Nhất Phẩm Giang Sơn Chương 187 : Giàu ngang một nước

Nhất Phẩm Giang Sơn
Tác giả: Tam Giới Đại Sư
-- o --

Quyển 4: Vũ Lâm Linh
Chương 187: Giàu ngang một nước


Nhóm dịch: Đọc Truyện Đêm Khuya
Nguồn: MeTruyen






“Độc nhất chủ?” Tống Đoan Bình ngầm líu lưỡi, thầm nghĩ, vậy bố trí Hoàng Đế Bệ Hạ ở chỗ nào? Chả trách bọn họ không dám dùng lời nói của Thiên triều để niệm.


Đợi cầu nguyện xong, mọi người về chỗ ngồi, Bạch Dịch Cư cũng trở về chỗ ngồi cạnh Trần Khác và Tống Đoan Bình. Tống Đoan Bình hiếu kỳ hỏi y, vừa rồi đang cầu nguyện gì.


Bạch Dịch Cư cười cười nói:
- Ca ngợi lời nguyện cầu của Chúa trời.
Y không muốn nói nhiều nội dung cụ thể, bèn giới thiệu với hai người một chút về nghi lễ từ đâu mà ra:


- Theo ghi chép kinh điển, tổ tiên của chúng ta là Abe lan, ở tuổi chín mươi chín nghe theo ý chỉ của Chúa Trời, làm lễ cắt da bọc quy đầu (đạo Do Thái tiến hành lúc trẻ vừa sinh ra, đạo I-xlam tiến hành ở tuổi nhi đồng). Chúa Trời còn báo với tổ tiên, nhiều đời nam tử về sau, sinh hạ tới ngày thứ chín đều phải làm lễ cắt da bọc quy đầu. Một người Do Thái bắt đầu tin tưởng thờ phụng Do Thái giáo, chính là bắt đầu nghi lễ cắt da bọc quy đầu. Từ ngày đó trở đi, trẻ con mới sinh ra thì kết khế ước với Chúa Trời và trở thành đầy tớ của Chúa.


- Nói như vậy, lễ cắt da bọc quy đầu thì tương đương với đốt cai của đệ tử Phật gia?
Tống Đoan Bình chợt nói:
- Cụ thể là hành lễ ra sao nào?

- Nhìn cũng chẳng biết được. Trần Khác liếc Tống Đoan Bình một cái, cười nói:
- Ngươi cảm thấy thấy tốt, quay về ta cũng giúp ngươi cắt.


Bạch Dịch Cư che miệng cười thầm, Tống Đoan Bình biết Trần Khác lại đang đùa người đây mà, nên cười ha hả không nói lời nào, xem nghi thức chính thức bắt đầu… Sau khi cầu nguyện, một chiếc ghế mềm hoa lệ được đem lên trong phòng.


Lại có người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp nâng đến đây một cái bàn, trên bàn phủ vải bông sạch, mặt trên bàn bày đặt chậu nước hộp bạc. Vị vận áo bào trắng, thì ra là Labie người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp, đi đến trước bàn, tiến hành rửa tay cẩn thận.


Bé trai chuẩn bị lễ cắt da bọc quy đầu, được quấn lại trong tã lót sạch sẽ. Bạch Nhã Minh người mặc đồ trắng khiết, đeo khăn cầu nguyện của với đường vân đen, một tay ôm bé trai, một tay cầm bản kinh thư, vẻ mặt thành kính, không còn sự xảo quyệt của thương nhân.


Sau khi rửa tay, tay trái án lấy kinh thư của Bạch Nhã Minh, nói bằng văn Hebrew.


Đợi cho nói xong, Bạch Nhã Minh hôn tay ông, khiêm tốn dùng văn Hebrew đối đáp.

Tống Đoan Bình hướng về phía Trần Khác, nghĩ rằng anh chàng này có thể nghe hiểu, ai ngờ Trần Khác ngoài những lời thoại ngày thường, hắn còn biết rõ đoạn từ cầu khấn kinh điển kia, đối với những lời tự thì thầm giờ phút này của Bạch Nhã Minh, thì một câu nghe cũng không hiểu.

May mà Bạch Dịch Cư đến phiên dịch:
- Người Do Thái các ngươi, con trai nhiều đời sau, bất luận là sinh ra trong nhà, con cháu bên ngoài, hay dùng tiền mua ở ngoài về, thì sinh ra đến ngày thứ tám đều phải làm lễ cắt da bọc quy đầu. Người nam nào không chịu làm lễ cắt da bọc quy đầu, nhất định bị loại trừ bởi vì mang lời hẹn ước của ta.
Đây là lời nói của Labie.

- Ca ngợi người, Chúa Trời của chúng ta. Người dùng thánh dụ khiến chúng con thánh thiện, Người lệnh cho tất cả con của chúng con đều nhập vào điều ước của tổ tiên Abraham của con, trở thành một người Do Thái tốt biết giữ lời hứa cam kết…,
Anh ta niệm một câu rồi dừng lại một chút, những người Do Thái khác trong hội đường tất cả đều theo anh ta đọc.

Sau khi Bạch Nhã Minh đem bé trai đặt ở trên ghế, lại thêm một vị lớn tuổi tiến lên ôm lấy bé trai mới sinh, sau đó ngồi xuống. Một vị khác thì đứng ở bê cạnh ghế, chờ đưa đứa bé lên làm lễ cắt da bọc quy đầu.

Bạch Dịch Cư nói, người đứng chính là phụ thân của y, cũng là ông nội của đứa nhỏ, Lão Bạch, còn người ngồi là ộng ngoại của bé, cũng là tộc trưởng của bọn họ, Lý Duy.

Lúc này, Labie người vận khăn cầu nguyện đi đến bên người đứa trẻ, tã lót được mở ra, thứ non nớt đó hiện lên trước mặt mọi người.

Tiếp đến phát sinh ra một cảnh tượng, làm đám học trò Tiểu Tống sợ ngây người – Labie kia mở ra chiếc hộp bạc, đầu tiên dùng một loại thuốc mỡ màu trắng, thoa lên nơi cần cắt, sau đó một tay dùng một vật bằng sắt rất nhỏ màu trắng bạc, nhấc đoạn đầu lớp da bọc quy đầu của đứa nhỏ lên, một tay dùng dụng cụ sắc bén nhọn, nhanh nhẹn cắt phần da thừa xoay quanh bao quy đầu. Tiếp theo ông rắc một ít thuốc bột lên vết thương cho bé trai, cuối cùng dùng băng gạc băng bao quy đầu lại. Cái này Trần Khác hình như đã gặp qua, thủ thuật cắt bỏ da bọc quy đầu nhanh chóng hoàn tất, có thể thấy là lão tiên sinh đã quen tay hay việc.

Hóa ra cái này chính là cái gọi là lễ cắt bao quy đầu. Tống Đoan Bình mở rộng tầm mắt, lại nghĩ tới tất cả đàn ông có mặt ở đây, hổng chừng đều bị ông ấy cắt qua thằng nhóc rồi, Tống Đoan Bình không khỏi rung mình…. Sau khi giải phẫu xong, Labie cũng chính là Chủ tế Do Thái giáo, cầm trong tay một ly rượu nho bắt đầu tụng kinh. Một lát sau, ông ấy đem chén rượu chuyển vào trong tay mẫu thân của đứa trẻ. Sau khi Mẫu thân của đứa bé niệm vài câu kinh văn, húp một ngụm rượu nhỏ.

Lúc này, chung quanh thân bằng hảo hữu hát ca, bước lên phía trước hướng người nhà Bạch Nhã Minh nâng ly nhiệt liệt chúc mừng. Lúc này lễ cắt bao quy đầu đã xong, bọn người hầu dâng rất nhiều rượu và đồ nhắm, yến hội cuối cùng cũng bắt đầu.

Trong bữa tiệc, Bạch Nhã Minh là phụ thân của con mới sinh, đã trở thành nhân vật chính, y đã cảm tạ việc mọi người đến tham dự, đồng thời tuyên bố tên đứa con, hiển nhiên đã dấy lên một trận hoan hô nồng nhiệt.

Yến tiệc của người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp, mặc dù không giống người Hán, có ca múa góp vui, nhưng ở đây bọn họ cùng nhau ca hát, tự tạo niềm vui cho mình. Mặc dù nghe không hiểu bọn họ nói cái gì, hát cái gì, nhưng Trần Khác thực sự thích tận hưởng bầu không khí thân mật khăng khít này. Đang lúc hắn híp mắt, đánh nhịp cùng tiếng nhạc, Bạch Dịch Cư nhỏ giọng nói:
- Labie và Lợi Vi mời Trần Đại ca vào thư phòng gặp mặt.


Trần Khác gật gật đầu, báo cho Tống Đoan Bình biết, rồi liền cùng Bạch Dịch Cư đến trong thư phòng của hậu trạch.

Hậu trạch vô cùng im lặng, so với phía trước nghiễm nhiên là hai thế giới.


Lợi Vi và Labie ….tên tiếng Hán gọi là Lý Duy và Lan Tất, hai vị lão nhân, lúc này đây rốt cuộc mặc nho bào, ngồi trên ghế đốt hương, uống trà, hoàn toàn là phong thái nhà Hán.

Sau khi chào, hai người tiếp đón Trần Khác ngồi xuống, Bạch Dịch Cư bèn đi ra ngoài.

Trong thư phòng, chỉ còn lại ba người bọn họ, Lý Duy tươi cười chân thành hướng Trần Khác mà ôm quyền nói:
- Nghe Nhã Minh nói, được Tam Lang chỉ vẽ ít nhiều, chúng ta mới không bị tổn thất lớn, vị lão làng này thay mặt toàn tộc, đa tạ Tam Lang rồi.

- Chỉ là việc nhỏ, không đáng nhắc đến.
Trần Khác lắc đầu mỉm cười nói.

Một chuyện tránh tổn thất mà Lý Duy nói, quan hệ đến cách thức kiếm của cải của người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp… những thiên tài cực kỳ có đầu óc buôn bán này, cũng không chịu kinh doanh nghề đang có, mà lợi dụng khứu giác kinh doanh nhạy bén của mình, chụp lấy món buôn bán có hồi báo cao nhất, sau đó nện xuống số tiền lớn, kiếm lấy một món lãi kếch sù.

Lúc này, cái gì kiếm lợi được nhiều nhất? Phương Bắc là quân đội hồi dịch, phía nam là mậu dịch trên biển. Trên biển mậu dịch thì không cần phải nói rồi, về phần biên quân hồi dịch, nói đơn giản, đó là quân đội muốn làm kinh doanh sinh lời. Về đối nội, Tống triều thực thi vật tư trọng điểm, như muối, sắt, rượu linh tinh do quốc gia độc quyền bán…., để đảm bảo thu nhập tài chính. Đối ngoại thì thực thi chiến lược cấm vận kinh doanh vật tư, làm suy yếu thực lực của nước thù địch.

Người bình thường rất khó chống lại vương pháp, nhưng quân đội muốn làm kinh doanh, triều đình sẽ không dễ quản lý. Lại thêm ở Tống triều, một xã hội thương nghiệp hóa cao độ, các quân quan lại không có tiền đồ gì đáng kể, chỉ một lòng một dạ kiếm tiền. Vì thế sau trăm năm khai quốc, quân đội Đại Tống, đặc biệt là lính biên phòng trời cao Hoàng đế xa, bắt đầu buôn muối, ủ rượu, khai thác mỏ, buôn lậu, chuyên làm cho dân chúng không mua bán gì được.

Người bình thường cũng không tưởng tượng nổi, một chuyến có biết bao nhiêu món lãi kếch sù. Lấy một ví dụ đơn giản thế này, Lân phủ lộ kiềm hạt Cổ Quỳ khi còn tại nhiệm, lệnh cho cấm quân năm người một xóm, phát tiền vốn mười vạn văn, năm mươi ngày làm một chu kỳ mậu dịch, cho binh lính ra ngoài kinh doanh buôn bán, năm mươi ngày sau về, năm tên lính phụ trách nộp lợi tức cho quan phủ bốn mươi vạn văn.

Năm mươi ngày, 400% lợi nhuận, cũng khó trách thu nhập một năm của gia quân, chừng năm mươi vạn quan trở lên.

Trong việc buôn bán kiếm lợi nhất trong thiên hạ, sao có thể không có bóng dáng của người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp được, bọn họ lấy tài lực hùng hậu, cung cấp cho quân đội mượn tiền, kiếm được đầy chậu, đầy bát, đây chính là con đường phát tài của người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp.


Nhưng mà khi mùa xuân, Trần Khác nói với Bạch Nhã Minh, triều đình lập tức sẽ cấm hồi dịch!

Bạch Nhã Minh không tin, Trần Khác còn nói, tin tức này có giá trị năm vạn, chúng ta đánh cuộc, nếu ta nói đúng, ngươi cho ta năm vạn quan, nếu ta nói sai, năm vạn quan ta cất chỗ ngươi sẽ không lấy lại nữa.

Bạch Nhã Minh rốt cục cũng tin thêm vài phần, nhưng y không tiếc số tiền lớn mà tìm hiểu, nhưng bất luận tin tức gì cũng không nghe được, y thậm chí còn hoài nghi, đây có phải là đối thủ cạnh tranh muốn chiếm đoạt số định mức, hay là Trần Khác đang phóng ra tín hiệu giả?

Cuối cùng, vẫn là cẩn thận chiến thắng tất cả. Bạch Nhã Minh tạm thời rút lại quy mô tín dụng, đem con số cho vay chém đi một nữa. Kết quả mùng một tháng tám, quan gia hạ chiếu, từ nay về sau, nghiêm cấm phái cấm quân tham gia hoạt động hồi dịch – mậu dịch sinh lời! Mặc dù không biết cấm lệnh này được dùng đến bao lâu, nhưng đối với sự an toàn cho vay của người cho vay, lại là những uy hiếp trí mạng… Rất nhiều quân đội bắt đầu quỵt nợ, tất cả những người cho vay lớn nhỏ đều tổn thất thê thảm và nghiêm trọng.

Dù rằng người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp cũng tổn thất không nhỏ, nhưng bọ họ nhiều tiền thế lớn, với lại quy mô cho vay thu nhỏ lại một nửa, hẳn là vẫn còn chống đỡ qua được.

Bạch Nhã Minh vô cùng hối hận khi hoàn toàn không nghe lời Trần Khác, tự nhiên đối với hắn phục sát đất, lúc này mới toàn lực hướng về tộc trưởng và Chủ tế, đề cử Trần Khác ….
- Nghe nói Tam Lang có phương cách để làm sao giàu ngang một nước?
Sau khi nói lời cảm tạ, Lý Duy cười tủm tỉm nói: truyện được lấy từ website tung hoanh
- Lão xin chăm chú lắng nghe.

- Ta không chỉ có cách.
Trần Khác cười nói:
- Hơn nữa có tới ba cách, chỉ có điều đắt một chút thôi.

- Lần trước tin tức giá trị năm vạn quan.
Lý Duy thản nhiên nói:
- Lần này cũng làm theo vậy, chỉ cần Tam Lang nói ra, lão hủ sẽ trả công xứng đáng.

Trần Khác gật đầu nói:
- Trước tiên ta nói về cách thứ nhất, lũng đoạn kim ngạch một quốc gia.

Lý Duy giật mình, lại khônglên tiếng trả lời, tiếp tục nghe Trần Khác nói:
- Kim ngạch cái từ này, đúng là người bình thường không thể giải thích. Nhưng người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp, vì Đại Tống đã lập ra hệ thống tiền giấy, nói vậy chứ các ông đã sớm biết được rồi.

- Không rõ ràng lắm.
Lý Duy lắc lắc đầu nói.

- Kim ngạch trên nghĩa rộng, là chỉ tất cả phương tiện có liên quan đến việc lưu thông vốn.
Chỉ nghe Trần Khác chậm rãi nói:
- Nghĩa hẹp của kim ngạch, chuyên chỉ việc lưu thông tiền tín dụng …

- Cái gì là tiền tín dụng?
Lý Duy hỏi.

- Giao tử chính là nó.
Trần khác thản nhiên nói.

- Ha hả…
Lý Duy lắc đầu cười nói:
- Tam Lang nói quá sự thật rồi, chúng ta thay triều đình quản lý Giao tử ba mươi năm, kết quả là, chẳng phải là dựa vào các hoạt động kinh doanh khác để kiếm tiền…







Nguồn: tunghoanh.com/nhat-pham-giang-son/quyen-4-chuong-187-KvMaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận