Chỉ Tại Vợ Tôi Gợi Tình Chương 3

Chương 3
Vợ tôi gợi tình

Điều mà một số người trong chúng ta e ngại đã xảy ra. Clarissc không còn cắt móng tay móng chân từ gần hai tháng nay khi cô ả chấp nhận một tư thế làm tình, rốt cuộc cũng khá hoang dại, với Ernest. Lạc thú thì lạc thú thật nhưng cũng để lại nhiều vết cào trên lưng anh, những dấu tích không thể chối cãi của một người tình hổ cái. Là anh trai của Hector và đặc biệt lại là thanh niên thộn, Ernest phải từ chối không cởi đồ trong suốt hơn chục ngày nay, và dối Justine rằng đột nhiên anh bị lạnh lưng. Nỗi sợ chuyện vỡ lở không đủ khiến anh hối tiếc những giây phút khi anh hôn lên bờ vai của Clarisse hổ cái trong bóng tối phủ mờ của mái tóc dày. Đúng ra thứ tình thuần túy vị xác thịt ấy làm gì có tương lai, nhưng Justine đang đấu lại cự lội vào ngõ cụt ấy để, giữa đêm, vén áo lót của chồng, người mà phải nói là, cả chục năm nay đều cởi trần đi ngủ. Có điều gì đó ám muội, và phụ nữ luôn ở đó để bóc trần sự ám muội này. Anh phải dọn va li ngay trong đêm, và còn chẳng kịp thực hiện giấc mơ đầy nhục cảm có vẻ đầy hứa hẹn (với một cô nàng Trung Hoa). Vậy là gà còn chưa gáy, anh đã bấm chuông nhà cậu em trai để nói rằng anh đã ngủ với cô nàng tóc nâu cùng văn phòng, Clarisse là tên cô, và rằng vợ anh, tiên sư mấy cái vết cào, vừa mới phát hiện ra điều đó, liệu anh có thể ngủ ở nhà chú không, ngủ một giấc cho nên hồn, anh chẳng chắc có được thế không, nhưng quả tình ngủ ở khách sạn sau những gì vừa xảy ra, thì anh không hứng. Hector ngay lập tức trào dâng lòng thương cảm, tình anh em gắn bó và mời anh ngủ trên một chiếc sofa-bed, êm ái mà lại hiện đại. Ernest cảm thấy thoải mái trốn chiếc giường mới này (và giá như cô ả Trung Hoa trở lại...), trước khi tự thấy mình đáng bị bất hạnh như vậy.

Ernest xưa nay đều rất rắn rỏi. Là tín đồ của những câu to tát về cuộc đời, con người này Chủ nhật sẽ hóa ra thân tàn ma dại. Và đó là Chủ nhật tệ hại nhất, Chủ nhật mà chúng ta đã bị cắt bớt mất một tiếng đồng hồ. Anh đã gỡ lại tất cả những năm tháng không được rên rỉ. Người đàn ông tội nghiệp lấm lủi trong đường hầm... Còn con gái anh! Lucic bé bỏng, Chúa ơi, anh sẽ không bao giờ còn được gặp con nữa! Anh thậm chí sẽ không ở đó khi nó trở về nhà lúc sáng sớm, với đôi mắt đỏ hoe của tuổi mới lớn yếu đuối và hư hỏng. Vậy đấy, thế là hết! Cần phải luôn đế ý móng tay của những cô ả ta ngủ cùng. Xuẩn ngốc làm sao! Giờ anh chỉ còn công việc, từ mai, anh sẽ vùi đầu vào những tập hồ sơ. Còn về vụ ly hôn của chính anh, có câu ngạn ngữ: bụt chùa nhà không thiêng... Đây, chuyện cũng y chang; những tay luật sư sẽ biện hộ tồi khủng khiếp trong vụ kiện của chính họ. Cũng chính vì thế họ thường kết hôn trong giới với nhau, hòng giảm thiểu ảnh hưởng này. Ernest đề nghị Berthier lo giúp anh vụ này. Cậu chàng Berthier là người tử tế. Hơn nữa, vì có thâm niên độc chân (Bcrtliier đã đạt đến cảnh giới cao nhất của sự độc thân - quên đi sự tồn tại của phái nữ), cậu ta sẽ làm tất cả để thúc tiến nhanh mọi việc. Giữa những người đàn ông rồi sẽ héo hon cô quạnh trong cuộc đời cần phải tương trợ lẫn nhau. Mà không hẳn, cậu Berthier này có lẽ là đối tượng hoàn hảo. Cậu thậm chí còn xứng đáng được nhắc tới sớm hơn trong câu chuyện này.

Hector lấy làm bối rối trước tình trạng tồi tệ của anh trai, và càng bối rối tợn vì một điều lạ lùng: Ernest, vốn xưa nay là quán quân Olympic về món hạnh phúc, giờ lại chìm nghỉm vào đúng thời điểm mà rốt cuộc, gã cũng thấy cuộc đời màu hồng. Bố mẹ gã không muốn có hai cậu con trai một lúc; nói cách khác, anh em gã không thể, cùng lúc, sống dưới một mái nhà được. Cứ như bánh xe số phận đã chuyển hướng, và giờ đến lượt Ernest sẽ phải sống một cuộc đời trầm cảm, và đến lượt Hector hưởng đời hạnh phúc. Cuộc đời anh em của họ là một ca tâm thần phân lập.

*     + *

Nói đổi chiều của bánh xe giữa anh em cũng chứa hẳn là phải, vì Hector không ở đỉnh cao hạnh phúc. Những thời kỳ đen đủi vẫn luôn rình rập đâu đó phía sau hạnh phúc. Điều này nghe có vẻ nực cười, đặc biệt là trong một bối cảnh như vậy (có một nàng Brigitte xinh đẹp nhường vậy, một công ty đang trên đà phát triển, một đứa con sẽ có sau này), nhưng Hector rõ ràng là có vẻ bồn chồn. Từ sáng nay, gã cứ đi đi lại lại, và cảm thấy không thể thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn này. Brigitte, trong một bộ váy nhẹ nhàng hết sức hợp với thời tiết mùa hè, vừa ra khỏi nhà. Hector giống như của bỏ đi. Gã chậm chí còn không chưng nổi bộ râu của người đàn ông mỏi mệt; những sợi râu, quá uể oải, như dân văn ph ng mỗi sáng thứ Hai. Đương nhiên là một con hàu sẽ thấy buồn chán nếu ở cạnh gã.

Một lúc sau, người ta thấy gã ngồi trong ghế phô tơi. Những suy nghĩ ghê gớm đang tuôn ra trong đầu gã. Đối diện với tấm kính được lau chùi từ thứ Bảy tuần trước, hoặc là một thứ Bảy nào đó xa hơn (kỷ niệm thường ùa về với gã, đến nỗi gã không còn biết chính xác cái giây phút ấy. khi gã chưa bao giờ thấy hạnh phúc đến thế, là khi nào), gã lặng thinh. Kính đã mờ dần, khoái cảm cũng dã đạt được, gã hẳn là đã có thể chết từ hôm đó bởi vì Thomas Mann đã viết rằng: “Ai được chiêm ngưỡng cái Đẹp là đã được sắp đặt trước sẽ chết.” Brigitte lau kính, đó hơi giống Chết ở Venisẻ(1) với gã. Nhưng Hector không biết Thomas Mann là ai, vậy là gã có thể sẽ sống sót. Sự thiếu văn hóa có thể cứu rỗi cuộc đời. Ôi, buổi chiều thứ Bảy ấy! thời khắc tuyệt diệu làm sao khi thời gian, dường như tôn trọng một vẻ đẹp đến vậy, đã ngừng trôi! Hector, đối mặt với tấm kính, luôn luôn và vẫn cứ đối mặt với tấm kính, khóc vì tình yêu. Người ta liệu có thể yêu một cô gái đến thế không? Một cô nàng mong manh mà đầy quyền lực. Đó là giây phút mà gã đã nhìn thấy trong hồi tưởng. Giây phút nàng lau chùi cửa mà gã không lựa chọn như người ta không lựa chọn mộc tiếng sét ái tình. Nếu tất cả các cặp đôi được dễ dàng quay lại nơi họ đã gặp nhau, thì Hector có quyền sống lại giây phút Brigitte lau kính. Giây phút này sẽ là cuộc hành hương tình yêu của gã.

Vậy là, gã dành cả ngày để bôi bẩn tẩm kính.

Bôi bẩn một tấm kính sạch hòng lòe người khác rằng nó bẩn một cách tự nhiên thì không phải là một công việc đơn giản gì. Và Hector, trước khi đạt đến mức hoàn hảo thực sự về bôi bẩn tự nhiên, đã cố xoay đủ mọi cách trong vô vọng. Nhờ sự mò mẫm, thử hết lần này đến lần khác, gã vừa đạt đến sự hoàn hảo để có được thứ mà người ta đáng phải coi như nghệ thuật thứ tám. Công thức dành cho người chiến chẳng là như sau: vài vết tay khéo léo sắp đặt, một con ruồi chộp được khi đang bay rồi đập bẹp ngay tại trận (tốc độ thực hiện hành động này là tối quan trọng bởi một con ruồi hấp hối, đang lên những cơn co giật cuối đời thì dây bẩn hơn nhiều so với một con ruồi đã chết ngắc), một chút bụi đường, và để hoàn thành mọi sự, một tia nước bọt vừa phải là không thể chiếu được..

Khi Brigitte đi làm về, Hector đang nói chuyện điện thoại với anh gã - có người đã cho anh mượn một căn hộ nhỏ thời kỳ sám hối này, vậy là, chuyện đâu có đấy ngay, Hector chơi chữ một chút, và Ernest cười ra chiều anh có hiểu. Vừa mới gác máy, gã đã kiếm được cớ cho buổi nghỉ làm hôm nay là do một cơn đau đầu. Brigitte vẽ ra một nụ cười:

“Anh cũng là chủ như em, anh không cần xin lỗi!”

Không có thời gian để mà lãng phí. Brigitte phải nhận thấy vết bẩn trên ô kính. Ngay lập tức, gã đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại chúng ta: cố khiến người khác phát hiện ra điều mà họ không định trông thấy. Hcccor, sốt hết cả ruột, nghĩ cách nói, một cách vô tư nhất có thể: “Này, kính nhà mình bẩn đấy.” Nhưng gã rụt lại, không thể trắng trợn thế được. Nếu chế, nàng sẽ hỏi gã tại sao, gã ở nhà cả ngày kia mà, nàng làm gì có thời gian lau chùi. Khả năng này, dễ bị hiểu lầm sang ý nhắc nhở làm việc nhà, vậy nên loại. Gã phải lôi nàng vào phòng khách và để nàng phát hiện ra bí mật. Sau đó, gã gần như chắc chắn rằng nàng sẽ lau kính ngay lập tức: nàng không đời nào để lọt một tấm kính như vậy. Nhưng vẫn chưa được, ngày tưởng như dài vô tận. Brigitte có hàng tỉ việc phải làm trong bếp, hay trong các phòng ngủ và cuối cùng, buổi tối tuyệt diệu, khi cuối cùng, gã cũng thành công hướng nàng vào cái bẫy trong phòng khách, nàng không nhìn lấy một lần về hướng rấm kính. Khéo khi nàng cố tình làm thế, đúng là ranh ma. Hector nhảy nhót trước tấm kính, rồi đột nhiên cúi đầu xuống. Nàng cười gã ngớ ngẩn, đức ông chồng hài hước. Gã tiếc cay tiếc đắng đã không làm một vệt đậm hơn, đã không xì một bãi nước mũi lù lù lên đấy. Có lẽ đến lúc rồi đây, chỉ cần nàng quay lưng và gã sẽ lại lao ra bôi bẩn thêm! Quá nôn nóng bởi tình hình, quá kiệt sức vì khao khát, gã cảm thấy không thể chờ thêm được nữa. Vậy là gã chọn giải pháp tầm chường nhất, và ôm ngang eo nàng. Trước ô cửa kính, gã rủ ri bảo nàng chiêm ngưỡng một trong những cảnh tượng lãng mạn nhất trần đời.

“Em yêu, nếu em mở mắt ra nhìn, em có thể sẽ thấy một điều lạ đấy”.

-   À thế cơ đấy, cái gì cơ?

-    Thì đây, em có nhìn thấy tòa nhà đối diện không...

-   Vâng, thì sao?

-  Thì thế, thế đấy, thật điên.. Nhìn mà xem, ta có thể nhìn thấy chuyện trong từng nhà.

-   Phải đấy... cái đó người ta gọi là đối diện. Thật là, chàng ngốc, không tức hơn nếu... (Ngừng mộc lúc) Nhưng tấm kính này mới ghê làm sao!”

(Có sự đắc ý của người thợ săn khi bẫy được con mồi, sự ngây ngất của chiến binh trong cuộc chinh phạt, cuộc đời thật êm ái như đám lính canh trên làn da nàng.) Không làm ai bất ngờ hết, gã cất giọng thảm hại làm ra vẻ ngạc nhiên:

“Ồ, em nhận ra nó bẩn à? Anh thì chẳng thấy gì”.

Em không biết anh thấy sao em chưa từng nhìn thấy tấm kính nào khiếp như thế!”

Brigitte vội vàng với vẻ dịu dàng của người phụ nữ chưa từng túng thiếu. Hector, không thể kìm được cơn cương cứng, lùi lại đến ba mét để vùi mình vào phê phô tơi. Gã giống như một viên đá lớn chìm tận đáy cốc rượu, ngay trước khi nổi lên. Brigitce, vì không mọc mắt sau gáy nên không thấy gì hết. Nàng không nhìn thấy chồng, và càng không nhìn thấy vệt nước dãi gã đã rải ra, vệt nước dãi bắt đầu rớt xuống chiếc cà vạt tưởng như vô số tội.

Thế dấy.

Chính lúc đấy điện thoại rco.

Hector không để mình bị quấy rầy, mọi chứ giờ có nghĩa lý gì nữa dâu. Brigitte, sau ba hồi chuông, quay lại và hỏi xem anh có đ nh nghe điện thoại trước khi người gọi chết mất hay không (Brigitte quả tình là một phụ nữ kỳ cục). Cô không nhận ra vết nước dãi tố cáo dù rõ mồn một, chúng ta vẫn dang trong tình yêu mù quáng. “Rồi, để anh nghe”, gã vội nói. Nhất là không nên làm trái ý nàng, nàng cứ như một bức cường thành. Người gọi điện thoại lúc oái oăm ấy ít cũng đáng bị chặt tay, cắt dây thanh quản, gọt đầu. Hector bước giật lùi, mắt vẫn dõi theo cảnh tượng. Gã nhấc máy, dể nó lơ lửng trong không khí vài giây, và gác máy dù đấy không phải là kiểu của gã.

“Nhầm máy em ạ!” gã nói như một cái máy.

Gã quay lại chỗ ngồi. Đột nhicn, chẳng biết từ đâu, cảm xúc ùa ra nhấn chìm gã. Những cơn thổn thức quét qua mặt gã, giống như những người đàn ông của Magritte rơi từ trên trời xuống. Hector không nuối tiếc bất cứ điều gì. Vẻ đẹp của giờ phút này vừa được lặp lại. Không ngạc nhiên như lần đầu tiên, nhưng trong sự kỳ ảo của lần thứ hai này, một cảm giác e sợ cực lớn, nỗi sợ thất vọng, và đáng nói hơn cả, để có thể xoa dịu adrenalin, cần đến sức tàn phá của sự khuây khỏa, làm kính sạch sẽ, rèm cửa màu đỏ. Brigitte bước xuống thang nhưng không thể động đậy bởi Hector đã lao tới dưới chân nàng và thì thào cảm ơn. Đó chắc hẳn là biểu hiện của sự hài hước đáng sợ ở chồng nàng, vậy là, cả nàng nữa, cũng mỉm cười. Nàng bắt đầu cười như một cô gái nhận thấy người cô yêu thật ngớ ngẩn.

Nguồn: truyen8.mobi/t99920-chi-tai-vo-toi-goi-tinh-chuong-3.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận