Nhất Phẩm Giang Sơn
Tác giả: Tam Giới Đại Sư
Quyển 5: Quyết Chế Lệnh
Chương 209: Điều kiện
Nhóm dịch: Đọc Truyện Đêm Khuya
Nguồn: Mê Truyện
Bấm nút "Thu gọn" để thu gọn nội dungThu gọn
Người đọc sách, giấy và bút mực luôn là thứ được chuẩn bị sẵn. Triệu Trinh bèn bước tới thư án, Trần Khác đã cầm một cây bút ngâm trong mực ấm hai tay dâng cho quan gia.
Những người có trong phòng đều tới bên cạnh xem Quan gia đề chữ.
Cầm cây bút, Quan gia không vội trám mực, hơi chau mày nói:
- Đặt tên như thế nào?
Rồi nhìn mấy đứa cháu nói:
- Các ngươi có ý gì hay không?
Triệu Tông Thực suy nghĩ rồi nói:
- Nếu món tủ của ông chủ Thái là món Hoài Dương thì đặt là Hoài Dương Lâu.
Triệu Tông Huy nói:
- Nếu đã muốn làm quán rượu nổi tiếng nhất thì gọi là Đệ Nhất Lâu.
Quan gia từ chối không cho ý kiến nhìn Triệu Tông Tích nói:
- Tích nhi, con nghĩ sao?
Triệu Tông Tích cười cười nói:
- Hoài Dương Lâu thì quá tầm thường, Đệ Nhất Lâu thì hơi kiêu ngạo, vô duyên vô cớ khiến ông chủ Thái bị thù ghét. Nên gọi là Nhất Phẩm Lầu, Nhất phẩm Giang Sơn, khí thế mạnh mẽ mà lại không đụng chạm tới ai.
- Ừ.
Quan gia gật đầu cười nói:
- Nhất Phẩm Lâu quả là không tệ.
Dùng hết tinh thần và sức lực, trám bút mực, dồn toàn bộ sứ lực vào cánh tay phải, hạ bút viết một dòng.
Trong lòng Quan gia không vương vấn điều gì viết lên giấy bốn chữ khí thế oai hùng:
Nhất, Phẩm, Giang, Sơn...
Thái Truyền Phú cẩn thận nhận lấy ngự bút, vô cùng cảm tạ rồi lui ra ngoài.
Triệu Trinh cảm thấy rất thích chí, rời tiệc về cung.
Các cháu cung tiễn quan gia rời khỏi phòng, tới hoa viên, khách khứa vội đứng dậy cung tiễn.
Triệu Trinh cười nói với mọi người:
- Trẫm mệt nên hồi cung, các ngươi cứ thoải mái vui đùa.
Ông cũng biết, vì có mặt mình nên trong hoa viên vẫn rất yên tĩnh, khách đến dự không giám tự nhiên.
Theo mệnh lệnh của Triệu Trinh, không ai được rời khỏi bữa tiệc, chỉ có Trần Khác hộ tống ông ra khỏi hoa viên, trên đường về Ngự Liễn, Triệu Trinh ra lệnh cho thị vệ và thái giám cách xa một chút, nhìn Trần Khác nói:
- Vừa nãy ngươi định nói gì lại thôi.
- Vi thần định nói là, thực ra tiền lệ là có, tuy không nhiều nhưng cũng không ít,
Trần Khác khẽ nói:
- Nhưng không giám mạo muội lấy ví dụ tránh Quan gia khó xử.
- Ha ha ha...
Triệu Trinh cất tiếng cười nói:
- Tiểu tử thối, đúng là điên rồi.
Ngừng một lúc nói:
- Bây giờ không có ai, ngươi nói đi.
- Thời kỳ Xuân Thu Vệ quốc đại phu thúc tật một cung hai thê tử. Tây Tấn Cổ có Tả Hữu phu nhân, cũng như vậy Tây Tấn, Trần Sân, Trình Lượng, Nguy Thu, Lưu Phương đều có hai vợ cả. Gần hơn một chút có Vương Mao Trọng trọng thần của Đường Huyền Tông cũng có cũng có hai vợ...
Trần Khác tinh thông đủ loại sách như vậy không phải chỉ để trưng bày cho đẹp, nhanh chóng đưa ra hàng loạt ví dụ.
Trong thời đại ban đầu của Trần Khác, rất nhiều người cho rằng, Trung Quốc cổ đại là chế độ một chồng nhiều vợ, cách nói này thậm chí đã có trên sách giáo khoa của chính phủ, kỳ thực là hoàn toàn sai lầm. Nói chính xác là Trung Quốc cổ đại là một vợ một chồng nhiều thiếp.
Cụ thể mà nói thì cũng chính là, trong một khoảng thời gian nhất định, một người đàn ông, cho dù là Hoàng đế hay dân thường thì cũng chỉ có một người vợ chính thức. Hơn nữa vợ và thiếp không được cho là cùng thân phận, có vai trò không thể lẫn lộn trong gia đình, nhất là trong các đãi ngộ và lễ tiết tuyệt đối không thể lẫn lộn.
Bởi vì vợ cả là thông qua cưới hỏi đàng hoàng, vợ và chồng có quyền lợi pháp luật bình đẳng, con do vợ cả sinh gọi là con trưởng có quyền cúng tế và thừa hưởng chủ yếu số tài sản. Còn thiếp là thông qua việc mua bán thu nạp... trở thành một thành viên trong gia đình, địa vị thấp hơn vợ cả, những đứa con do họ sinh ra gọi là con thứ, chịu sự chi phối của vợ cả.
Nhưng triều Tống khác với các triều đại khác, theo quy đinh “Thiên thánh lệnh” ban bố ba mươi năm trước, làm thiếp có kỳ hạn là ba năm. Tức là tỳ và thiếp có thân phận như nhau, đều là thông qua khế ước thuê mua bán, và thời hạn không vượt quá ba năm. Khi đủ ba năm, hoặc là chuyển thành vợ chính, đương nhiên chuyển thành vợ chính cũng phải có quy định nghiêm khắc, thân phân chính thức của họ chỉ là như ‘phu nhân’, tức là được đối xử giống như phu nhân; hoặc là chuyển thành tỳ, lại qua bảy năm sau, tỳ hoặc là có thể được chuyển thành phu nhân hoặc là hủy bỏ khế ước, hoặc là chuyển thành ‘kiều nữ’ của người nam chủ, với thân phận đó được sống lâu dài ở đó.
Đương nhiên, như phu nhân nhưng dù sau cũng không hẳn là phu nhân. Chỉ là được hưởng sự đối xử giống phu nhân mà thôi, khi chồng chết, nếu như vợ chính không thể dung nạp họ thì kết cục của họ sẽ rất thê thảm. Vì thế vợ chính vẫn là độc nhất vô nhị, sủng thiếp diệt thê, lấy hai vợ đều là phạm pháp.
Nhưng mọi chuyện đều có ngoại lệ, trước đây đúng là đã có chuyện một chồng hai vợ. Vương Mao Trọng của đời Đường Huyền Tông, từng lập đại công cho hoàng đế, trong năm Khai Nguyên có thể coi là vinh quang tột đỉnh. Vợ của ông là là một nữ tữ bình dân được cưới về khi ông còn là kẻ bần tiện, sau khi ông thành đạt, hoàng đế cảm thấy người vợ hiện tại của ông ta không xứng với công thần của mình, bèn chọn một người môn đăng hậu đối trẻ đẹp, hiểu biết, thấu tình đạt lý ban tặng cho. Vương Mao Trọng nhận thánh chỉ cảm thấy vô cùng khó xử, bởi vì người đàn bà mà Hoàng đế ban cho thì không thể nhận làm thiếp được, nhưng với người vợ đã có với mình hai mặt con mà lại có thể tùy tiện bỏ được sao? Vương Mao Trọng tuy là người thô kệch, nhưng người thô kệch lại càng có tình có nghĩa, ông bèn thỉnh cầu hoàng đế thu hồi mệnh lệnh. Huyền Tông Hoàng đế thấy thái độ của ông kiên quyết, nhưng cũng không muốn mình mất mặt, bèn ban cho ông một ngoại lệ, đồng ý cho ông lấy hai vợ, không phân biệt lớn bé, đều phong ‘Quốc phu nhân’ như vậy mới giải quyết được vấn đề khó này.
Còn một tình huống đặc biệt khác nữa là Cổ Sung Tể tướng thời Tào Ngụy. Ông cưới vợ cả là Lý thị, sau này cha của Lý thị Lý Phong bị liện lụy tới chuyện mưu phản nên bị giết. Lý thị cũng bị trục xuất, sau này Cổ Sung lại cưới con gái của Thái thú Thành Dương, tức là Quảng Thành Quân. Vài năm sau, Lý Thị được xá miễn. Tư Mã Chiêu vì muốn đạt được càng nhiều sự ủng hộ, nên rất muốn Cổ Sung thu nạp lại Lý thị, nhưng Cổ Sung đã có vợ cả rồi. Phải giải quyết như thế nào đây? Nên Hoàng đế ra mặt cho phép Cổ Sung có Tả phu nhân Hữu phu nhân và phong cáo nên mọi chuyện mới được giải quyết.
Đương nhiên, sau này Vương Mao Trọng bởi vì lời gièm pha bị sát hại, Cổ Sung lại vì hai phu nhân đều có thế lực rất lớn, cả ngày không ngừng đối đầu với nhau, không có ngày nào được bình yên. Nhưng ngoại lệ cưới hai vợ thực sự là tồn tại, điều này không còn nghi ngờ gì nữa.
Nghe Trần Khác nói Quan gia bật cười. Sau đó vỗ vai hắn nói:
- Ngươi muốn học theo Vương Cổ, thì cũng phải có công lao và địa vị như Vương Cổ, như vậy Quả nhân mới có thể dàn xếp cho ngươi.
...
Trần Khác toát mồ hôi, Vương Mao Trọng là công thần Triều Đường, ba đứa con trai của ông sinh ra đã được phong làm quan ngũ phẩm, Tể tướng triều Đường mới là tam phẩm, ngũ phẩm tương đương với cấp bậc của Thứ sử. Rất nhiều quan viên cố gắng cả đời cũng không lên được cấp đó. Vương Mao Trọng đã dành tất cả cho con cái, địa vị này không cần nói rõ cũng tưởng tượng được. Cổ Sung càng là Tể tướng của hai triều, công thần đứng đầu của Tây Tấn Đại Ngụy!
Có thể nói, cả hai đều có công với xã tắc, quyền thế ngút trời, như vậy mới được Hoàng đế ân chuẩn, có cơ hội được ban đặc ân ngoại lệ. Là một chức quan nhỏ tám phẩm mà muốn có được sự ngoại lệ này thật sự là điều không thể.
- Mong Quan gia chỉ bảo cụ thể hơn ạ.
Trần Khác đã tiễn Quan gia tới bên cạnh ngọc lộ (xe Đế vương ngồi thời cổ đại, được trang trí bằng ngọc), trầm giọng hỏi:
- Rút cuộc thế nào mới được coi là công lao Vương Cổ, cần địa vị như thế nào mới được Quan gia phá lệ?
- Việc này...
Triệu Trinh cười nhìn hắn nói:
- Trình độ như Địch Hán Thần.
- Không nói chuyện quốc gia có cho thần cơ hội lập công hay không.
Trần Khác mặt đầy mồ hôi khổ sở nói:
- Nói đơn giản là đợi đến trình độ của Địch nguyên soái vi thần ít nhất cũng bốn mươi tuổi?
- Sao lại nói thế, khi Hoắc Khứ Bệnh phong lang cư tư (Vốn chỉ Hán tướng quân Hoắc Khứ Bệnh lên núi Lang Cư lập đàn tế thiên) cũng trạc tuổi ngươi bây giờ.
Triệu Trinh cười tủm tỉm vỗ vai hắn nói, vẻ mặt nghiêm trang nói:
- Hiện nay Quốc gia được gọi là thịnh vượng, thực chất là thù trong giặc ngoài, bốn bề không yên, đây chính là cơ hội để người tài lập công, ái khanh sao lại nói là không có cơ hội lập công?
- Điều này...
Trần Khác không có gì để nói nữa, cảm giác bản thân rất tầm thường.
- Nếu muốn ta phá bỏ lệ thường thì ngươi phải làm người phi thường, làm chuyện khác thường, chỉ cần Quả nhân thấy công lao hiển hách của ngươi, Quả nhân tất sẽ làm chủ cho ngươi.
Cuối cùng Triệu Trinh trầm giọng nói:
- Trước mắt nhiệm vụ của ngươi là: Thi đậu tam đỉnh giáp!
- Khoa thi này cao thủ nhiều như rừng...
- Ngươi không phải là nhân vật kiệt xuất, lấy tư cách gì yêu cầu Quả nhân phá lệ?
Triệu Trinh buông một câu nói khiến người ta chết đứng, rồi bước vào Ngọc Lộ.
- Cung tiễn quan gia...
Trần Khác đành cúi người tiễn giá.
- Ngươi vẫn thực sự muốn cưới hai người vợ?
Tống Đoan Bình xuất hiện trước mặt Trần Khác.
- Chỉ là thăm dò khả năng của loại khả năng này thôi.
Trần Khác nhún vai nói:
- Ai biết trước được tương lai sẽ như thế nào, chuẩn bị trước vẫn tốt hơn.