Quan Cư Nhất Phẩm Chương 156 : Học phủ.

Quan Cư Nhất Phẩm
Tác giả: Tam giới đại sư

Chương 156: Học phủ.


Dịch:lanhdiendiemla.
Sưu Tầm: Soái Ca

Hiện giờ đã tới ngày mùng một , ngày phủ học mở cửa, từ sáng sớm Thẩm Mặc mang sách vở đồ dùng, tới phủ học cung của Thiệu Hưng. Đương nhiên lần này đi cửa chính.

Phủ học Thiệu Hưng nằm phía thành nam, bản triều nhiều lần trùng tu, khiến cho hiện giờ diện tích hơn trăm mẫu, nguy nga tráng lệ, lại thuê danh nho làm thầy, được công nhận là phủ học đệ nhất đông nam. Mỗi năm đều có tuấn tài bản phủ vượt qua ba cấp khảo thí, thành phủ học làm người ta hâm mộ.

Đương nhiên Thẩm Mặc với thành tích tiểu tam khôi vào học, càng khiến người ta chú ý như minh tinh, vừa mới tới cửa phủ học, liền có một đ đồng niên đợi ở cửa, nhất tế chắp tay vấn an:


- Chào sư huynh. xem tại t.u.n.g.h.o.a.n.h.c.o.m

Đây đều là những người đi cùng thuyền tới Hàng Châu khảo thí, hiện giờ đều đã đổi sang trang phục sinh viên, đội mũ nho sinh, mặc nho bào màu lam. Thẩm Mặc đại khái cũng giống như thế, chỉ khác rằng nho sinh kia dùng vải, y dùng lụa, hông đeo ngọc bội, hơn hẳn một bậc. Đương nhiên không phải là y thích khoe khoang, mà là đỗ đầu thi viện phải ăn mặc như thế, đó là quy củ.

*** Người thi cùng kỳ gọi là đồng niên.

Kỳ thực đáng lý ra tiểu tam nguyên còn phải gài một cây trâm hoa trên đầu, Thẩm Mặc thấy giống bà mai, không chịu. Cha y buồn bực gỡ xuống:
- Đáng tiếc, đáng tiếc, người ta muốn đeo còn chẳng được kia.

Gặp lại đồng môn, Thẩm Mặc dâng lên cảm giác như xa cách mấy đời, chắp tay nói:
- Thiếu chút nữa không gặp được chư vị rồi.

Các đồng niên than thở:
- Nếu biết gặp phải giặc Oa, lúc đó thế nào cũng ở lại đợi sư huynh.

Thẩm Mặc cười:
- Nếu biết gặp phải giặc Oa, khi ấy nói thế nào ta cũng đi cùng với mọi người.
Tức thì làm mọi người cười vang.

Mọi người xúm quanh đi đi vào, luôn miệng nói:
- Hiện giờ ngoài dân gian đều truyền nhau, sư huynh thi triển thân thủ, một mình giết mấy chục tên giặc Oa, không biết có chuyện này không?
- Đúng đó, sư huynh thành anh hùng rồi, mau đem chuyện khi ấy kể cho bọn đệ, để bọn để cũng được từng trải một lần.
Thẩm Mặc chỉ lắc đầu không nói.

Trên đường đi gặp các tân sinh, ai nhìn thấy Thẩm Mặc cũng tự động đứng nghiêm, thì lễ gọi :" Sư huynh" rồi đợi Thẩm Mặc đi qua mới theo sau, chỉ cần nhập học đồng niên, bất kể tuổi tác ai cũng như thế. Nếu nói y không thích cảm giác được tiền hô hậu ủng này thì y quá giả dối rồi.

Tới ngay cả Thẩm An cũng ưỡn ngực đi trong đám thư đồng, trông cái mặt như cho mình là lão đại của đám thư đồng vậy.

Các tân sinh vừa vào đại môn học cung, liền thấy ở sân rộng đặt một loạt chậu đồng.

Mọi người biết nghi thức nhập học bắt đầu rồi, liền yên tĩnh trở lại. Ti lễ huấn đạo đứng ở bên kia, lần lượt cho tay trong bồn, sau đó vẩy nước lên giày và mũ, coi như hoàn thành tắm rửa mang tính tượng trưng, biểu thị sự tôn kính với thành nhân. Phủ học cung sở dĩ được xưng là cung vì cung phụng Không Tử, cho nên phủ học còn gọi là miếu Khổng Tử.

Đợi rửa ráy sạch sẽ xong, người huẫn đạo kia liền dẫn đi tới trước chính điện phủ học. Sau khi tới đó, mọi người lại xếp hạng trở lại, huấn đạo tiên sinh dẫn vào trong diện.

Trong điện, hai bên tượng thánh nhân đã có đông đảo sinh viên khóa trước đứng đợi, đứng trên hàng đầu tiên nhân số ít nhất, chỉ có bốn năm chục người, trong đó có Chư Đại Thụ. Trung gian có hai trăm người, là tăng sinh. Phía sau cùng là phụ sinh, nhân số bằng tăng sinh.

Trước tượng Khổng Tử đặt ở giữa là nho học huấn đạo trên bốn mươi và dưới tám mươi, là sư phụ của các sinh viên trong phòng.

Huấn đạo dẫn đường lệnh cho các tân sinh viên đứng giữa điện, mặt hướng về tượng thánh nhân, sau đó vội vàng đi vào hậu đường báo cáo... Thẩm Mặc được an bài đứng hàng đầu, bên trái là Đào Ngu Thần , bên phải năm vị ngũ khôi khác.

Qua thời gian một tuần hương, nghe thấy có tiếng hô:
- Tri phủ đại nhân tới.

Người trong phòng bao bồm cả những huấn đạo kia đều hướng về phía phát ra tiếng hô cung kính thi lễ:
- Cung nghênh tiên sinh.
Hiện giờ trong đại điện không có ai không phải là tù tài nên không phải quỳ đón.

Đường Thuận Chi mặc quan bào đỏ rực được giáo thụ đại nhân tháp tùng, trịnh trọng đi vào đại điện đứng trước mặt Khổng Tử.

Lúc này ti lễ huấn đạo lại cao giọng hô:
- Tham bái tiên sư.
Đương Thuận Chi dẫn đầu mọi người khom gối dập đầu tượng Khổng Tử ba cái, sinh viên khóa trước vẫn đứng, chỉ có đám tân sinh Thẩm Mặc là quỳ.

- Các tân sinh hành lễ bái sư.
Ti lễ huấn đạo lại hô vang.

Các tân sinh liền hành lễ với giáo thụ và huấn đạo đứng trước tượng Khổng Tử, tới lúc này mới hoàn thành nghi lễ.

Đợi mọi người đứng hết dậy, ti lễ huấn đạo nới:
- Mời giáo thụ đại nhân phát biểu.

Giáo thụ đại nhân trước tiên dâng hương với Khổng Tử, sau đó đọc một đoạn thánh dụ của thái tổ, chẳng qua toàn điều cũ rích như trung quân ái quốc, khắc khổ đọc sách v..v..v.. Sau đó mới là lời hữu dụng chân chính.

Ông ta nói:
- Sau khi nhập học sinh viên học chuyên môn,thư, lễ, xạ, số.

Tức là chương trình học phân chia làm bốn loại. Thứ nhất là lễ, học các loại sử, luật, lễ nghi, sinh viên phải tinh thông. Xạ là vào ngày mùng một và ngày rằm do trưởng quan hướng dẫn thi tài. Thứ ba là thư, yêu cầu các sinh viên luyện tập thư pháp, mỗi ngày luận thư pháp. Thứ tư là số, các sinh viên phải tinh thông cửu chương thuật toán.

Mặc dù mỗi môn đều có thi cử, đồng thời phân đẳng cấp và thưởng phạt, nhưng mọi người hiểu rõ chỉ cần khổ công học tập lễ và thư, vì hai môn này liên quan tới thi cử. Thư thì không cần nói nữa, chữ viết của ngươi không ra sao thì văn chương bay bướm cỡ nào cũng chẳng lọt được vào mắt khảo quan.

Mà lễ thì càng là đề thi trong tương lai, thi hương và thi hội đều dùng hình thức thi giống nhau về cơ bản. Đều có ba vòng, mỗi vòng ba ngày. Vòng thứ nhất là làm bảy bài văn bát cổ, trong đó lấy ba đều trong Tứ Thư, tất cả khảo sinh đều phải làm; từ Ngũ Kinh lấy ra bốn đề, các sĩ tử tự chọn, cộng lại là bảy đề.

Vòng thi thứ hai là thi về các loại phán xử, chiếu thư, báo cáo, bảng biểu; vong thi thứ ba là thi thời thế. Những nội dung này đều được học tập trong lễ, cho nên tầm quan trọng của nói không cần phải nói.

Vậy nhưng ai nấy đều biết, có thể đỗ đạt trong khoa cử hay không, quan trọng nhất là nằm ở vòng thi thứ nhất, cũng là làm bát cổ văn chương, có nên việc dạy Tứ Thư Ngũ Kinh vẫn là trọng điểm trong trọng điểm. Mà ở giai đoạn này các sinh viên từ Tứ Thư cần học tập ra thì phải chọn một môn trong Ngũ Kinh mới được, không như trước kia ôm đồm hết Tứ Thư Ngũ Kinh.

Nguồn: tunghoanh.com/quan-cu-nhat-pham/chuong-156-G4iaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận