Quan Cư Nhất Phẩm Chương 381 : Phó quan 

Quan Cư Nhất Phẩm
Tác giả: Tam giới đại sư

Chương 381: Phó quan 

Dịch: lanhdiendiemla.

Sưu Tầm: Soái Ca
Chẳng ai để ý tới lời chối bỏ trách nhiệm của hắn, hỏi tới:
- Vậy ngài thấy sẽ thất thu mấy thành, giá gạo sẽ ra sao?

- Cái này khó nói lắm.
Ngụy tứ gia lại làm bộ làm tịch.

Lập tức Long Tỉnh thượng hạng được đưa lên, hắn mới hạ thấp giọng nói:
- Nghe lão bản nói thất thu mất ba phần, Thường Thục xác lập giá gạo mới, tăng tới chừng ba lượng ba một thạch.

- Vậy thì chẳng phải các loại khoán đều sẽ tăng giá ...
Đám đông đồng thanh thốt lên.

Nhưng làm Thẩm Mặc không hiểu là trong mắt những người này lộ ra không phải sự tức giận mà là hưng phấn! Như sói đói thấy thịt vậy.



*** Khoán, tức như cái giấy hợp đồng bây giờ, mỗi bên giữ một cái giấy để làm bằng cứ. Phàm văn tự để làm tin đều gọi là khoán.

Nghe những người kia thảo luận hào hứng, Thẩm Mặc hơi hoang mang, cảm giác như mình đang đi vào sàn giao dịch chứng khoán đời sau vậy, nhà bình luận cố phiếu và dân chơi cổ phiếu đang diễn một tiết mục người ngoài nhìn vào thấy vô cùng hoang đường, lập đi lặp lại ngày qua ngày...

Phải một thời gian rất dài y mới thoát ra được cảm giác hoang đường đó, béo mạnh lên chân mình, nhắc nhở bản thân đây là năm Gia Tĩnh thứ 36, thành Tô Châu Đại Minh, mình không phải xuyên việt ngược trở về.

Thẩm Mặc sinh hứng thú lớn về nội dung đàm thoại của những người này, gọi tiểu nhị tới hỏi:
- Bọn ta là ngươi bên ngoài, nghe thấy mọi người đều đang nói tới "khoán", là cái gì vậy?

- Khách quan, tôi bận lắm...
Tiểu nhị cười khổ.

Một đỉnh bạc được Tam Xích ném tới, tiểu nhị lập tức thu lại vẻ mặt khó xử, cười lấy lòng:
- Nhưng bận đến đâu cũng không thể thất lễ với khách quan phải không ạ?

- Trở mặt nhanh thật đấy.
Thiết Trụ ném cho một câu.

Tiểu nhị cười trừ, lấy từ trong lòng ra một tờ giấy nói:
- Đây là mọt loại khoán.
Hắn nói có chút đắc ý:
- Hơn nữa là tổ tông của các loại khoán, " khoán bánh bơ" của Vạn Phúc ký.

- Ta có thể xem được không?
Thẩm Mặc hỏi.

- Đương nhiên.
Tiểu nhị vội dùng hai tay đưa tờ "khoán bánh bơ" to bằng lòng bàn tay cho Thẩm Mặc.

Thẩm Mặc xem xét tờ khoán, thấy nó được làm bằng loại giấy chất lượng cực tốt , ở giữa viết hàng chữ bắt mắt, đổi phiếu lấy năm cân bánh bơ, ở góc bên trái viết ba chữ "Vạn Phúc ký" màu xanh, góc dưới viết ba chữ " Thẩm Hồng Xương", còn dùng con dấu đỏ tư nhân.

Lại lật qua mặt kia , cũng là chữ tương tự, cũng đóng ấn riêng của "Thẩm Hồng Xương".

Thẩm Mặc cầm tờ khoán bánh bơ, hỏi:
- Có thể mang tờ giấy này tới Vạn Phúc ký đổi lấy năm căn bánh bơ, phải không?

- Khách quan thật lợi hại.
Tiểu nhị giơ ngón cái lên:
- Đúng là ý này.

Thẩm Mặc khẽ lắc đầu:
- Thế thì kỳ quái rồi .. Vừa xong ta nghe bọn họ thảo luận mùa màng và giá khoán hình như có liên quan tới nhau, nếu như là đi đổi thì đương nhiên giá càng rẻ càng tốt, tại sao bọn họ thấy giá cao lại mừng?

- Này chàng trai, không hiểu chứ gì?
Bên cạnh có vị khách lắm chuyện ghé tới, cầm lấy tờ khoán của tiểu nhị, chỉ cho Thẩm Mặc thấy:
- Ngươi nhìn này, bên trên này không ghi rõ giá, tức là bất kể ngươi mua tờ khoán này vào lúc nào, kệ giá lên xuống như thế nào, cũng sẽ không trả lại tiền cho ngươi, cũng không bắt người bù thêm tiền.

- Mà bánh thì làm từ lương thực, giá của nó sẽ tăng lên theo lương thực, cái này có hiểu không?

Vị thực khách nhiệt tình đó hỏi, thường mà nói thì người đọc sách đối với loại chuyện này đầu óc không được linh hoạt cho lắm, thực khách sợ đàn gẩy tai trâu, cho nên phải hỏi như vậy.

Thấy Thẩm Mặc chậm rãi gật đầu, thực khách kia nói tiếp:
- Mà giá lương thực lên xuống chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, ngoại trừ mùa màng thất thu được mùa, còn có quan phủ trung thu, thu mua. Rất nhiều nhân tố làm giá lương thực lên xuống, khiến cho giá bánh cũng thay đổi theo.
Nói rồi lấy là một tờ khoán bánh giống vậy ra nói:
- Bình thường năm cân bánh bơ bán với giá một trăm văn, còn khi giá cực thấp thì có thể chỉ bán được ba mươi văn tiền; nhưng khi lương thực đắt đỏ có thể ba với giá ba trăm văn tiền, chênh lệch tới mười lần đấy.

Thẩm Mặc đã học qua kinh tế học, tất nhiên rất hiểu đạo lý đơn giản này, nhưng y vẫn có chỗ không thông, hỏi:
- Mặc dù không phải là khách hàng của Vạn Phúc ký, nhưng tin rằng trong thời gian ngắn giá cả sẽ không thể giao động quá lớn, nếu như muốn kiếm lợi, ít nhất phải giữ khoán bánh này chừng nửa năm một năm.
Y lắc đầu:
- Hơn nữa một một cửa hiệu bánh có căng hết sức ra thì một ngày có làm nổi một nghìn hộp bánh không? Cho dù có thu mua lại tất cả khoán bán của bọn họ thì cũng kiếm nổi mấy đông? Sao không thua mua trực tiếp lương thực cho rồi.

Ngươi kia bị y nói cho sững người, nhưng mau chóng lắc đầu nói:
- Ngươi nói không đúng, riêng ta đã có một trăm tờ khoán bánh rồi.
Nói xong hắn xả giọng hô:
- Các vị ngồi đây, có ai trong tay không có trên một trăm tờ khoán bánh, xin giơ tay lên xem một chút.

Chỉ có lác đác vài người giơ tay cười nói:
- Chúng tôi mặc dù khoán bánh không nhiều, nhưng khoán gạo, khoán thịt, khoán vải không ít hơn mọi người đâu.

Người kia cười nói với Thẩm Mặc:
- Ngươi xem đó, cả đại sảnh hơn trăm người, vậy ít nhất phải có khoán bánh lên tới vạn cân.
Hắn chỉ vào sảnh trong, lầu trên nói:
- Hơn nữa chúng ta còn là người bình thường đấy, những người có tiền thực sự, có ai không sở hữu vạn cân khoán bánh, còn khoán thịt, khoán vải.

Cuối cùng thực khách đó tổng kết:
- Nhiều khoán như thế thì cần mua đúng, chẳng lẽ lại không kiếm nổi tiền sao?

Nhưng vẻ nghi hoặc trên mặt Thẩm Mặc càng đậm.

Ăn sáng xong Thẩm Mặc dạo chơi trong thành Tô Châu, "trên trời có thiên đàng, hạ giới có Tô Hàng", có thể thấy vẻ đẹp của Tô Hàng là ngang nhau. Nhưng cái đẹp của Hàng Châu nằm ở Tây Hồ, đẹp ở thắng cảnh nhân văn, nhưng nếu ngươi muốn thấy được vẻ đẹp sông nước Giang Nam chân chính, biết thế nào là thủy lục song hành, đường sông kế sát, thì phải tới Tô Châu.


Tô Châu là thành phố đại biểu cho Giang Nam, không phải bởi vườn cảnh, thứ tác phẩm tuyệt mỹ đó đều ở sâu trong hào môn, làm người ngoài không thể chiêm ngưỡng, chỉ có thể tưởng tượng.

Vì trong tất cả vùng sông nước, Tô Châu lớn nhất, đẹp nhất , cũng lâu đời nhất. Cho dù là trong tháng giêng rét mướt, cả Tô Châu vẫn dạt dào sức sống mơn mởn, tất cả cứ như trong tranh vẽ. Cầu nhỏ suổi chảy, hành lang quanh co, tường phấn ngói lớn, ngươi cảm thụ sâu sắc được thế nào là hai con đường kẹp một con sông, thuyền và ngựa song hành; tản bộ ở trong thành, có thể tận tình thưởng thức phong cảnh tuyệt mỹ "người ở trong hoa".

Khi y đi mệt rồi, đứng ở trên con phố đông vui tấp nập, nhìn dây mây buông trên cổ thảnh, quay lại ngó tháp Hồ Khâu tang thương, không khỏ nhớ tới Tây Thi, nhớ tới Câu Tiễn, nhớ tới Lục Mông Quy, nhớ tới Phạm Trọng Yên, cùng với Đường Bá Hồ vừa qua đời vài năm trước ...

*** Lục Mông Quy: Nhà thơ??
Phạm Trọng Yên: Nhà quân sự thời Bắc Tống.

Thẩm Mặc đột nhiên nhớ tới, năm ngoái ở kinh sư, đám đồng liêu ở hàn lâm viện suốt ngày ăn no không có việc gì làm, thường nằm mơ giữa ban ngày, nói nếu như sau này được đưa ra ngoài thì Tô Châu là nơi tuyển chọn hàng đầu.

Vì trong mắt tất cả mọi người Tô Châu tượng trưng cho nhàn nhã, không phải sao? Quá phải, nơi này vườn cảnh tuyệt đẹp, nước sông trong xanh, có hoa đào đỏ tươi, có tiếng đàn du dương, nơi này có món ăn vặt tinh tế nhất thiên hạ, nơi này có mỹ nữ mềm mại như nước, nơi này còn có vô số trà lâu quán sách, là thiên đường có thể thỏa mãn tất cả dục vọng của người đọc sách, thiên đường nhân gian.

Nhưng mỗi khi tơ tưởng đủ rồi, các vị "rường cột tương lai" đều tỏ vẻ ố ý khinh miệt, dùng ngữ khí chua loét nói :" Cứ đợi sắp nghỉ hưu tới đó dưỡng lão là được." Sau đó đưa ánh mắt chiếu vào Hàng Châu Phúc Châu, Ứng Thiên Tế Nam, thậm chí Đại Đồng Tuyên Phủ, không thèm nhìn Tô Châu thêm một cái.

Vì trong mắt bọn họ, ra ngoài là bàn đạp nhảy về kinh sư, đương nhiên là muốn mau chóng làm ra chính tích, thể hiện tài năng. Khi ấy Tô Châu thứ gì cũng tốt biến thành thứ xấu, dường như đó là chốn tiêu tiền hưởng lạc, đắm mình trong mỹ sắc làm người ta mất đi chí tiến thủ.

Cho tới tận ngày nay, trong con mắt tuyệt đại đa số quan viên, ngọc ấm hương êm đồng nghĩ với ham chơi mất chí.

Nhưng Thẩm Mặc nói, các ngươi sai rồi, sai quá lớn rồi! Tòa thành này mới là nơi gửi gắm hi vọng của Đại Minh! Cũng là cơ hội đệ Đại Hoa có sinh mạng mới.

Khi người khác nhớ tới Tây Thi Phù Sai thì Thẩm Mặc nhớ tới cuộc bạo động công nhân sớm nhất trên thế giới "ngũ nhân mộ bia ký"! Nó phát sinh ở chính nơi này, trong thành phố hoa đào ôn nhu, vườn cảnh xinh xắn này.

Có một sức mạnh đang manh nha sinh ra trong thành phố ôn nhu như nước này. Hãy lắng nghe đi, nửa đông bắc thành công trường dày đặc, vạn tiếng máy móc hoạt động. Hãy nhìn đi, cửa hàng, cửa hiệu, chợ búa nối nhau san sát, vạn thương quy tụ.

Nơi này rõ ràng đỡ trở thành thị trường trung tâm của Giang Nam, so với Hàng Châu đầu được xưng là kinh đô phồn hoa, thậm chí địa vị của nó càng nổi bật hơn Hàng Châu. Đi dọc theo con đường chính, Thẩm Mặc nhìn thấy khách thương thành lập hội hội quán ở Tô Châu, ít nhất có trên ba mươi cái, Ngoài Giang Chiết Việt Mân ra còn có thương nhân Ngạc, Tương, Cán, Lỗ, Thiểm, cũng bị thu hút tới, sức hút này toàn quốc không đâu bì được.

*** Ngạc ( Hồ Bắc), Tương (Hồ Nam) , Cán (Giang Tây), Lỗ ( Sơn Đông), Thiểm ( Thiểm Tây)

Cho dù là Bắc Kinh, cũng chỉ có sức hấp dẫn tương tự với các chính khách, thương gia và tài phú sẽ không chảy tới cái nơi quỷ quái kỳ thị tiền bạc và thương nhân đó.

Thẩm Mặc có hơi ghét nơi này rồi, không phải là đột nhiên, mà từ khi bước vào huyện Ngô Giang đã bắt đầu sinh ra cảm giác này, chỉ là cùng với bước chân đi sâu hơn vào Tô Châu, cảm giác càng thêm mạnh mẽ mà thôi, kỳ thực nó là sản phẩm phụ của cảm giác khác mà thôi.

Cảm giác đó gọi là "cảm giác trách nhiệm"! Kỳ thực y luốn có một suy nghĩ muốn thay đổi lịch sử, nhưng ở nơi khác, bất kể là ở Thiệu Hưng, Hàng Châu hay là Bắc Kinh, nhưng đó chỉ là thứ lý tưởng rỗng tuếch, chỉ làm y cảm thấy mình thật cao thượng, nhưng không kích thích y có bất kỳ hành động mang tính thực chất nào.

Thế nhưng tiến vào trong địa phận Tô Châu, suy nghĩ này biến thành một loại kích động, càng cảm thụ được sức sống manh nha bừng bừng của nó, cảm cảm thụ được năng lượng bùng nổ ẩn giấu sâu trong nó, loại kích động này càng mạnh mẽ, cho tới khi y không dứt mình ra được, tới khi y mất đi lý trí...

Đúng thế, lý trí, cái gọi lý trí bảo cho y biết rằng, chuyện mình muốn làm quá nguy hiểm, làm không khéo sẽ khiến thân bại danh liệt, họa tới người nhà. Y biết rõ hơn bất kỳ ai, Đại Minh ít nhất còn tám chín chục năm nữa, mình chỉ cần trôi theo dòng, leo lên quan nhất phẩm, an hưởng thái bình hoàn toàn không thành vấn đề.

Hai tiếng nói đánh nhau trong đầu y, một cái nói :" Lịch sử phát triển có quy luật tất yếu của nó, bất kỳ hành động ý đồ cải biến lịch sử đều là châu chấu đá xe, chỉ khiến bản thân bị nghiền nát, lại chẳng thể ngăn cản được nó." Một tiếng nói khác lại bảo :" Lịch sử do con người sáng tạo ra, tại sao không thể thay đổi."

Nếu như Phù Tô biết phụ hoàng băng hà trước một bước, nếu như Hạng Vũ hạ quyết tâm trên Hồng Môn yến, nếu như Lý Long Cơ biết ngực Dương Ngọc Hoàn là do An Lộc Sơn cào , nếu như Triệu Khuông Dẫn biết được lòng dạ lang sói của đệ đệ, nếu như Chu Nguyên Chương không xuất thân từ bần nông --- 

Y tin rằng nếu như bất kỳ cái nếu như trên thành sự thực, lịch sử sẽ thanh đổi! Có lẽ triều Tân không tan nát ở thời Nhị Thế; có lẽ Đại Sở sẽ thay thế triều Hán, có lẽ Đại Đường sẽ không thình lình từ thịnh thành suy như thế; có lẽ lão Triệu sẽ thu phục được Yến Vân thập lục châu; có lẽ Đại Minh đã không ung nhọt toàn thân như bây giờ.

Lịch sử không có nếu như, nhưng hiện giờ mình đang đối diện không phải là lịch sử, mà là tương lai! Tại sao không vào thời điểm này, vì tộc nhân của mình, tạo ra một tương lai khác.

"Hải vũ thiên phong độc vãng lai. "Kỳ thực trong lòng Thẩm Mặc sớm đã quyết định rồi, nếu không y đã chẳng tới tòa thành này, nhưng gánh nặng khiến người ta ngạt thở đó một khi đặt trên vai, trừ khi đi tới điểm cuối cùng, hoặc là tử vong giữa chừng, nếu không mãi mãi chẳng thể giải thoát.

Mà Thẩm Mặc tin tưởng, chỉ bằng vào một kiếp của mình không thể đi tới điểm cuối cùng, cho nên nếu như gánh lấy trọng trách này, cả đời cũng không đặt xuống được, áp lực đó khiến cho y nghĩ tới thôi đã thở không thông. Cho nên y cứ mãi kéo dài thời gian gánh vác nó. Cuối cùng thuyền tới bến, xe tới trạm, đã không cách nào trì hoãn nữa. Tất cả những điều xảy ra trong thành Tô Châu nói với y, thời gian không chờ đợi ta.

"Được rồi, nếu đã không thể né tránh, vậy thì gánh lên vai vậy! Từ giờ trở đi, lý tưởng cả đời của ta, chính là chuyện Ngu Công dời núi này rồi." Mặc dù y vẫn còn kháng cự, nhưng đó là số mệnh của y, là số mệnh y không thế né tránh.

"Vì nó, ta sẵn sàng dốc tất cả mọi thứ mình có, gan óc lầy đất, thần cản giết thần, phật ngăn giết phật, cho dù thành loạn thần tắc tử, cho dù bị đóng đinh sỉ nhục, ta cũng không để ý. Vì ta tin, lịch sử rồi sẽ có một ngày cho ta một đánh giá công bằng."

Sau khi hạ quyết tâm rồi, Thẩm Mặc đột nhiên nghĩ :" Nếu như làm hỏng thì sao?" Đó là chuyện rất có khả năng, nhưng y lập tức an ủi mình :" Nếu tương lai đã thối nát thế rồi, ta có phá thế nào cũng chẳng nát hơn được phải không?"

Đứng trên cây cầu đá cổ kính, nhìn con thuyền vẫn nhàn nhã bơi qua, Thẩm Mặc đột nhiên cười nói:
- Tô Châu, ta tới rồi.

Ngày 2 tháng 2 năm Gia Tĩnh thứ 36, rồng ngẩng đầu.

*** Rồng ngẩng đầu: Ngày lễ truyền thống dân gian TQ, ý nghĩa nguồn gốc thì chiu.

Ngày hôm đó cũng là ngày đồng tri phủ Tô Châu Đại Minh, kiêm đề cử Giang Nam thị bạc đề cử ti, Thẩm Mặc chính thức nhậm chức.

Kỳ thực y tới Tô Châu vào cuối tháng giêng, loanh quanh trong thành vài ngày, 28 tháng giêng mới quay trở ra, xếp đội nghi trượng của mình, đồng thời thông bao với phủ nha, chuẩn bị giao tiếp công việc, an bài nghi thức tiến thành.

Các quan viên trong thành sớm đã nghe nói đồng tri đại nhân tới Tô Châu, nhưng mãi không thấy bóng dáng đâu, trong lòng thấp thỏm :" Chẳng lẽ lên nhầm thuyền cướp, bị chúng cho đi ăn mỳ nước? Làm nữ tế Long Vương rồi? Thành cha của Đường Tăng cũng chẳng sao, nhưng đừng rước lục lâm thái thú tới chỗ chúng ta nhé."

Mọi người đang đứng ngồi không yên thì cuối cùng cũng nghe thấy tin tức của Thẩm Mặc, hiện giờ phụ trách xử lý sự vụ trong phủ là thôi quan Tô Châu, triệu tập huyện lệnh hai huyện trong thành lại, nói:
- Chúng ta phải họp bàn xem đón tiếp đại nhân thế nào, ngài ấy là tân quý nhân, khẳng định có chút tính khí đặc biệt, nếu như làm theo thông lệ, khả năng sẽ khiến cho đại nhân không vui...

Đang nói dở thì Hải Thụy đứng dậy:
- Đại nhân, chỗ ti chức bận lắm, không giúp được chuyện bày vẽ này.

- Sao gọi là bày vẽ được.
Thôi quan là người tính khí rất tốt, nói lý với hắn:
- Hiện giờ chưa tới vụ xuân canh, bên ngươi có bận tới đâu cũng có thể tạm gác, nhưng đại nhân vào thành không thể trì hoãn được.

- Phủ nha ở huyện Ngô, không phải ở Trường Châu, huyện hạ quan không xen vào nữa.
Hải Thụy chính lại mũ quan cho thẳng, nói:
- Hạ quan mới nhậm chức, rất nhiều chỗ còn lạ lẫm, nếu không tranh thủ thời gian tìm hiểu tình hình, mơ mơ hồ hồ đợi tới xuân canh mới làm thì sẽ hỏng việc.
Nói xong ôm quyền chào:
- Cáo từ hai vị đại nhân.
Chẳng đợi thôi quan đáp lời, bỏ đi thẳng.

- Kẻ này sao lại như thế?
Cho dù là người tốt tính, thôi quan cũng không chịu nổi.

Huyện lệnh huyện Ngô cười an ủi:
- Đoán chừng tính khí Hải bút giá là thế, nếu không cũng chẳng nổi tiếng như vậy.

- Đúng vậy thật.
Thôi quan cũng cười:
- Khó nói tiếng tăm của hắn to, hay là đại nhân của chúng ta to.

- Không khác biệt lắm, ngài cũng không cần lo, hạ quan từng làm việc với Thẩm đại nhân, ngài ấy thiếu niên lão thành, trầm ổn vững vàng, tất nhiên không khiến chúng ta khó xử.

- Cái gì? Hai người từng quen nhau à? Vì sao không nói sớm?

Nguồn: tunghoanh.com/quan-cu-nhat-pham/chuong-381-t8iaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận