Cuộc Sống có thể ví như hai chai bia phải uống, một chai là mật ngọt, còn một chai là chua chát, nếu uống mật ngọt trước thì tiếp theo chắc chắn sẽ là chua chát.
........................................................ Bernard Shaw (Anh)
Suy nghĩ ra sao thì sẽ có cuộc sống như vậy;
Chỉ cần trả giá, bạn sẽ có thể tùy ý lựa chọn;
Nếu lựa chọn sai lầm, bạn cũng sẽ phải trả giá;
Bạn không thể kiểm soát người khác, nhưng có thể nắm chắc về bản thân;
Thời gian chính là cuộc sống, lãng phí thời gian chính là lãng phí cuộc sống. Đây là câu mà chúng ta vẫn thường nói, nhưng một người có tham vọng và tinh thần chiến đấu hay không, nó liên quan đến việc trong tương lai, người khác sẽ nhìn chúng ta như thế nào; nó cũng liên quan đến việc sau này bản thân có hài lòng hay không, có tạo nên một hậu quả đáng phải hối hận hay không.
Lỗ Tấn là một chàng trai yêu thích âm nhạc, nhưng khi vừa tới Mỹ, cậu lại phải kéo đàn Violon trên hè phố để kiếm tiền. Thật ra, việc kéo đàn trên hè phố không khác là bao so với việc bán hàng trên vỉa hè, đều phải tìm được một địa điểm tốt có nhiều người qua lại thì mới kiếm được tiền; còn ở những nơi vắng người thì việc bán tài nghệ trên đường phố tất nhiên sẽ kém hơn! Cũng may, cậu quen được một người bạn da đen có cách chơi đàn khá hợp nhau, vì thế họ “cùng nhau lập nghiệp”, tìm đến một địa điểm tốt có thể kiếm được nhiều tiến nhất - đó chính là cửa một ngân hàng có lượng người qua lại đông như mắc cửi! Do đó, lượng thính giả của họ tăng lên, thu hút được rất nhiều người qua đường dừng chân lắng nghe, và cũng làm tăng thêm cơ hội khách nghe nhạc thưởng tiền cho họ.
Nhờ dựa vào chiêu biểu diễn nghậ thuật hè phố này mà không lầu sau, Lỗ Tấn đã kiếm được rất nhiều tiền. Cậu và người bạn da đen chia tay, rời khỏi chỗ cũ, vì cậu muốn vào học nhạc ở trường đại học, tầm sư học đạo ở trường nhạc và so tài với các bạn học về kĩ thuật chơi đàn.
Sau đó, Lỗ Tân đã dồn toàn bộ thời gian và tinh thần vào việc hoàn thành nâng cao âm nhạc và kĩ thuât chơi đàn.
Ở trường Đại học, tuy Lỗ Tân không kiếm được nhiều tiền nh ư khi chơi đàn trên hè phố trước đây, nhưng tầm nhìn của cậu đã vượt xa khỏi tiền bạc, mà chuyển hướng tới những mục tiêu và lí tưởng lớn lao hơn.
Mười năm sau, Lỗ Tân vô tình lại đi ngang qua cửa ngân hàng đó, cậu vẫn thấy người bạn cũ - người bạn da đen cùng chơi đàn năm xưa đang kéo đàn ở nơi có đông người qua lại này, cậu ta vẫn biểu diễn như trước đây, những lúc có đông người thưởng thức, cậu ta vẫn thể hiện sự hài lòng và đắc ý.
Khi người bạn da đen thấy Lỗ Tấn đột nhiên xuất hiện, cậu vui mừng buông đàn và mừng rỡ gọi: “Này, anh bạn! Lâu lắm không gặp cậu rồi! Hiện giờ cậu đang kéo đàn ở đâu vậy?”
Lỗ Tấn cho cậu ta biết tên của một phòng nhạc rất nổi tiếng, nhưng người bạn da đen lại hỏi: “Vậy trước cửa phòng nhạc đó có phải là chỗ tốt và kiếm được nhiều tiền không?”
“Cũng được, kiếm tiền ở đó cũng khá!” Lỗ Tấn không nói rõ mà chỉ lạnh nhạt trả lời.
Người bạn da đen làm sao biết được, Lỗ Tân của mười năm sau đã là một nhạc sĩ với tên tuổi mang tầm quốc tế rồi! Cậu thường xuyên được mời đến biểu diễn ở các buổi hòa nhạc nổi tiếng, chứ không còn là người kéo đàn kiếm tiền trên hè phố nữa!
Sự đổi thay của thời gian và không gian, đôi khi khiến cho con người phải cảm thương. Trên thực tế, trong cuộc đời, rất nhiều người giống như người bạn da đen kéo đàn kia cứ luôn giữ mãi không rời “nơi kiếm được nhiều tiền nhất”, thậm chí còn cảm thấy rất tự hào nữa.
Đôi khi tình cờ gặp lại, chúng ta cũng không biết nên nhìn “người bạn lúc hoạn nạn” trước đây bằng ánh mắt thương hại, hay giả như không có chuyện gì đề nhanh chóng đi qua. Nếu người bạn da đen kia biết được tình hình thực tế của Lỗ Tấn mà đắc ý với bản thân như con ếch ngồi đáy giếng, phải chăng sẽ xấu hổ muôn phần?
Những người giỏi chạy bộ đều biết, nếu cuộc đời là một cuộc thi chạy Marathon, thứ tự chạy nhanh trên đường đua không được tính, chỉ khi đạt đến điểm cuối cùng, ngực chạm vào dải băng mới được tính là vê' đích. Trong quá trình này, cho dù cạnh tranh rất khốc liệt, nhưng phải quan sát kĩ mục tiêu của mình. Ở bất kì con đường nào cũng phải luôn chú ý điều chỉnh góc độ, khi cần thiết phải quyết định rời bỏ nơi xem như kiếm được nhiều tiền nhất - mà thực ra là nơi khiến ta bỏ lỡ mất khoảng thời gian tiếp tục theo đuổi sự tiến bộ. “Có bỏ mới có được”, khi cần thiết, chúng ta phải hi sinh một số lợi ích nhỏ trước mắt, thì mới có thể hướng tới cảnh giới ở những tầng, lớp cao hơn!
Người phương Đông khi nói đến việc làm thêm thường có tâm lí vui mừng vì có thể kiếm được thêm khoản tiền lương gấp rưỡi mức lương bình thường, nhất là trong thời đại kinh tế khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp luôn tăng cao, nếu hỏi: “Cuối tuần làm thêm, không có vấn đề gì chứ?” thì sẽ luôn nhận được câu trả lời như thế này: “Tôi có ở nhà cũng chả có việc gì làm!” hoặc là: “Có đi chơi thì lại tốn tiền, chả bằng đi làm thêm lại có thêm được ít tiền”.
Nhưng giá trị quan của người phương Tây lại hoàn toàn khác hẳn. Phần lớn số nhân viên của họ sẽ kiên quyết lắc đầu rồi nói: “Tôi không làm thêm đâu, và cũng không phải là cái máy kiếm tiền!” nếu không thì sẽ là: “Rất tiếc, ngày mai cuối tuần tôi phải ở nhà để cắt cỏ mất rồi!” họ thường nói một cách thẳng thắn đầy khí khái như vậy.
Trong khi tuyệt đại đa số người phương Đông cố gắng đuổi theo mọi cơ hội để làm giàu, thì người phương Tây lại rất cố gắng theo đuổi việc làm thế nào để trở thành một con người biết hưởng thụ cuộc sống.
“Khoảng thời gian ngoài giờ làm việc chính là thời khắc hưởng thụ của bản thân; số tiền kiếm được từ làm việc cần phải được tiêu đi!” đây là quan điểm về công việc của người phương Tây.
Phần lớn trong số họ thẳng thắn tận dụng những kì nghỉ để thực hiện giấc mơ của mình, để công việc thực sự trở thành động lực thực hiện giấc mơ, chứ không phải chỉ là một hòn đá kê chân.
Trên thực tế, nghỉ ngơi không phải là “tắt máy”, mà là “đang nạp điện”. Ngoài thời gian ngủ và làm việc, hàng ngày, chúng ta ít nhất còn có 8 giờ đồng hồ để tự do hoạt động, nếu chúng ta lại dành quãng thời gian này để xem tivi, nói chuyện phiếm, thì đương nhiên sẽ cảm thấy mệt mỏi và vô nghĩa, khi tan sở nếu không có những việc cần trông chờ, thì sẽ rất dễ bị cuốn vào vòng xoáy làm thêm, nguyên nhân thật sự không phải là do công việc quá bận, mà là nỗi sợ sự nhàm chán sau giờ làm, vì thế lại lựa chọn cuộc sống càng nhàm chán hơn thế. Đây là điều đáng để chúng ta phải suy ngẫm lại.
Một người đàn ông đã có gia đình nói với cô thư kí hấp dẫn: “Chúng ta đến một nơi lãng mạn một đêm, có được không em?” Cô gái trả lời: “Thế nào là “lãng mạn?” ông ta nói: “Anh đặt phòng Tổng thống sang trọng ở một khách sạn năm sao, chuẩn bị một chai rượu xo, thắp sáng căn phòng bằng những cây nến đỏ, trong phòng trải đầy hoa hồng, chỉ xin em đi cùng với anh một đêm thôi, có được không?”
Đó có phải là một đêm lãng mạn nhất hay không? Có an toàn không? Có lợi gì không? Có vui vẻ không? Có đúng đắn không? Có thể thực hiện được không? Thực ra, cô thư kí đang phải đối mặt với vấn đề “lựa chọn”: nên lựa chọn không đặt vấn đề đạo đức lên hàng đầu, hay chọn gánh vác trách nhiệm xã hội. Nếu bỏ qua vấn đề đạo đức xã hội sang một bên, qua đêm với người mà mình không thật sự yêu, thì có lẽ chuyện quan hệ ngoài hôn nhân chỉ là một đêm đáng ghét nhất chứ chẳng hề có chút lãng mạn nào. Đó cũng là một sự lựa chọn. Lựa chọn niềm vui, lựa chọn sự yên tâm, hay lựa chọn sự hoang mang, lựa chọn sự bất an, hoàn toàn do ý chí của bản thân tạ o nên.
Cảm nhận:
Emerson nổi.- “Suy nghĩ như thế nào thì sẽ có cuộc sống như thế ấy”. Câu này đề cập đến sự lựa chọn về mặt thái độ. Ví dụ như Grove, Tổng giám đốc của Intel từng nói: “Khi giảm sức mạnh với tốc độ gấp 10 lần, chúng ta chỉ có thể lựa chọn chấp nhận sự thay đổi; nếu không, chúng ta không còn lựa chọn nào khác là đi vào con đường diệt vong không thể tránh khỏi”, điều đó có nghĩa là đã lựa chọn sự thay đổi.
Mọi việc trên thế gian này cũng đều như vậy cả, chỉ cần trả một cái giá, bạn sẽ có thể tùy ý lựa chọn; ngược lại, nếu lựa chọn sai lầm, bạn cũng phải trả giá.
Mọi người thường nói: “Bạn không thể dự báo được thời tiết, nhưng có thể thay đổi được tâm lí; bạn không thể thay đổi được dung mạo, nhưng có thể nở nụ cười; bạn không thể kiểm soát người khác, nhưng có thể nắm chắc về bản thân; bạn không thể biết được, ngày mai, nhưng có thể tận dụng được hôm nay; bạn không thể lúc nào cũng thắng lợi, nhưng bạn có thể cố gắng làm mọi việc”, đây chính là một sự lựa chọn về phương pháp. Sự thành bại của cuộc sống đều nằm ở một chữ ‘lựa chọn". Vậy có thể không cẩn thận được không?
Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!