Quan Cư Nhất Phẩm Chương 417 : Tranh thủ được nửa ngày nhàn.

Quan Cư Nhất Phẩm
Tác giả: Tam giới đại sư

Chương 417: Tranh thủ được nửa ngày nhàn.


Dịch:lanhdiendiemla.
Sưu Tầm: Soái Ca


Ngày mùng 5 tháng 5, trời còn tờ mờ sáng Thẩm Mặc cùng hiền thê ngồi một chiếc thuyền nhỏ, lặng lẽ rời thành, từ trấn Phong Kiều qua hồ Độc Thự, tiến thẳng về phía đông nam qua Đại Giang, tới một tiểu trẩn phía tây nam huyện Côn Lôn, phòng óc hai bên sông ngày càng nhiều, lòng sông ngày càng hẹp, dường như sắp tới điểm đến rồi.

Tiểu trấn vùng sông nước mạng lưới sông ngòi dầy đặc, sát xung quanh đều là con thuyền nhỏ qua lại, Thẩm Mặc mặc một bộ trường sam lụa màu lam, tóc dùng một dải lụa buộc đơn giản, tay cầm quạt giấy, tay vịn lan can, nhàn nhã đứng ở mũi thuyền, ngâm:


- Tường phấn ngói ngọc kề đá xanh.
Cầu cong sông nhỏ nối với thành.
Bến tàu thuyền che thơ thấp thoáng.
Lầu trúc lan can biếc sóng xanh.
Cảnh sắc như như tranh cổ này, khiến kẻ thô tục như ta cũng biến thành người phong nhã rồi.

Nhược Hạm mặc váy hoa đạm nhã, một dải lụa hồng buộc quanh vòng eo hoàn mỹ, mái tóc mượt mà vấn cao gài lại bằng chiếc trâm gỗ đơn giản, cơn gió thổi qua khiến vài sợi tóc mai phiêu hốt, nghe Thẩm Mặc ngâm thơ, nàng khẽ nâng ngọc thủ, nhẹ nhàng vén những sợi tóc bám trên mặt, dung nhan vân thanh lệ, nhưng vòng eo thon thon, đồi ngực đầy đặn, khuôn mặt hồng hồng kiều diễm, hiển nhiên được ái tình mưa móc dư dật, phong tình thiếu phụ quyến rũ vô song, nhoẻn miệng cười :
- Thiệu Hưng chúng ta cũng không thua kém.

- Thiệu Hưng hay Tô Châu thì cũng thế.
Thẩm Mặc lắc đầu:
- Cả hai đều quá náo nhiệt, đi tới đâu cũng có tiếng đồng ầm ĩ điếc tai, làm người ta không tĩnh tâm lại , cảnh có đẹp đến đâu cũng uổng phí.

- Xem ra chí của phu nhân không đặt ở thắng cảnh sơn nước.
Nhược Hạm cười nói: nguồn truyện t u n g h o a n h . c o m
- Mà cảnh cuộc sống nhưng lại không có chút huyên náo, êm đềm, trong đời mà tách thế này.

Thẩm Mặc gật đầu:
- Người hiểu ta là phu nhân đó.
Nói xong cười ha hả:
- Chua quá, chua quá.

Tiếng cười đột ngột phá tan cảnh thanh bình, chim bay dáo dác, ngư phu bên cạnh quay sang trách móc.

Thẩm Mặc cách thuyền chắp tay cười xin lỗi, người ngư phu không quen biết cũng cười, trong nụ cười lộ ra vẻ hào sảng. Lấy từ trong khoang thuyền lấy một thứ màu bạc ném lên thành đường cong ưu mỹ, Thiết Trụ đưa tay đón lấy thì ra là con cá Lư có tới năm cân.

Có qua không có lại không đúng lễ, Thẩm Mặc ném qua một đỉnh bạc nhỏ, ngư phu nhận lấy xem, bất giác mặt trầm xuống:
- Tặng công tử con cá ăn chơi thôi, không phải là muốn tiền.
Liền dùng hai tay đưa đĩnh bạc nặng tới hai lượng trả lại.

Thẩm Mặc sao có thể nhận chứ, cười bảo:
- Vị lão ca này, huynh cho ta cá, ta trả lại huynh tiền, rất công bằng hợp lý, nếu không cầm tiền, thì con cá này ta cũng không nhận được.

Ngư phu cười chất phác:
- Một con cá chẳng đáng là bao, sao gọi là công bằng cho được.

Thẩm Mặc cười ha hả:
- Lão ca đừng từ chối nữa, hay là thế này huynh dẫn chúng tôi dạo một vòng quanh trấn, tới trưa tìm một tửu lâu, chọn mấy món đặc sản, hai chúng tôi mời khách, được không?

- Vậy thì chiếm lợi lớn của công tử rồi.
Ngư phu vui vẻ nhận lấy nén bạc, rồi chèo thuyền đi trước dẫn đường, giọng vang vang hỏi:
- Công tử gia tới du ngoạn sao?

- Đúng thế, ở Tô Châu lâu ngày làm người ta ngột ngạt, cho nên mới tới nơi này dạo chơi.

- Vậy thì công tử phải tới Chu Trang của chúng tôi, tuy nhỏ nhưng là nơi tốt cảnh đẹp địa linh nhân kiệt.
Ngư phu tự hào nói:
- Công tử không biết đó Thẩm Vạn Tam chính là người chu Trang chúng tôi.

- Hả?
Thẩm Mặc kinh ngạc, Nhược Hạm tuy không nói gì nhưng vẻ hứng thú với vị tài thần kia hiện ra rõ ràng.

- Vậy chúng ta tới nhà ông ấy xem sao.
Thẩm Mặc tò mò đề nghị:
- Nhà ông ấy còn có người ở chứ?

- Có thì có, nhưng không phải họ Thẩm nữa.
Ngư phu trả lời:
- Có điều tới xem thì không có vấn đề gì.

~~~~~~~~~~~~

Thuyền đi tới một bến tàu tư nhân rồi thả neo, trên bậc thềm mười cấp là một tòa trạch viện nhỏ đơn giản, ngư phu nói cho Thẩm Mặc biết đó là nơi ở cũ của Thẩm Vạn Tam, trăm năm qua chưa chuyển đi một viên gạch một tấm ngói nào.

Một tòa trạch cực kỳ bình thường khó mà làm cho người ta liên tưởng tới vị tài thần giàu nức tiếng cả nước, bất quá trạch viện phương nam chú trọng ngoài thuần phác trong xa hoa, vẻ đẹp ẩn giấu bên trong. So với người phương bắc chú trọng cửa cao nhà lớn có sự khác biệt hoàn toàn.

Cho nên Thẩm Mặc đầy tò mò với khung cảnh bên trong, nhưng sau khi tiến vào y phải thất vọng. Ngư phu nói rõ với chủ nhà ý tứ của bọn họ, chủ nhà rất hiếu khách chủ động làm người hướng dẫn, đưa vợ chồng Thẩm Mặc đi xem nơi ở của tài thần từ đầu tới cuối, từ cửa, từ phòng tiếp khách, đến nội trạch, phòng ăn, đều đi thăm một lượt.

Mặc dù khung cảnh vẫn làm người ta có thể liên tưởng tới thời kỳ hưng vượng của nó, nhưng so với bất kỳ khu nhà vườn hào phú nào Thẩm Mặc thấy quá đều đơn giản tiết kiệm hơn nhiều. Nhưng đây đúng là nhà của vị tài thần tài trợ cho đế quốc tiền xây dựng một phần ba tường thành của thủ đô, còn không tốn chút sức có thể khao thưởng ba quân, tài phú không lồ của ông ta hẳn không thể ít hơn quan viên nghỉ hưu kia được.

Ví như vị Vương Hiến Thần kiến tạo Chuyết Chính Viên kia, e rằng cộng cả trăm nhà lại cũng chẳng thể nhiều tiền bằng Thẩm Vạn Tam, nhưng ông ta tạo ra thẳng cảnh lưu truyền ngàn năm.

Vậy mà vị Thẩm Vạn Tam giàu có không ai sánh bằng, lại ủy khuất ở trong trạch viện thế này, làm Thẩm Mặc cũng phải bất bình thay cho ông ta.

Nhược Hạm càng hiểu tâm lý thương nhân hơn, nói:
- Tài phú của thương nhân nằm ở hàng hóa lưu thông ở trên thị trường có hưng vượng hay không, chứ không ở chỗ trong nhà có xa hoa hay không.

Thẩm Mặc nghe thế thở dài:
- Hơn nữa cho dù có tiền đến đâu cũng chỉ là một thương nhân mà thôi, không có vệ binh bảo hộ, không có quan phủ che chở, ai dám thoải mái khoe khoang.

Nhược Hạm lắc đầu, cười:
- Năm xưa Thẩm Vạn Tam ở trong hoàn cảnh gian nam hơn bây giờ nhiều, còn phủ đệ của các đại phú thương Giang Nam chúng ta có thể sánh với vương phủ, từ điều này mà nói hoàn cảnh thay đổi là đáng mừng.
Nàng đượm buồn thở dài:
- Thế nhưng thương nhân chân chính như Thẩm Vạn Tam đã không còn tồn tại nữa rồi.

Từ nơi ở cũ của Thầm Vạn Tam đi ra, tâm tình Thẩm Mặc có chút nặng nề, nói:
- Trưa rồi, bụng cũng đói rồi, lão Tiền dẫn chúng tôi đi kiếm chỗ ăn cơm đi.
Qua nói chuyện biết ngư phu họ Tiền.

Lão Tiền dẫn mọi người tới một tòa tiểu lâu gần sông, ngược nhìn lên thấy bốn chữ "Thẩm gia tửu lâu", Thẩm Mặc cảm thấy thân thiết, nói với Nhược Hạm:
- Có thấy cảm giác về nhà không?

- Người ta rõ ràng là kỷ niệm Thẩm Vạn Tam, liên quan gì tới chúng ta?
Nhược Hạm nguýt y một cái.

- Chưa chắc đâu, nghe nói nguyên quan của Thẩm Vạn Tam là Kỳ Giang của chúng ta, nói không chừng hai trăm năm trước cùng một nhà với tướng công thì sao?
Thẩm Mặc đắc ý nói.

- Nói vui đùa một chút thì được.
Nhược Hạm biến sắc mặt, nói nhỏ:
- Nhưng để người ta nghe thấy sẽ chê cười tướng công đấy.
Có tổ tiên là thương nhân bị tịch biên tài sản đi đầy, chẳng phải vẻ vang gì với người làm quan.

- Giống như người ta cảm thấy danh kỹ Tần Hoải rất cao quý, ta cũng thấy Thẩm Vạn Tam rất tự hào.
Thẩm Mặc bĩu môi nói.

- Đúng! Vị công tử này nói rất đúng!
Lời này làm chủ quán tán đồng, vị chưởng quầy béo đó từ sau quầy đi ra, đích thân chào đón khách:
- Vì câu này của công tử, tiểu lão nhị một chén "A bà trà", mời khách vào gian Hi Quan.

Liền dẫn Thẩm Mặc tới một gian nhã tọa rộng rãi nhất lại gần cửa sổ, dùng khăm trắng lau sạch ghế rồi mới mời y ngồi xuống.

Thẩm Mặc cười bắt chuyện:
- Vừa rồi nghe Lão Tiền nói "chưa uống A Bà Trà chưa phải tới Chu Trang", tại hạ sớm tò mò A bà trà có gì độc đáo mà vị lão ca này cứ đeo bên miệng rồi.

Tiểu nhị mang lên mấy món ăn vặt, chưởng quầy lấy một bộ dụng cụ pha trà tinh xảo, có bát trà sứ Thanh Hoa, ấm trà cao nhã cổ điển, có khay trà sáng bóng. Vừa đặt từng món lên bàn, vừa cười nói:
- Trà này không phải A bà pha không pha mà là A bà ăn đấy.

Nói rồi nhìn đôi người ngọc, cười:
- Đương nhiên người thanh niên cũng ăn được.

- Vậy trà này có yêu cầu gì?
Thẩm Mặc hỏi.

- Nói ra yêu cầu không phải ít.
Chưởng quầy lấy nước từ chum nước lớn ở giếng trời, đặt lên bếp lò nói:
- Ví như thứ nước này, là nước trên trời so với nước dưới đất có thêm vài phần linh tính.

Thẩm Mặc bất giác nhớ tới câu "nước không nguồn" của Tôn Ngộ Không, hỏi:
- Phải đun mất bao lâu?

Chưởng quầy nói:
- Củi khô lửa to chớp mắt sẽ sôi sùng sục.
Quả nhiên không bao lâu hơi nước bốc lên nghi ngút, ông ta lại nói:
- Có như thế trà mới được đậm, được thơm.

Trong thời gian thưởng thức trà A bà thơm ngọt ngon miệng, thì bàn tiệc thịnh soạn đã được làm xong, chủ quán rất có thành ý, toàn là những món ăn nối tiếng, trong đó nổi tiếng nhất là "canh cá Thái Lư" được gọi là một trong ba món ăn nổi tiếng Giang Nam, lần này Thẩm Mặc nổi hứng tới Chu Trang dạo chơi, cũng có quá nửa là bị món ăn này dụ dỗ.

Kỳ thực cá Lư chân chính có bốn má, nhưng cá Lư ở Chu Trang chỉ có hai má, nhưng so với ăn ở Hàng Châu thì mỹ vị hơn nhiều, vì nó mang trên người một điển cố rất đẹp.

Trương Hàn bậc đại tài nghìn năm trước, vì "nghe gió thu thổi nhớ cố hương", liền từ quan trở về cố hương, để được thưởng thức món "canh cá Thái Lư" mà ông ta mong nhớ đêm ngày này, mà Trương Hàn là người Chu Trang, cho nên mới làm món ăn này được lưu danh thiên cổ, được văn nhân tao khách hùa theo tán hưởng lan truyền.

Nhưng nếu muốn thưởng thức được hết cái ngon của nó thì vẫn phải tới Tây Hồ, dù sao thì đó là nơi đầu bếp nổi danh thiên hạ tụ hội, so với cái tiểu điểm này này thì ít nhất nguyên vật liệu được sử dụng cầu kỳ hơn rất nhiều. 

Có điều khi thực khách ăn xong vẫn đánh giá vẫn cam tâm tình nguyện công nhận món ăn nơi đây là thiên hạ đệ nhất, nói :" Quả nhiên ăn ở Trang Chu vẫn thấy chính tông hơn nhiều." Cứ như vì có vị Trương đại tài tử kia mà bọn họ được thưởng thức một loại thức ăn nhân văn, đem nó ra khoe làm giá trị con người tăng lên vậy. E rằng đa số mọi người đều suy nghĩ như thế.

Bản thân món ăn này rất tuyệt rồi, cá lư bỏ vào miệng là tan cùng với sự khéo léo của đầu bếp, làm nó thành món ăn đặc sắc. Chỉ là trước đó vì danh tiếng quá lớn của nó mà mang kỳ vọng quá cao, Thẩm Mặc có chút thất vọng.

Món ăn này đúng ý thích của Nhược Hạm nhất, thịt cá non mềm, trơn như tơ trắng, ngọt mềm ngậy mà không béo.

Ăn thứ cá như thế, rồi đến rượu cũng là dùng nước sống đó mà ủ lên, được gọi là "Thập Nguyệt Bạch", tuy là rượu quê, nhưng có phong vị tiểu trấn Giang Nam, hương vị thấm lâu, phối hợp với thứ cá sinh ra trong cùng dòng sông này, có thể gọi là tuyệt phối.

Nói chung món gì cũng được mỹ vị vô song , ngon thì ngon thật đấy nhưng làm quá đẹp, vì toàn là món ăn văn nhân nên phải cầm chén nhỏ đặt từng miếng một lên chậm rãi thưởng thức, nhưng cả hai vợ chồng son đi dạo suốt một buổi sáng món ăn kiểu thế này không đủ làm lót dạ.

Lúc này tiểu nhị bê nguyên một cái đĩa chân giò còn nguyên hình bốc hơi nghi ngủt lên, chưởng quầy hiếu khách kể:
- Tương truyền Thẩm gia có yến tiệc là thế nào cũng có món chân giò này, đây là món Thẩm Vạn Tam đãi khách quý, công tử thưởng thức xem sao.
Nói rồi chưởng quầy dùng xương mác nhàn nhã cắt từng miệng thịt đều đặn , chỉnh tề đặt lên đĩa.

Chưa nói Thẩm Mặc tham ăn như heo, ngay cả Nhược Hạm cũng phải thầm nuốt nước bọt, nhưng cả hai đều là người nhã nhặn, không thể học người ta múa đũa ào ào được.

Chưởng quầy thì say sưa kể chuyện, chẳng hề chú ý tới vẻ mặt thiếu tự nhiên của hai vị thực khác, vừa kẻ vừa vỗ đùi:
- Nhớ tới năm xưa thái tổ hoàng đế tới Thẩm gia làm khách, Thẩm Vạn Tam là món này ăn như thế nào, vì khi đó nấu ăn chú trọng giữ nguyên hình nguyên dạng, nếu như Thẩm Vạn Tam dùng dao cắt chân giò, thì thái tổ hoàng đế có thể danh chính ngôn thuận trị tội ông ta rồi.

Chu là quốc tính của Triều Minh, mà Chu với Trư cùng âm, dùng dao giết heo sẽ phạm tội mất đầu, Chính Đức vị hoàng đế hoang đường nhất trong lịch sử còn từng cấm người dân ăn thịt heo.

- Thẩm Vạn Tam là người hết sức thông minh cơ trí, liền lấy xương làm đao, giải được nan đề hoàng đế ném cho.
Chưởng quầy kể tiếp:
- Hoàng đế ăn thấy rất ngon, liền hỏi ông ta: "Vạn Tam món ăn này khá lắm, tên nó là gì?" Thẩm Vạn Tam tất nhiên là không thể nói nói nó là "móng heo" được, như thế là phạm húy , vì thế liền vỗ đùi mình nói :" Đây là món móng Vạn Tam", vì thế mà từ đó trở đi nó có cái tên này.

Thường thường nghe ông ta kể tới đây, thực khách nơi này không ai là không cười ha hả, cho dù là người giữ kẽ nhất cũng sẽ khen một tiếng "Nhanh trí!".

Nhưng kỳ quái là hai vị khách này lại lộ vẻ bi ai, làm chưởng quầy tự giác nhận ra mình đã lỡ lời, vội vàng ngừng câu chuyện hỏi:
- Không quấy rầy hai vị nữa, mời hai vị nghe hát nhé.

Phu thê họ Thẩm lúc này mới nhìn thấy hai cha cha con hát dạo ôm đàn đã đợi sẵn ở bên kia rồi, liền không phản đối.

Thấy hai người ngầm đồng ý, một thiếu nữ tuổi chừng đôi tám đi tới trước bàn nhún eo thi lễ, cha nàng cầm sáo Tô Châu lên thổi, còn người con thì bắt đầu hắng giọng cất tiếng hát.

Thế nhưng nghe một lát Thẩm Mặc liền cau mày lại, mặc dù y không tinh thông âm luật cho lắm, nhưng cũng nghe ra giọng hát hàm chứa đầy nỗi bi thương ai oán ứ đọng không thể thổ lộ , khiến người ta nghe phải rơi lệ.

- Đừng hát nữa.
Vị chưởng quầy kia cũng nghe ra rồi, phẫn nộ đi tới đoạt lấy cây sáo của người cha, quát:
- Ta thương hại các ngươi mới cho các ngươi vào đây biểu diễn kiếm chút tiền, vậy mà các ngươi lại hát bài tang tóc như thế hả? Làm hỏng nhã hứng của công tử, cha con ngươi thật không biết tốt xấu.

Thấy cha con kia không ngừng dập đầu thỉnh tội, Thẩm Mặc thương hại lên tiếng:
- Chưởng quầy cũng không nên trách nữa, có câu tiếng ca là tiếng lòng, nếu nhưu trong lòng u uất thì bài hát có vui tươi tới đâu cúng trở nên sầu bi.

Nói rồi vẫy tay với người cha kia:
- Lão trượng, qua đây chúng ta nói chuyện.

Thấy công tử gia đã nói như thế, chưởng quầy tất nhiên không mắng chửi nữa, vỗ vai người cha :
- Còn không mau tới đi.

- Dạ, tiểu nhân tuân lệnh.
Người cha nơm nớp lo sợ cúi đầu đi tới.

Nữ nhân không ngồi cùng bàn với nam nhân lạ, Nhược Hạm cũng đứng dậy gọi tiểu cô nương kia:
- Nào, tiểu muội muội chúng ta qua bàn khác nói chuyện.
Tiểu cô nương kia vốn đang run bần bật, nhưng thấy Nhược Hạm đẹp như tiên, lại thân thiết, liền quân cả sợ hãi, ngoan ngoãn đi theo.

Thẩm Mặc bảo chưởng quầy lấy thêm cho ông già một bộ bát đũa, đích thân rót cho ông ta một chén Thập Nguyệt Bạch, cười nói:
- Lão trượng uống chén trà đỡ sợ, rồi ăn chút gì đó xong chúng ta thong thả nói chuyện.

Ông già được tôn trọng đâm sợ hai, dùng hai tay nhận lấy chén rượu, thấy Thẩm Mặc cười ôn hòa, liền ngửa cổ uống cạn, lau khóe mặt có chút cảm động nói:
- Công tử gia là người tốt, chút chuyện xúi quẩy của lão hán không nên lấy ra làm quấy nhiễu nhã hứng của công tử thì hơn.

Thẩm Mặc cười ha hả:
- Ông không biết rồi, ta có ngoại hiệu "không việc mà bận", thích nhất là quản việc không liên quan, ít sợ nhất là tự rước lấy phiền phức.

Nguồn: tunghoanh.com/quan-cu-nhat-pham/chuong-417-X8iaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận