Hương Hoa Tiêu Chương 4

Chương 4
Những ngày cuối thu ảm đạm, những nẻo đường đã vắng người qua lại.

Trong cảnh quan âm u, tĩnh lặng đó, chiếc lá lìa cành đáp nhẹ xuống mặt hồ, gợn lên làn sóng. Điểm xuyến xung quanh con sóng thu vừa đến, là những con sóng nhỏ thành hình từ sự va đập của những sinh vật bé nhỏ, đó là các loài côn trùng: ruồi muỗi và nhện… chúng từ đâu lại rơi xuống mặt hồ se lạnh, trong vắt gương soi. Những con chuồn chuồn thì không như vậy. Chúng chờn vờn xung quanh hồ, chúng tắm mát, tung tăn đôi cánh mỏng dính, tưởng như chỉ một cái chạm nhẹ là rách toạc. Chuồn chuồn đủ màu sắc sặc sỡ: màu vàng tươi, màu đỏ ớt, màu tím ma mị, màu xanh lá cây, thỉnh thoảng có một con màu xanh dương… chúng đáp xuống những cành cây trụi lá, thỉnh thoảng đưa tay xoa xoa cái đầu to bự, tròn tròn. Những bụi trúc mọc quanh hồ khẽ đong đưa mỗi khi có cơn gió nhẹ thổi về, xung quanh hồ, những thảm cỏ xanh nhung mượt mà đã chuyển sang sắc vàng úa như những cánh đồng lúa rộng bạt ngàn. Những cây mai anh đào cũng học đòi bắt chước, chúng đang thay chiếc áo tươi xanh của mình bằng chiếc áo màu vàng ươm. Loài thông lá kim thì không như vậy, chúng chuyển sang sắc đỏ. Âm thanh là những tiếng “ù ù” được tạo nên bởi gió luồn qua những khe núi, thổi vào thung lũng. Cũng còn những tiếng “oen oét” của lũ chim Cưởng đậu dày đặc trên cây cổ thụ trụi lá đứng sừng sững, oai vệ bên hồ.

Bên kia là, phía đối diện với hồ Bích Ngọc, là nghĩa trang Du Sinh lạnh lùng. Nơi đó những con người đã nằm xuống với khuất tất còn ở lại trần thế. Mọi người hay nói đùa với nhau: “Nghĩa trang là nơi an nghỉ tuyệt vời nhất”. Hay đâu đó, người ta còn tỏ thái độ thản nhiên trước cái chết: “Cái chết chẳng qua là sự giải thoát triệt để nhất”. Số người này rất ít, đa số con người đều sợ chết. Người nào miệng càng nói: “tôi không sợ chết” thì người đó sợ chết nhất. “ai cũng muốn lên thiên đàng, nhưng không ai muốn chết để lên đó cả”. Rõ ràng lòng luyến ái của trần thế hiển hiện nguyên vẹn trong trái tim yếu đuối của con người. Rất rất ít những người có đủ can đảm để nhìn nhận thấu đáo về cái chết. Thản nhiên trước cái chết, và thanh thản đón nhận cái chết như điều tất yếu sẽ xảy ra trong một sớm một chiều. Chúng ta càng trốn chạy cái chết, chúng ta tránh nhắc đến cái chết… vậy là chúng ta đã tạo cơ hội cho nỗi sợ cái chết hành hạ tâm hồn chúng ta. Bởi: “Cái chết không đáng sợ bằng nỗi sợ chết”. Đến bao giờ chúng ta mới chấp nhận được sự thật này: “Rằng: một ngày nào đó ta sẽ chết”. Đó đã là điều chắc chắn, thế nhưng vì sao ta vẫn sợ? Bởi con người mang trong mình bản năng của muôn loài, cành cây ngọn cỏ chúng còn “tham sống sợ chết”, đến con kiến nhỏ xíu xiu kia còn muốn được sống thì nói gì con người chúng ta. Xong, chúng ta muốn sống, khao khát được sống không có nghĩa là chúng ta sợ chết, chúng ta không nên đánh đồng giữa làm ham sống, yêu đời và nỗi sợ cái chết với nhau. Mặc dù, lòng ham sống cũng tác động không nhỏ đến nỗi sợ chết. Việc bạn quá yêu thương, luyến tiếc với thiên nhiên, con người… cũng được xem là một trong những nguyên nhân đưa đến nỗi sợ chết. Thứ tình cảm yêu thích mà đầu óc cố chấp không thể buông xả. Khi dục vọng tràn ngập tâm hồn chúng ta, nỗi sợ chết sẽ có cơ hội hành hạ thân chủ. Khi cảm xúc luyến ái ngự trị trong trái tim chúng ta, nỗi sợ chết sẽ có cái để nắm giữ linh hồn và nỗi sợ trong ta. Chỉ khi ta cảm thấy nhẹ nhỏm buông xả hết mọi thứ, khi dòng sông ái dục chảy cuồng cuộng trong ta lắng xuống, dòng nước trở êm ái, hiền hòa. Chỉ khi đó, nỗi sợ hãi về cái chết mới tự tiêu biến. Khi đó chúng ta không cần phải nói: “tôi không sợ chết”, tự bản thân chúng ta hiểu mình. Hãy có một niềm tin như vậy.

Hoàng Vệ an nghỉ giấc nghìn thu ở nơi đây, trên những ụ đất nhấp nhô được bao bọc bởi những lăng đá hoa cương lạnh lẽo. Trên những nắm đất mọc sơ sài những bụi cỏ gai khô khốc. Loài chim chiềng chiệng cất tiếng thê lương giữa bầu trời, chúng đáp xuống những bụi cỏ gai, bới móc tìm kiếm chút gì đó để nuôi lũ con nhỏ đang nằm trong tổ. Lớp lông vũ lán mịn, mượt đến độ trơn tru, cảm giác như mát rượi lòng bàn tay khi tưởng tượng chạm vào người chúng. Loài chim chiềng chiệng có chiếc đuôi dài, lón nhón, rồi xoay tròn, trong chúng rất linh lợi. Có một con đang đậu trên lăng mộ của Hoàng Vệ, trong số rất ít những ngôi mộ được chăm sóc ở nghĩa trang này, mộ của Hoàng Vệ được trồng rất nhiều Hương Tiêu Hoa. Đã ba năm trôi qua, những bụi hoa không ngừng sinh sôi nảy nở, chúng được chăm sóc, tưới tắm thường xuyên dưới bàn tay của Ngọc Lan. Từ sau khi Hoàng Vệ qua đời, Ngọc Lan đã mất tiếng nói, nhưng đổi lại đôi tai của Ngọc Lan cảm thụ rất tốt. Loan Điệp cho con đi học đàn Piano, đến với âm nhạc, Ngọc Lan đã thực sự sống với con người của mình. Những nỗi niềm khó có thể giải bày được tâm sự với nữ thần âm nhạc. Nỗi đau mất cha, và niềm sầu muộn bởi khuyết tật của bản thân cũng nguôi ngoai phần nào nhờ những giai điệp trong trẻo vang lên qua những phím dương cầm. Về vấn đề đối phó với những khó khăn trong giao tiếp, Ngọc Lan không chú tâm lắm, em đã quen với khiếm khuyết của mình. Loan Điệp đã quyết định cho con đi học lớp giao tiếp bằng cử chỉ dành cho những người cầm, nhưng em nhất định không chịu đi. Phương tiện giao tiếp của Ngọc Lan là cây viết và quyển sổ tay. Ban đầu, mọi người, trong đó có bạn bè và thầy cô cảm thấy hơi khó khăn trong việc nói chuyện với Ngọc Lan, nhưng dần dần mọi người cũng quen với cung cách “viết lách” của một “thiên tài” qua quyển sổ tay của Ngọc Lan. Thầy cô cũng từ đó rất ít gọi Ngọc Lan lên trả bài, những lần như vậy em phải dùng phấn viết câu trả lời lên bảng. Dường như thông cảm trước những khuyết tật của cô học trò bất hạnh. Thầy cô rất yêu thương Ngọc Lan, ưu tiên em hơn những bạn bình thường khác. Ngọc Lan học tuy “không giỏi”, vì điểm số các môn học rất thấp, chỉ đạt mức trung bình. Nguyên nhân bởi em không chịu học bài về nhà. Có lần giáo viên chủ nhiệm hỏi em, lúc này em đã học lớp sáu trường Trần Phú: “Sao em không học bài về nhà?” Em viết vào quyển sổ tay trả lời câu hỏi của thầy giáo chủ nhiệm: “Ông hàng xóm nhà em có nuôi một con Nhồng, chúng bắt trước tiếng người giỏi lắm, nhưng chúng chẳng hiểu gì cả… em không muốn làm con Nhồng.” Đọc được câu trả lời của em, thầy giáo vô cùng sửng sốt trước tư duy của một học sinh lớp sáu. Thầy thắt mắc trong lòng: “Làm sao mà con bé có nghĩ được như vậy? Nó nói cũng đúng, những học sinh mình dạy từ trước đến nay sau khi ra trường thì quên sạch sành sanh kiến thức đã được học, vậy có phải là phí thời gian đào tạo, và phí công sức của học sinh hay không? Cần phải có một cuộc cách mạng trong giáo dục để học sinh học là phải nhớ, học ít những hữu dụng. Làm sao đây? Mình cũng biết như vậy, nhưng mình không thể làm gì được trong guồng máy hoen rỉ này, nếu đi ngược lại mình sẽ bị nghiền nát ngay! Ôi! Con bé, nó là tương lai của đất nước. Những người làm công tác giáo dục như mình không thể để tinh hoa dân tộc bị mai một được.” Thầy nhìn Ngọc Lan triều mến, viết vào quyển sổ: “Em nói đúng, hãy làm những gì em thích.”

Ngọc Lan không quan tâm lắm đến việc học ở trường, đến trường với em chỉ là công việc hàng ngày dưới “áp lực” của gia đình, xã hội. Em không cảm thấy thích thú trước những môn học được giáo dục một cách khô khan, đọc và chép, kiểm tra, dò bài, thi cử… để cuối cùng quy về bệnh thành tích. Em chỉ thích quan sát bạn bè vui đùa, thích đi giã ngoại ngắm cảnh quan thiên nhiên, thích cầm nắm côn trùng trên tay chứ không phải nhìn qua những trang sách. Em thích những giai điệu của âm nhạc, thích mùi hương hoa Hàm Tiếu, thích làm thơ. Nhưng giáo dục nhà trường không đáp ứng cho em những điều đó, họ dạy em cách xếp hàng cho ngay ngắn để sinh hoạt đoàn đội, để biểu diễn những tiết mục đồng diễn trên những khán đài lớn trong những dịp lễ lượt. Em được dạy phải học thuộc nội quy, phải răm rắp nghe lời người lớn và không được đặt câu hỏi nếu thấy điều đó là vô lý. Em phải học thuộc y chang những gì trong giáo trình bài giảng của giáo viên, không được làm sai đi. Ba rem điểm được tính theo từng gạch đầu dòng, theo từng ý. Môn văn học chỉ chuyên về phân tích và bình luận, những thứ cần vận dụng logic của não trái hơn là sự tinh tế, cảm xúc, trí tưởng tượng của não phải. Em thấy lạ, bởi những bài tập làm văn của các bạn đều giống hệt nhau, từ một bản sao từ sách văn mẫu hoặc từ bài giảng của giáo viên. Giáo viên không đồng ý với những bài văn có những ý tưởng trái ngược với những nhận định đã có sẵn, không chấp nhận những luồng quan điểm mới trong cách đánh giá một tác phẩm văn học. Đôi lúc em nghĩ: “Em thắc mắc, không biết chính em đang xuyên tạc tác phẩm của nhà văn hay chính thầy cô giáo và những người viết sách giáo khoa đang xuyên tạc tác phẩm?” Em còn hoài nghi về vấn đề này lắm! Nền giáo dục bị cuốn theo cơn lốc thành tích. Còn các em, những học sinh với đầu óc non trẻ bị chi phối, các em không có quyền đòi hỏi, và có đòi hỏi cũng chẳng ai bỏ chút thời gian để nghe các em chia sẻ. Người lớn luôn tự cho mình là đúng. Tự cho mình là thánh thần, là người định đoạt phố phận, thế giới quan và cách suy nghĩ của con trẻ. Cũng chưa đến nỗi quá đáng khi sự việc chỉ dừng lại ở mức độ cho phép. Sự can thiệp quá đáng của người lớn vào cuộc sống của những người trẻ tuổi thường để lại hậu quả nghiêm trọng trên mặt bằng tư duy của giới trẻ. Thanh thiếu niên trở nên bị động, ỷ lại, thiếu khả năng tư duy độc lập và luôn có cảm giác tư ti, mặc cảm, luôn cảm thấy bất an. Trước tình hình đó, hệ thống giáo dục của chúng ta đã làm được những gì? Thông qua sự việc của Ngọc Lan, đáng để chúng ta phải suy nghĩ.

Một sự cố nho nhỏ đã xảy ra, không phải đối với Ngọc Lan, mặc dù em là nguyên nhân chính đưa đến sự cố đó. Như chúng ta đã biết, câu chuyện giữa người thầy giáo với nhiều trăn trở về nền giáo dục của nước nhà, thầy Nguyễn Anh Khoa, câu chuyện của thầy và cô học trò Ngọc Lan với chủ đề: “em hãy làm những gì mình thích” đã bị đem ra mổ xẻ trong một cuộc họp cán bộ, nhân viên nhà trường. Chẳng là, sự việc bị phát giác bởi một người tố cáo thầy: “vô trách nhiệm, đầu độc tư tưởng của học sinh”. Người tố cáo thầy là phụ huynh của một học sinh học chung lớp với Ngọc Lan. Công Bảo, tên của cậu học trò ngồi chung bàn với Ngọc Lan, trong giờ ra chơi, đã lục lọi hộc bàn của Ngọc Lan, lấy trộm quyển sổ tay ra xem, khi Ngọc Lan bỏ quên trong lớp học. Đọc được đoạn hội thoại của thầy Anh Khoa và Ngọc Lan, Công Bảo thầm nghĩ: “Hừ, không ngờ thầy lại thiên vị như vậy, mình phải về mách với ba mới được”. Vậy là, trong một bữa ăn gia đình, Công Bảo đem những gì mình đọc được ra kể cho ba nghe.

Vào một ngày đẹp trời tháng sáu, vẫn như mọi ngày, thầy Anh Khoa đến trường với tâm trạng suy tư của một nhà giáo, dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp “trăm năm trồng người”. Nhưng sáng hôm đó, thầy chưa kịp vào lớp học thì thư kí của hiệu trưởng đã gọi lại. “Thầy Anh Khoa!” Cô thứ kí trẻ trung xinh đẹp với mái tóc búi cao, vầng trán tinh anh. Cô duyên dáng nói với thầy, chất giọng cô rất trong trẻo, mượt mà. “Thầy khoan vào lớp, em có chuyện muốn nói.” Thầy Anh Khoa quay sang nhìn cô thư kí đang đứng rất gần mình, mang theo mùi hương sữa tắm thơm dịu phảng phất. Thầy đằng hắng, liền đó đứng thẳng người, chỉnh lại caravat, những ngón tay thon dài của thầy hình như bối rối không yên, cứ vân vê mãi núi caravat, cử chỉ của thầy có vẻ lúng túng lắm! Cô Kiều Anh – tên của nữ thư kí sinh đẹp- nhìn điệu bộ thiếu tự nhiên của thầy thì thích thú, mỉm cười làm nhăn chiếc cằm trông rất duyên dáng. Cô bạo dạng mở kẹp tóc, để mái tóc gợn sóng màu đen tuyền, thời trang sành điệu của cô xỏa xuống, mái tóc đẹp, tương phản với mái tóc bốn sáu, gọn gàng, và có phần “quê kệch” của thầy Anh Khoa. “Hình như thầy không ổn?” Cô Kiều Anh hỏi thầy, thái độ vui vẻ, trêu chọc. Thầy ra vẻ nghiêm nghị, nói từng tiếng từ tốn, âm điệu chậm rãi, chất giọng trầm ấm. “Em muốn nói chuyện gì?” Kiều Anh đút hai tay vào túi áo công sở, cô đứng thẳng, khéo để thân hình ngất ngây diễm lệ của mình vân du cùng ánh mắt của người thầy giáo khả kính. Phải thừa nhận rằng, cô có một thân hình gợi cảm, rất cân đối, hôm nay cô mặc váy công sở, như thế lại càng tôn lên vẻ đẹp của những đường cong tuyệt mỹ. Cô hướng ánh mắt lên nhìn thầy Anh Khoa với vẻ như cô đã làm chủ được tình hình. Cô chắc bẫm rằng thầy đã bị mình quyến rũ, cho nên càng nhìn điệu bộ “làm vẻ” của thầy cô lại thấy vui vui, lòng thầm nói: “Thầy ngộ nghĩnh, đáng yêu thật”. Mãi nghĩ ngợi điều đó, chút nữa thì cô quên bén việc thầy đang hỏi chuyện mình, cô liền đáp lời thầy: “Chuyện nghiêm túc đấy, thầy ra ngoài kia em kể cho nghe!” Kiều Anh nói với thái độ cho thấy sự việc sắp được kể rất hệ trọng. Thầy Anh Khoa vào lớp trước, dặn dò học sinh giữ gìn trật tự, đợi thầy đi có việc khoảng mười lăm phút sau sẽ quay lại. Thầy đi với Kiều Anh xuống dãy ghế đá, nơi có hàng liễu xanh ủ rũ đang nghiêng mái tóc lao xao trong gió. Để lại sau lưng là tiếng mừng rỡ của các em học sinh khi hay tin được tạm nghỉ mười lăm phút.

Hai người ngồi cùng một ghế, Kiều Anh vẫn đút tay vào túi áo, ngồi bắt chéo chân. Thầy Anh Khoa cũng làm động tác giống hệt cô. Cũng đút tay vào túi áo vest, cũng ngồi bắt chéo chân. Mỗi lần nói chuyện, hai người lại quay mặt vào nhau, người thì nói, người thì nghe. Những lúc nghĩ ngợi thì hướng mắt nhìn thẳng về phía trước. Sau khi nghe Kiều Anh kể lại đầu đuôi sự việc, thầy Anh Khoa ra chiều suy tư nghĩ ngợi. Nhưng liền sau đó, thầy mỉm cười, lắc đầu. Một nụ cười đầy ẩn ý, giống như cảm giác nhạo báng sự ngu dốt của người đời, nhưng không lộ liễu mà trông có vẻ khinh khỉnh. “Thầy không vui ư?” Cô dịu dàng hỏi thầy. “Không, tôi chỉ cảm thấy đây là một trò hề thôi.” Thầy nói, mắt nhìn đăm chiêu về phía trước. “Em đã nói giúp thầy, nhưng…” “Cám ơn cô đã nói sự việc cho tôi biết” “Nhưng lần này họ sẽ đem sự việc ra nói trong kỳ họp cán bộ, nhân viên sắp tới, bây giờ phải tính làm sao đây?” Kiều Anh nói, cử chỉ và giọng nói của cô có vẻ lo lắng. Nhìn thấy người phụ nữ duyên dáng đang vì mình mà đâm ra bối rối, thầy Anh Khoa cảm thấy hạnh phúc ngập tràn cõi lòng mình. Những việc sắp xảy ra đối với thầy chẳng quan trọng mấy nữa. Cứ xem thái độ của Kiều Anh bây giờ, chẳng khác gì một người bạn thân, lại giống một người tình, và cũng có khác là mấy người vợ tương lai đang chia sẻ gánh nặng của chồng. Về chuyện tình yêu nam nữ, đúng là có phép màu hay sao đó. Về phần thầy Anh Khoa, ba mươi tuổi, độc thân, đã trải qua ba mối tình tan vỡ. Lý do đổ vỡ thì không ai đi truy xét làm gì nữa, chỉ biết sau những lần bầm dập trong tình yêu, thầy quyết chọn cho mình con đường sống độc cư như loài tê ngưu một sừng. “Tình yêu là gì kia chứ?” Thầy thường đặt câu hỏi như vậy và tự trả lời: “Đường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần sầu”. Rồi thầy mất niềm tin với tình yêu, mặc cảm về bản thân mình một cách vô lý, cho dù thầy biết mình không đến nỗi nào. Ngoại hình dễ nhìn, có công ăn việc làm ổn định, có nhiều tài lẻ, đặc biệt thầy là người tốt theo đánh giá của đồng nghiệp và học sinh. Sau đó, thầy truy xét nguyên nhân cho rằng: mình gặp trắc trở hoài trong tình yêu có thể là do những đối tượng mình gặp không ai phù hợp với mình, có thể do mình “quá tốt” nên gây nhàm chán cho người khác, có thể mình bảo thủ và rụt rè quá, cũng có thể so mình nghĩ mọi việc sâu quá, mình sống nguyên tắc quá, hay mình lịch sự giả tạo quá, hoàn hảo quá cũng là một nguyên nhân… rất nhiều nguyên nhân được đưa ra phân tích, để cuối cùng thầy đinh ninh hai chữ: “duyên số”. Tư duy đó đưa thầy đến chỗ lựa chọn phương án “ôm cây đợi thỏ”. Cuối cùng thì con thỏ cũng đã xuất hiện, ban đầu khi hai người mới gặp nhau trong lòng thầy đã có thứ tình cảm đặc biệt, nhưng thầy cứ chối rằng đó chẳng qua là bản năng giống loài. Cô ấy đẹp và quyến rũ nên thầy thích thích tôi chứ chẳng yêu. Còn giải thích cho lý do mỗi lần giáp mặt cô thầy thường bối rối thiếu tự nhiên rằng: thầy thiếu tự tin bởi cô quá đẹp, quá trẻ còn thầy quá quê mùa, quá… già nua. Cái già nua trước tuổi, cái già nua trong tâm hồn làm thầy tự ti chứ không phải tình yêu là nguyên nhân. Về phần Kiều Anh, về dung mạo thì khỏi phải bàn đến, chỉ có thể tóm gọn trong hai chữ “quá đẹp”. Gia cảnh của cô cũng chẳng vừa, xuất thân trong một gia đình gia giáo có nề nếp, lại giàu có tiếng ở tỉnh thành. Là con gái một, cô đâu cần thiết phải đi làm việc gì. Học hành đến nơi đến chốn, chuẩn bị tiếp quản một tập đoàn kinh tế lớn. Ấy vậy mà cô tạm dừng mọi thứ lại để theo tiếng gọi con tim, cô vào một “ngôi trường quèn” để làm một chân thư ký “quèn” chẳng qua để được gặp thầy Anh Khoa. Họ gặp nhau trước đó ra sao? Kiều Anh đã biết thầy Anh Khoa trong bối cảnh nào? Điều gì đã khiến cô “vào tận hang hổ để bắt hổ con”?... Đó là cả một câu chuyện mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau. Chỉ biết hiện tại lúc này, Thầy Anh Khoa chẳng hề hay biết gì việc một phụ nữ đẹp kiều diễm đang “cưa” mình, mà thủ đoạn lại ngấm ngầm mới chết chứ. Đôi lúc, Kiều Anh suy nghĩ về hành động của mình có phần ‘mất thể diện’ quá! Vì ai đời, trâu đi tìm cọc, chứ có đâu cọc đi tìm trâu. Nhưng tình yêu đúng là khó nói, cô mê mẩn thầy như một thần tượng, ngoài mặt thì có vẻ bất cần, ấy vậy mà trong lòng đã ngây dại, mê đến chết lịm đi rồi.

Bây giờ, còn điều gì có thể làm họ bận tâm hơn nữa ngoài sóng mắt lưu ly. Họ nhìn nhau đăm đắm, ai cũng tự biết trong lòng ai đã chứa đầy hình bóng của ai. “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Rồi đây không biết chuyện tình của họ sẽ đi đến đâu. Trước hết thầy Anh Khoa còn phải chống đỡ với một “tai nạn nghề nghiệp” đang chờn vờn trước mắt.

Các chương khác:

Nguồn: truyen8.mobi/t124730-huong-hoa-tieu-chuong-4.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận