Nó chạy nhanh vào con hẻm nhỏ đang cuộn mình trong giấc ngủ say, tiếng chó sủa rền vang khiến bước chân nó thêm hối hả. Sau lưng, hai người dân phòng vẫn kiên nhẫn bám theo, vẻ mặt đằng đằng sát khí.
"Kỳ này chắc dính cải tạo thiệt rồi, mẹ nó, xui quá!" Nó nghĩ thầm, mệt mỏi, nhưng vẫn cố gắng vùng vẫy, tìm đường thoát thân, mắt láo liên, kịp nhìn một căn nhà trong hẻm vắng còn mở cửa. Trước nhà, có người đàn bà đang lụi cụi bới móc đống ve chai dưới chân. Không suy nghĩ gì thêm, nó tấp vào, giọng gấp rủt, van xin.
- Chị ơi, cho em núp nhờ một chút, em năn nỉ chị, em còn con nhỏ, bị bắt là hết đường nuôi con.
Người đàn bà quay mặt lại nhìn, nó thoáng giật mình nhưng không còn thời gian để nghĩ, đã vội vã chạy ra phía sau nhà, nơi để mấy cái thùng nhựa
chứa nước sinh hoạt. Con kênh nằm cạnh đang âm thầm cháy, mớ rác lềnh bềnh trôi, đen sì sì và bốc mùi khó chịu như cái kiếp gái đứng đường nó đang vận lên mình.
- Bà có thấy con nhỏ nào chạy qua đây không?
Im lặng. Nó định bụng, nếu hai thằng dân phòng nhào vào đây lục soát, nó sẽ nhảy xuống con kênh kia để tìm đường thoát thân.
- Bà có nghe không bà kia, có thấy con nhỏ nào chạy ngang qua đây không?
Có tiếng tạt nước đánh xè trên mặt đất, rồi tiếng chửi đồng.
- Cái con mẹ điên này.. Thôi, đi mày, chắc bả bị câm.
Tiếng của hai tên dân phòng nhỏ dần rồi mất hút. Nó vẫn ngồi im, trống ngực đánh thùm thụp. Núp sau thùng nước thêm một hổi lâu, khi biết chắc rằng bên ngoài không còn mối đe dọa, nó lồm cồm ngồi dậy ra ngoài.
- Em cám ơn chị, không có chị không biết làm sao mà em thoát được lần này. Giờ em phải về coi con, mai em quay lại cảm ơn chị sau nha.
Bỏ lại người đàn bà đứng nhìn theo bóng mình, nó nhanh chân chạy về dãy phòng trọ nhếch nhác cách đó không xa. May quá, con nhỏ vẫn còn nằm ngủ say giấc, không biết nãy giờ mẹ nó phải làm những việc gì ngoài kia. Gần năm giờ sáng, nếu nó không về kịp, con bé dậy sẽ khóc đòi mẹ.
Nhìn bé Thảo nằm ngủ, gương mặt vô ưu tựa thiên thần, bất giác nó thấy lòng nghẹn đắng. Trong giâc mơ của Thảo, có bao giờ nó thấy mẹ là một con đàn bà bán trôn nuôi miệng, nuôi thân và nuôi con.
Nó dẫn Thảo đi ăn sáng, rồi ghé qua căn nhà nhếch nhác của bà giữ trẻ rẻ tiền xóm bên cạnh, tiếng con nít khóc tu tu đón hai mẹ con nó, bé Thào vẫy chào, nhắc mẹ chiều nhớ đón con sớm nha. Nó về lại phòng trọ, thá mình nằm xuông tấm nệm xẹp, mỏi mệt, cả đêm truy quét, tình hình này kéo dài, tháng sau không biết lây đâu ra tiền đóng tiền nhà trẻ cho con. Trước khi cơn buồn ngủ ập đến, nó còn kịp nhớ đến căn nhà nhỏ trong hẻm vắng bên bờ kênh nước đen, ừ, chiều nay phải ghé cảm ơn người ta cho phải phép.
***
Nó đón con, rồi trở lại xóm nhỏ ven kênh, may mà tối qua kịp nhớ căn nhà trong mấy con hẻm ngoằn ngoèo. Người đàn bà đó vẫn đang đứng bới móc đông ve chai trước cửa nhà, chôc lát lại với co chân đạp giập một cái lon nước ngọt.
- Chị, còn nhớ em không, cho em cảm ơn chuyện tối hôm qua.
Người đàn bà quay lại nhìn hai mẹ con, bé Thảo vừa thấy mặt bà ta thì hét lên, rồi chạy ra núp sau lưng nó, miệng run lẩy bẩy.
- Mẹ! Thảo sợ...
Nó chợt nhớ đêm qua về gâp, quên khuấy đi vì mặt của bà rất đáng sợ. Một nửa gương mặt vẫn binh thường, nứa còn lại vá chằng vá đụp những vết sẹo lồi lõm khác nhau, da dẻ nhăn nheo rủm ró, vết sẹo kéo dài từ đình đầu xuống tận cổ, bên trên sót lại vái cọng tóc trơ trọi, lưa thưa.
Nó bối rối, vội vàng xin lỗi người đàn bà kia.
- Em xin lỗi... con bé còn nhỏ...
Bà lừ con mắt lành lặn còn lại nhìn hai mẹ con, rồi thì thào bằng cái giọng trầm và khàn, chậm rãi, có phần khó khăn khi phát âm, chắc vết thương ảnh hưởng đến cả thanh quản.
- Có gì không?
- Chị nhớ em không? Tối qua nhờ chị cho núp nhờ, em dẫn con gái đến cảm ơn chị.
Con bé vẫn núp sau lung mẹ, tay bâu rịt cái quần thun mòng.
- Thảo ngoan, cô đây bị thương nên vậy, Thảo đừng sợ.
Nó kéo con bé, bế lên tay, khẽ khàng bảo con xin lỗi người đàn bà xa lạ. Con bé dù sợ, vẫn khoanh tay, gật gật đầu, lí nhí, "cảm ơn dì." Khóe môi người đàn bà nhênh nhếch, hình thù như nụ cười quái dị.
- Về đi.
- Em có mua chút cam, chị giữ ăn lây thảo.
- Không cần, cầm về đi.
- Chị nhận giùm, không thì em áy náy lắm.
Người đàn bà chẩn chừ, gật đầu rồi cầm một quả đưa lại cho bé Thảo. Con bé rụt rè, được mẹ đấy nên mạnh dạn hơn cầm lấy, cúi đầu cảm ơn.
- Ngoan...
Trên đường về, bé Tháo ngập ngừng mãi mới dám hỏi nó một câu.
- Sao mặt dì ghê vậy mẹ?
- Chắc dì bị phỏng do lửa. Thảo nhớ đừng nghịch lửa, thấy lửa nhớ tránh xa ra nha.
- Dạ, Thảo biết rồi.
***
Dạo này trong tháng cao điểm, dân phòng, công an mở đợt càn quét tệ nạn, mấy gốc cây sinh nhai vắng vẻ người đứng. Mà có đứng, cũng phập phổng lo sợ, nơm nớp nhìn ngó trước sau. Tụi ma cô lờn vờn xe, coi ngó tình hình xong, thở dài thườn thượt còn hơn đám làm gái.
- Kiểu này miết, chắc nước cháo không có mà húp. Mẹ nó, vốn của mình, mình đem bán mà cũng không được, đúng là làm đĩ không yên mà.
Con bạn đứng gần cảm thán trách đời. Nó cười, hờ đôi môi đỏ, phun ra làn khói thuốc trắng dã. Chưa bao giờ nó biện hộ cho lý do để đi vào con đường bán thân, ừ, nghèo hay lười lao động, thích việc nhẹ lương cao, gì cũng được, miễn sao mang đủ tiền về lo cho con là được. Tiền nó kiếm, không phải tiền sạch, nhưng chí ít, cơm con nó ăn cũng trắng ngần, không vương sạn.
Tối nay, chắc lại trắng tay.
Đám gái ế khách rủ nhau đi uống rượu rẻ tiền, mùi cống nồng nặc, đắng, tanh tưởi như mùi đời bọn đĩ. Mới vài ba ly, nó thấy đầu choáng váng, xiêu vẹo trên đường về, làm gái, dâu phái con nào cũng giỏi rượu chè, men say. Đường về mọi ngày vẫn cứ vậy, chẳng dài hơn, có chăng là nồi trông trải trong lòng được hơi men đào bới, khiến mọi thứ trở nên đằng đẵng, từ chuyện đời, đến nỗi cô đơn. Nó ngồi xuống một gốc cây bên đường, phố vắng người, sương rơi lành lạnh đằng vai, có tiếng chổi quét rác xa xa, có tiêng người hỏi, cô có sao không, nó lắc đầu, vẫn im lặng. Cô đơn thôi, có gì đâu. Cô đơn không chết được đâu, chi là sống mà như đã chết. Cô đơn trong tuyệt vọng.
Nó nhìn qua bên đường, thấy con hẻm nhà người đàn bà có gương mặt kinh dị phía bên kia, thế là như vô thức vào tìm.
- Em chào chị.
Người đàn bà quay lại, nheo nheo con mắt lành lặn để nhìn ra người quen.
- Có vụ gì? Trốn nữa hả?
- Không, em chi tới hỏi thăm, chị cho em xin ly nước.
Bà nhìn nó ái ngại, rồi cũng gật đầu, ra hiệu cho đi cùng vào trong nhà. Căn nhà nhỏ đơn sơ, không chia phòng, chi độc một khoánh giữa để trải cái chiếu con con, sau nhà là chỗ tắm giặt, nâu nướng, sàn được dựng chênh vênh trên con kênh nước đen cuộn quanh bên dưới. Trong nhà ngổn ngang những đống ve chai to, nhò, nồng nổng mùi rác, mùi nghèo.
Nó im lặng ngồi xuống chiếu, bà đi ra sau nhà, rót xong ly nước, đưa cho. Nó nhìn, lí nhí hai tiếng cám on rồi bỗng ụp mặt vào đôi tay gầy guộc, nấc từng tiếng một. Khi không tìm được một bờ vai đế dựa dầm, đàn bà học cách úp mặt vào khóc trong tay mình. Nước mắt thành gương, soi mảng đời cô quạnh.
Bất ngò trước những thay đồi cảm xúc của nó, người đàn bà chi biết thểu thào vài tiếng trầm đục, nín đi, rồi vòng tay qua vai, nhẹ vỗ về. Hai người đàn bà trong ánh đèn vàng tù mù cua đời đen, một khóc, một im lặng.
Những lần ghé thăm của nó với bà trong điểm tăng dần. Nó gọi bà là chị, tiếng chị xưng hô như lối xã giao thông thường giữa hai người cách biệt tuối tác, nhung trong lòng, không biết lúc nào chị như một người để’trủt bầu tâm sự. Chị thường không cho lời khuyên, hay an ủi, chi đơn giản là đón nó bằng nụ cười méo mó, kỳ dị, và ngồi im lặng, lắng nghe. Nó chưa từng hỏi vì sao chị có khuôn mặt như vậy, bởi nó biết mỗi người đều có một phần quá khứ muốn lãng quên, một câu hòi vô tình, có khi làm toạc máu vết thương cũ.
Có lẩn, nghe nó kể chuyện đói nghèo, đồng tiền kiếm bằng nghề giạng chân ngày càng ít khi nhan sắc đã dần phai, chị thều thào.
- Dọn qua đây ở...
- Thôi, mắc công, em không quen làm gánh nặng cho bất kỳ ai.
Nó nói, thoáng cười buồn, nhưng đâu ngờ chưa được bao lâu, đời lại đẩy nó lâm vào cảnh phải nương nhờ nơi chị.
Một tối muộn, nó về phòng trọ sau một đêm tiếp tục trắng tay, nó giật mình thấy phòng trọ mở cửa, bên trong đồ đạc đã biến mất, bé Thảo cũng không thấy đâu. Nó chưa kịp hoàng hồn đi tìm kiếm xung quanh, đã nghe tiếng con vừa khóc, vừa gọi mẹ sau lưng. Thảo chạy lại níu chân mẹ, khóc nức nở. Bà hàng xóm phòng đối diện thò đầu ra nói.
- Cô không đóng tiền nhà hai tháng, bà chủ nhà mở cửa tống hết đồ đạc ra ngoài, đuổi cả con bé, tui thấy tội nên dắt nó về vói gom ít đồ đạc cho cô. Nhưng mà cô coi kiếm chỗ nào rồi dọn đi nhanh giùm. Để vầy... không tiện.
***
Một tay dắt con, một tay xách linh kỉnh đồ đạc, nó, một con đĩ đứng trơ trọi trên mảnh đất Sài Gòn tấp nập người, về đâu đây, khi không thân không thích, không bà con bạn bè, hai mẹ con nó như hai hạt bụi nhỏ giữa cơn lốc hồng trần. Nó nhớ tới chị, mặc dù không muôn mắc nợ, nhưng rồi cũng phải dắt bé Thảo tới căn nhà bên dòng kênh đen. Đêm đầu tiên, bé Thảo nhất quyết không chịu ngủ vì sợ gương mặt chị, dỗ mãi, con bé mới mệt mỏi thiếp đi lúc nào không hay.
Nó ngồi hút thuôc sau sàn nước, chị ngồi cạnh, dong mắt nhìn lên ánh trăng cao.
- Em không bằng cấp, không nghề nghiệp, không làm đĩ thì biết làm gì nuôi con. Giờ Thao nó còn nhỏ, em còn cố giấu, chứ lớn hon, nó biết mẹ mình làm nghề gì, không biết làm sao inà nhìn mặt con.
Nó kéo một hơi thuôc, nhà vài vòng khói lên không, rồi giơ tay bắt lấy nhũng vòng khói như đang cố nắm lại những kv ức đã xưa cũ. Nó quay qua nhìn chị, bên con mắt còn lành lặn, một giọt nước mắt đô dài, xiên ngà. Nỏ với tay qua, lau đi, "Em xin lỗi, không nên để’ chị buồn vì chuyện của em."
Chị vòng tay, ôm nó vào lòng, thoáng một phút giây, nó cũng bất ngờ, nhưng rồi cũng thả lỏng người, dựa đầu vào ngực chị, nước mắt lại lặng lẽ trong đêm. Bầu ngực chị có mùi nắng, mùi gió, mùi bụi của Sài Gòn cùng những vết sẹo chằng chịt, như muôn nẻo đường Sài Gòn.
***
Mỗi khi đi làm về, nó hay tắm khuya, cái cảm giác cơ thế được gột rửa khỏi những bụi trần sau một ngày lăn lộn làm nó thích thú và mê mấn. Nước tuôn trào, có xóa được hết bụi trần dương gian, hay chỉ một ngày mai, cơ thể đàn bà lại nhớp nhác dơ bẩn.
Nhà tắm của chị, chỉ là cái màn nylon che vụng về ngăn cách một không gian nhó để xôĩ nước. Gió khe khẽ, tắm màn nylon phất phơ, một ánh mắt từ ngoài dòi dõi nhìn vô trong này. Giọng nó khẽ khàng, "Vào tắm chung với em cho vui." Chị còn ngại, ngập ngừng, nhung nó đã bước ra kéo tav chị. Hai thần thể đàn bà được ve vuốt bởi ánh trăng bàng bạc trên cao.
Nó nhìn cơ thê chị, đưa tay chạm vào những vết sẹo sần sùi nơi ngực. Cam giác nham nhám đưa đến cho nó những trải nghiệm khó ta. Ánh trăng vẫn nô nức nhảy múa trên hai người, lấp lánh phán chiêu vài giọt nước long lanh. Thân thể đầy sẹo của chị trong ánh trăng càng trớ nên kỳ lạỆ Tron^ một giây phút nào đó, nó tướng chừng như tay mình sẽ kéo những vết sẹo trôi theo làn nước, để lại làn da trắng ngần bên dưới, như chị chưa từng đau đớn, như chị chưa từng hoáng sợ.
Chị nhẹ nhàng nắm tay nó, khẽ kéo lại gần mình và ôm chầm lây. Nó thả cơ thế mình trôi theo những cám xúc lạ lẫm chị mang lại, thả mình theo làn nước, thà mình theo bản ngã, theo ánh trăng bàng bạc trên cao.
***
Chị cười nhiều hơn, bé Tháo cũng không còn sợ chị như trước, con bé níu tay chi, "Dì chải tóc Thảo đi!" Nó đứng nâu ăn trong bếp, phì cười nhìn cảnh chị ti mỉ chải tóc cho con gái mình. Mùi thức ăn lan tòa khắp căn nhà nhỏ yên bình. Dạo này không đi làm, nó biết có đi làm cũng không có khách, mấy con “bạn đồng nghiệp" cũng nhắn tin kêu ở nhà, vì có đứng rã chân cũng vậy, xui thì còn bị đám dân phòng cho tập thế dục buổi tổL
Đôi khi nằm cạnh chị, nó chợt nghĩ tới chuyện bỏ nghề, nhưng... làm sao mà bỏ, tiền đâu mà ăn, còn năm sau thì con bé phải vào lớp một. Nó nghĩ tói chị, biết cái nghề buôn bán ve chai của chị cũng đâu dư dả gì, giờ đã cho hai mẹ con ở không tiền, mặt mũi đâu đi nhờ vả chị.
Chợt nó nhớ tới lcri của một bà gái già lúc mới vào nghề.
"Làm đĩ một ngày, thì cả đời làm đĩ. Nhiều con tuớng lây chồng về rồi là coi như xong, nhung xin lỗi, chang qua là từ phục vụ nhiều thằng, hạ cấp xuống phục vụ một thằng, mà nó còn không trả tiền mới đau... Làm đĩ mà làm sao tìm ra hạnh phúc, xa xi lắm con."
Bà gái già nói xong, cười cay đắng, nghe đâu trước cũng có thằng đàn ông thế non hẹn biển kéo bả ra khỏi cái kiếp làm đĩ, cho bá chờ biền biệt, rồi cũng bặt tăm. Bà gái già cuối cùng chết vì sốc thuốc, mà cũng chẳng ai biết là sốc thuôc hay sốc tìnhệ
Chị quay qua nhìn nó bằng con mắt lành lặn, đưa tay vỗ nhẹ vào bờ vai, "Ngủ đi, đừng suy nghĩ nữa." Bé Thảo nằm cạnh đã ngủ say, giâc ngủ không mộng mị, nặng nề như hai người lớn nằm bên cạnh.
***
Thành phốqua đợt kiếm tra, đám bạn nhắn tin cho nó kêu chuấn bị đi làm lại, đám ma cô cũng bắt đầu tìm coi nó đang ở chỗ nào. Mười giò tối, bé Thào đã say ngủ, nó lặng lẽ thay đồ, trang điếm. Chị ngồi im nhìn nó, hỏi câu thừa thãi, "Đi đâu?"
Nó ngập ngừng, chằng biết trả lời thế nào cho chị khỏi bận lòng, "Em... di làm."
Chị kéo tay nó ra trước cửa nhà, nói nhó tiếng, hình như sợ bé Thảo tinh giâc, "Đừng đi, được không?"
"Không đi, rồi tiền đâu mà sống đây chị."
Chị thoáng im lặng, nó cũng im lặng, dợm bước, nhưng chị kịp với tay kéo nó giật ngược vế phía mình, ôm chặt, "Đừng đi mà.ẽ. chị lo cho em và con."
Đêm đó, nó đã ớ lại bên chị, bên cạnh dòng kênh đen lềnh bềnh rác rưởi, trong khói thuốc lãng đãng, câu tâm sự của đòi nó nhẹ tênh, "Em cũng tính để’ dành tiền rồi học nghề may, đâu thể làm gái hoài được, nhưng giờ thì chưa có tiền..." Chị vẫn im lặng như mọi lần nghe câu chuyện từ nó, cầm cái bao thuốc lá trống trơn cùa nó vừa bỏ xuống, quăng luôn xuông dòng kênh đen. Cái bao thuốc vướng lại trên đám bèo xanh đang trôi chầm chậm. Thì ra, giữa cái dòng nước đen ngòm đó, vẫn có những thứ xanh tươi nương bám.
***
Chiều ngày sau, nó đang đứng trong nhà nâu bửa cơm chiều đạm bạc cho chị và con gái, bồng nghe tiếng bé Thảo hí hửng khoe.
- Mẹ ơi, ra coi dì mua búp bê cho Thảo nè, đẹp lắm!
Nó chùi hai bàn tay vào chiếc quần thun, vội ra ngoài nhìn con. Bé Thảo hổ hởi cầm con búp bê mới trên tay, với áo đầm voan, mái tóc vàng óng, gương mặt đang mim cười rạng rỡ.
- Tiền đâu mà chị chiều con bé vậy?
Nó hòi nhưng chị vẫn chi im lặng, khóe môi lành lặn chợt chếch lên hình nụ cười, rồi chị lấy trong
túi quần ra một xấp tiền, để xuống bàn cạnh nó, "Giữ đóng tiền học may."
Nó cầm, chưa kịp thắc mắc đã nghe tiếng chị tiếp lời, "Giữ đi, đừng hỏi."
***
Đi học may đã hơn hai tháng, nó may cho chị cái khẩu trang loại lớn, dùng che mặt khi đạp xe đi mua ve chai. Chị cầm cái khẩu trang, túm tim nụ cười, dù gì cũng là món quà đầu tiên chính tay nó làm tặng. Chị nhất quyết không xài tới, nó nói mãi, tới mức phải may thêm một cái khác, chị mới chịu xài.
Nó nắn nót ngồi gõ chữ, viết cho xong bộ hồ sơ xin việc trên bàn. Chiều nay cầm qua bên xí nghiệp may, gởi vô rồi chờ người ta coi qua, cầu Trời cho được nhận. Điền xong, nó đứng dậy ra sau bếp xào đĩa rau chờ chị đón bé Thảo về rồi ăn cơm, mà sao chị đi nãy giờ chưa thấy về. Đang ngóng ra đường, nó thấy bé Thảo chạy ào về nhà, vừa chạy vừa khóc lu loa.
- Mẹ ơi! Dì bị xe đụng, mẹ ơi!
Nó bỏ hết mọi chuyện, chạy ra để nhìn thấy cách nhà chưa đầy trăm mét, chị nằm bất tình trên mặt đường, vài người đứng xung quanh chỉ trỏ bàn tán.
"Cái thằng khốn nạn, đụng mẹ con người ta rồi bỏ chạy mất tiêu..."
Nó chạy tới, ôm chầm lấy chị, "Chị, chị ơi!" Chị rướn đôi mắt lờ mờ, nhìn nó, bên mắt lành lặn của
chị rớt xuống giọt nước mắt, môi mấp máy, "Ráng... ráng lo cho con."
Tay chị nắm chặt tay nó, run rẩy kéo nó để tav lên túi áo chị, trong có một phong thư trắng, đoạn, tav chị buông thõng, cũng là lúc nó gào lên, "Chị ơi".
***
Nó ngồi trước cửa phòng cấp cứu, trong kia, người ta đang giành giật chị về từ cửa địa ngục. Lá thư trên tay nó ướt đẫm vì nước mắt, thư chị ngắn gọn, biên lại vì chị sợ giọng minh kê không được trôi chảy, chữ chị liêu xiêu, xiên vẹo như một kiếp chị đắng cay đủ.
Bên cạnh lá thư ghi vội, còn có tâm ảnh của chị, với gương mặt lành lặn vẫn còn nét thanh xuân. Thư chị ghi đơn giản, kể rằng chị cám thương nó, bởi, chị cũng đã từng là một con đĩ. Số phận dun dủi, một người đàn ông đem lòng thương chị thật sự, nào ngờ, vợ ông ta thòa cơn ghen tuông đàn bà bằng ca axit đậm, hủy nát dung nhan, hủy nát cả đời chị. Bà ta vào vòng lao lý, người chồng đau khố, nhưng biết chính bản thân mình gây ra cơ sự, bèn tặng chị một số tiền lớn. Tủi nhục, chị lê thân tàn lên đất Sài Gòn tìm đường sống bằng nghề ve chai. Còn số tiền được đền bù, chị gởi ngân hàng phòng khi hữu sự, giờ đã vì mẹ con nó mà đem ra dùng.
Thư chị ngắn, nhưng nó đọc hơn chục lần, câu chữ cứ nhảy múa cùng nỗi đau, cùng nước mắt nhòe nhoẹt. Bé Thảo cạnh bên, chốc chốc quay sang, giọng lo lắng, "Dì có sao không mẹ?" Nó vỗ về con, an ủi, giọng nghẹn như cố tự trấn an mình, "Dì không sao đâu con... dì là người tốt, không sao đâu."
***
Cô công nhân xưởng may chen trong đám đông trước cổng trường, hôm nay, ngày đám trẻ lớp một đi học buổi đầu tiên, thế nào mấy đứa nhỏ cũng ngóng về dữ lắm. Có tiếng trống trường văng vẳng vọng ra, từng tốp học sinh xếp hàng ra đến cổng , rồi như ong vỡ tổ, tán ra tìm người thân.
- Thảo! Mẹ đây nè, Thảo! - Cô công nhân vẫy tay gọi con.
Con bé nhận ra, ào chạy tới chỗ mẹ.
- A, có dì đi đón Thảo nữa. Hôm nay đi học vui lắm dì ơi.
Cô công nhân xách giùm con chiếc cặp. Con bé giành đẩy chiếc xe lăn có người đàn bà ngồi trên, đang mỉm cười nghe con bé tíu tít kể chuyện trường lớp, thầy cô.
Vài người đi đường quay đầu nhìn hình ánh đó, mấy đứa trẻ lâm lét nắm chặt tay mẹ vì sợ khuôn mặt đầy sẹo của người đàn bà. Hoàng hôn đẩy bóng ba người kéo dài trên mặt đường, xa như cái hạnh phúc ai cũng hằng mong.
Hanh phúc, có ngưòi mất cả đời để đi tìm, nhưng rồi hóa ra nó dang ngày ngày sánh bước kế bên. Một con đĩ hạnh phúc, đâu phải chỉ là trong mơ...
Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo.