Quỷ Cái Vận Đồ Prada Chương 9


Chương 9
Hàng triệu cô gái xin chết để làm việc này đấy.

Mười hai tuần lễ trôi qua cho đến khi tôi bắt đầu tích trữquần áo hàng hiệu mà Runway gần như ấn vào tay. Mười hai tuần dài đằng đẵng vớingày làm việc kéo dài mười bốn tiếng và đêm ngủ lâu nhất là năm tiếng. Mười haituần dài lê thê mà hằng ngày tôi bị xét nét từ đầu đến chân, không được nghe lấymột lời khen ngợi hay ít nhất cũng khích lệ đã làm được việc. Mười hai tuần dàikinh hãi với cảm giác là mình ngu dốt, bất tài và ngô nghê đủ mọi mặt. Bắt đầuvào tháng thứ tư ở Runway ( may quá, chỉ còn chín tháng nữa thôi! ) thì tôi quyếtđịnh trở thành một cô gái mới và ăn mặc đúng lệ bộ.

Cho đến nay thì tôi khốn khổ nhất khi chọn quần mỗi sáng.Ngay một người như tôi cũng phải ngộ ra là mặc đồ “ chính thống” đỡ phiền toáihơn nhiều. Sáng sớm nào cũng khó nhọc, nhưng khó nhọc nhất vẫn là chuyện quầnáo. Đồng hồ báo thức réo chuông sớm đến mức tôi không dám kể chuyện ấy cho ai,tựa như nhắc đến thời điểm đó đã đủ đau hết mình mẩy. Sáng nào cũng đúng bảy giờcó mặt ở văn phòng đã là một thử thách lớn đến phát khóc. Tất nhiên là đã cólúc tôi trèo khỏi giường trước bảy giờ, ví dụ như để ra kịp chuyến máy bay nàođó hay cố ôn thi vào phút cuối cùng. Chứ ngoài ra tôi chỉ biết thời gian đó nhưđiểm kết của một đêm dạ hội, không có gì đáng sợ khi người ta có cả một ngàyhôm sau để được thoải mái ngủ bù. Nhưng bây giờ thì khác. Đây là một kiểu mấtngủ liên tục, đều đặn và vô nhân đạo mà tôi thì không sao lên giường được trướcnửa đêm. Hai tuần vừa rồi mới thật là lắm stress, vì công việc chuẩn bị ra sốbáo mùa xuân đang đi vào giai đoạn quyết định và có hôm tôi ngồi đợi đến gần mườimột giờ đêm ở ban biên tập để đợi lấy SÁCH. Về đến nhà thì thường là đã xongđâu, tôi còn phải ăn chút gì đó và cởi quần áo trước khi lăn ra ngủ như chết.

Đúng năm rưỡi, một tiếng chuông xé tai chấm dứt giấc ngủ -tiếng động duy nhất mà tôi không lờ đi nổi. Tôi cố thò một chân ra khỏi chăn vàduỗi về hướng đồng hồ báo thức ( được bố trí một cách chiến lược để tôi phảichuyển động mới với tới). Tôi lọ mọ dùng ngón chân tìm nút tắt để sau vài lần ấntrượt thì rồi cũng ngắt được chuông. Cứ sau bảy phút nó lại kêu lần nữa, vàđúng 6 giờ 04 tôi hoảng hốt vùng dậy để lao vào nhà tắm.

Tiếp theo là cuộc chiến với tủ quần áo, thông thường từ 6 giờ30 đến 6 giờ 37. Lily vốn quen đồng phục thống nhất ở trường là quần Jeans, áopull, dây chuyền sợi gai và dĩ nhiên không phải chuyên gia thời trang; cô luônngạc nhiên khi chúng tôi gặp nhau: “ Tớ vẫn không rõ cậu mặc đồ gì đến chỗ làmviệc? Quần áo của cậu thì okay, nhưng làm sao mặc đến Runway được?”

Tôi không tiết lộ với cô rằng từ mấy tháng nay tôi chủ tâm dậysớm và lì lợm quyết định sửa đổi phong thái thể thao của mình theo hướngRunway. Sáng nào tôi cũng đứng nửa tiếng trước tủ quần áo, tay cầm tách cà phêlấy trong lò vi sóng ra, lưỡng lự giữa đống bốt và thắt lưng, len và sợi micro.Sau khi thay tất năm lần để chọn được tông màu thích hợp thì mới nhớ ra làkhông được đi tất. Gót giầy của tôi luôn lùn quá, rộng quá, to quá. Tôi khôngcó lấy một thứ đồ nào bằng len cashmere. Do chưa hề biết khái niệm xi líp dâynên tôi bận rộn rất lâu để chọn cái quần lót nào không hằn vết ra ngoài – mộttrong những chuyện được ưa đem ra đàm tiếu nhất trong giờ giải lao. Và cho dùđã ngập ngừng nhiều lần nhưng tôi vẫn chưa dám mặc áo không dây đến văn phòng.

Sau ba tháng thì tôi đầu hàng. Mệt mỏi quá. Việc chọn lựatrang phục hằng ngày đã làm tôi kiệt quệ về thể xác lẫn linh hồn. Sáng nào cũngthế, một tay tôi cầm tách cà phê đứng trước tủ, tay kia lục trong đống quần áoưa thích ngày xưa. Sao phải khổ thế? Tôi tự hỏi. Đơn giản khoát hàng hiệu lênngười không nhất thiết có nghĩa là tôi bán rẻ linh hồn mình. Sau khi bị nghe nhữngcâu góp ý ngày càng cay nghiệt hơn về vẻ bề ngoài của mình, tôi tự hỏi là liệumình có vì vậy mà mất việc như chơi. Tôi ngắm mình trong tấm gương cao đến đầuvà bật cười: cô gái trong chiếc áo nịt Maidenform ( tôi!) và xi líp vải bôngJockey kia ( cũng là tôi! ) định bước chân vào làng Runway hay sao? Cho vàothùng rác được rồi. Chả gì thì tôi cũng làm việc ở Runway, tạp chí thời trangcó ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Chỉ ăn mặc sạch sẽ và đứng đắn thôi chưa đủ.Tôi gạt mấy thứ đồ ngán ngẩm sang một bên, lấy ra chiếc váy đen tuýt Prada, áocổ lọ đen Prada và đôi bốt thấp cổ Prada mà James đưa hôm buổi tối ngồi đợi lấySÁCH.

“Gì thế?” Tôi hỏi khi mở bao đựng quần áo.

“Đồ để chị mặc. Andy ạ, nếu chị không muốn bị mất việc,” anhmỉm cười nhưng tránh nhìn thẳng vào mắt tôi.

“Sao cơ?”

“Thế này nhé. Tôi nghĩ là chị cũng biết rằng kiểu… kiểu ăn mặccủa chị không hẳn giống mọi người ở đây. Tôi hiểu, chơi hàng hiệu là thú vui đắtđỏ, nhưng đã có cách. Tôi có rất lắm đồ trong kho quần áo, sẽ chẳng ai nhận ralà chị thỉnh thoảng … mượn vài thứ.” Anh lấy ngón tay ra hiệu cho chữ mượn vàongoặc kép. “ Và đương nhiên là chị cũng nên gọi bên phòng quan hệ đại chúng đểlấy thẻ giảm giá khi mua hàng hiệu. Tôi chỉ được giảm giá 30% thôi, nhưng chịlàm việc cho Miranda nên tôi không tin là họ tính tiền với chị đâu. Chả có lýdo gì để chị cố giữ phong cách… sinh viên của mình cả.”

Tôi không muốn phải giải thích là mang đồ Nine West thay choManolo hay quần bò trẻ con ở hiệu Macy’s chứ không mua ở tầng tám hiệu Barneysang trọng chính để chứng tỏ với mọi người xung quanh là tôi không bị lóa mắt bởithế giới Runway. Ai xúi James làm việc này với tôi nhỉ? Emily? Hay chínhMiranda? Nhưng ai giật dây cũng thế thôi. Nói cho cùng thì tôi đã sống sót quaba tháng ở Runway, và nếu chiếc áo cổ lọ Prada chứ không phải đồ rẻ của UrbanOutfitters giúp tôi vượt qua nốt chín tháng sắp tới thì cũng tốt thôi. Tôi quyếtđịnh kể từ hôm nay chỉ mang đồ mới tử tế hơn.

6 giờ 50 tôi ra khỏi nhà và cực kỳ hài lòng với bộ cánh củamình. Mấy gã ở quầy bán quà sáng cạnh nhà huýt sáo theo, và chưa đi tiếp lấy mườibước chân nữa thì một cô gái nói với tôi là cô vẫn băn khoăn từ ba tháng naytrước quyết định mua chính đôi bốt của tôi. Mi sẽ thích tình trạng này, tôinghĩ bụng. Nói cho cùng thì chẳng ai trần truồng đi làm cả, cũng phải mặc thứgì đó lên người, và mang đồ này tôi cảm thấy cao cấp hơn hẳn những quần áo ngàyxưa của mình. Đến góc phố tôi lên taxi, lần này không phải vì trường hợp khẩn cấpnữa mà thành thói quen. Trong xe ấm áp dễ chịu nhưng tôi quá mệt mỏi để có sứcmà vui mừng khi không phải chen chúc lên tàu điện ngầm với những người đi làmkhác. Tôi nói khản đặc: “ 640 Madison, nhanh lên nhé.” Người lái xe nhìn tôitrong gương hậu – tôi thề là với ánh mắt đồng cảm – và hỏi: “Tòa nhà EliasClark, đúng không?” Anh nhấn ga. Xe lao vun vút lên phố 97, rẽ qua Lex, bayxuyên qua hàng đèn của phố 59 về hướng Tây đến Madison. Sau đúng sáu phút – giờnày xe cộ thưa thớt – taxi phanh kít trước khối bê tông cao vút mảnh mai mà nhữngngười làm trong đó có vẻ muốn ganh đua thân hình với nó. Giá taxi hôm nào cũng6,40 dollar, tôi đưa lái xe tờ 10 dollar và nói: “ Cứ giữ chỗ tiền thừa.” Vàcũng như mọi hôm, tôi vui mừng nhìn bộ mặt ngạc nhiên và vui mừng của anh ta. “Runway cám ơn.”

Cũng là chuyện thường. Sau tuần đầu tiên ở Runway tôi đã nhậnra thanh toán công tác phí không phải là mặt mạnh của Elias Clark. Ngày nàocũng 10 dollar tiền taxi? Không sao cả. Các công ty khác ắt sẽ kiểm tra xem tôicó được phép đi taxi đến chỗ làm không. Ở Elias Clark người ta chỉ ngạc nhiên tạisao tôi sử dụng mấy cái taxi vớ vẩn mà không gọi xe của công ty đến đón. Mỗingày xơi của Runway 10 dollar làm tôi cực kỳ khoái chí, cho dù công ty coi đónhư muỗi đốt sắt. Người khác có thể cho là một dạng phản kháng ngầm, tôi gọi việcnày là tái phân chia thu nhập.

Sung sướng vì ít nhất cũng làm cho một người vui vẻ bắt đầungày làm việc, tôi nhảy khỏi xe và đi về hướng 640 Madison. Tòa nhà tuy tên làElias Clark Building nhưng phân nửa diện tích cho JS Bergmann, nhà băng danh tiếngnhất thành phố, thuê. Tuy hai bên không chung chạ gì, ngay cả thang máy cũngtách riêng, nhưng không tránh khỏi các nhân viên nhà băng phong lưu và người đẹpcủa làng thời trang cắt đường nhau ở tiền sảnh và để mắt nhòm ngó nhau.

Tôi đang thầm chuẩn bị cuộc trạm trán hằng ngày với Eduardothì một giọng mệt mỏi và chán nản từ sau lưng làm tôi bất ngờ: “ Ê, Andy! Khỏekhông? Lâu ngày không gặp.” Tôi quay lại thấy Benjamin, một trong vô số bạntrai ngày xưa của Lily ở trường đại học. Anh ngả người đánh phịch bên cạnh cửavào tòa nhà, thậm chí có vẻ không phiền lòng là mình đang ngồi bệt trên vỉa hè.Anh chỉ là một trong nhiều bạn trai của Lily, nhưng là người đầu tiên mà Lily mếnthực sự và chân thành. Tôi không hề tiếp xúc với Benji ( anh rất ghét bị gọinhư thế ) từ khi Lily bắt quả tang anh ta với hai cô gái đang nằm ườn trongphòng ký túc xá. Hai cô này cùng hát với Lily ở dàn đồng ca accapella, một giọngcao và một giọng trầm, sau đó không dám nhìn thẳng vào mắt Lily nữa. Tôi cố giảithích cho Lily là họ chỉ định đùa ác, nhưng cô không tin và khóc ti tỉ mấy ngàyliền, sau đó bắt tôi hứa không được kể cho ai chuyện mà cô phát hiện ra. Tôi giữlời, bù lại thì Benji rêu rao khắp nơi thành tích đã “ đóng đinh hai con bé xướngca vô loài” trong khi “con bé thứ ba ngồi nhìn,” cứ như là Lily tự nguyện chiêmngưỡng màn diễn của sư phụ. Sau vụ này Lily thề không bao giờ thèm yêu nữa, vàcho đến nay có vẻ như cô vẫn trung thành với lời thề đó. Cô lôi nhiều chàng lêngiường, nhưng cũng tống tiễn họ ra cửa sớm vì sợ nhỡ đâu lại sa vào mê lộ củatình yêu.

Tôi nhìn xuống anh, cố tìm lại Benji ngày xưa trên khuôn mặtnày. Anh ấy là người thể thao và lanh lợi như trăm nghìn người khác. Nhưng côngviệc ở Bergmann đã vắt kiệt anh. Bộ lê của anh nhàu nhĩ và rộng thùngthình, anh rít điếu Marlboro một cách thèm khát như bị ma túy vật. Mặc dù mới bảygiờ nhưng trông anh đã mệt rũ, vẻ ngoài tàn tạ ấy làm tôi thấy trong người phấnchấn hơn. Vì nó cũng là một dạng trả đũa cho sự điểu cáng của anh đối với Lilyvà tôi không phải là đứa ngu xuẩn duy nhất phải đi làm vào lúc nhọ mặt ngườinày. Chắc anh ta được trả mỗi năm 150.000 dollar để xuống dốc thê thảm như vậy,nhưng kệ xác.

Benji vẫy tôi với điếu thuốc trong tay, ra hiệu gọi tôi lại,đầu thuốc vẽ một vòng sáng trong bóng tối nhập nhoạng của buổi sớm mùa đông.Tôi ngập ngừng vì không muốn đến muộn, nhưng Eduardo đã phát tín hiệu “ khônglo, bà ấy chưa đi làm đâu, cứ bình tĩnh” và tôi đi ra chỗ Benji. Trông anh lờ đờvà tuyệt vọng. Rõ ràng anh cho là anh có một ông sếp hà khắc. Nếu như anh biếtmọi chuyện! Tôi suýt phá ra cười.

“Này, tôi nhận thấy hằng ngày chị là người duy nhất đến làmviệc sớm như vậy,” anh lầm bầm nói trong khi tôi lục lọi túi xách tìm thỏi sonmôi trước khi đi tới thang máy. “Tại sao thế?”

Trông anh mệt mỏi và kiệt quệ làm lòng tôi trào lên chútthương cảm. Nhưng tôi cũng mệt chết đi được, và tôi nhớ lại vẻ mặt của Lily khiđược một người trong số bạn thể thao của Benji hỏi là lúc xem mấy người kia làmtình có thích không hay cũng muốn tham gia, và chút thương cảm ấy cũng biến mấtluôn.

“Tại sao à? Vì tôi làm việc cho một bà sếp có đòi hỏi rất khắcnghiệt nên phải đến sớm hơn tất cả mọi người ở tòa báo những hai tiếng rưỡi đểchuẩn bị mọi việc,” tôi đáp với giọng đầy cay nghiệt.

“Thôi, tôi chỉ hỏi thôi mà, xin lỗi chị. Nhưng nghe có vẻ tệquá, chị làm cho báo nào vậy?”

“Tôi làm cho Miranda Priestly,” tôi nói và cầu mong đừng thấyphản ứng gì. Tôi luôn thích thú khi gặp một người tương đối có đầu óc mà chẳnghề biết Miranda là ai cả, thích lắm. Cực kì thích là đằng khác. Và quả thật, lầnnày Benji không làm tôi thất vọng. Anh nhún vai, hít một hơi thuốc và nhìn tôidò hỏi.

“Bà ấy là tổng biên tập tờ Runway,” tôi hạ giọng và khoáitrá kể tiếp, “ và là mụ già ghê gớm nhất mà tôi từng gặp. Trước đó tôi không tưởngtượng ra có loại người như thế, thậm chí không phải là người nữa.” Tôi chỉ muốntuôn hết bài ca thán về bà ta cho Benji nghe, nhưng trước khi hăng hái vào cuộcthì cơ chế thụt vòi ở Runway đã lại thắng thế. Lập tức tôi luống cuống, thậmchí khiếp sợ rằng con người ngây ngô và lãnh đạm kia biết đâu là tay sai củaMiranda hay cây bút của một tờ lá cải kiểu Observer và Page Six đến săn tin.Tôi biết đó là chuyện ngớ ngẩn và vô lý, vì tôi quen Benji từ nhiều năm nay vàtin chắc rằng anh ta không làm việc cho Miranda ở bất kỳ tư cách nào. Nhưng saomà tuyệt đối yên tâm được? Có thể ai đó sau lưng trong mấy giây vừa rồi đã nghethấy những lời độc địa của tôi thì sao? Phải bắt tay vào hạn chế thiệt hại ngaymới được.

“Tất nhiên, bà ấy LÀ người phụ nữ có quyền lực nhất trong giớithời trang và xuất bản, và không ai suốt ngày dịu dàng phân phát bánh kẹo màleo lên được đỉnh cao của hai lĩnh vực chính yếu ấy của New York City. Vào địavị bà ấy thì tôi cũng làm thế. Thôi nhé, tôi phải đi đây. Tạm biệt.” Thế là tôibiến luôn, hệt như khi nói chuyện với ai đó trong những tuần qua. Chỉ khi tán gẫuvới Lily, Alex hay bố mẹ là tôi mới thoải mái chửi bới mụ phù thủy ấy.

“Đừng phiền muộn quá đáng như thế, Andy,” Benji gọi với theokhi tôi đi về phía thang máy. “Tôi ngồi từ sáng thứ Năm ở đây rồi cơ,” anh thảrơi mẫu thuốc xuống đất và hờ hững dí mũi giầy lên.

“Chào Eduardo,” tôi nói và nhìn ông với cặp mắt mệt mỏi cốtoát ra cảm xúc. “Sao mà tôi ghét những ngày thứ Hai thế.”

“Kìa cục cưng, đừng bực bội thế. Ít nhất thì hôm nay chịcũng đến sớm hơn sếp,” ông mỉm cười. Ông ám chỉ những buổi sớm chếttiệt mà Miranda xuất hiện từ năm giờ sáng và đòi có bảo vệ đưa lêntầng vì bà không bao giờ chịu đem thẻ thông hành theo người. Rồi bàlồng lộn đi lại trong văn phòng và nhấc điện thoại, liên tục tấn côngtôi và Emily cho đến khi một trong hai chúng tôi vùng dậy mặc quần áovà phi đến chỗ làm việc, cứ như là vừa ban bố tình trạng khẩn cấptoàn quốc.

Tôi ấn vào cửa xoay, hy vọng vào ngày thứ Hai nàyđược ông ta cho qua mà không cần rút thẻ. Nhầm to.

“Yo, tell me what you want, what you really, really want,”ông hát với nụ cười toe toét và pha khẩu ngữ Tây Ban Nha. Thế là tiêutan mọi niềm vui của tôi từng làm người lái taxi sung sướng và đếnvăn phòng sớm hơn Miranda. Như mọi hôm, tôi điên tiết đứng trước cửaxoay và chỉ muốn vặn cổ Eduardo. Nhưng vì tôi là người dễ tính vàEduardo thuộc vào nhúm bạn bè ít ỏi trong tòa nhà này nên tôi cắnrăng phục tùng số phận: “I’ll tell you what I want, what I really, reallywant, I wanna - I wanna - I wanna - I wanna – I really, really wanna zigga zigaaaaahhhh,” tôi ngoan ngoãn tỏ lòng kính trọng với ca khúc đỉnh củaSpice Girls hồi thập kỷ 90. Và Eduardo ngoác miệng cười, ấn nút chotôi qua.

“Nhớ ngày mười sáu tháng Bảy đấy,” ông gọi theo.

“Tôi biết rồi, mười sáu tháng Bảy...” tôi đáp lại,nhớ rằng đó là hôm chúng tôi cùng có sinh nhật. Không rõ bằng cáchnào mà ông ta biết ngày sinh của tôi trùng với ông. Vì lý do nào đó,chuyện này trở thành một phần trong nghi lễ hàng ngày của riêngchúng tôi, thật ngớ ngẩn.

Tòa nhà phía công ty Elias Clark có tám thang máy,một nửa cho các tầng từ một đến mười bảy, nửa kia cho các tầngtrên. Thật ra chỉ có bốn thang máy đầu tiên là quan trọng vì ban biêntập của các tạp chí danh tiếng nhất đều ở mười bảy tầng dưới. Trêncác cửa thang máy có biển lớn sáng đèn, chỉ rõ địa chỉ từng vănphòng. Ở tầng hai là một phòng tập thể hình cực hiện đại cho nhânviên sử dụng miễn phí, trong đó có đủ kỹ thuật tối tân như máyluyện cơ chống đau lưng, tối thiểu một trăm máy tập leo thang, băngchạy và máy đạp xe. Chưa kể đến phòng tắm khô, bồn tắm kiểu Nhật,xông hơi, bên cạnh khu vực thay quần áo là phòng chăm sóc sắc đẹp, khicần có thể chăm sóc móng tay móng chân hay đắp mặt nạ. Thậm chíngười sử dụng không cần đem khăn riêng theo, nhưng đó là tôi nghe kểlại mà thôi – không chỉ vì tôi chẳng có thì giờ, mà còn vì từ sáugiờ sáng đến mười giờ tối ở đây chật cứng, không có chỗ đặt chân.Bất kể người viết bài, biên tập viên hay trợ lý kinh doanh đều phảigọi điện trước ba ngày để đặt chỗ ở lớp Yoga hay tập võ, nhưng vẫncó nguy cơ bị mất chỗ nếu không đến sớm mười lăm phút trước giờ vàolớp. Như hầu hết mọi lời mời nhằm cải thiện cuộc sống của nhân viênElias Clark, tôi thấy tập luyện ở đây chỉ gây thêm stress.

Tôi cũng nghe phong phanh là ở tầng trệt có nhà gửitrẻ, nhưng tôi chẳng quen ai có con cả nên chưa biết thông tin đó cóchính xác không. Tầng ba mới thực sự đáng chú ý với phòng căng tin.Miranda không đặt chân tới đó bao giờ, trừ những lần hẹn ăn trưa vớiIrv Ravitz, chủ tịch hội đồng quản trị của Elias Clark – ông thích ravẻ thân mật dùng bữa cùng với nhân viên của mình.

Thang máy lên cao, cao nữa, lướt qua các danh vị khảkính. Hầu hết trong số họ dùng chung tầng, nhưng khu lễ tân thì táchriêng hẳn. Tôi ra khỏi thang máy trên tầng mười bảy, liếc nhìn bóngmình phản chiếu trong kính. Ở 640 Midison các kiến trúc sư nhạy cảmvà thiên tài đã bỏ hẳn giương trong thang máy! Lại lần nữa tôi quêncái thẻ thông hành – vốn sinh ra để theo dõi mọi chuyển động, mua bánvà hiện diện của chúng tôi trong tòa nhà – nên chỉ còn cách độtnhập vào văn phòng thôi. Sophy thì chín giờ mới đến, tôi phải tự lựcvậy. Tôi luồn xuống dưới mặt quầy, ấn nút mở cửa và lấy đà lao quakhe cửa trước khi tấm kính tự đóng lại. Nhiều hôm tôi cần đến ba,bốn lần thử mới qua được cửa, hôm nay hai lần là đủ.

Như mọi hôm, tôi đi qua hành lang giờ này còn tối omđến phòng mình. Bên trái là ban quảng cáo, nơi các nữ nhân viên ưadiện T-shirt hiệu Chloé và bốt cao gót chạy đi chạy lại phân phátdanh thiếp in chữ “Runway” to tướng. Họ sống và làm việc trong mộtthế giới riêng, chẳng dính dáng gì đến nửa bên kia hành lang dành chobộ phận biên tập. Ban biên tập lựa ra mẫu quần áo cho các trang mốt,tìm cách lôi kéo các cây bút giỏi, thống nhất phụ kiện với trangphục, sửa bài, trang trí đồ họa và mời thợ nhiếp ảnh. Biên tập viênđến mọi ngóc ngách đẹp nhất thế giới để bố trí chụp hình, đượccác nhà tạo mốt dúi cho đủ quà tặng và phiếu giảm giá, bám sátcác xu hướng thời trang cũng như mọi sự kiện quan trọng, vì họ “phảiđiều tra xem ai mặc gì”. Quỷ cái vận đồ Prada - Chương 09-P2

Bộ phận kinh doanh quảng cáo có nhiệm vụ bán diệntích đăng quảng cáo. Đôi khi họ tổ chức lễ hội, nhưng do chưa có nhânvật danh tiếng nào xuất hiện ở đó nên chẳng dân New York có máu mặtnào (như Emily cay độc tiết lộ cho tôi biết) thèm đến. Tôi chỉ biếtđến các buổi tiệc ấy khi người ngoài kể lại, khi điện thoại réochuông suốt ngày vì những nhân vật tầm tầm hy vọng tôi kiếm hộ giấymời. “Nghe nói Runway tổ chức tiệc, sao tôi không có giấy mời nhỉ?”Các biên tập viên không khi nào có giấy mời, vì đằng nào thì chúngtôi cũng không đến. Lũ đàn bà ở Runway chuyên khinh miệt, khủng bố vàkỳ thị người ngoài, nhưng vẫn chưa đủ, họ còn tự dựng những rào cảngiữa các thứ bậc nội bộ.

Sau bộ phận kinh doanh quảng cáo là một hành langhẹp, dài hun hút, dẫn đến một phòng bếp nhỏ xíu. Ở đây có đủ loạitrà, cà phê, thậm chí cả một tủ lạnh cho những người đem bữa trưatừ nhà đến. Dịch vụ này lẽ ra là thừa, từ khi Starbucks độc quyềncung cấp cà phê hằng ngày, các bữa ăn được cẩn thận lấy từ căng tinhay từ hàng nghìn dịch vụ cơm hộp trong thành phố. Nhưng căn bếp cógì đó dễ thương, dường như Elias Clark muốn nói: “ Xem này, chúng tôilo mọi bề cho nhân viên! Ở đây có trà Lipton, đường ăn kiêng, cả lò visóng để hâm món để lại từ đêm qua! Chúng ta là người nhà cả mà!”

Đúng 7 giờ 05 thì tôi cũng vào đến ốc đảo củaMiranda, mệt không lê nổi bước nữa. Công việc đầu tiên hằng ngày làmở khóa phòng Miranda. Tôi nhìn ra ngoài trời còn tối, ngắm ánh điệncủa New York City và thấy mình như đang trong một cuốn phim (có cáccặp tình nhân ôm nhau trên sân thượng bao la của căn hộ sáu triệu dollarvới tầm nhìn ra sông), trên đỉnh cao thế giới, để khi ấn nút bật hết đènlên thì giấc mơ ngày của tôi cũng chấm dứt cùng với cảm giác thăng hoa trongthành phố New York của mọi khả năng vô tận, thay vào đó là ảnh khuôn mặt cườigiống nhau như đúc của cặp song sinh Caroline và Cassidy.

Tiếp theo là mở khóa tủ tường ngoài sảnh, nơi tôi treo chiếcmăng tô thú của Miranda (hoặc măng tô của tôi, nếu hôm đó bà không tình cờ mặclông thú. Miranda không ưa để áo của bà treo bên cạnh áo len mạt hạng của Emilyhay của tôi) và cất giữ vô số các đồ khác: măng tô và quần áo bị loại bỏ có giátrị hàng chục nghìn dollar, đồ giặt là để đưa đến nhà Miranda, tối thiểu 300chiếc khăn trắng Hermès khét tiếng. Emily cho biết là cô đã quyết định mua hếtloại khăn này mà hồi đó có thể tìm được. Cô giải thích rằng nhờ vậy Mirandakhông bao giờ thiếu khăn và chúng tôi sẽ tránh được tình cảnh hốt hoảng đi muasắm khi cần. Với cách suy luận đơn giản đó, cô mua hết 500 chiếc khăn tại toànbộ thị trường Mỹ và Pháp. Tôi còn chưa kể với ai là đã mở một bức thư của banlãnh đạo công ty Hermès từ Paris gửi đến cho “Madame Priestly,” họ lải nhải dàidòng về niềm hân hạnh được Miranda chọn dùng khăn quàng của mình, rằng bà đã tônvinh mác Hermès nhiều hơn bà tưởng, và họ vô cùng áy náy khi không còn sự lựachọn nào khác là phải dùng mẫu hàng hơi khác mẫu mà bà vẫn ưa dùng. Trong phongbì có nửa tá mẫu lụa trắng kèm với mẫu Miranda vẫn thích xưa nay – một nghĩa cửxoa dịu nỗi bực dọc của Miranda trong giai đoạn khó khăn này. Tôi săm soi đếnhai mươi phút mà không nhận ra sự khác biệt nào giữa các mẫu vải, nhưng tôi biết,Miranda liếc qua là nhận ra ngay. Đương nhiên là bức thư và mẫu vải vẫn nằm dướiđống giấy tờ vô thưởng vô phạt trong ngăn bàn tôi, thực sự tôi không biết làmgì khi chỗ khăn dự trữ bị dùng hết.

Miranda vứt khăn khắp nơi: ở nhà hàng, rạp phim, nơi trìnhdiễn thời trang, phòng họp hay trên taxi. Bà bỏ quên chúng trên máy bay, ở trườngcủa lũ trẻ hay sân tennis. Tất nhiên không bao giờ bà ra khỏi nhà mà lại thiếuchiếc khăn Hermès sang trọng, điều đó không có nghĩa là bà biết chúng biến đâumất. Hay là bà sử dụng chúng như khăn giấy? Nhất định bà cho rằng đây là sản phẩmdùng một lần rồi vứt đi, và không ai dám cải chính! Elias Clark trả hàng trămdollar cho mỗi chiếc khăn, còn Miranda tiêu thụ chúng nhanh như khăn giấy. Nếubà còn tiếp tục như thế thì hai năm nữa là chẳng còn lấy một chiếc mà dùng.

Trong tủ tường vẫn còn nhiều hộp bìa cứng màu da cam. Cứ ba,bốn hôm một lần, khi đi ăn là Miranda lại gọi: “Aaa-dree-aa, tôi cần khăn mới.”Niềm an ủi lớn của tôi là khi chỗ khăn này đã hết sạch thì tôi cũng đã biến khỏiđây từ lâu rồi. Người kế nhiệm mà tôi chưa biết sẽ là kẻ bất hạnh phải thôngbáo cho Miranda biết rằng không còn khăn quàng Hermès trắng nữa. Chỉ nghĩ đếnđã thấy khiếp.

Tôi chuẩn bị xong mọi thứ thì Yuri gọi điện.

“Andrea? A lô, a lô. Yuri đây. Chị xuống tầng trệt đượckhông? Tôi đang ở phố 58 gần Park Avenue, trước New York Sports Club.”

Cho dù không chắc chắn tuyệt đối, cuộc gọi là một thông báohữu hiệu rằng Miranda sắp đến nơi rồi. Có thể thế. Phần nhiều bà cho Yuri đếntrước để đưa đồ giặt, báo, các bài viết bà đã biên tập ở nhà, giày và túi đemđi sửa, và cuốn SÁCH. Tôi khuân đống đồ ấy lên gác và làm mọi việc cần thiết đểbà không bị quấy rầy bởi mấy chuyện vặt vãnh. Bình thường thì bà đến sau đó khoảngnửa giờ. Yuri giao đồ cho tôi rồi quay lại ngay để đón bà.

Không rõ Yuri đón bà ở đâu, vì như Emily kể thì bà không ngủbao giờ. Thoạt tiên tôi không tin, cho đến một hôm tôi đi làm trước Emily và phảinghe các tin nhắn trong hộp thoại. Mỗi đêm, không hề có ngoại lệ, từ một đếnsáu giờ sáng Miranda gửi cho chúng tôi tám đến mười tin nhắn khá mập mờ, đại loạinhư: “Cassidy thích một cái túi nylon như bọn con gái bây giờ hay dùng. Chị đặtmua một cái cỡ trung bình, màu mà nó vẫn thích,” hay: “Tôi cần số điện và địachỉ của cửa hàng đồ cổ ở giữa phố 70 và phố 80 có cái tủ cánh cong mà tôi đã thấy.”Cứ làm như chúng tôi đương nhiên phải biết trẻ con mười tuổi dạo này thích mốttúi nylon nào, hoặc cửa hàng nào trong số hàng trăm cửa hàng đồ cổ có thứ hàngnào đó mà bà đã nhìn thấy. Tuy nhiên sáng nào tôi cũng ngoan ngoãn chép lại cáctin nhắn từ băng ghi âm – một việc không đơn giản, vì tôi phải tua đi tua lại đoạnbăng hàng chục lần mới hiểu được giọng Anh của bà cũng như tinh thần của các mệnhlệnh mà không phải trực tiếp hỏi lại cho rõ.

Có lần tôi đã phạm sai lầm khi đề nghị Emily gọi Miranda hỏilại, và hình phạt là tia nhìn giết người của cô. Trực tiếp hỏi Miranda cho rõchuyện là một việc không tưởng. Tốt nhất là cứ lọ mọ làm tiếp và sau đó nghe chửivì lại hiểu sai lệnh. Tôi mất hai ngày rưỡi đi tìm cái tủ đồ cổ cánh cong màMiranda thích, bắt xe chở đi vòng quanh Manhattan và chạy dọc hai chiều côngviên. Bỏ qua đại lộ York (toàn nhà ở) lên phố 1, xuống phố 2, lên phố 3, xuốngLex. Bỏ qua Park (cũng toàn nhà ở) nhưng vẫn lên Madison rồi lặp lại từ đầu bênWest Side. Trong tay bút giấy lăm lăm, mắt như cú vọ, sổ điện thoại mở sẵn trênđùi và sẵn sàng lao ra khi thấy một cửa hàng bán đồ cổ. Tôi đích thân vào từngcửa hàng kể cả nhiều hiệu bán đồ mới. Tới hiệu thứ tư thì tôi đã tìm ra kỹ thuậthỏi.

“Xin chào, ở đây có tủ cánh cong cổ không ạ?” Vừa qua cửa làtôi đã réo lên. Tới cửa hàng thứ sáu, tôi dừng chân ngoài cửa. Một con bé bánhàng nhìn tôi từ đầu xuống chân – chuyện dễ hiểu! – ước lượng xem có bõ công trảlời tôi không. Sau đó thì đa số cũng nhìn thấy chiếc Limousine đợi tôi ngoài đườngvà miễn cưỡng đáp “có” hay “không”. Vài người khác còn bắt tôi miêu tả chi tiếtloại tủ muốn tìm.

Nếu họ có đồ gỗ đúng như tôi hỏi bằng hai từ (tủ cổ) tôitiếp ngay: “Miranda Priestly hôm nọ mới vào đây phải không ạ?” Ai trước đó chưađoán là tôi dở hơi thì bây giờ cũng chuẩn bị gọi cảnh sát. Nhiều người chưanghe tên ấy bao giờ, tôi càng vui vì hai lẽ: thứ nhất là tôi được gặp những ngườibình thường, cuộc đời họ không bị Miranda chế ngự, sau nữa là tôi có thể đingay mà không phải tranh luận dài dòng. Những người ngô nghê có biết tênMiranda thì dỏng ngay tai lên. Nhiều khi họ muốn biết tôi là phóng viên cho tờlá cải nào. Dù cho tôi bịa ra chuyện gì thì cũng chẳng ai thấy mặt bà ở cửahàng của họ (trừ ba cửa hàng đã không thấy mặt bà từ vài tháng rồi, ôi, sao lâuquá chưa thấy đến lại! Xin chuyển lời chào nồng nhiệt củaFranck/Charlotte/Sarabeth nhé!)

Sau khi hoài công đi tìm, trưa ngày thứ ba Emily bật đènxanh cho phép tôi đến văn phòng hỏi Miranda lần nữa. Xe đỗ trước tòa nhà là tôiđã túa mồ hôi, và khi Eduardo không mở ngay cửa xoay thì tôi dọa sẽ trèo qua.Tôi lên tầng, áo ướt đẫm, tay run rẩy khi vào đến văn phòng, lúng túng quên tiệtnhững câu đã sắp sẵn trong óc để trình bày (Chào Miranda, tôi khỏe, xin cám ơn.Bà có khỏe không? Vâng, tôi muốn trình bày là tôi đã vất vả đi tìm cửa hàng đồcổ như bà nói nhưng không gặp may. Bà có thể cho biết là nó bên Tây hay ĐôngManhattan được không ạ? Hay bà nói lại lần nữa tên cửa hàng là gì ạ?). Thay vìviết ra giấy các câu hỏi và đem nộp như thường lệ, tôi xin gặp bà trực tiếp ởbàn giấy, và – có lẽ bị bất ngờ vì tôi không được hỏi mà vẫn lên tiếng – bà đồngý cho gặp. Phần cuối tôi tóm gọn lại như sau: Miranda thở dài và chặc lưỡi vàchán nản một cách lịch thiệp rất riêng của bà, rốt cuộc bà mở cuốn sổ da Hermèsmàu đen ghi kế hoạch (buộc bằng chiếc khăn Hermès trắng một cách bất tiện nhưngrất đẹp) và lấy ra… tấm danh thiếp của cửa hàng.

“Aan-dree-aa, tôi đã đọc địa chỉ cửa hàng cho chị vào băng rồimà. Tôi nghĩ là khó khăn gì mà chị không chép lại chứ?” Tôi ước gì được vớ lấytấm thiếp và quật lên mặt bà ta, song chỉ lẳng lặng gật đầu nghe lời trách cứ.Khi nhìn thấy địa chỉ trên thiếp, thiếu chút nữa thì tôi phát điên: 244 phố 68!Thảo nào tôi không tìm ra. Tôi mất toi ba mươi ba tiếng đồng hồ đi tìm cửa hàngở một khu phố khác hẳn!

Tôi cứ nghĩ đến chuyện này trong khi chép lại những tin nhắnđêm qua của bà. Sau đó tôi vội xuống tầng trệt để nhận đồ ở chỗ hẹn với Yuri. Mỗisáng ông báo chính xác địa điểm đỗ xe, nhưng tôi có nhanh chân đến mấy thì khixuống đến nơi Yuri cũng đã lấy hết đồ khỏi xe và khuân vào nhà để tôi đỡ mấtcông tìm ông lâu. Hôm nay cũng thế. Ông đã đứng đợi tôi như một người ông hiềntừ ở tiền sảnh trước cửa xoay, tay ôm đầy túi nylon, quần áo và sách báo.

“Đừng chạy nhanh thế, nghe chưa,” ông nói đặc giọng Nga.“Suốt ngày tôi thấy chị chạy và chạy và chạy, chị vất vả quá đấy. Vì vậy tôiđem đồ tận tay cho chị,” ông giúp tôi chất hết các túi và hộp lên tay. “Chị làmột cô bé ngoan, nghe chưa. Chúc chị một ngày tốt lành.”

Tôi nhìn ông đầy hàm ơn, ngó qua Eduardo với tia mắt nửa đùanửa thật báo hiệu tôi sẽ bóp cổ ông nếu ông lại định bắt tôi diễn trò như mọihôm, và bằng lòng thấy Eduardo nhấn nút cho tôi qua cửa xoay mà không nói một lờinào. Lạ lùng là tôi nhớ đảo qua quầy Ahmed để nhận báo. Mặc dù phòng báo chí cứchín giờ sáng là chuyển báo cho Miranda, tôi vẫn phải lấy thêm một tập để bảo đảmcho bà không phải ngồi ở bàn lấy một giây thiếu báo đọc. Các tuần san cũng thế.Dường như không ai ngạc nhiên khi chúng tôi mua mỗi ngày chín tờ nhật báo và mỗituần bảy tạp chí cho bà sếp vốn chỉ quan tâm tới cột buôn chuyện và thời trang.

Trước hết tôi đẩy tất cả xuống gầm bàn, vì đã đến giờ đặthàng rồi. Tôi quay số đã thuộc lòng của cửa hàng điểm tâm cao cấp Mangia ởtrung tâm. Như mọi khi, Jorge nhấc máy.

“ Chào ông anh, em đây,” tôi kẹp ống nghe dưới cằm để rảnhtay kiểm tra e-mail. “ Ta bắt đầu nào.” Jorge và tôi rất thân nhau. Sáng nàocũng gọi điện cho nhau bốn, năm lần thì người ta dễ thành bạn.

“ Chào bé con. Anh cho một cậu đến ngay chỗ cô đây. Bà ấy đếnchưa?” Anh hỏi. Dù biết “ bà ấy” là bà sếp điên dở của tôi và làm ở Runway,nhưng chắc anh không rõ người sắp dùng đồ ăn sáng mà tôi vừa đặt là người nhưthế nào. Jorge là một trong những người mà tôi ưa gọi điện buổi sáng. Eduardo,Juri, Jorge và Ahmed đảm bảo cho ngày làm việc khởi đầu tử tế. Điểm hay nhất ởhọ là thật ra họ chẳng liên quan gì tới Runway, dù là sự tồn tại của họ có vẻnhư chỉ xoay quanh việc kiến tạo cuộc sống hoàn hảo cho bà sếp của tôi. Khôngai trong họ mảy may biết gì về quyền lực và danh tiếng của Miranda.

Gói quà sáng đầu tiên chỉ mấy giây sau là lên đường tới 640Madison, song chắc cũng bị ném vào thùng rác ngay. Mỗi sáng Miranda dùng bốnlát ba chỉ dày mỡ, hai xúc xích nhỏ, pho mát, và cho tất cả xuống dạ dày theo mộtcốc cà phê sữa to đùng của Starbucks ( nhớ thêm hai viên đường mía!) Ở vănphòng, mọi người tranh cãi nhau về chuyện này. Người thì bảo Miranda luôn theochế độ ăn kiêng kiểu Atkins, người khác cho rằng bà là người hạnh phúc vì bộgene trao đổi chất siêu việt. Dù thế nào thì bà cũng không tăng lấy một gamtrong khi ăn những đồ nhiều mỡ nhất, nhiều đường nhất, bổ béo nhất thế giới – mộttội lỗi mà không người bình thường nào dám phạm. Vì quà sáng chỉ giữ nóng tốiđa được mười phút, tôi liên tục đặt mới cho đến khi bà có mặt, đồ cũ cho vàothùng rác. Đã có lần tôi làm nóng lại trong lò vi sóng, chỉ mất có năm phútthôi ( nhưng đã bị gọi: Aan-dree-aa, tởm quá. Chị lấy cho tôi đồ tươi đi.”) Cứkhoảng hai mươi phút là tôi lại đặt đồ mới, cho đến khi bà gọi từ điện thoại diđộng sai tôi đặt đồ ăn sáng (Aan-dree-aa, tôi sắp đến văn phòng. Gọi quà sángđi.”)

Điện thoại đổ chuông. Giờ này chỉ có thể của Miranda.

“ Văn phòng Miranda Priestly đây”, tôi ríu rít, không mong đợigì tốt lành.

“ Emily, mười phút nữa tôi đến nơi, chị nhớ làm quà sáng sẵnsàng.”

Bà đã quen gọi cả hai chúng tôi cùng là Emily, qua đó cho thấy– hoàn toàn có lý – hai người chẳng khác nhau điểm nào và hoàn toàn có thể tráocho nhau được. Tôi thấy khá bị xúc phạm, tuy đến hôm nay cũng đã quen dần. Thêmnữa là cũng quá mệt mỏi để thực sự bực mình vì mấy trò vặt vãnh như bị gọi saitên.

“ Vâng, Miranda, xong ngay.” Nhưng bà đã chấm dứt. Emilychính cống bước vào văn phòng.

“Ê, Miranda đến chưa?” Cô thì thào.Như mọi khi, cô len lénngó về phía cửa phòng Miranda và không thèm phí một câu chào, giống hệt sếp.

“ Không, nhưng vừa gọi điện báo là mười phút nữa đến nơi.Tôi quay về ngay.”

Tôi đút điện thoại và bao thuốc vào túi áo khoác và lao rangoài. Mười phút, không hơn không kém, tôi có đúng chừng ấy thời gian để xuốngtầng dưới, chạy qua quảng trường Madison đi mua cà phê rồi quay lại bàn giấy –dọc đường còn kịp rít điếu thuốc ngon lành đầu tiên trong ngày. Di tắt mẩu thuốc,tôi luôn vào hiệu Starbucks góc phố 57 vá Lex. Tôi ngắm hàng người mua: nếukhông nhiều hơn tám người thì tôi xếp hàng như một khách hàng bình thường.Nhưng hầu như hôm nào cũng như hôm nay, có đến hai chục người lao động tội nghiệphoặc nhiều hơn đang xếp hàng đợi liều cafein đẳt đỏ, và tôi phải chen hàng. Chẳnghay ho gì trò này, nhưng hình như Miranda không chịu hiểu là người ta không chỉtừ chối đưa cà phê sữa của bà đến tận nơi mà lúc đông người tôi mất đến nửa tiếngmới đến lượt. Mấy tuần liền tôi bị bà hành hạ qua điện thoại di động (Aan-dree-aa, tôi không thể hiểu được. Tôi gọi chị trước hai mươi lăm phút làtôi sắp đến, thế mà quà sáng vẫn chưa xong. Không thể chấp nhận được.”) Tôi xingặp cô chủ cửa hàng.

“ Chào bà, cám ơn chị có vài phút tiếp chuyện,” tôi nói vớingười phụ nữ da đen nhỏ nhắn. “ Tôi biết là chuyện này nghe hơi kỳ quái, tôi chỉmuốn hỏi chị, liệu có cách nào đó để tôi được phục vụ nhanh hơn một chútkhông?” Tôi lấy hơi để giải thích rằng tôi làm việc cho một bà sếp quan trọngvà cứng đầu, không chấp nhận phải đợi cốc cà phê sáng. May quá. Cô chủ hiệuMarion đang học thêm buổi tối ở lớp tạo mốt.

“ Trời ạ, tôi không nghe nhầm chứ? Chị làm việc cho MirandaPriestly? Và bà ấy dùng cà phê sữa của hiệu tôi? Cốc lớn? Sáng nào cũng thế? Thếmà tôi không biết. Vâng, vâng, tất nhiên rồi. Được ngay thôi. Tôi sẽ nói vớinhân viên là chị luôn luôn được phục vụ đầu tiên. Chị không phải bận tâm gì cả.Bà ấy là nhân vật số một trong giới thời trang đấy,” Marion hăng hái nói, vàtôi cũng cảm ơn nồng nhiệt.

Và thế là tôi được thản nhiên lướt qua mặt những người NewYork mệt mỏi, cáu kỉnh và tự mãn đang rồng rắn xếp hàng từ lâu. Tôi chẳng vuithú hay kiêu hãnh gì, thậm chí còn ghét mỗi khi phải làm trò này, nhất là nhữnghôm hàng dài đằng đặc như hôm nay. Để chuộc lỗi, tôi không đặt một cốc mà mua cảkhay bưng ra. Mạch đập thình thịch, mắt cay; tôi cố quên đây là cuộc đời mìnhsau mấy năm trời học văn thơ và tốt nghiệp điểm cao. Thay vào đó là đi đặt cốccà phê sữa lớn cho Miranda cộng thêm vài cốc cho mình. Tôi đặt một cốc GrandeAmaretto Cappuccino, một Mocha Frappuccino và một Caramel Macchiato lên khay, lấythêm nửa tá bánh flan và bánh sừng bò, tổng cộng tốn hết 28,83 dollar. Tôi chohóc đơn vào ngăn riêng trong cái ví chật cứng để thanh toán với Elias Clark màchưa bao giờ bị hỏi han lâu la.

Bây giờ phải rảo cẳng lên, vì từ lúc Miranda gọi điện đến giờđã hai mươi phút trôi qua. Chắc chắn Miranda đã ngồi đó và bực dọc tự hỏi, sángnào tôi cũng biến đi đâu lâu thế ( logo của Starbucks trên cốc lẽ ra đã đưa lạicho bà câu trả lời). Nhưng trước khi tôi kịp bưng các thứ lên thì đã có chuôngđiện thoại. Tim tôi đập rộn, lần nào cũng thế. Tôi biết nhất định đó làMiranda. Rõ quá, nhưng tôi vẫn hoảng. Số máy hiện ra khắng định phỏng đoán củatôi, nhưng tôi ngạc nhiên nghe giọng Emily – cô gọi từ máy của Miranda.

“ Sếp đến rồi, đang điên tiết,” cô thì thầm. “ Chị chạy điđâu thế?”

“ Tôi không nhanh hơn được,” tôi càu nhàu, cố bưng khay chocân, một tay giữ túi bánh, tay kia cầm điện thoại. Quỷ cái vận đồ Prada - Chương 09-P3

Tôi và Emily giờ đây được nối bằng sự phản cảm mãnh liệt. Từkhi cô lên chức trợ lý trưởng thì chủ yếu tôi làm trợ lý riêng cho Miranda. Tôigọi đồ ăn thức uống, giúp hai cô bé làm bài về nhà , sục sạo khắp thành phố đểkiếm loại bát đĩa thích hợp cho bà tổ chức mời khách ăn tiệc. Emily lo tínhtoán chi tiêu, đặt vé máy bay, vài tháng một lần đặt mua áo quần mới choMiranda – nhiệm vụ lớn nhất. Buổi sáng, khi tôi ra ngoài chạy việc thì một mìnhEmily phải canh văn phòng, bắt điện thoại và sẵn sàng phục vụ Miranda mọi bề.Tôi ghen ghét với Emily được mặc áo không tay trong văn phòng, vì chị không phảirời phòng ấm áp mỗi ngày sáu lần để chạy khắp New York lạnh như cắt ruột. Chịghen ghét với tôi được rời khỏi văn phòng và luôn lợi dụng được vài phút để gọiđiện nói chuyện riêng hay hút thuốc.

Thông thường thì đường về văn phòng lâu hơn đường đếnStarbucks, vì tôi còn phải đi phân phát cà phê và bánh. Tôi đem cho một nhómngười vô gia cư, mấy người mà tôi đã quen mặt ở phố 57. Họ ngồi vất vưởng trêncác bậc thang, ngủ trong lối đi vào nhà và trốn tránh nỗ lực của thành phố muốndọn họ đi. Cảnh sát hay đi lùng vào sáng sớm, khi chưa có nhiều người ngoài phố,nhưng lúc tôi đi mua cà phê lần đầu thì họ vẫn còn đấy. Thật phấn chấn và thíchthú khi thấy món cà phê đắt lòi mắt do Elias Clark tài trợ được đem đến cho nhữngngười bị thành phố hắt hủi nhất.

Người đàn ông hôi mùi nước tiểu ngủ trước nhà băng Chasengày nào cũng được uống Mocha Frappuccino. Ông không bao giờ thức giấc khi tôiđặt cốc xuống cùi tay ông ( có ống thuốc! tất nhiên!) nhưng mấy tiếng sau, khitôi đi mua cà phê lần nữa thì cà phê biến mất – cùng với ông già.

Cốc Caramel Macchiato dành cho bà già có xe mua hàng và tấmbiển KHÔNG NHÀ/ TÌM VIỆC/ ĐÓI. Sau này tôi biết tên bà là Theresa, mới đầu tôihay bưng cho bà một cốc lớn cà phê sữa như của Miranda. Bà luôn cảm ơn, nhưngkhông bao giờ uống một ngụm khi cà phê còn nóng. Một hôm tôi hỏi, liệu có phảibà không thích cà phê. Bà lắc đầu quầy quậy và móm mém nói là bà đâu có tínhkén chọn, nhưng cà phê đặc quá và bà ưa uống ngọt hơn. Hôm sau tôi đem cho bàcó vị vani và kem béo. Như thế đúng hơn? Vâng, ngon hơn nhiều, nhưng lần này cólẽ hơi bị ngọt quá. Hôm sau nữa thì tôi gãi đúng chỗ ngứa: không pha thêm vịgì, chỉ thêm một chút kem béo và si rô mạch nha. Theresa cười, miệng gần rụng hếtrăng, từ hôm đó uống hết ngay khi tôi đem cà phê đến.

Cốc thứ ba cho Rio, người Nigeria, anh ngồi trên tấm chăn vàbán CD. Có vẻ như anh không phải vô gia cư, nhưng một lần tôi đem khẩu phần hằngngày cho Theresa thì anh đi tới và hỏi, hay đúng hơn là hát: “ Chị là cô tiên củaStarbucks à? Phần tôi đâu?” Hôm sau tôi biếu anh một cốc Caramel Macchiato và từđó chúng tôi thành bạn.

Mỗi ngày tôi chi lạm 24 dollar tiền cà phê ( cà phê sữa choMiranda chỉ có giá hơn bốn dollar), thêm một cú đá ngầm của riêng tôi vào côngty, vì tôi đem đồ ăn thức uống cho những kẻ bẩn thỉu, hôi hám và điên dở - chứkhông phải vứt tiền của Miranda đi theo nghĩa đen.

Tôi vào đến tiền sảnh khi Pedro, người Mexico giao hàng củaMangia, đang tán gẫu với Eduardo trước dãy thang máy.

“ Xin chào, cô bé yêu của chúng ta đến kìa,” anh nói, mấycon bé tọc mạch ngoái cổ lại nhìn. “ Mọi thứ đây, như mọi khi, ba chỉ, xúc xíchvà món pho mát kinh dị. Hôm nay chị chỉ gọi có một lần. Đồ ăn chị cho đi đâu hết,trông chị gầy thế kia,” anh cười. Gầy! Tôi mà gầy? Anh chàng này chẳng biết gì.Pedro biết rõ là đồ ăn không phải mua cho tôi. Nhưng cũng giống như mọi ngườitôi gặp trước tám giờ, anh không biết các chi tiết. Tôi ấn vào tay anh tờ 10dollar cho gói quà sáng giá 3.99 và đi lên tầng.

Miranda đang gọi điện khi tôi vào phòng. Chiếc áo khoácGucci bằng da rắn của bà nằm vắt ngang bàn tôi. Máu tôi dồn lên mặt. Mất gì màbà không đi thêm hai bước, mở tủ tường và treo áo mình vào đó, thay vì quẳng nólên bàn tôi? Tôi đặt cốc cà phê xuống, ngó qua Emily đang đồng thời bận bịu vớiba máy điện thoại rồi đem chiếc áo da rắn đi treo. Chiếc măng tô của tôi thìđút xuống gầm bàn, vì tôi không muốn nó treo trong tủ làm nhiễm trùng áo sếp.

Tôi lấy hai viên đường mía, thìa và khăn ăn từ ngăn kéo ravà phải rất cố kiềm chế mình để khỏi nhổ một bãi vào cốc cà phê. Sau khi để mấylát mỡ béo, xúc xích căn tròn và miếng “ pho mát kinh dị” lên một đĩa sứ nhỏ,tôi chùi tay vào mấy đồ giặt còn giấu dưới bàn ( để Miranda không biết là chúngchưa được lấy đi). Về lý thuyết thì lẽ ra ngày nào tôi cũng phải rửa đĩa bằngnước nóng trong bếp, nhưng đơn giản là tôi không sao làm nổi. Đóng vai ô sinriêng của Miranda trước mặt bàn dân thiên hạ thì nhục quá. Do đó tôi lấy khăngiấy chùi đĩa, lấy móng tay cào chỗ pho mát dính trên đĩa. Nếu đĩa dính bẩn quáthì tôi lấy một ít San Pellegrino rỏ vào cho mềm. May cho Miranda là tôi khôngsử dụng cồn lau màn hình máy tính! Những suy nghĩ kiểu ấy chứng tỏ đạo đức củatôi đã đạt mức suy đồi tệ hại. Tôi chỉ thấy khiếp sợ, tại sao quá trình này diễnra nhanh thế.

“ Nhớ là tôi muốn các người mẫu cười,” tiếng bà vang lêntrong phòng. Nghe giọng thì biết là Miranda đang gọi điện cho Lucia, phụ tráchthời trang trong buổi chụp ảnh sắp tới ở Brazil. “ Tôi muốn thấy các cô gái hạnhphúc, cười rạng rỡ, khỏe mạnh. Không được mặt mũi đăm chiêu, cau có, nhăn nhó,không đánh phấn màu tối. Tôi muốn họ tỏa sáng. Nhớ chưa Lucia: chớ làm sai mộtli!”

Tôi vào phòng, đặt đĩa đồ ăn và cà phê lên bàn, khăn ăn, đườngvà thìa bên cạnh. Bà không thèm nhìn tôi. Tôi đợi một lát xem bà có đưa tài liệunào để gửi fax hay lưu trữ, nhưng bà lờ đi và tôi lại ra khỏi phòng.

Tám rưỡi. Tôi ra khỏi giường cách đây ba giờ và mệt rũ nhưđã làm việc suốt mười hai tiếng; vừa định kiểm tra hộp thư điện tử lần nữa thìMiranda đi ra. Chiếc áo khoác buộc thắt lưng làm nổi rõ đáy lưng ong và làm chiếcváy bó sát của bà càng đẹp lý tưởng. Bà lên cơn thịnh nộ.

“Aan-dree-aa! Cà phê nguội ngắt. Tôi không hiểu tại sao. Chắcchắn chị đi lâu quá. Lấy cho tôi cốc khác.”

Tôi hít hơi thật sâu và cắn răng không để lộ nét căm ghét ramặt. Miranda đặt cốc cà phê bị chê lên bàn tôi và mở cuốn tạp chí Vanity Fair sốmới nhất do một nhân viên gửi lại cho bà trên bàn tôi. Tôi cảm nhận được tia mắtcủa Emily có lẽ pha trộn giữa thông cảm và tức giận. Một mặt, cô thương tôi phảichạy ra ngoài lần nữa mua cà phê, nhưng mặt khác cô bực mình vì tôi không chịutươi cười chấp nhận một điều bất khả kháng. Chả gì thì hàng triệu cô gái khác sẵnsàng xin chết để được làm công việc của tôi.

Với một tiếng thở dài không thể không nghe thấy, nhưng cũngkhông bị hiểu là công khai phản kháng, tôi chui vào chiếc măng tô và đi rathang máy. Chuyện đã rõ ràng: hôm nay sẽ lại là một ngày rất, rất dài.

Chuyến đi mua cà phê lần thứ hai trôi chảy hơn lần đầu nhiều.Ở Starbucks không còn đông người nữa, và Marion bắt đầu rót ngay cốc cà phê sữakhi cô thấy tôi đi vào. Lần này tôi không mua nhiều thứ, tôi muốn hoàn thànhcông việc thật nhanh và quay về bàn của mình, chỉ lấy thêm cho Emily và tôi mỗingười một cốc Cappuccino. Tôi vừa định trả tiền thì có chuông điện thoại. Con mụchết tiệt này. Không biết cách cư xử, kiên nhẫn và tôn trọng ai cả. Tôi ra ngoàichưa đầy bốn phút, cớ gì mà bà ta phải làm ầm lên? Tôi giữ khay cà phê bằng mộttay, tay kia thọc vào túi áo măng tô tìm điện thoại. Tôi quyết định châm một điếuthuốc để phản kháng trò đàn áp nô lệ này thì thấy số máy gọi đến là số ở nhàLily.

“ Tớ có quấy cậu không?” Cô hỏi. Giọng cô nóng vội. Tôi nhìnđồng hồ. Tại sao giờ này cô lại ở nhà mà không đến trường?

“ Không sao, tớ đang đi mua cà phê lần thứ hai. Có chuyện gìthế? Giờ này cậu đang ở trường mới đúng chứ?”

“ Ừ, chính ra là thế. Nhưng tối qua tớ đi chơi với T-shirt-hồngvà rất tiếc đã uống vài ly Margarita quá mức bình thường. Nói chính xác hơn làtám ly. Hắn còn ngủ, và tớ không muốn tự dưng bỏ đi. Nhưng tớ gọi cậu vì mộtchuyện khác.”

“ Sao nữa?” Tôi không tập trung nghe lắm. Một chiếc cốc giấyđựng Cappuccino đã bắt đầu ngấm ra ngoài, và với chiếc điện thoại kẹp dưới cằmthì phải thật khéo léo mới dùng một tay moi được điếu thuốc và châm lửa.

“ Ông chủ nhà của tớ tám giờ sáng nay đến gõ cửa và nói rằngtớ phải ra khỏi nhà,” cô nói giọng vui vẻ.

“Ra khỏi nhà à? Nhưng tại sao, Lily? Bây giờ cậu định làmgì?”

“ Chắc là họ biết tớ không phải Sandra Gers, và cô ta khôngsống ở đây từ sáu tháng nay. Tớ không có họ với cô ấy, vì vậy không được thuêtiếp căn hộ được xã hội trợ giá. Chuyện ấy tớ biết ngay từ đầu, do đó tớ vẫnmang tên cô ta. Chẳng hiểu tại sao họ lại phát hiện ra. Nhưng chuyện cũng đã xảyra rồi. Bây giờ tớ có một ý rất hay. Tại sao bọn mình không đến ở cùng nhau nhỉ?Phòng của cậu ở chỗ Shanti và Kendra thuê từng tháng một, đúng không? Và cậu dọnđến đó vì không có chỗ nào khác, đúng không?”

“ Đúng.”

“ Okay. Vậy thì bọn mình cùng tìm một chỗ hợp lý!”

“Tuyệt” Tôi nói hơi to quá, mặc dù đúng là cũng thích kế hoạchcủa cô.

“Vậy là cậu đồng ý rồi nhé?” Cô nói, nghe chừng đã bớt phấnkhởi một chút.

“Nhất định rồi, Lily. Sáng kiến của cậu rất hay. Tiếc là tớkhông nhảy lên vì sung sướng được, vì tớ đang đứng ngoài mưa và cà phê nóng bỏngđang chảy dọc cánh tay trái…” Píp píp. Có một cuộc gọi khác đang chờ. Suýt nữatôi phải bỏng vì điếu thuốc trong khi cầm điện thoại lên xem số điện gọi đến.Đó là Emily.

“Chết tiệt, Lily, Miranda gọi. Tớ phải chấm dứt đây, chúc mừngcậu bị đuổi khỏi nhà! Tớ rất mừng cho hai chúng mình. Lát nữa tớ gọi lại,okay?”

“Okay, thế thì…”

Tôi đã chuyển kênh và chuẩn bị tinh thần nghe chửi.

“Lại tôi đây,” Emily cay nghiệt. “Chị biến đi đâu vậy? Việccủa chị chỉ là mua cà phê, có gì ghê gớm đâu. Chị quên là ngày xưa tôi làm việcnày của chị, và tôi biết là không thể lâu đến mức ấy…”

“Gì cơ?” Tôi lớn tiếng hỏi và che ngón tay lên máy. “Có chuyệngì thế? Tôi không nghe thấy gì cả. Chị có nghe thấy tôi nói không? Một phút nữatôi về!” Tôi gập máy lại và dúi thật sâu vào túi áo. Sau đó tôi vứt điếu thuốcMarlboro vừa châm xuống vỉa hè, chạy vội về văn phòng.

Miranda lần này rộng lòng chấp nhận cốc cà phê sữa hơi nónghơn một chút. Từ mười đến mười một giờ, bà không gọi Emily và tôi lần nào, vìcòn mải tán chuyện điện thoại với Mr. Mờ-Cờ-Đờ. Về danh chính ngôn thuận thìtôi mới làm quen chồng bà tuần trước, vào tối thứ Tư khi đến nộp SÁCH. Tôi vàođến sảnh khi ông đang lấy măng tô khỏi tủ. Mười phút liền ông lảm nhảm kể chotôi về “Mr. Tomlinson”. Sau lần gặp gỡ ấy ông luôn đối xử đặc biệt ân cần vớitôi, hỏi thăm sức khỏe và khen tôi làm việc tốt. Đương nhiên là sự thân mật đókhông hề lây sang vợ ông.

Tôi toan gọi sang bên quan hệ đại chúng để kiếm vài đồ tử tếmặc trong văn phòng thì giọng Miranda lanh lảnh dứt tôi khỏi dòng suy nghĩ:“Emily, ăn trưa”. Emily thứ thiệt gật đầu ra hiệu: việc của tôi. Tôi bấm số điệnđã lưu của Smith and Wollensky, ở đầu dây bên kia là cô nhân viên mới.

“Chào Kim. Đây là Andrea, văn phòng Miranda Priestly.Sebastian có đấy không?”

“Xin chào. Xin cho biết tên một lần nữa.” Mỗi tuần hai lần,tôi gọi điện đúng vào giờ này, vậy mà lần nào cô ta cũng như không biết tôi làai.

“Văn phòng Miranda Priestly. Runway. Tôi không muốn tỏ rakhiếm nhã” – đúng thế - “nhưng tôi khá vội. Chị nối máy cho tôi với Sebastianđược không?” Gặp một nhân viên khác thì nhất định tôi sẽ nhờ chuyển tiếp cácmón Miranda vẫn đặt, nhưng cô Kim này quá tối dạ, vì vậy tôi có thói quen nóitrực tiếp với chủ nhà hàng.

“Xin đợi một chút. Tôi xem ông ấy có thì giờ nói chuyệnkhông.” Tất nhiên là có, cứ tin tôi đi cô Kim. Ông ấy sống nhờ vào MirandaPriestly đấy.

“Andy thân mến. Cô có khỏe không?” Giọng Sebastian như gióthoảng. “Tôi hi vọng được chị gọi vì bà tổng biên tập thời trang yêu mến củachúng ta muốn ăn trưa, đúng không?”

Không hiểu ông ta phản ứng ra sao, nếu tôi cho phé 12b0 p đùa ônglà bữa trưa này không phải cho Miranda mà là cho tôi? Smith and Wollensky đâuphải là một hiệu cung cấp pizza, mà là nhà hàng năm sao, và chỉ cho phép nữhoàng hưởng một ngoại lệ.

“Vâng, đúng thế. Miranda vừa nói là bà muốn thử đặc sản củanhà hàng ông, và gửi ông lời chào thân ái.” Có lẽ cả đời Miranda không thốt ramấy lời sến như thế, nhưng Sebastian là một fan lớn của bà nên tôi muốn dànhcho ông niềm vui nho nhỏ này. Ông khúc khích cười rất xúc động.

“Tuyệt vời! Cực kỳ tuyệt vời! Chúng tôi bắt đầu ngay đây. Chịđến lấy thức ăn lúc nào cũng được,” giọng ông vui vẻ tươi tắn. “Và tất nhiênhãy cho tôi gửi đến bà lời chào thân ái!”

“Nhất định rồi, tôi sẽ chuyển ngay, xin chào ông.”

Nịnh ông một chút cũng bõ công, vì ông giúp tôi rất nhiều vàđỡ việc cho tôi. Hôm nào Miranda không đi ăn, tôi dọn bữa cho bà trong vănphòng, và cất giữ trong tủ lạnh mấy thứ bát đĩa sứ cho mục đích này. Chủ yếu đólà hàng mẫu của các bộ đồ ăn mới do các nhà tạo mốt gửi đến, phần còn lại lấy từcăng tin. Kiếm khay, dao cắt bít tết và khăn ăn vải lanh thì quá phiền phức,tôi bảo Sebastian cung cấp luôn. Lại một lần nữa trong ngày tháng Hai lạnh lẽovà xám xịt này, tôi khoác lên người chiếc măng tô len đen, đút điện thoại vàthuốc lá vào túi rồi đi ra ngoài. Mặc dù đi bộ đến nhà hàng chỉ mất mười lămphút, tôi vẫn suy nghĩ có nên gọi ôtô không. Nhưng khi hít vào phổi không khítrong lành thì tôi thay đổi ý định, châm một điếu thuốc và lên đường. Không rõvì khói hay vì gió lạnh nhưng tôi thấy phấn chấn hẳn.

Vào mùa này ít khi gặp nhiều khách du lịch lang thang đi lại.Ngày xưa tôi hay bực mình về những người vừa đi vừa gọi điện thoại, nhưng bâygiờ chính tôi cũng có thói quen xấu đó. Tôi rút điện thoại và gọi đến trường củaAlex, nếu trí nhớ kém cỏi của tôi không nhầm thì giờ này có thể anh đang nghỉtrưa ở phòng giáo viên.

Sau hai hồi chuông, thì tôi nghe một giọng phụ nữa rất chuatrả lời.

“Alô, trường phổ thông số 277, tôi là Mrs. Whitmore. Quý vịcần gì?”

“Tôi muốn gặp Alex Feinman.”

“Cho phép tôi hỏi chị là ai?”

“Tôi là Andrea Sachs, bạn gái của Alex. ”

“A, Andrea đấy à. Chúng tôi đã nghe kể nhiều về chị. ” Giọngbà không có vẻ vui, thậm chí ngược lại.

“Ồ, thế ạ? Xin cám ơn. Tôi cũng được nghe kể nhiều về bàMiranda Priestly. Vâng, Alex rất mến các đồng nghiệp ở trường.”

“Cám ơn chị. Andrea, tôi muốn nói là, hình như chị có côngviệc rất thú vị, khi được làm cho một phụ nữ tài năng như vậy. Chị là người rấtmay mắn đấy.”

Vâng, Mrs. Whitmore, tôi là người nhiều may mắn. Bà không biếttôi may mắn đến mức nào đâu. Nếu bà biết là mới ngày hôm qua tôi được phép đimua tampon cho bà sếp của tôi và sau đó được biết là mua nhầm loại và tôi chẳngbiết làm gì cho tử tế cả. May mắn là chữ duy nhất khả dĩ đúng với cảm nhận củatôi vào mỗi buổi sáng khi tôi phân loại đống quần áo dính đầy mồ hôi và thức ăncủa bà sếp để đem đi giặt. À, còn nữa! Tôi không biết có gì làm tôi sung sướnghơn là ba tuần liền chạy đến những người nuôi chó tốt nhất thành phố để tìm muahai con chó giống Bulldog của Pháp cho hai con bé được chiều chuộng và láo toétnhất. Vâng, may mắn là thế đấy!

“Vâng, đúng thế, đúng là một cơ hội tốt,” tôi nói như con vẹt.“Hàng triệu cô gái xin chết để làm việc này đấy.”

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/69410


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận