơn vị rời Pleiku chạy xuống Quy Nhơn, nhưng đã trễ, gia đình đã tự túc khởi hành từ lúc sáng sớm. Từ đó Toàn mất hẳn liên lạc với Mai, cho đến mùa thu năm 1978 Toàn gặp lại nàng trong trại tỵ nạn ở Mã lai. Đến lúc nầy Toàn mới biết mặt cha mẹ Mai và người em gái, cả nhà đối xử thật tốt với Toàn nhưng đối với nàng hình như đang bị một cái gì ngăn trở. Trao đổi bình thường Mai rất nhiệt tình nhưng khi đề cập đến vấn đề tình cảm thì nàng lẩn tránh và không bao giờ cho biết rõ lý do. Chừng sáu tháng sau, Toàn được tòa lãnh sự Mỹ cấp giấy nhập cảnh, lúc đến chào từ giã lần đầu tiên Mai ngã vào người Toàn nức nở khóc. Toàn vỗ về an ủi và hứa qua đến Mỹ sẽ tìm đủ mọi cách để sống gần nhau. Nhưng Mai chỉ lắc đầu từ chối và không một lời giải thích gì thêm. Mai không trả lời Toàn mặc dù Mai đã nhận được gần hai chục lá thư kể từ lúc Toàn đặt chân lên đất Mỹ và sau đó cắt hẳn liên lạc với Toàn khi gia đình nàng lên đường định cư tại một nước thứ ba. Sau ba năm vừa làm vừa học, Toàn ra trường với mảnh bằng kỹ sư vi tính và ổn định ngay với một chức vụ quan trọng trong công ty phần mềm của người Mỹ. Sau đó một năm Toàn kết hôn với Chi, con gái út của một gia đình nổi tiếng giàu có từ trước, đến định cư giữa năm 1975. Chi tốt nghiệp ngành địa ốc và được gia đình giúp vốn để mở một văn phòng lớn tại quậnCam. Một cặp vợ chồng thật lý tưởng và xứng đôi, Toàn đẹp trai, cao lương và được xã hội ưu đãi. Chi điều hành một hoạt động hái ra tiền một cách dễ dàng. Họ có đời sống vật chất thật cao, hai ngôi nhà đáng giá cả triệu, vợ chồng mỗi người một chiếc xe đua, chi tiêu không bao giờ tính toán đến tiền bạc. Hai người kết hôn đã lâu nhưng vẫn chưa có con. Có lần Toàn đưa Chi đến một bệnh viện chuyên nghiệp sản khoa, ở đây bác sĩ cho biết họ cần một thời gian theo dõi để biết nguyên nhân từ người vợ hay do người chồng. Nghe qua, hai người đều cho rằng con cái chưa quan trọng trong lúc nầy đối với một cặp vợ chồng trẻ, hơn nữa họ đang cần thời giờ dành cho việc kiếm tiền quá dễ dàng và nhanh chóng. Nhìn bên ngoài đôi vợ chồng sống thật đầm ấm hạnh phúc, nhưng đi sâu vào đời sống riêng tư, cũng như gia đình khác, vẫn có những khúc mắc thầm kín. Chi, con người của thực tế, suốt ngày chỉ có con số, tính toán lúc nào cũng nằm sẵn trong đầu. Toàn thì thờ ơ với tiền bạc, thường lái câu chuyện qua thơ văn mỗi khi chuyện trò với vợ. Do đó đối thoại giữa hai người thường đi vào bế tắc. 

Nguồn: truyen8.mobi/t101999-bao-gio-den-duoc-voi-nhau-chuong-1.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận