Chương 17 “Anh ơi, mấy cây mã đề này phải làm sao ạ?” “À, cái đó em bó ba cây làm một nhé. Làm xong em mang bách diệp thảo ở sân sau vào cho anh. Anh cần năm cây.”
“Vâng, em hiểu rồi.”
Tội cực kỳ bận rộn.
Ít khi ở cửa hàng vì hết bận đám tang rồi lại đám sang cát nân mấy ngày nay tôi vẫn phải làm việc hầu như không ngủ, không nghỉ để giải quyết xong số hàng đặt còn tồn đọng. Hệ thống mà Karin để lại giúp cửa hàng tôi tăng thêm số lượng khách. Ngoài ra, tôi cũng thêm một vài cải tiếng trong khải năng vốn có, nhờ sự hỗ trợ của internet, hiên giờ trên bảy mươi phần trăm doanh thu ccủa cửa hàng được đặt hàng qua hệ thống này.
“Anh ơi, thế này được chưa ạ?” Từ sân sau quay ra, Okuda hỏi tôi. Cậu ta vào cửa hàng này làm việc được hơn ba năm. Cứ tưởng cậu ta sẽ tiếp tục thi đại học và trượt đến lần thứ tư, nhưng hình như cũng đã nhận ra giới hạn của bản thân. Cậu ta cũng giống như tôi, có lẽ có chút vấn đề về trí nhớ và nhận thức.
“Đây là mizutoranoo(1). Anh đã bảo là bách diệp thảo cơ mà.”
(1) Loại thủy sinh gần giống với bách diệp thảo, được phân bố ở vùng Đông Á.
“Ủa,” Okuda gãi đầu. Từ hơi thở phát ra mùi bơ lạc. Chắc chắn cậu ta cậu ta đã ăn đồ béo có vị bơ lạc ở sân sau. Mỗi ngày cậu ta ăn năm cái. Trọng lượng của cậu ta mỗi năm tăng mười phần trăm. “Không phải anh bảo là mizutoranoo ạ?”
“Anh không bảo. Em đổi lại đi.”
“Dạ vâng.” Cậu ta lại lắc lư thân hình to béo rồi biến vào phía trong. Mỗi lần như thế này tôi thấy nhớ Natsume vô cùng. Nếu là cậu ấy thì tuyệt nhiên chẳng có những sai sót như vậy. Làm sao mà cậu ấy nhầm lẫn được chứ. Thế nhưng, dù tôi có nhớ thế nào đi chăng nữa, Natsume cũng chẳng quay trở lại. Tôi lại muốn chị gái cậu viết thêm cho cậu một bức thư nữa. Rằng thì là làm việc ở cửa hàng này sẽ có ý nghĩa nhất cuộc đời rồi. Thế nên...những lời đó cũng không thể gọi Natsume quay lại được nữa.
Giờ cậu ấy đang ở Pháp. Một năm sau cuộc hội nghị định mệnh, Natsume đuổi theo Misaki sang Paris. Thực ra thì câu ấy muốn đi ngay, nhưng vì tôi rơi vào tình trạnh trầm cảm một thời gian, rồi công việc cửa hàng cũng bận rộn nên cậu ấy chẳng nói chẳng rằng, tự hoãn chuyến đi để giúp tôi.
Bây giờ Natsume phát huy tối đa khả năng, mở rộng nhập khẩu và bán dầu Aroma. Lấy tên thương hiệu là một chữ cái La tinh, chữ “S”. Dạo gần đây sản phẩm đó đã xuất hiện nhan nhản ở các cửa hàng hương liệu trong vùng này.
Có lẽ cả cậu ấy cũng nhận ra ba nốt ruồi trên gáy Misaki? Tôi rất hay nghĩ về điều đó. Vì bây giờ khi đã kết hôn, chữ cái đầu tiên trong họ Misaki đã chuyển sang thành chữ “N” nên khả năng đó ít nhiều có thể xảy ra.
Con của hai người đã được ba tuổi. Năm ngoái khi họ đến thăm cửa hàng, tất cả chúng tôi đã cùng tụ họp. Cậu con dễ thương vô cùng, trông rất giống Misaki. Bố tôi có vẻ hơi buồn nhưng cũng chẳng còn cách nào khác, tôi chỉ còn biết thầm xin lỗi trong lòng.
Thực ra trong vòng năm năm qua, tôi cũng thử hẹn hò với hai người con gái. Vì đã nói với Karin rằng “Tớ sẽ nổ lực” nên tôi nghiêm túc thực hiện. Thế nhưng quả nhiên là không thể. Người con gái tôi yêu nhất đang chìm vào giấc ngủ ở thế giới xa xôi, người con gái tôi yêu thứ nhì đã kết hôn với nhân viên cũ của cửa hàng tôi và giờ đang ở một đại lục khác. Tôi thuộc típ người luôn bị ảnh hưởng bởi những chuyện đã qua, vì thế mà không thể xóa sạch tất cả để bắt đầu lại từ đầu. Có nghĩa là, người mới bao giờ cũng bắt đầu từ thứ ba. Thế nên hẳn là không thể được. Phụ nữ rất nhạy cảm với điều đó, nên cả hai mối tình, tôi đều bị đá bay ngay từ khi mới hẹn hò.
Phải rồi, tôi quên không nói về một nhân vật quan trọng, đó là Yuji. Cậu đã hoàn toàn khỏe mạnh. Dù mất khá nhiều thời gian nhưng giờ cậu ấy đã trở về như cũ. Điều kỳ diệu là không để lại di chứng nào. Bây giờ cậu ấy vẫn ở khu nhà đó. Người sống ở phòng bên cạnh đã chuyển sang phòng cậu ấy mặc dù chưa đổi sang họ Igaraghi. Nhưng tôi có cảm giác họ sẽ mãi mãi như thế.
“Khi nào mẹ anh mới trả tiền đây?” là câu Momoka rất hay hỏi.
“Một lúc nào đó.” Yuji trả lời.
Biết đâu “một lúc nào đó” sắp xảy ra. Một ngày kia, mẹ Yuji sẽ đột ngột xuất hiện, chìa tay cho cậu ấy và bảo “Đây là tiền mẹ đã mượn của con”. Bà sẽ vừa khóc vừa cầu xin Yuji tha thứ “Mẹ xin lỗi đã để con phải chờ đến bây giờ”. Cũng có thể chuyện đó xảy ra chứ.
Thời vận cùa Yuji phất lên trông thấy. Khi Yuji bắt đầu vẽ tranh lại, bố tôi gom một vài bức đem đi. Lát sau trở về ông thông báo với chúng tôi rằng “Số tranh ấy chắc sẽ bán được đấy”. Hỏi thêm thì ông cho biết, người mà ông đến thăm là một chiến hữu. Ông ta có người quen đang kinh doanh phòng triển lãm nghệ thuật, những bức tranh Yuji vẽ đã được đem ký gửi ở đấy.
Nhờ thế tác phẩm của Yuji túc tắc đã có người mua. Đến giờ thì đã có khác hàng trung thành, thậm chí Yuji còn vẽ cả tranh theo đặt hàng nữa. Dĩ nhiên, chúng toàn là những bức tranh về rác.
Từ một năm nay, tôi bắt đầu nuôi chó. Nói thế nhưng thật ra là chó của Yuji. Không được phép nuôi ở chung cư nên Yuji mang đến chỗ tôi. Nghe đâu cậu ấy nhận từ một người làm tình nguyện, con chó này cũng bị phẫu thuật thanh quản giống con Trash. Thật kỳ lạ, nó kêu “Hoáp!” đương nhiên nghe gần giống tiếng gió hơn là tiếng sủa. Yuji bảo rằng cậu nghe thành “Huýt?” nhưng rõ ràng nói vậy là quá bẻ cong sự thật. Momoka thì bảo nghe thành “Đoáp” nhưng tôi thấy cô ấy cũng hơi sáng tạo quá. Hẳn là “Hoáp!” vẫn chính xác nhất.
“Con này cũng lông xù đấy,” Yuji nhận xét. “Tớ định đặt tên nó là Trash.”
Cứ để y như vậy thì chẳng còn gì là đặc sắc, bởi thế nó được đặt là Trash thế hệ thứ hai. Con Trash đệ nhị này cũng đã có tuổi.
“Khi nó chết, tớ khóc suốt ba ngày liền.” Yuji nói. Về con Trash đệ nhất. Tôi thấy nếu quy đổi ra tuổi người thì nó cũng phải được một trăm tuổi ấy chứ. Nó sống khá thọ.
“Khi bố qua đời, tớ cũng không khóc đến nỗi thế. Lúc sắp trút hơi tàn, con Trash nhìn vào mắt tớ rồi kêu “Huýt?” Cứ như nó đang hỏi “Thế thôi nhé, tớ đi đượ rồi nhé” ấy. Có lẽ lo lắng khi phải để lại tớ một mình”
“Nếu cậu thấy buồn thế thì cậu đừng nuôi nữa có phải tốt hơn không?”
“Ừ. Cơ mà nhé, buồn cũng là một món quà được ban phát cho con người mà. Có nó thì các mảnh ghép của cuộc đời mới được lấp đầy. Bởi vì nhé, cậu thử nghĩ mà xem,” Yuji nói. “Nếu điều này là không cần thiết thì mình cũng đâu cần phải có cảm xúc đúng không. Nỗi suy sụp khi mất đi người ta yêu thương, cũng giống như sinh vật sống ở trên đời mà phải chịu tật nặng nề. Thậm chí có cả những người chết theo người mình yêu thương”.
“Ừ. Đúng như vậy.”
“Ấy thế nhưng con người ta vẫn được ban cho cảm xúc, đó là bởi chắc chắn nó có ý nghĩa nào đó”.
“Vậy sao?”
“Tớ nghĩ thế đấy.”
Vói lý do ấy, hiện giờ con Trash đệ nhị đang ở trước cửa hàng nhà tôi. Nó cũng là nỗi buồn được tiên liệu trước. Nhưng Yuji bảo như vậy cũng được. Tôi đã suy nghĩ về điều đó trong đám tang. Rằng, nỗi buồn này chứa đựng ý nghĩa nào không?
Ngoài tám mươi tuổi, bố tôi chẳng hề mắc bệnh tật gì, tôi đã nghĩ chắc chắn ông sẽ sống đến một trăm tuổi. Thế nhưng vào thời điểm còn cách sinh nhật lần thứ tám mươi lăm khá xa, ông đã trút hơi thở cuối cùng. Địa điểm là sân vận động gần khu chung cư. Bố tôi gục ngã ngay gần đích của đường chạy 400m. Sau khi mặt trời xuống bóng, tình cờ một người đàn ông dắt chó đi dạo ngang qua phát hiện ra ông. Nhưng bây giờ bố đã chạy đến “thế giới bên kia” với đôi chân thần tốc. Người đàn ông đó chỉ còn thấy cái xác không hồn.
Thật kỳ diệu, đồng hồ đeo tay của bố chuyển sang chế độ bấm giờ, màn hình điện tử hiển thị con số 64:50. Nếu đúng là bố tôi chạy 400m trong khoảng thời gian này thì quả là con người đáng nể. Nó vượt xa kỷ lục thế giới ở độ tuổi ấy. Đấy là cũng có thể gọi là thế giới thần linh. Phải chăng bố đã nhìn thấy một hình bóng diệu kỳ lúc cuối đời? Trong lúc đuổi theo đặng túm lấy nó, ông đã chạy 400m với khoảng thời gian kỷ lục để rồi phải đánh đổi linh hồn cho một kỳ tích?
Dù là gì đi chăng nữa, đó thật là khoảng khắc cuối đời đậm chất con người bố. Bố đã kết thúc cuộc đời theo cách riêng của mình. Tôi rất lấy làm tự hào vì điều đó.
Số người phúng viếng nhiều đến kinh ngạc. Bố quảng giao tới mức không thể nào ngờ ông là cha của một kẻ ghét quan hệ xã hội như tôi. Ngoài anh chị em, con cháu, còn có những người quen của ông khi làm việc, những người cùng lớp ghi ta hay những người cùng sống trong chung cư. Bạn thời học sinh cũng đến. Trong đó có cả bác Sakuji mà tôi đã kể. Tên bác ấy phải là Sakuji trong chữ “Tác Nhị” cũng không phải Skuji trong “Sách Trị” mà là Shouji trong “Chính Trị’. Là Sakuma Shouji. Gọi tắt là Sakuji. Ra là vậy.
Bác Sakuji đến trong tình trạng say rượu, bác hướng về di ảnh bố tôi rồi cố gằng giọng khàn đặc, khuôn mặt đầy nếp nhăn thấm đẫm nước mắt, “Lão ngốc kia. Trận đấu còn chưa phân thắng bại mà. Mẹ nó chứ, lão quay về vạch xuất phát xem nào. Phong độ của ta đang phừng phừng lên đây. Lão đã sợ mà cắp đuôi bỏ chạy rồi chứ gì? Mẹ nó chứ!”
Sau đó bác Sakuji đứng lặng một hồi lâu, lấy khăn tay lau mặt. Thiện thể bác xì mũi rõ to rồi mới cất chiếc khăn tay vào túi quần. Sau khi kính cẩn thắp nhang, bác ra về với dáng vẻ còm cõi, héo hắt. Người vừa mất đi chắc chắn là đối thủ của bác, nhưng trong bóng dáng buồn bã ấy, chẳng khác nào bác vừa mất đingười mà bác yêu quý nhất.
Yuji luôn có mặt bên cạnh tôi.
“Cậu không sao chứ?” Cậu ấy hỏi tôi. “Tớ sẽ không để cậu lại một mình đâu.”
Hễ rảnh rỗi tôi lại đến nghĩa trang nơi chôn cất bố. Đó là nghĩa trang thành phố, rất rộng. Mẹ tôi cũng ở đó, thế nhưng sinh thời hiếm khi bố đến. Có lẽ bời vì nó cách nhà đến một tiếng đi tàu điện, và lý do lớn nhất là bởi ông nghĩ rằng mẹ tôi không ở đó. “Nơi đây giống như nơi kết nối. Nó liên kết ta và bà ấy. Tuy nhiên, chỉ cần nắm được chút bí quyết nhỏ thì không cần đến nơi này chúng ta vẫn có thể kết nối với nhau. Dù có đang giữa phố phường đông đúc.”
Tôi vẫn chưa giỏi được như bố nên chỉ còn cách ngồi xe điện một giờ đồng hồ để đến đây. Mặc dù vậy tôi vẫn không cảm nhận được thứ gọi là “kết nối”, luôn cảm thấy mình đang đi một chiều.
Nơi này rất rộng. Tôi nghĩ chắc chắn nó phải rộng hơn thành quốc hiện tại của giáo hoàng La Mã. Bốn phía được bao quanh bởi dãy đồi xanh tươi, toàn cảnh giống như lòng chảo. Mảnh đất bằng phẳng được phân ra thành các khu nhỏ, có hai con đường lớn chạy sang phía Đông và phía Tây. Con đường phía Đông trồng hàng cây thi cử, còn con đường phía Tây là hàng cây anh đào. Nằm ở hướng giao với nó cũng có một vài con đường, cứ đi hết một con đường thì sang một khu khác, với những tên gọi vô cùng đơn giản như “Khu Tây 16”. Tiện đây thì cũng nói luôn là bố mẹ tôi ở “Khu Nam 13”. Có đến hơn mười ngàn bia mộ hình dáng giống hệt nhau nên chỉ còn cách dựa vào tên khu mà tìm. Song lần nào tôi cũng lạc đường. Có thể cảm nhận được hơi hướm của chủ nghĩa bình đẳng trong cách thức loại bỏ triệt để tính chất cá nhân này. Cũng có vẻ như họ bàn bạc với nhau rằng “Thế giới cũ có rất nhiều vấn đề, nhưng sang đến thế giới bên kia thì hãy gạt bỏ địa vị mà thân thiết với nhau.” Tất cả đều khiêm tốn thu mình trong mô đất hình thang cao khoảng tám mươi xentimét, và đều có vẻ bằng lòng.