Quan Cư Nhất Phẩm
Tác giả: Tam giới đại sư
Chương 789: Linh Tế cung
Dịch: lanhdiendiemla
Nguồn: Vipvandan
Cứu người dân khỏi nước lửa, đó là hứng thú của Cao râu rậm; giải quyết quốc khó trống rỗng, là lý tưởng của Trương Cư Chính, y sẽ không xen vào, vì y có lý tưởng cao xa hơn, khó khăn hơn, nguy hiểm hơn.
Mà sinh mệnh chính trị của quan viên thật yếu đuối, y phải cẩn thận, phải kiên trì, phải tích góp, phải mưu tính, phải chờ đợi ...
Tới khi cơ hội tới y mới đánh đổi tất cả của mình, liều mình vì lý tưởng cả đời.
"Chỉ cần ta còn, sớm muộn gì cũng có ngày thực hiện, cho nên Cao đại nhân, ngài phải thất vọng rồi, ta chỉ đứng sau lưng ngài, không đứng trước ngài, càng không hiến thân vì lý tưởng của ngài."
" Nhưng không trở ngại cho ta kính trọng ngài, đồng thời dốc hết sức giúp đỡ ngài, bảo vệ ngài."
Khi chia tay, Thẩm Mặc bảo Cao Củng mang một gánh hoa về, lão Cao cười bảo:
- Không cần, ăn chẳng được, lại còn tốn chỗ.
- Hoa tươi làm người ta vui vẻ, mang về tặng cho lão tẩu tử cũng làm tăng thêm tình thú.
- To gan, dám trêu ta.
Cao Củng cười mắng, gánh một gánh thạch lựu đỏ đi, qua một buổi chiều, quan hệ hai người tựa hồ càng thêm mật thiết.
Thẩm Mặc về nhà, Nhược Hạm vốn có chút không vui, nhưng thấy trượng phu mang một bó hoa lớn về, liền hết giận, không truy cứu vì sao bỏ đám con lại đi chơi một mình nữa.
Thấy thê tử vui sướng mân mê bông hoa, Thẩm Mặc thầm nghĩ :" May mà hôm nay đi chơi chợ hoa, nếu không hết đường ăn nói."
Hôm sau là mùng sáu, mỗi năm vào ngày này, môn sinh của Từ Giai hội tụ ở nhà ông ta, Thẩm Mặc chỉ cần ở kinh thì chưa bao giờ vắng mặt.
Nhưng mỗi năm ở trường hợp này đều ca tụng công đức, tranh nhau nịnh bợ Từ Giai, giờ y là các lão, nếu hùa theo, không tránh khỏi bị người ta coi khinh. Nhưng nếu kiệm lời, sẽ bị người ta cho rằng là đắc ý ngông cuồng, đúng là khó xử. Nếu không đi, tất nhiên khiến Từ Giai có cớ đối phó với mình.
Dù sao vẫn phải đi một chuyến, dù sao danh phận sư đồ bày ra đó, chẳng chối bỏ được.
Hôm sau Thẩm Mặc chẳng đi sớm, mà tới giờ Tị mới ra cửa, đến cửa nhà Từ Giai, liền thấy kiệu đủ loại dừng ở cửa, hiển nhiên khách khứa cơ bản đã tới đủ, chọn thời gian vừa khéo...
Y vừa xuống kiệu, liền thấy Lý Xuân Phương và Trương Cư Chính gần như tới cùng lúc, đẳng cấp càng cao, càng tới muộn, quy củ này tuy buồn cười, nhưng mỗi người đều tự giác tuân thủ.
Ba vị đại học sĩ vừa xuống kiệu, liền có gác cửa mau chóng thông báo cho Từ Phan. Từ Phan tuy thay cha ra đón khách, nhưng tốt xấu gì hắn cũng là quan tam phẩm, khách khứa bình thường sao phiền tới đại giá của hắn, đều do gác cửa trực tiếp tiến vào, hắn ở trong phòng uống trà ủ ấm, chỉ có khách quan trọng mới ra đón.
Nghe nói chính chủ đã tới, Từ Phan cao hứng đứng bật dậy, đẩy cửa đi ra, thấy ba người đã đứng ngoài cửa rồi, vội chắp tay cười:
- Ba vị các lão đã tới, mau mời vào trong uống trà, các vị tới là có thể mở tiệc rồi.
Quan viên trong phòng nghe thấy đều đi ra hoan nghênh.
- Còn chưa chúc tết sư phụ, sao nhập tiệc được, mau dẫn bọn ta đi gặp sư phụ.
Lý Xuân Phương tuy không nổi bật bằng hai vị còn lại, nhưng trong ba người vẫn lấy hắn làm chủ.
Từ Phan dẫn ba người tới hậu đường, vừa đi qua cửa liền thấy Từ Giai mỉm cười ngồi trên giường, ba người liền hành lễ:
- Học sinh chúc tết sư phụ.
Rồi quỳ xuống bồ đoàn dập đầu.
- Mau mau đứng lên, là các lão cả rồi, sau này miễn đi.
Từ Giai đứng dậy, tỏ ý chỉ nhận nửa lễ của bọn họ:
- Bọn chúng đợi tới sốt ruột cả rồi, chúng ta mau nhập tiệc thôi.
Ba người vây quanh Từ Giai tới đại sảnh.
Thấy mọi người đã đông đủ, Từ Phan vỗ tay gọi quản gia tới:
- Khai tiệc.
Mặc dù trong triều có rất nhiều quan viên giữ lễ học sinh với Từ Giai, nhưng học sinh chính hiệu của Từ Giai, chỉ có khoa Đinh Mùi năm Gia Tĩnh thứ 20, và khoa Bính Thín năm Gia Tĩnh thứ 35.
Chẳng biết ông ta giỏi giáo dục hay là vận khí tốt mà hai khoa này nhân tài tề tụ, một khoa đã bằng mấy khoa khác.
Ví như khoa Đinh Mùi có hai vị các lão Lý Xuân Phương, Trương Cư Chính, lại bộ tả thị lang Ân Sĩ Chiêm, thủ lĩnh văn đàn Vương Thế Trinh, lưu danh sử sách Dương Kế Thịnh, những khác kém hơn cũng toàn tuần phủ, lang trung ..
Có thể nói muốn văn có văn, muốn võ có võ, cần danh có danh, cần quyền có quyền, thành cốt cát của Từ đảng.
Khoa Bính Thìn cũng không kém, có nội các đại học sĩ Thẩm Mặc, tả hữu phó đô ngự sử Lâm Nhuận và Trâu Ứng Long, quốc tử giám tế tửu Từ Vị, tuần phủ Sơn Đông Tôn Đĩnh, đốc học Giang Tây Đào Đại Lâm, án sát sứ Phúc Kiến Tôn Lung ..v..v..
Mặc dù tổng thể không bằng khoa Đinh Mùi, nhưng tiến bộ còn nhanh hơn.
Hôm nay tới Từ phủ có sáu bảy chục người, đại sảnh chỉ có thể bày năm bàn, bốn bàn còn lại bày ở nhĩ phòng hai bên.
Vị trí ngồi mỗi năm đều sắp sẵn, người trong phủ khi đón khánh đều thông báo chỗ ngồi, như thế bớt đưa đẩy lằng nhằng.
Nhưng mỗi năm đều có biến động, có người tiến bộ, có người thụt lùi, trong chuyện này trừ xét nhân tố địa vị hiện có, còn thể hiện thay đổi địa vị của các mông sinh trong lòng chủ tọa.
Vì thế kẻ vị trí thụt lùi không khỏi sợ hãi, đành càng thêm nịnh nọt ân sư, tranh thủ năm sau vãn hồi, kẻ tiến bộ thì hân hoan cổ vũ càng cảm tạ ân đứng, tất nhiên càng tăng cường thể hiện tranh thủ tiến bộ.
Dùng một biến hóa chỗ ngồi đơn giản liền khống chế đám học sinh trong lòng bàn tay, thủ đoạn của Từ Giai đúng là lô hỏa thuần thanh, chỉ là không khỏi có chút vị độc đoán chuyên quyền.
Lần này an bài chỗ ngồi cũng khiến người ta phải suy nghĩ, tám người trên bàn chính, trừ Từ Giai và ba vị các lão ra, còn có Ân Sĩ Chiêm, Vương Thế Trinh, Lý Ấu Tư, Từ Vị.
Như thế trên bàn có hai vị khoa Bính Thìn, nhưng tới năm vị khoa Đinh Mùi, mà Từ Vị và Vương Thế Trinh có thể ngồi đây, chỉ tượng trưng Từ Giai tôn kính văn đàn, không liên quan tới chính trị. Cho nên hình thành cục diện một mình Thẩm Mặc chọi bốn vị khoa Đinh Mùi.
Tình hình bàn chính thể hiện chỉnh thể, trong nhĩ phòng hai bên, tất nhiên toàn là khoa Bính Thìn. Đáng lý ra thế là bình thường, dù sao hai khoa cách nhau tới 9 năm.
Nhưng Thẩm Mặc còn nhớ, ba năm trước Chư Đại Thụ còn có thể ngồi bàn chính, đại sảnh có một phần ba là khoa Bính Thìn, sao mới qua ba năm, khoảng cách hai khoa ngày càng ngắn mà chỗ ngồi thành tụt hậu gần hết rồi?
Đây tuyệt đối không phải là ngẫu nhiên, mà là một ám thị chính trị mạnh mẽ. Thẩm Mặc cảm giác được Trương Cư Chính đang nhìn mình, liền quay sang, hắn liền nâng chén rượu lên mời, Thẩm Mặc cười nâng chén lên.
Từ Giai đơn giản chúc rượu xong, liền bảo học sinh thoải mái, mọi người đều là đồng môn, không khí tự nhiên hơn tụ hội quan trường, thêm vào tuy cùng làm quan ở kinh thành, nhiều người một năm chẳng gặp nhau vài lần, vừa khéo ôn chuyện cũ, chén qua chén lại, không khí dần trở nên náo nhiệt.
Học sinh luân phiên kính rượu, mặt Từ Giai hồng hào, thường ngày ông ta không uống rượu, nhưng mỗi năm tới ngày này đều phá lệ, vì ông ca nhìn nhân tài đầy phòng, sao chẳng sinh khoái cảm " anh tài thiên hạ đều trong tay ta", trong lòng lúc ấy đắc ý không nói lên lời.
Có điều ông ta phát hiện, không khí bàn chính có lẽ vì đều chức cao quyền lớn, hoặc vì ông ta ngồi đó, cho nên không náo nhiệt, liền muốn làm nóng không khí, vừa khéo nghe thấy bàn bên có học sinh nghị luận, nói gần ra đề càng kỳ quái. Liền cười bảo với mọi người:
- Năm nay là kỳ thi lớn, các môn sinh lại một phen dày vò, lão phu nhớ tới một đề mấy năm trước, hết sức hứng thú. Ở đây không trạng nguyên thì là hàn lâm, hay là cùng tham khảo xem phá đề thế nào.
Mọi người đều vui vẻ tuân lệnh.
- Đề mục rất đơn giản, chỉ có bốn chữ "tỉnh thượng hữu lý", khó thì không khó, nhưng muốn làm ra bài mới mẻ thì không dễ.
Câu này xuất phát từ Đằng Văn Công Hạ - Mạnh Tử, không thuộc sách khoa cử.
Mọi người đang suy nghĩ thì Từ Vị cười nói:
- Muốn mới mẻ cũng không khó.
- Ồ, vậy chúng ta nghe diệu văn của Văn Trường nào.
Từ Giai cao hứng nói.
- Thế này, giống đào mà chẳng phải đào, trên nó phủ một lớp lông; giống hạnh mà chẳng phải hạnh, bên trên thêm một khe hở.
Từ Vị lắc lư nói, lời còn chưa dứt đã có liền mấy người phun hết rượu ra, lại nghe Từ Vị ngâm nga tiếp:
- Gió tây thổi cũng lay, gió đông thổi cũng động, rơi xuống dưới giếng, nhặt lên xem, thì ra là mận sao..
Vừa phá đề xong, mọi người đã cười nghiêng ngả.
- Chẳng trách người ta nói Từ Vị khinh bạc phóng túng.
Vương Thế Trinh không cười mà lạnh nhạt nói:
- Lời của thánh nhân há có thể tùy ý đơm đặt?
Vì sao người khác đều cười, chỉ Vương Thế Trinh làm mất hứng? Vì nó liên quan tới một vụ án rắc rối của văn đàn, Vương Thế Trinh được xưng là minh chủ văn đàn, vì hắn không có một mình, mà đứng đầu "Gia Tĩnh thất tử xã", trong cái phái này đều cao thủ văn đàn, danh tiếng rất cao, nắm giữ tiếng nói giới văn nhân.
Nhưng tiền thân của nó là "hình bộ thi xã" do vài quan viên trẻ của hình bộ lập nên như Lý Phàn Long, Vương Thế Trinh. Mấy năm liền cũng chẳng có tiếng tăm gì, Lý Vương vì thế rất buồn bã.
Mùa thu năm đó thi nhân Tạ Trăn vang danh thiên hạ tới Bắc Kinh, minh oan cho hảo hữu của mình là thi nhân Lô Nam.
Lô Nam vì thiếu lễ số mà đắc tội với tri huyện, bị giam vào trong ngục, đồng thời bị phán tử hình. Tạ Trăn hay tin mang tác phẩm của Lô Nam tới Bắc Kinh cầu kiến quan lớn quý nhân, bị chân tình của Tạ Trăn cảm nhiễm, "Hình bộ thi xã" cùng hắn bôn ba , sau một phen nỗ lực khiến Lô Nam được tuyên vô tội phóng thích.
Hành động này của Tạ Trăn khiến danh tiếng của hắn tăng vọt, không chỉ bậc sĩ đại phu tranh nhau làm quen với hắn, tới ngay thanh niên đất bắc cũng truyền nhau chuyện của hắn.
Muốn mượn danh tiếng của Tạ Trăn phát triển thi xã, hai người Vương Lý liền mời hắn gia nhập, Tạ Trăn nợ ân tình của họ nên đồng ý.
Kết quả mấy năm sau, Hình bộ thi xã phát triển lớn mạnh mau chóng, không lâu sau đổi tên thành "thất tử xã"
Nhưng sau khi Thất tử xã phát triển, đám Vương Thế Trinh phát sinh mâu thuẫn với Tạ Trăn, cuối cùng xóa tên hắn khỏi Thất tử xã.
Vương Thế Trinh thậm chí công khai nói thơ của Tạ Trăn là "dơ tục ngu độn, chẳng đáng một xu".
Trong con mắt Tạ Trăn, nguyên nhân hai bên xung đột là vì mình phê bình quá thẳng thắn thơ từ đám Vương Thế Trinh làm, khiến họ không tiếp thụ được.
Nhưng thực tế vì hai người Vương Lý dần nổi lên, danh vọng cao vời, bọn họ lại xuất thân tiến sĩ, sao chấp nhận kẻ áo vải như Tạ Trăn làm lãnh tụ thi xã.
Sự kiện này khiến rất nhiều người bất mãn, trong đó kịch liệt nhất là một vị "tai to mặt lớn" khác trong văn đàn : Từ Vị.
Từ Vị cực kỳ bất bình thay cho Tạ Trăn, lên tiếng toàn diện phủ định thành tựu văn học của đám Vương Thế Trinh, vì danh tiếng của Từ Vị quá lớn, văn chương lại quá sắc bén, làm thanh danh đám Vương Thế Trinh tổn hại lớn, nếu chẳng phải dựa vào người đông thế mạnh, đã bị Từ Vị chửi cho lui khỏi văn đàn rồi.
Cho nên kẻ thù gặp mặt, Vương Thế Trinh chẳng thể lịch sự với Từ Vị.
- Khinh bạc?
Thấy Vương Thế Trinh bới móc , Từ Vị cười khẩy:
- Làm văn quý ở chỗ chân thật, khôi hai thú vị, không biết tại hạ phá đề sai ở đâu?
Vương Thế Trinh nghĩ mãi chẳng bới móc được gì, mặt sa sầm nói:
- Loại văn như thế làm hỏng phong cảnh, ta có một vế đối mời Từ huynh đối.
Từ vị sao sợ hắn được, cười nói:
- Lĩnh giáo.
- Vế đối này ngẫu nhiên mà có được, năm ngoái đô thủy thanh lại ti của công bộ hỏa hoạn, ngũ thành binh mã ti phái người tham gia xây lại.
Vương Thế Trinh nói:
- Nên sinh ra vế thượng liên "thủy bộ hỏa tai, tri kim ngô đại hưng thổ mộc", không ai đối được, Văn Trường huynh tài cao, tất nhiên chẳng làm khó được.
Câu đối này đủ cả ngũ hành, ở đây toàn là cao thủ trong nghề, không khỏi nổi hứng, nhưng ngay Lý Xuân Phương, Thẩm Mặc, Trương Cư Chính cũng phải cau mày suy nghĩ.
- Không khó.
Ai ngờ Từ Vị lập tức có vế đối ngay, nhếch mép cười:
- Bắc nhân tương nam, trì trung thập yêu đông tây.
Đối rất khéo, đông tây nam bắc giữa đủ đối với ngũ hành, ý tứ thú vị, mọi người lại ôm bụng cười, Vương Thế Trinh mặt tối đen, vì quan chức hiện tại của hắn chính là Thuận Thiên phủ trì trung.
(Người bắc khinh nam, trì trung là cái thá gì?”
- Học sinh lại nhớ ra một câu chuyện cười.
Từ Vị đứng dậy nói với Từ Giai cười chảy nước mắt:
- Sư tướng, chỉ là một chuyện cười thôi, người muốn nghe không?
*** Từ Giai là sư phụ đồng thời là thừa tướng, nên đám học sinh thường gọi thế.
Từ Giai tuy thấy Từ Vị quá cuồng ngạo phóng túng, nhưng hôm nay uống rượu, nên thấy thích thú, nói:
- Không được mắng người nữa.
- Không mắng, không mắng ạ.
Từ Vị cười kể:
- Phải nói thời buổi này cái gì cũng có đồ giả, mấy ngày trước học sinh bảo gia đinh đi mua mấy con chim họa mi, kết quả mua về chưa được vài ngày thì mất màu, nhìn kỹ mới phát hiện đám lừa đảo bôi màu lên. Hỏi ra mới biết tên gia đinh kia tham của rẻ nên mới mắc lừa. Học sinh liền mắng hắn, ai ngờ hắn lại nói hùng hồn nói lý " Là giả hay là thật thì có sao, dù gì cũng là thứ chim cảnh, giống nhau cả thôi."
Nghe tới đây Vương Thế Trinh tức tới run rẩy, còn có người không hiểu ra sao, hỏi người bên cạnh, có người biết nhỏ giọng đáp:
- Đệ đệ của Vương Thế Trinh là Thế Mậu.
- À ra thế.
Mọi người cười đau cả ruột, nhưng ngại thể diện Vương Thế Trinh không cười ra tiếng.
*** Thế Trinh (thị chân - là thật) Thế Mậu (thị mạo - là giả), phát âm giống nhau.
Vương Thế Trinh không chịu nổ, vỗ bàn bói:
- Ta biết Từ Văn Trường giỏi thứ điêu toa cổ quái, nhưng chúng ta là người đọc sách, học văn chương thánh nhân, chú trọng đại nghĩa, không phải dựa vào thứ điêu toa cổ quái này lập danh. Sau này giảng học ở Linh Tế cung, ngươi dám cùng ta lên đài biện luận không? Xem ngươi có dựa vào thứ trò hề này giành phần thắng được không?
- Có gì mà không dám.
Từ Vị cười lạnh đáp.
Thấy hai người căn thẳng như thế, Từ Giai hơi ngạc nhiên, Thẩm Mặc và Trương Cư Chính hơi hiểu, khuyên hai người không nói nữa. Từ Giai là sư phụ, không thể vờ cầm điếc, liền tiếp lời Vương Thế Trinh:
- Đúng thế, quốc gia lấy nhân tâm làm gốc, hiện giờ quan viên kinh thành đều rất có tài hoa, nhưng quan niệm bất chính, phải nên tham gia các loại giảng học, để mọi người biết mục đích của học vấn.
Đám học sinh dạ ran.
Từ Giai nhìn Thẩm Mặc nói tiếp:
- Giang Nam cũng đi đi, nghe nói ngươi giảng học ở Quốc tử giám xưa nay là số một.
Ở loại trường hợp này, Thẩm Mặc chỉ có thể đồng ý trước, nghĩ đối sách sau. Uống rượu một lúc nữa, Từ Giai lấy cớ say rượu rời bàn trước, sau đó ba vị đại học sĩ về phủ, những người còn lại mang tâm tư khác nhau, người đi kẻ ở.
Thẩm Mặc vừa ngồi vào kiệu là nụ cười biến mất, tới tận nhà mới bình tĩnh lại, không về hậu trạch mà tới thư phòng kể chuyện hôm nay cho mấy vị mưu sĩ.
Vương Dần nghe xong gật đầu:
- Đại nhân ứng phó rất tốt, để Từ Vị phản ứng, vừa biểu đạt thái độ tuyệt đối không chỉ biết nghe lời, lại không lộ liễu trở mặt với bọn họ.
Dù sao Từ Vị cuồng ngạo nổi tiếng, làm chút chuyện vượt giới hạn chẳng thể ai nói là do Thẩm Mặc sai phái.
- Cũng do Văn Trương huynh quá giận.
Thẩm Mặc bình thản nói:
- Nói về chính sự đi.
- Sự an bài lần này của Từ các lão có thể diễn giải thành ba hàm nghĩa.
Vương Dần tiếp tục:
- Thứ nhất, kinh sát năm nay, Từ các lão chuẩn bị hi sinh khoa Bính Thìn, mục đích xoay chuyển chênh lệch giữa ngài và Trương Cư Chính. Thứ hai, cảnh cáo đại nhân, nhưng thứ ba cũng nói rõ, ông ta vẫn mang hi vọng với đại nhân.
- Đương nhiên.
Thẩm Minh Thần cười nhạt:
- Giống như sách phương Tây nói, để trứng vào nhiều cái giỏ thì tốt hơn.
Vương Dần tán đồng:
- Với ông ta mà nói, hai học sinh trong nội các sẽ an toàn hơn một.
- Nhưng ông ta sẽ trấn áp đại nhân.
Dư Dần lên tiếng:
- Trật tự của ông ta là Trương Cư Chính xếp trên, điều này mãi không đổi.
- Quan trường thính hơn mũi chó, sau bữa tiệc ngày hôm nay, chẳng cần mấy ngày, mọi người đều biết thái độ của Từ Giai, như vậy tình thế sẽ rất bất lợi.
Thẩm Minh Thần cười khẩy:
- Tâm lý của Từ các lão là ăn trong bát nhìn trong nồi, muốn chiếm hết cái lợi, chẳng sợ bị nghẹn chết.
Khi các mưu sĩ thảo luận, Thẩm Mặc thích im lặng lắng nghe, tuy y tự có phán đoán của mình, nhưng càng tin vào trí tuệ tập thể có thể bớt đi nhầm đường.
Vương Dần thong thả nói:
- Chúng ta có thể lợi dụng tâm thái này của ông ta, nếu ông ta không nỡ bỏ đại nhân, vậy đại nhân phải làm ông ta càng không nỡ bỏ. Đột phá ở giảng học Linh Tế cung, nghe nói mấy vị đại lão ở học phái Thái Châu đều tới, trong đó không ít người có thiện cảm với ngài, Từ các lão điểm danh ngài giảng học, hiển nhiên có dụng ý.
"Ừm" Thẩm Mặc gật gù.
Mỗi lần giảng học Linh Tế cung đều có một đám cao thủ Vương học tọa trấn, nói trắng ra là Từ Giai lợi dụng sức ánh hưởng của mình, thu hút thêm môn đồ, thậm trí gián tiếp hạ lệnh học giả, sĩ tử, quan viên tới tiếp thụ tâm học, để phát triển Vương học.
Có thể nói vừa là một hoạt động học thuật, vừa là hoạt động chính trị, nhân cơ hội Vương học nâng cao sức ảnh hưởng, Từ Giai thu lấy nhiều vốn liếng chính trị.
Cho nên đám Cao Củng có phản đối đến đâu, Từ Giai vẫn khăng khăng ý mình, bỏ thời gian ra đăng đàn giảng bài, dù không tham gia được, cũng sai người đem văn chương của mình tới đọc, vượt quá bổn phận của một đại học sĩ.
Đại kỵ của kẻ quyền cao là đem sở thích yêu ghét của mình để lộ ra, cho kẻ dưới có cơ hội đầu cơ. Các nơi trong toàn quốc liền xây thư viện, tổ chức giảng học, in ấn sách Vương học. Tất nhiên xúc tiến Vương học phát triển, nhưng xen vào quá nhiều kẻ xu thời nịnh thế, ai biết ngày ông ta đi rồi, còn lại nổi mấy người.
Cho nên ngồi trên đài cao nhìn người nghe đông nghịt, Từ Giai ngoài tự hào cũng đầy lo lắng, các vị đại lão học phái Thái Châu thấy vậy, hỏi ông ta có chỗ nào khó ở.
Từ Giai lắc đầu, nói:
- Đứa đồ nhi kia của ta các vị thấy rồi, ấn tượng thế nào?
Ai sẽ kế thừa y bát lãnh tụ Vương học của học phái Thái Châu, không phải do Từ Giai định đoạt, phải nghe ý kiến mấy vị này.
Triệu Trinh Cát lên tiếng:
- Học sinh có gặp qua Phu Sơn một lần...
Từ Giai đăng khoa sớm hơn Triệu Trinh Cát mười hai năm, khi Triệu Trinh Cát mới vào hàn lâm, Từ Giai nhậm chức hàn lâm thị giảng, cho nên hai người được coi là sư đồ, mặc dù quan hệ không chắc như tọa sư và môn sinh.
Triệu Trinh Cát có tên trong danh sách cựu thần phục hồi, nhận thánh chỉ vào tháng 11 năm ngoái, đáng lẽ hết năm tới kinh cũng được. Nhưng ông ta đang chu du tứ hải truyền đạo, nên chẳng lề mề làm gì, xuất phát sớm còn tới kịp Linh Tế cung giang học.
Còn Phu Sơn là Hà Tâm Ẩn, hai người gặp nhau là bình thường, vì cùng là sư huynh đệ trong học phái Thái Châu, vừa là lực lượng cốt cán, lại cùng một tỉnh.
Từ Giai không biết Triệu Trinh Cát muốn nói gì, hỏi:
- Ồ, sao tự nhiên lại nhắc tới Hà cuồng.
- Hắn kể cho học sinh một chuyện.
Mặc dù mới năm sáu năm chưa gặp, nhưng do bôn ba ở ngoài, Triệu Trinh Cát già đi nhiều, có điều tính khí chẳng thay đổi:
- Năm Gia Tĩnh thứ 39, hắn từng vào kinh, có gặp mặt Trương Thái Nhạc.
- Ồ chuyện này ta chưa từng nghe thấy.
Từ Giai vuốt râu:
- Họ nói gì?
- Trong lúc chuyện trò, Phu Sơn phát hiện Thái Nhạc không hứng thú với việc đàm luận kinh đạo, liền hỏi "ngài ở thái học, biết đạo Đại Học không?", Thái Nhạc như không nghe thấy vậy, không trả lời, mà nhìn chằm chằm vào Phu Sơn hỏi :" Huynh lúc nào cũng muốn bay, nhưng bay không nổi." Rồi bỏ đi.
Triệu Trinh Cát hồi tưởng:
- Phu Sơn có nói, tuy qua nhiều năm, nhưng không quên vẻ mặt và câu nói của Trương Cư Chính lúc đó, nói với học sinh " Ta rất sợ Trương Thái Nhạc", học sinh hỏi "Vì sao lại sợ?" Phu Sơn nói :" Kẻ này tương lai sẽ nắm đại quyền quốc gia." Học sinh không tán đồng, Phu Sơn nói tiếp :" Nghiêm Tung muốn diệt đạo ta nhưng không làm được, thực sự diệt trừ người Vương học chỉ có Trương Cư Chính, hắn đã nhìn thấu ta rồi, tương lai sớm muộn cũng sẽ giết ta."
Triệu Trinh Cát cũng được, Hà Tâm Ẩn cũng thế, cả hai đều nổi danh thực tính, bảo bọn họ nói dối là không thể, cho nên người xung quanh nghe thế thì mặt biến sắc.
Từ Giai thấy thế biết Trương Cư Chính hết hi vọng, may mà ông ta chẳng mang nhiều hi vọng lắm, vì Trương Cư Chính không để tâm vào giảng học, không cần cưỡng ép. Liền cười:
- Chư vị hiểu lầm rồi, ta không nói Trương Thái Nhạc, mà nói Thẩm Giang Nam.
Hai học trò này, một đứng đầu triều đình, một làm vương học thuật, không ai gây hại tới ai, chỉ có thể hợp tác với nhau mới có thể củng cố địa vị, đó là con đường tương lai mà Từ Giai dày công sắp đặt cho học sinh của mình.
Ông ta đề xuất ra Trương Cư Chính là để mấy lão gia hỏa kia cự tuyệt, sau đó mới nhắc tới người thứ hai, tỉ lệ thành công sẽ cao hơn.
Sắc mặt mọi người mới khá hơn một chút, nhưng chỉ một chút thôi, vì Thẩm Mặc xuất thân nam tông, là đồ tôn mà Vương Ký và Quý Bổn ra sức thổi phồng, bắc tông sao cam tâm nhường cái ghế minh chủ ra được.
- Lý niệm của chúng ta và nam tông trái ngược, chỉ e xung đột không nhỏ.
Vương Đống, tộc đệ của Vương Cấn người sáng lập học phái Thái Châu lên tiếng:
- Huống hồ Thẩm Giang Nam tuy có danh lục thủ, nhưng chưa từng đang đàn giải thích tinh nghĩa của Vương học ta, e khó gánh được trọng trách này.
Triệu Trinh Cát nói giúp:
- Xuất thân không phải là vấn đề, quan trọng là lý niệm, cùng trình độ giảng học của y.
Từ Giai gật đầu:
- Lát nữa y cũng lên đài giảng học, chúng ta nghe xong hãy nói.
~~~~~~
Có thủ phụ tới nghe, vị giảng học hôm nay đều cố gắng hết sức, làm những người biết hôm nay Thẩm Mặc sẽ đàn đằng không khỏi lo cho y. Đám người kia đều cao thủ giảng học, từng câu từng chữ như nhả ngọc phun châu, Thẩm đại nhân chưa bao giờ đăng đàn sao so được.
Trong lo lắng cả mọi người, Thẩm Mặc thong dong lên đài, ngồi xuống bồ đoàn, sắc mặt nhàn nhã, khí độ trấn tĩnh, chẳng hề giống chim non lần đầu giảng học.
Đương nhiên, năm xưa ở Quốc tử giám, ở phủ học Tô Châu, bất kể bận rộn ra sao, Thẩm Mặc đều bỏ thời gian ra giảng học, nơi này chẳng qua nhiều người hơn một chút chứ chẳng có gì khác biệt.
Xung quanh vang lên giọng nói trầm bổng của y:
- Đạo học của Dương Minh phu tử, lấy lương tri làm tông chỉ, biết thiện ác là lương tri, vì thiện trừ ác là cách vật (tìm về cội nguồn), học giả theo đó học tập. Vương học ta được xưng là đạo học lương tri, vậy thế nào là lương tri? Bản thể (khái niệm duy tâm của triết học) tức là lương tri, công phu là lương tri, nhưng đám hậu học chúng ta phân hóa thành phái bản thể và phái công phu. Bản thể phải chỉ trọng bản thể, cho rằng không cần học không cần nghĩ, chú trọng vô công phu là chân công phu. Phái công phu thì chú trọng từ công phu mà ngộ bản thể, nhưng lại để quên tầm trọng yếu của bản thể.
- Thế nhưng phu tử nói : Bản thể chính là công phu, công phu là phương thức của bản thể, thế gian nào có bản thể có sẵn? Lương tri chẳng có vạn lần công phu chẳng sinh ra, chẳng phải là có sẵn. Không có công phu, không được lương tri, không ngộ bản thể. Công phu phải hợp bản thể, bản thể không rời công phu. Đó là quan hệ tuy hai mà một. Ví thế có câu "tâm vô bản thể, công phu hướng tới, chính là bản thể" Đó mới là chân lý.
Lời vừa nói ra, mọi người liền xôn xao, vì trong lịch sử triệt học Trung Quốc, bất kể thời nào, đạo lý là trời sinh, là vĩnh hẳng bất biến. Còn lời Thẩm Mặc nói tuy xuất phát từ tâm học của Vương Dương Minh, nhưng đạo không phải là bất biến, mà là biến hóa theo sự phát triển.
Ý tứ là nhận thức của con người không có đạo lý nào ý thức đạo đức do sinh ra đã có, không tồn tại tri thức nào là cố định, mà phải phát huy tâm thức nhận thức, thông qua các cong đường khác nhau để có được nhận thức, nắm bắt chân lý.
Đó là đem duy tâm của Vương Dương Minh sửa thành duy vật.