Vừa đi đường, vừa nghe con bé đọc thơ, vừa hít hà cái heo may tháng Ba... tự nhiên lại thấy thèm mẹ. Nhớ mẹ quá. Mẹ tôi hôm qua gửi quà 8/3 cho hai mẹ con, lời chúc mừng và món quà duy nhất tôi được nhận ngày hôm đó là từ mẹ. Chỉ vậy thôi mà đã muốn khóc lắm rồi. 14/2 có mẹ và 8/3 cũng có mẹ. Phải chăng Chúa chẳng thể ở bên ta mọi lúc mọi nơi nên đã tạo ra người mẹ.
Yêu tất cả những người mẹ!
Cảm giác lúc này chỉ muốn phi một mạch ra bến xe, bước một bước lên ô tô và bước thứ hai là đặt chân xuống nhà mẹ. Tôi sợ cái cảm giác lủi thủi tha thẩn một mình. Lẩn thẩn đến mức trong túi bây giờ lúc nào cũng có một miếng bìa cứng, ghi đầy đủ họ tên địa chỉ và người báo tin khi cần, cứ sợ mình chả may làm sao giữa đường giữa chợ người ta chẳng biết báo tin cho ai. Không phải mình không coi nhà chồng là nhà mình, mà cái cảm giác chiều cuối ngày này chỉ khiến người ta nghĩ tới cha mẹ, nhớ cái ngõ quen thuộc mà năm trước mình mặc soa rê trắng đi ra khỏi đó từ lúc trời mờ sáng.
Vừa đi vừa nghĩ lan man thì Hải Vy đập đập vào tay tôi rồi háo hức hỏi:
“Emđọc thơ mẹ nghe nhé?”
“Bàimới à con, đọc đi rồi dạy mẹ nhé!”
“Kỳ nhông là ông kỳ đà
Kỳ đà là cha cắc ké
Cắc ké ấy mẹ kỳ nhông
Kỳ nhông là ông kỳ đà
Kỳ đà là cha cắc ké.”
“Ănkem không vy ơi?”
“Mẹđợi em đọc hết bài thơ đã.”
Cắc ké ấy mẹ kỳ nhông
Kỳ nhông là ông kỳ đà
Kỳ đà là cha cắc ké.”
“Ăn không con mẹ còn dừng lại mua?”
“Em có ăn mà.
Cắc ké ấy mẹ kỳ nhông
Kỳ nhông là ông kỳ đà
Mẹơi bao giờ bài thơ mới hết...
Kỳ đà là cha cắc ké
Cắc ké...
Òa òa òa...”
Nó đọc thêm được vài câu nữa rồi òa lên khóc, còn tôi thì nhịn cười không nổi. Tưởng 4 tuổi của mẹ phải thế nào chứ. Dừng lại mua cho nó cái kem ốc quế ở Hồ Tây, rồi hai đứa lại lang thang thêm một vòng Hồ Gươm nữa rồi mới chịu về nhà đi ngủ. Căn phòng bề bộn, nhưng người ta không còn nhiệt huyết để dọn nữa, cái đồng hồ hết pin cả tháng chẳng muốn thay vì nghĩ liệu mình có còn dùng đến nó, mắc treo bị gãy mấy thanh cũng ngại sửa vì nghĩ mình chắc cũng không dùng nó lâu nữa. Chiếc bàn bếp vẫn kê ngoài hành lang, bụi bám đầy. Người đàn bà đã từng sợ ra đi vì nghĩ rằng không có ai giữ lửa cho căn bếp ấy, giờ cũng bỏ không, chẳng còn lý do gì ở lại nữa.
Hôm nay hay nhiều hôm khác, cũng sẽ chỉ ngồi hàng giờ trên chiếc giường, ngắm em Vy xem hoạt hình ở máy tính, cái chăn sáng nay vội vàng tung ra, tối về vẫn còn nguyên. Cốc sữa dở dang mỗi đêm, chiếc ghế trang điểm không bao giờ được lôi ra khỏi gầm bàn.
Ngày này qua tháng khác, nỗi nhớ này chồng lên niềm yêu khác, ngày đầu tiên là chủ nhân của căn phòng này và đến giờ vẫn vậy. Chỉ có... tất của em Vy là thay đổi xoành xoạch, lúc vứt đầu giường lúc nhét dưới gối, lúc đựng đầy những ngôi sao giấy, và chưa bao giờ mẹ phải thôi tìm kiếm cho đủ đôi.
Chồng bảo hắn đang bắt đầu một công việc mới, lo nhiều thứ lắm, đừng bắt hắn lo thêm nhiều nữa, đơn ly hôn vẫn cứ để đấy. “Ừ thì tôi cũng có giục gì anh đâu, tôi vẫn chăm con cho anh đi lo việc nước, quần áo tôi vẫn là lượt thơm tho, nhà cửa tôi vẫn tươm tất. Chỉ có điều là tôi không còn vui khi nhìn thấy anh mỗi ngày và tôi cũng cần sống cuộc đời của tôi rồi!”
Mấy hôm sau chồng đi công tác về, khi chỉ có hai vợ chồng trong phòng, tôi bảo hắn kí đơn ly hôn. Hắn đồng ý sáng mai ký. Và tự nhiên từ lúc ấy tôi cảm thấy cái khoảng cách vô hình bấy lâu nay giữa tôi và hắn biến mất. Hình như, đó là điều khó khắn nhất mà chúng tôi chỉ chờ đợi khoảnh khắc này khi nó xảy ra và được giải quyết. Người đàn ông đứng cạnh tôi lúc này, chỉ sau một cái gật đầu đồng ý, đã trở nên xa lạ. Tôi lại hình dung đến những đám cưới ở giáo đường, người đàn ông gật đầu đồng ý cưới một người phụ nữ làm vợ, rồi sau đó, cũng cái gật đầu ấy, anh ta trở thành người đàn ông độc thân. Và cũng tự nhiên, tôi thấy căn phòng này trở nên kì cục, chiếc giường cũng trở nên kì cục với quá nhiều gối, mắc treo quần áo cũng trở nên kì cục bởi có đủ thứ được mắc vào nó. Và tôi cũng trở nên kì cụ khi ở được quá lâu trong căn phòng đã không còn thuộc về mình. Tôi lên giường nằm và cảm thấy hơi trống trải khi không có con gái bên cạnh, nó nằng nặc đòi ngủ với bà vì ngày mai được nghỉ học. Chồng tôi cũng lên giường năm và cầm theo hai cái điện thoại để dưới gối. đang mở mắt nhìn lên cái trần nhà cũng kì cục, thì chồng lên tiếng:
“Em mà ở chỗ khác thì chẳng đâu có cái giường rộng thế này đâu.”
“Ừ.”’
“Mang ti vi và máy tính đi cho Vy xem.”
“Thôi em không cần đâu, mấy cái đó mang đi kì lắm.”
“Nhẫn cưới thì sao?”
“Mỗi đứa một cái, của ai người ấy giữ.”
“Ừ chia tay thôi, sống thế này đày đọa nhau quá, nhưng con ở với em thì em sẽ vất vả gấp đôi đấy, em sẽ khó đi tìm cuộc sống khác cho mình.”
“Thôi đừng lo xa đến thế.”
“Này anh bảo?”
“Sao?”
“Sang đây nằm với anh đi.”
“Em đã định làm thế từ nhiều ngày nhiều tháng nay, và em đã làm, nhưng lần nào anh cũng hỏi “Làm thế để làm gì”, hôm nay em vẫn chưa tìm được câu trả lời anh ạ.”
“Sang đây nằm với anh, sẽ không được nằm với anh nhiều nữa đâu.”
“Ừ!”
“Thấy thế nào?”
“Ừ thì... cũng được.”
“Thoải mái đi, em nói chúng ta có thể thoải mái mà, đúng không?”
“Ừ!”
“Anh không thích sống với nhau mà phải cố gắng, anh muốn tình cảm phải tự nhiên nên mới không gần gũi em thời gian qua dù anh vẫn thương em nhiều.”
“Ừ vậy anh cứ ở đó đợi tự nhiên đi, tự nhiên là như nào, là anh thấy rung động, trái tim đập rộn ràng khi thấy em à, anh đón em đi chơi tối thứ 7 và em dẫn anh về nhà giới thiệu với mẹ em à? Chúng ta bên nhau sáu năm rồi, tự nhiên đó là điều không thể, chỉ là khơi dậy cái yêu thương đang chui lủi đi đâu mất thì nghe còn có lý.”
“Ừ thế nào cũng được, nhưng chia tay nhau mà vẫn nằm ôm chặt nhau thế này chắc chỉ vợ chồng mình làm được.”
“Ừ sáng mai anh kí đơn đi nhé, dừng lại thôi anh ạ, chúng ta thật sự chẳng làm được gì cho nhau nữa cả.”
“Ừ chuyện ôm nhau quên đi nhé.”
“Ừ!”
“Quay mặt sang đây.”
“Ừ!”
“Còn ngửi thấy mùi anh không?”
“Không em không thấy nữa.”
“Mai anh đi, chắc khoảng hơn tuần nữa về, mấy giấy tờ cần thiết em cứ tìm ở nhà xem, thiếu thì anh về đưa chứng minh thư đi công chứng, mai anh đi nên mấy giấy tờ đó không để nhà được.”
“Ừ!”
“Chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ bên ngoài rồi hãy ra ở riêng.”
“Thôi đừng nói với nhau kiểu đấy, ở với nhau thì nhạt nhẽo, chia tay ra điều thân thiết à?”
“Ừ chả biết nữa, nói thì cứ nói thôi.”
Hắn đổi một chiếc điện thoại có radio để đêm ở vùng núi cái cái nghe cho đỡ buồn. Điện thoại mới cũng vẫn để pass, cũng vẫn mang theo vào nhà vệ sinh lúc nằm cạnh tôi. Một lúc sau, thấy hắn đi xuống bếp, nghĩ rằng uống nước một lúc là lên nhưng 15 phút chưa thấy. Tôi ra đứng ngoài cầu thang, bước thật nhẹ xuống tầng một, hắn đang nói chuyện điện thoại. Tôi chỉ kịp nghe một câu: “Ừ thôi em ngủ đi.”
Vậy là rõ tại sao nửa năm qua hắn lại thờ ơ lạnh nhạt, lại có lúc như yêu đương và lại có lúc như xa lánh. Hắn vẫn luẩn quẩn chưa thoát ra được, có thể vì hắn yêu thật lòng sâu sắc, có thể vì hắn nhu nhược và yếu đuối, cũng có thể... Và tôi nghĩ mình dừng lại có lẽ là việc nên làm lúc này. Tôi về giường, nắm lại chỗ của mình phía bên kia, đầu óc trống rỗng và ngủ đến sáng. Hành trình một tháng tôi đặt ra cũng đã có câu trả lời rồi. Tôi vẫn tự nghĩ rằng, ở một góc độ nào đó, 25 tuổi nhưng tôi được sống rất nhiều, được trải nghiệm rất nhiều, và mong rằng hậu vận sẽ tốt.
Sáng ra hỏi con gái thêm lần nữa:
“Có thích ở với mẹ không?”
“Có mẹ ạ!”
“Thế không có mẹ thì con ở với ai?”
“Mẹ bị con chuột bắt đi à?”
“Ừ thì nếu chuột bắt mẹ đi thì con ở với ai?”
“Con đi tìm mẹ.”
Tôi quyết tâm đi nộp đơn ly hôn.
Bi kịch của con người có lẽ nắm ở chỗ không biết mình muốn gì, tôi cũng đã từng nghĩ thiếu chồng thì đời mình chả còn ý nghĩa gì nữa, nấu cơm chả có ai ăn, có cố học nhiều món ngon cũng chẳng có ai thưởng thức, dọn nhà thơm tho sạch sẽ cũng chẳng có ai đi về, chăn gối phẳng phiu cũng chẳng có hơi ấm bên cạnh... và nói hật là giờ nhiều lúc hâm hâm tôi cũng vẫn nghĩ như thế. Kiểu mẫu người phụ nữ của gia đình, lại hơi cực đoan, nên những suy nghĩ đó ngự trị trong tôi một thời gian dài. Và giờ, nếu sống một cuộc sống khác, tôi cũng sẽ vẫn như thế thôi, không về nhà sau 6h được, tối chả nỡ đi chơi một mình... tôi vẫn là người của gia đình-nhưng-đó-phải-là-một-gia-đình-đúng-nghĩa-của-nó. Chiều qua, cả nhà vẫn nằm chung một giường đi ngủ trưa, hai đứa “chúng nó” cứ thì thầm không chịu ngủ làm mình điên quá. Lâu lắm mình không có cái “điên” rất quen thuộc ấy. Chợp mắt được một lúc, quay sáng thấy chúng nó vẫn tíu tít thì thầm. Những lúc như thế mình lại tự trách mình, sao đã tha thứ cho hắn mà không mặc kệ tất cả rồi đạp lên tất cả mà sống, cứ vài ngày lại lên cơn điên làm gì. Nhưng rồi mình lại tỉnh ngộ ra, à, mình sẽ chẳng lên cơn nếu hắn bình thường, nếu hắn dù chỉ một lần tỏ ra yêu thương vợ con, dù chỉ một lần hắn nói rằng hãy cho anh chút thời gian, hãy đợi anh, và dù chỉ một lần hắn tỏ ra thực sự ân hận.
Cáiyếu lòng chỉ thoáng qua, khi hình ảnh hắn hàng đêm ôm điện thoại nhắn tin, khi hắn hì hục ấn pass và mang điện thoại mọi lúc mọi nơi lại làm tôi hiểu ra tất cả.
Mọingười thương tôi, vì còn trẻ mà phải cô quạnh, một mình nuôi con, không được tận hưởng cuộc sống. Nhưng có thể, đây lại chính là hành trình mới để tôi đi tìm hạnh phúc mới của mình, hành trình này vất vả gấp trăm lần khi tôi là cô gái 20 phơi phới, nhưng đảm bảo hạnh phúc mà tôi có được sẽ bền vững và đáng giá hơn nhiều. (Giống như mình phải trả giá trước rồi, sau này biến động thị trường mình không mất thêm tiền chênh lệch vậy)
Màchưa thấy mình mất gì cả, tuổi trẻ còn, tương lai còn, con gái ngoan và lanh lợi, da dẻ dạo này còn láng mịn... Vy vẫn có bố có mẹ, bố mẹ nó chính là gia đình nó, đi học mà bị mời phụ huynh, không bố thì mẹ đều phải đến, nó bị thằng con trai nào bắt nạt vẫn về mach bố, đứa nào có váy đẹp hơn nó nó về đòi mẹ ma. Bố nó, có thể không còn ở bên mẹ nó, nhưng chắc chắn sẽ làm tốt vai trò của một người đàn ông không bao giờ phản bội nó. Chúng ta hãy nghĩ thoáng đi, để thôi dằn vặt nhau và níu kéo bằng trách nhiệm. Biết đâu, bỏ được mẹ con tôi, bố nó phát, cuối tuần đi lexus đến chở nó đi ăn kem, nó sẽ khoe với bạn nó rằng, “Người dàn ông không những không bao giờ phản bội tao mà giờ còn đưa đón tao bằng xế xịn đấy nhé.”
Ngày xưa, tôi thích những lần bố mẹ cãi nhau, bố mẹ lúc ấy sẽ không nói chuyện với nhau nhưng đều hoàn thành nghĩa vụ với tôi đó là cùng cho tiền ăn sáng. Bố cho tiền ăn sáng nhưng tôi yên tâm vì bố không nói chuyện với mẹ nên mẹ tôi cho tôi cũng cầm tiếp. Và giờ, tôi đang tưởng đến cái viễn cảnh bỏ được bố nó biết đâu tôi cũng phất, tôi trở thành một người mẹ đơn thân nổi tiếng, điện thoại lúc nào cũng tíu tít cánh nhà báo đòi phỏng vấn.
Hỏi: Thưa chị Chảo, hiện nay là một hìnhmẫu phụ nữ điển hình trong xã hội, chị cảm nghĩ sao về điều này?
Trả lời: Ôi thế hả, ôi thế hóa ra bỏ chồng rôi nuôi con một mình là phụ nữ điển hình à? Khồng. Đàn bà giỏi giang đàng hoàng ai đi nuôi con một mình cho cực.
Hỏi: Nhìn chị phơi phới thế này xem raviệc “giải tán” của chị hồi ấy mang lại kết quả tốt đẹp?
Trả lời: Khồng, cứ giải tán mà được như tôi thì bỏ chồng hết à (cười lớn hả hê). Nói thế thôi, tôi tuyệt đối không cổ súy việc phụ nữ bỏ chồng, nhưng nhiệt liệt tán thành việc phụ nữ được sống theo cách của mình và hạnh phúc.
Hỏi: Chị có khi nào khát khao cuộc sốngvợ chồng hạnh phúc không?
Trả lời: Ầy da, anh không biết tôi bây giờ rồi, tôi giàu lắm, cái chi cũng thưởng thức hết rồi. Anh hỏi tôi về cuộc sống hạnh phúc bên một người đàn ông à? Đàn ông phi xe cả chục cây số mua cho tôi cốc hoa quả dầm, đàn ông phi xe giữa đêm mưa gió đi tìm tôi, chân tay cuống lên chả làm được gì khi tôi đau đẻ, thổi cho tôi từng thìa cháo khi ốm. Thế là hạnh phúc rồi đúng không? Tôi nếm qua rồi nên tôi không thèm khát nữa. Cái tôi muốn là nếm càng nhiều gia vị của cuộc sống càng tốt. Nói nhỏ anh nghe, có bà hơn tôi đôi chục tuổi, xe đẹp hơn xe tôi, mũi cao hơn mũi tôi, da trằng hơn da tôi... nhưng không “giàu đời” hơn tôi đâu, Sống, phải kinh qua nhiều cảm xúc và hoàn cảnh, cuộc sống phong phú mới gọi là giàu được.
Hỏi: Thế bây giờ, chị thèm khát cái chi?
Trả lời: Tôi đang thích thỏi son đỏ của Fendi!
Hỏi: Ơ sao vật chất thế, sao bảo khinh xe đạp, khoe giàu đời?
Trả lời: Ơ thế tắt ham muốn thì sống làm cái chi???
Hỏi: Chị nuôi con nhỏ, một thân mộtmình, người ta nói người như chị ham muốn nhiều quá không nên?
Trả lời: Ầy da, người ta nói kệ người ta, người ta biết chi mà nói? Ham muốn “ấy ấy” thì chỉ có người đàn ông trên giường tôi đêm nay mới biết, ham muốn với đời này thì chỉ có lòng tôi biết. Mai chú cứ đăng bài này cho tôi, phải dằn mặt con mụ kìa vì xe nó đẹp hơn xe tôi, mũi nó cao hơn mũi tôi, da nó trắng hơn da tôi... Tôi vẫn là đàn bà mà, không khác được.
Và tôi bắt đầu phát tín hiệu cho hắn về mối quan hệ sắp tới của chúng tôi, chỉ là những người sống cùng phòng chứ chẳng còn tình cảm gì nữa. Tôi không tham gia vào bất kì công việc hay sinh hoạt gì của hắn. Hắn phải tự giặt quần áo, vì mình không còn niềm vui làm những thứ ấy nữa, mấy bộ quần áo hắn treo xộc xệch ở mắc, mỗi lúc tắm lại long sòng sọc đi tìm đồ lót. Kệ, hắn phải tự chăm sóc bản thân mình dần, ít nhất là đến khi hắn tậu được cô vợ hai đảm đang về. Thật ra, tôi vẫn có thể làm nốt bổn phận những ngày này, nhưng không cần thiết, cho hắn quen dần thì hơn. Lúc trước, trách hắn chẳng bao giờ biết giặt cho vợ chậu quần áo, thế mà hôm nọ nhìn hắn tự giặt quần áo mình lại thấy thương thương.
Mỗi lần mở tủ quần áo ra, nhìn thấy hộp nhẫn cưới lại bần thần, hắn đã có một cái cớ thật ngọt ngào để đeo vào tay tôi lần đầu tiên, đã hơn một lần nói với tôi rằng nếu còn cần em hãy đeo lại cho em chiếc nhẫn ấy, và rôi tôi cứ đợi mãi, đợi mãi...
Thôi, tôi chẳng nghĩ hộ cho hắn được nhiều như thế nữa. Giờ phải dành thời gian làm một người phụ nữ tự do và hạnh phúc.
Thời tiết dễ chịu quá, tối nào cũng tranh thủ ăn cơm thật nhanh rồi hai mẹ con đi chơi. Nói là đi chơi cho sướng chứ thực ra em Vy cũng chỉ cần một cái kem vani KFC, liếm nhoe nhoét được độ 1/3 rồi mẹ lại ăn nốt, hồ gươm một vòng, hồ tây một vòng và bim bim một gói trên đường về đã là một buổi tối đầy kỷ niệm của trẻ con.
Và cũng vì cái lý do tối nào cũng muốn đi chơi nên em Vy ăn nhanh hơn hẳn mọi ngày, mẹ Chảo chẳng cần đến cái “yêu thương” để dọa nạt. Nói đến cái “yêu thương” mới nhớ, ấy làcái chổi quét nhà của mẹ , mỗi lần chuẩn bị đánh nó là mẹ lại gióng trước, mẹ có yêu thương con thì mới đánh con để lần sau con nhớ, thế là nó mặc định cái chổi là cái “yêu thương” của mẹ.
Càng nói chuyện nhiều với con, càng gần con,tôi mới cảm thấy sợ vì dường như thế giới quan của nó là bản sao của mình, từ cách tư duy, từ cách nói, và cả tính của Trương Phi nữa. Nó có một nội tâm cực kì phong phú và sống động, nhưng sự tương tác với cuộc sống bên ngoài lại rất kém. Chỗ ăn kem có khu vui chơi cho trẻ con, nhưng nó sợ không dám chơi, và khi đủ bản lĩnh để trèo lên cái ống trượt thì không đủ dũng cảm để chơi như những đứa trẻ khác. Nó đọc leo lẻo bài thơ “Em bảo anh đi đi” từ lúc hơn một tuổi, giờ bài hát nào cũng thuộc, nhưng cứ có người lạ hỏi đến là lại bám chặt lấy mẹ và giục mẹ bế đi chỗ khác.
Có lẽ tính cách của mẹ đã làm hạn chế sự bạodạn hồn nhiên của nó, mấy hôm nay cố gắng nói chuyện với nó thật nhiều, hi vọng đầu tiên là cái khóc nhè mỗi buổi sáng. Mẹ Chảo luyên thuyên về chuyện đi học thật vui, thứ 6 lại có phiếu bé ngoan, cuối tuần ở nhà với mẹ, thứ hai lại đi gặp các bạn vui ơi là vui. Và nó, giống y thằng bố nó, cái kiểu mình kể một đằng, chúng nó chốt lại một cách rất tổng quát : “ Câu chuyện của mẹ làm em rất buồn”.
Chẳng biết kể với em ý từ đâu cho sự thay đổilớn sắp tới, đối mặt với nó thật sự là một chuyến đi mà người ta không lựa chọn được điểm dừng. Tôi không thể nói với nó rằng, em à, mẹ đã cố gắng hết sức rồi nhưng mẹ không làm được, bởi vì đã từng nói với nó vài lần như thế, trong những lúc mình buồn, và nó bảo “Mẹ đang chơi trò gì thế, mẹ ngồi nghỉ đi,em dạy mẹ hít thở như này này, rồi chơi tiếp”. Và rồi nó chuyển câu chuyện buồn của tôi sang tiết mục tập thể dục hít thở. Với nó, chẳng có cuộc chơi nào phải dừng cả, chỉ là mệt rồi nghỉ hoặc hết giờ thì mai chơi tiếp.
Đấy là trò chơi của em với đống nhựa xếp mình,với cái cầu trượt hoặc con cá bập bênh. Còn mẹ, đang chơi với một con người con ạ, chúng ta phải cùng chơi, chỉ một trong hai người dừng lại thì trò chơi kết thúc rồi.
Không phải tự dưng tôi có đủ mạnh mẽ đểvượt qua, không phải tự dưng tôi cố gắng muốn gìn giữ hạnh phúc của mình.
Tất cả là vì tôi đã từng đánh mất nó.
Tôi đã từng là một người vợ xấu xa vừađủ để hắn chán nản và muốn tìm vui ở một người phụ nữ khác, và cũng tốt vừa đủ đến đón nhận lại hắn sau những cuộc vui ấy.
Tôi thất bại, nhưng có lẽ cái xấu vàcái tốt vừa đủ ấy đã giúp tôi tìm được sự cân bằng, cân bằng vừa đủ để không tự trách mình, cân bằng vừa đủ để tự hào về chính mình.
Nhiều khi hoàn cảnh không cho mình nhiềulựa chọn, có khi mình chẳng chọn cái kết cục như này, nhưng nó buộc phải thế, vì mình không sống khác mình được.
Như sáng nay, mặc một chiếc áo voan mới,thấy mình cũng mềm mại và đáng yêu lắm. Cho em Vy đi học, trên đường đi mẹ hỏi:
“Mẹ là gì con nhỉ?”
“Nay mẹ là mặt trời.”
“Không, mẹ là bông hoa chứ!”
“Không, hôm nay em là bông hoa.”
“Không, mẹ mới là bông hoa, em là mặt trời.”
“Không, em là bông hoa rồi.”
“Không, mẹ là bông hoa.”
“Thế bây giờ mẹ thích là bông hoa thốihay thích làm mặt trời?”
“Ừ, thôi cho mẹ là mặt trời.”
Đấy, hoàn cảnh này thì lựa chọn kiểugì?
Và giờ, cũng đã lựa chọn xong đường đicho mình rồi, tiếc nuối hay nhẹ nhàng thanh thản cũng chỉ là những cảm giác bột phát rất con người mà thôi. Giờ, lại lên kế hoạch cho một cuộc sống mới, lên danh sách vài thứ cần mua sắm, vài việc cần phải làm và rất nhiều thứ cần phải lo.
Phía trước còn ngổn ngang quá, biết thếsáng nay đấu tranh đến cùng làm một bông hoa, để chỉ việc đẹp và tỏa hương thôi nhỉ?
Và lại triết lý.
Bách bệnh đều có nguồn gốc từ hao tổnkhí, và mọi căn bệnh của hôn nhân cũng có nguồn gốc từ tình cảm, dẫn đến hậu quả là hết tình cảm. Cho nên, những thứ tôi rút ra được nhiều nhất sau thất bại của mình là cách thể hiện tình yêu để đạt mục đích là được yêu.
Chương tiếp theo sẽ được cập nhật nhanh nhất đến bạn đọc !