Đáng lẽ mọi sư sẽ hết sức suôn sẻ nếu như sắp đến địa phận Bạch Thông, chiếc xe chật ních khách không dừng lại nghỉ ăn cơm để chủ xe làm động tác kiểm tra, thu vé đi tiếp. Ở bữa cơm dọc đường ấy, một vài cảnh đời trái ngược đã khiến cho cái đầu đang căng chằng của tôi rơi thỏm vào vòng xoáy trầm uất. Góc này là một người mẹ trẻ cho con bú bằng cặp vú tong teo không có sữa, trước chị là một nắm cơm cắn dở lấm chấm mấv hạt muối vừng, góc kia là một mu béo tốt dáns vẻ con buôn đang xé một cái đùi gà vàng nhẫv đưa lên miệng nhai trễ nải như nhai rơm nhai trấu, nhai chưa hết một nửa, mụ ta đã vất xuống đất cho con chó của chủ quán xồ ra ngoạm lấy nhai tiếp. Cái dáng vẻ như thế, kiểu ăn hỗn như thế trên chuyến xe đa phần là con buôn này có hàng tá. Lại nữa, cạnh tôi là một người đàn ông trung tuổi, mặt mày hốc hác, da sạm đen, đeo chân giả, chỉ ngồi lặng im không ăn gì hay không có gì mà ăn bởi trên vai ông chỉ thấv có mỗi chiếc túi vải lép kẹp và xa hơn một chút là đôi vợ chồng chủ xe đang ngồi trước những đĩa thức ăn đầy tú ụ, bốc mùi thơm ngào ngạt. Dẫu biết rằng chủ xe vốn có tiêu chuẩn ăn chùa như thể nếu đưa được khách vào hàng nhưng có nhất thiết cứ phải... tú ụ thế không? Nhất là đôi mắt con mụ vợ, cứ đảo điên nhìn ngó hết người này đến người khác như sợ thiên hạ đều là quân trộm cướp cả. Lại còn cái đám đàn ông khệnh khạng ngồi ở cạnh quầv kia nữa, chả biết là cán bộ hay dân buôn trúng quả gì mà gọi bia cả két, vịt cả con, thuốc ba số xé rèn rẹt, đớp hít cười nói om xòm, hoa chân múa tay phởn phơ như đang ngồi chễm chệ ngay chính trong căn nhà của chúng.
Chán, chả muốn ăn gì và có muốn cũng chả lấy đâu ra tiền mặt nên, để giết thì giờ và bản tính cũng thích trẻ con, tôi đi đến chỗ người mẹ trẻ lân la hỏi chuyện:
Nhà chị đưa thằng nhỏ xuống Thái chửa bệnh?
Không - Chị ta ngước mắt nhìn tôi, một đôi mắt khá đẹp nhưng buồn và mệt - Em đi thăm nhà em.
Chắc anh ấy cũng là dân... đào vàng?
Không ạ, nhà em là bộ đội biên phòng đóng ở Cao Bằng. Lâu quá không thấy anh ấy có tin gì về, sốt ruột, hai mẹ con lặn lội đi thăm.
Gặp không?
Không gặp mới tức chứ ạ. Các anh trên ấy bảo nhà em đã chuyển đi đồn khác cách đó gần trăm cây rồi, phải đi hai ngày hai đêm mới đến nơi, có đoạn phải đi bộ, thế là em đành bế con về.
Khoé mắt chị ta rưng rưng. Chắc là suốt những ngày qua cái khoé mắt này đã rưng rưng nhiều lắm rồi! Tôi vuốt cái má nóng nóng của thằng bé chắc mới được mấy tháng, khẽ giật mình:
Hình như thằng bé có vẻ sốt rồi đây này?
Vâng, cháu trở bệnh hai hôm nay. Tại trên đó khí hậu độc quá.
Chết thật! Con còn nhỏ thế mà đã tha lôi đường xa. Đi đứng kiểu này chắc hết tiền rồi phải không?
Người mẹ không trả lời chỉ hơi cúi xuống. Một tình cảm sâu nặng gì đó tưởng như đã hoàn toàn chôn vùi trong tôi chợt nhen lên. Vợ bộ đội! Vợ bộ đội sao thời nào cũng khổ! Tôi quay ra lục túi, lục cả túi trên túi dưới mới được chừng dăm ngàn định đưa hết cho chị ta nhưng rồi nghĩ sao lại thôi, tôi vẫy tay gọi ba thằng đàn em lại, nói thằng nào còn tiền đưa hết đây tao mượn, tiền chẵn hay tiền lẻ cũng được. Ba thằng ngoan ngoãn làm ngay. Cũng được khoảng trên một chục. Trên chục là tốt rồi khi một hộp sữa cũng chỉ hai ngàn tư, vỉ thuốc chừng...
Sợ không muốn nhìn lại cái khoé mắt nghẹn đắng ấy một lần nữa, đưa tiền xong, tôi đứng dậy tìm chỗ đi vệ sinh, cũng là để tránh cái bầu không khí chẳng mấy dễ chịu này. Vậy mà lại phải đập mặt vào một thứ còn nhiều lần không dễ chịu hơn. Đó là một chiếc xe con gắn biển số xanh cuốn bụi đi vào quán. Ra khỏi xe là ba vị không rõ là quan chức hay doanh nghiệp thảy đều đỏ đắn, sạch sẽ, bóng bấy. Họ chưa kịp đi vào thì chủ quán, một gã đàn ông có cái cười thường trực nhạt thếch đã chạy vội ra, khúm núm mời cả ba đến một căn phòng hình như có máy lạnh vì tất cả các cánh cửa đều đóng kín. Lập tức mấy đứa loong toong cả trai lẫn gái cứ chạy cuống lên như nhà có việc.
Một cái xe mà như một xã hội thu nhỏ thế này! Giàu và nghèo, phè phỡn và tiều tuỵ, rửng mỡ và ốm đau, hãnh tiến và im lìm, trưởng giả và cô quạnh... Két bia, con gà, phòng lạnh nằm cạnh cặp vú tong teo, đứa bé đang sốt, chiếc chân giả thương binh sao có thể cùng chung đụng trong một khoảng không gian bé tý, chật chội dường này!? Và mình, và ba đứa đàn em kia nữa, rồi tất cả sẽ trôi về đâu? Về đâu? Hay cứ mãi mãi là đất cát, là sập hầm, là chết chóc, là đánh nhau giết nhau và cuối cùng là lại trắng tay, trắng phớ như lúc này đây, khốn nạn, không còn một cắc bạc để kiếm cái gì nhét bụng.
Trong ngực như có hòn đá tảng đè nặng, tôi thất thểu bước lên xe mà có cảm giác đầu mình cũng đang lên cơn sốt. Xe rùng mình chuyển bánh.
Đúng lúc ấy thì một tình huống xảy ra khi tiếng mụ chủ xe như còn vương cả những sợi thịt gà giắt kẽ răng the thé lên:
Nào, bác nào chưa có vé mua vé nào? Ai mua rồi cho kiểm tra.
Tiếng the thé đã sát bên. Ba đứa như đồng loạt đưa mắt nhìn về phía tôi ngầm xin ý kiến. Lúc ấy không hiểu sao tý nữa tôi lại bật cười. Trừ thằng Thư nhìn còn chưa đến nỗi ra, hai thằng kia trông chẳng giống ai, đen như củ súng, chân tay sần sượng, tóc tai tua tủa, vàng cháy, nhìn cái biết ngav là dân bãi vàng. Một thằng tên là Hoà, Hoà Trư Bát Giới hay là Hoà lợn vì cái mặt của nó lúc thiếu đói hay no đủ cũng đều húp híp như mặt lợn nhưng được cái thông minh, xông xáo và đã giao việc gì là có thể hoàn toàn yên tâm. Thằng thứ hai ngược lại, gầy như que củi, mắt trắng dã, môi thâm, xấu trai, tính tình trầm lặng, gan lì, đã vào cuộc là trở thành nỗi kinh sợ của bất cứ đối thủ nào, gọi là Phong mắm, hay Phong sát thủ.
Trước những cái nhìn mang đầy tính tin cậy và ý thức tuân thủ kỷ luật đó, tôi ra hiệu cứ để mặc tao xử lý. Xử lý gì khi một chúa bưởng, một ông vua bãi vàng, một hung thần khét tiếng như tôi mà không có tiền đi xe khách, loại xe hạng bét. Ai ngờ thời hậu giam của tôi, mới có ít tháng mà đã hai lần lâm vào cảnh khốn nạn tàu xe vì không có tiền rồi. Lần trước cắm mặt chỉ trả có một góc, còn lần này?
Anh kia, vé?
Cái tiếng nói vương mùi thịt gà xé vào tai tôi. Chờ cho mụ hỏi đến lần thứ hai tôi mới lừ lừ quay lại. Cứ nghĩ với bộ râu Ka rô kinh dị, với dáng dấp hộ pháp, với nước da đồng hun của mình, con mẹ sẽ giật mình lùi lại và rồi rất có thể sẽ cho qua luôn. Vậy mà không. Mụ thậm chí còn hơi dướn người lên, mắt nhìn lạnh lùng như cô chủ nhiệm nhìn học trò cá biệt, hai ngón tay còn nhẫy mõ vê vê vào giữa mặt tôi. Cũng là dân thứ dữ hoặc đã quá quen ứng xử với thứ dữ trên đoạn đường này đây. Càng tốt, dễ nói chuyện.
Bao nhiêu? - Tôi hỏi chiếu lệ.
Bảy mươi nhăm ngàn.
Tiền không có, chỉ có vàng, được không?
Được, 5 phân.
Năm phân cái mả nhà mụ! Cứt chó đấy mà 5 phân! Có lẽ dân đào vàng thường qua lại tuyến đường này và chắc cũng mua vé theo kiểu dùng vàng thay tiền này nên con mụ có vẻ biết cách chơi chẹt lắm. Thôi thì qua sông lụy đò, cho qua cái tiêu tiết này đi. Tôi hạ túi xuống để lấy ra
phần vàng cuối cùng còn dành dụm được. Vàng để ở đáy túi, phải móc máy mới lôi ra được. Nhưng trước khi sờ được vào vàng thì bàn tay tôi đã chạm phải cái vỏ lạnh khí tử thần của trái tạc đạn mang nhãn hiệu USA. Trái tim tôi cũng bất thần lạnh lại. Rồi lại nóng phừng lên. Nó đây rồi. Cái chết đây rồi. Cuộc đời chó đẻ đầy những bất công này cũng đáng chết lắm. Lương thiện làm gì, tử tế làm gì, đằng nào chả chết. Tại sao cứ phải nai lưng ra để rồi chả được cái gì trong khi đó còn có biết bao nẻo đường đi tắt, đi nhanh như cái đám rượu thịt, xe con, máy lạnh, đùi gà kia. Trái tạc đạn nổ một tiếng nổ vô thanh trong đầu tôi. Sự tỉnh táo hoàn toàn vỡ toác, có đám sương mù mụ mị ở đâu tràn đến, hòn đá tảng nghiến đè vào ngực từ lâu đòi hỏi được văng bật, không kịp nghĩ thêm gì nữa, tôi lôi phắt nó ra, rút chốt cái reng, giơ cao lên khỏi đầu, lừ lừ quét mắt vào tất cả các khuôn mặt tái dại trên xe:
Nghe đây! Khôn hồn thì bỏ tất cả của cải, tiền bạc ra trước mặt, ai ngoan cố giấu giếm sẽ tan xác cùng với trái tạc đạn này. Bỏ!
Mọi người vẫn ngồi im, ngơ ngác, cả ba thằng đàn em của tôi cũng ngơ ngác. Đã quá quen tính cách bất thường của chủ nhưng cả ba chắc không ngờ tôi lại có hành động táo tợn này. Chợt phát hiện ra tốc độ xe có phần chậm lại, tôi ra hiệu cho Hoà lợn đứng gần đấy nhảy lên khống chế thằng lái. Con dao lá lúa mỏng tang từ tay nó được rút r a kề sát cái cần cổ đỏ lững. Chiếc xe nhanh chóng trở lại tốc ban đầu, nhưng tiền bạc thì vẫn chưa thấy moi ra. Chúng vẫn chưa đủ sợ đây, hay chúng cho trái tạc đạn nàỵ là giả. Tốt thôi!Gì chứ để sợ thì quá dễ.Tôi rút cây K54 dấu trong người bắn nát tất cả các cửa hai bên thành xe.
Những vụn kính bay lên, những con mắt cụp xuống, trong đó có cả đôi mắt của con mụ thịt gà. Mụ nhìn khắp lượt như van nài mọi người hãy làm theo không thì chết hết các bác ơi, mà xe của cháu cũng tan. Cái nhìn thống khổ ấy quả có tác dụng. Tiền bạc bắt đầu được moi ra từ túi từ ví từ bọc, từ đủ các ngóc ngách trên thân thể người. Tôi hất cằm ra hiệu cho hai thằng còn lại nhanh chóng đi dọc xe vừa thu gom vừa sẵn sàng xử lý những ai có hành động kháng cự. Trong những ánh mắt bạc phếch đang nhìn lên, tôi thoáng thấy có một đôi mắt hơi lạ, đôi mắt lồi lồi, đôi mắt của một gã trai tóc húi cua có thân hình xương xẩu, mặt đầy mụn. Đôi mắt ấy nhìn tôi vừa gần vừa xa, vừa lạnh vừa nóng, vừa như hãi sợ lại vừa như muốn tỏ ý thân thiện. Thấy tôi nhìn lại, gã vội cụp mắt xuống rồi cũng như mọi người, gã bắt đầu lục túi.
Xe đang đi giữa đường rừng, xa xa phía trước đã thấp thoáng hiện lên những mái nhà, cột điện. Hiểu rằng đây là thời điểm rút lui, không cần bắt xe phải dừng lại, tôi ra hiệu cho đám đệ tử nhảy nhanh ra khỏi xe. Tôi nhảy cuối cùng, sau khi đã kín đáo nhét vào tay người mẹ trẻ và ông thương binh già cụt chân một nắm tiền không biết bao nhiêu.
°
Vượt qua một cánh ruộng nước, thêm hai quả đổi nữa, cả bốn dừng lại ở một con suối nhỏ nằm kín đáo trong rừng rậm, thở dốc. Trong khi thằng Thư tách ra ngồi im một chỗ như làm bổn phận canh gác, còn hai thằng kia sột soạt đếm chiến lợi phẩm thì tôi nằm dài ra, khoanh tay
dưới gáy, mắt nhìn lên trời, đầu óc chán chường, tan rã đến tột độ. Thế là chỉ sau một buổi sáng, tôi, từ một thằng còn nuôi trong người biết bao ý định, bao ý tưởng của sự gắng gỏi muốn vươn tới điều thiện đã bị đập tan, đã từ đấy mình sang cực bên kia của xã hội, của luật pháp, đã trở thành một tên cướp. Luật pháp! Tôi đã từng là kẻ phạm pháp, đã từng tù đày nhưng lần này nó khác xa nhiều lắm. Một tên cướp, hơn thế, một tướng cướp. Sao nhanh thế nhỉ? Nhưng suy cho cùng thực chất đây là nhanh hay là muộn? Biết thế nào là muộn thế nào là nhanh khi cái việc cần đến nó cứ phải đến thôi. Cướp!
Tôi nhắm mắt lại. Hình ảnh chuyến xe hiện lên trong đầu tôi như một cuốn phim quay chậm, rõ mồn một, rõ từng khuôn mặt, từng cái nhìn, từng tiêu tiết, từng... cái đầu húi cua, cặp mắt lồi vừa lạ vừa quen, vừa xa vừa gần... Cuốn phim chựng lại, xoay xoáy vào đôi mắt ấy. Một cú rùng mình khiến tôi bất chợt lạnh buốt sống lưng.
Đại ca! - Thằng Hoà đi đến, cái mồm lợn tru ra cười tý tửng, rồi chìa ra trước mặt tôi một nắm tiền - Tất cả là hai mươi chín triệu năm trăm sáu mốt ngàn, của đại ca một nửa, còn ba thằng em một nửa. Không ngờ chỉ nhoáng một cái mình đã có nhiều tiền thế này, bằng cả một năm đào đãi mà có khi còn...
Câm mồm! - Tôi quát nhưng không thể không có chút chuếnh choáng trong đầu, mẹ, hai mươi chín, sao lắm thế, có thể mua được cả toà nhà chứ chơi à - cầm cả lấy, chia bôi gì. Có đứa nào còn nhớ cái thằng đầu húi cua, mắt trố, mặc áo ca rô xanh, mặt mụn ngồi ở hàng ghế cuối không?
Mụn... húi cua... mắt trố... Em... em không nhớ - Thằng Phong mắm trả lời - Sao hả anh? Quen à?
Hỏi mày, hỏi con c... còn hơn.
Giờ sao, anh Hùng? - Lúc này thằng Thư mới đi đến lên tiếng, không giấu được vẻ bồn chồn - cắt rừng đi bộ hay nằm đây chờ tối ra đường đón xe đi tiếp?
Không trả lời, tôi bước xuống suối, vục mặt vào nước lạnh. Vục lúc lâu, vục thật sâu, như thể tôi muốn tìm trong dòng nước nguyên sơ ngai ngái mùi lá mục này một câu trả lời cụ thể. Nhưng nước vẫn im lặng như ngàn năm nó vẫn cứ im lặng vô tình với mọi trở trăn, khổ đau của con người như thế. Tôi bước lên, bất giác chạm mắt phải cục tiền nhăn nheo mấy đứa còn để trên cỏ mà chưa dám cất đi. Và đột ngột tìm ra câu trả lời ở cái đống xét đến cùng cũng là đống giấy lộn ấy. Giấy lộn nhưng nó lại có thể thay đổi được toàn bộ số phận một đời người, thậm chí một quốc gia. Vì nó là tiền. Tiền. Gần ba mươi triệu đồng tiền. Tiền ăn cướp. Ít cũng là ăn cướp, nhiều cũng là ăn cướp, là trọng tội, là không thể bôi xoá được nữa. Vậy thì tại sao không làm tiếp đi để cùng mang một tội danh là cướp luôn thể.
Tôi vẫy ba đứa lại:
Tao hỏi thật, chúng mày, trong đó có thằng Hoà đã trực tiếp đi, Võ Nhai có thật là làm ăn được không?
Ngọ nguậy hồi lâu như để thăm dò thái độ tôi, thằng mặt lợn mới gượng nhẹ:
Em thấy... khó là khó chung. Võ Nhai lúc này còn ít người nhưng tới đây chưa biết thế nào khi dân bãi từ các nơi đánh hơi thấy lại nườm nượp đổ về, cũng thế.
Tóm lại ý mày là sao? -Tôi gắt - Nói năng đéo gì mà cứ như ông già đẻ ra mày. Sao, hai thằng kia?
Tất nhiên là thằng Phong mắm im tịt. Với một đứa chỉ chuyên đánh đấm, hỏi câu này là ngoài tầm suy nghĩ của nó.
Em nói điều này nếu không đúng xin anh bỏ quá - Thằng Thư lên tiếng bằng cái giọng cầu kỳ theo đúng kiểu thư sinh con nhà của nó - Đằng nào mình cũng lỡ rồi, tại sao không làm tiếp? Nhưng mình không làm chuyên nghiệp, mình chỉ cần tạo được đống vốn tạm đủ là sau đó thôi ngay.
Vốn gì? Vốn để nhét vào lỗ nào? Lại vàng, lại Võ Nhai à?
Tôi hỏi vặn ngược nhưng trong lòng lại thầm mát ruột khi suy nghĩ của nó đã trùng với suy nghĩ của mình. Đúng thôi nhưng chưa mới. Tôi cần nghe trong cái đầu của nó có cái gì thật mới kia.
Nói đi, thằng em! -Tôi ghé sát vào mặt nó - cần vốn để làm gì?
Ta sẽ chuyển sang đá đỏ. Cái giống đá này ở Việt Nam mình sẵn, lại chưa nhiều người để tâm nên ta có thể nhảy vào được. Theo em biết qua một ông anh họ thì đào đá nhàn và có lời hơn vàng.
Tôi đấm mạnh vào vai nó:
Được. Nhất trí tạo vốn, tạo thật nhanh, thật nhiều. Cám ơn thằng em.
Nhưng còn... còn - Thằng Phong mắm nói - Còn số anh em mình ngày mai sẽ tập kết cả ỏ Võ Nhai thì sao ạ?
Tao đã định cho một thằng trong ba thằng mày đi liên lạc với chúng nó nhưng lộ mặt hết rồi, nguy hiểm. Cứ để chúng đến, không thấy ta, chúng sẽ tự biết phải làm gì. Mai mốt có vốn rồi sẽ đến kéo hết chúng đi cũng chưa muộn.
Bây giờ là 12 giờ, trưa rồi, thằng Phong đi vào bản đưa tiền bảo chủ nhà nào đó làm cho một bữa ăn, làm kha khá vào, có gà có rượu, coi như ăn mừng trận đầu ra quân thắng lợi, chiều tối nay tiếp tuc xuống đường chặn xe, cướp!
Vậy là băng cướp chuyên nghiệp có vũ trang trên tuyến đường Thái Nguyên - Bắc Kạn do Hùng Ka Rô cầm đầu đã được hình thành.