Quan Cư Nhất Phẩm Chương 82 0: Truy điệu

Quan Cư Nhất Phẩm
Tác giả: Tam Giới Đại Sư
Chương 820: Truy điệu

Dịch giả: changshan
Nguồn: Vipvandan






"Cử triều chi sĩ, Giai phụ nhân dã" bất kể bách quan nghĩ thế nào Long Khánh thích mê câu này, lần đầu tiên hắn sinh hứng thú với thứ công văn đáng ghét, suốt ngày cầm tấu sớ Hải Thụy xem đi xem lại, còn hứng thú hỏi Trần Hoành:
- Theo cách nói của Hải Thụy thì há chẳng phải Từ các lão là một bà già?

Trần Hoành dở khoác giở cười:
- Chủ nhân thật giỏi suy luận, có điều nếu coi triều đình là một trạch viện, Từ các lão chẳng phải là bà già nắm quyền sao?

- Vậy Lý các lão thì sao?

- Lý các lão là con dâu cả, bị mẹ chồng áp cho im re, chỉ thích kiếm chút lợi nhỏ, khổ cái tâm cơ không đủ, toàn bị người ta hại.


Trần Hoành cười:
- Chủ nhân nói xem có phải không?

- Chính xác, chính xác, vậy Trương sư phụ?

- Trương các lão là khuê nữ của lão phu nhân, bà cô này rất nhiều toan tính, nhưng tuổi cao rồi mà chưa gả đi được, tất nhiên suốt ngày gây chuyện thị phi, nhưng lão phu nhân chăm bẵm từ nhỏ cho nên thường thiên vị.

- Ừm..
Long Khánh nghĩ thấy đúng là như vậy, nhưng dù sao là sư phụ của mình không tiện bình luận:
- Còn Trần sư phụ.

- Trần sư phu... Là con của tiểu thiếp, không được lão phu nhân thích, ai cũng dám bắt nạt, cho nên sống rất gian nan, lúc nào cũng phải cẩn thận.

Hoàng đế có chút áy náy, gật đầu:
- Mấy lần gặp Trần sư phụ đều có cảm giác buồn bã, vì sao không được Từ các lão thích?

- Chuyện này quá nửa là vì mẹ đẻ Trần các lão năm xưa tranh sủng với lão phu nhân.
Trần Hoành thận trọng nhìn Long Khánh, vờ như vô tâm nói:
- Kết quả lão phu nhân đuổi di thái thái đi, khuê nữ di thái thái tất nhiên khó sống.

Lời này hơi lộ liễu, nhưng Long Khánh tin Trần Hoành cho nên không nghĩ sang chuyện khác:
- Chắc biết bệnh thấp khớp của Cao sư phụ năm nay có tái phát không? Bao lâu rồi không viết thư cho ta, chắc Cao sư phụ giận ta?

- Từ tháng tám đến giờ đúng là không nhận được thư của Cao các lão.

- Ài, đứa đồ nhi này thật bất hiếu.
Long Khánh cảm thấy day dứt:
- Triều đình nhiều thị phi một chút ta liền quên vấn an sư phụ, người nhất định là giận trẫm rồi. Sắp cuối năm, đem một phần cống phẩm năm mới ra, trẫm viết thêm một bức thư, ngươi phái người giao cho Cao sư phụ...
Dừng một chút lại dặn thêm:
- Xem tình trạng Cao sư phụ ra sao.

Trần Hoành vội vâng dạ.

Cảm giác không khí có chút nặng nề, Long Khánh cười gượng:
- Đúng rồi, các vị ở nội các đều đã nói, còn Thẩm sư phụ thì sao?

- Thẩm các lão ạ?
Trần Hoành thở dài:
- Chính là con dâu bị ức hiếp.

Câu nói này tức thị làm tâm tình của Long Khánh suy sụp:
- Ài, Thẩm sư phụ quá thiệt thòi rồi, trẫm lại vô dụng, ngay cả chút tâm nguyện nho nhỏ của sư phụ cũng không làm xong, đúng là sát muối lên người sư phụ.

Trần Hồng than thở cùng Long Khánh, ông ta biết hoàng đế nói chuyện Hồ Tôn Hiến.

Ban đầu Long Khánh coi chuyện này quá đơn giản, còn hạ lệnh cho lễ bộ phải có kết quả trong một ngày. Ai ngờ sinh ra một cái thụy hiệu còn khó hơn nữ nhân sinh con...

Ngày thượng dụ đưa xuống, Triệu Trinh Cát liền dâng thư nói:" Chuyện này can hệ tới đánh giá cả đời của quan viên quá cố, phải trách nhiệm công tâm, phải cẩn thận, trưng cầu ý kiến bách quan. Do Hàn lâm viện thảo luận, do nội các nghị định, cuối cùng do hoàng đế ban bố.

Long Khánh chẳng biết làm gì hơn, vì Triệu Trinh Cát nói đúng, nhưng thụy hiệu phát triển tới Đại Minh, cơ bản đã quá tràn lan rồi, thành đồ trang trí cao cấp.

Long Khánh suy nghĩ quá đơn giản, có lẽ cấp thụy hiệu cho người khác chẳng phải chuyện gì to tát, nhưng với nhân vật nhiều thị phi tranh luận như Hồ Tôn Hiến mà nói, thụy hiệu ra sao không chỉ liên quan tới bản thân hắn, còn ảnh hưởng vận mệnh rất nhiều người sống, thậm chí tác động vào cục diện triều đình.

Nếu cấp cho Hồ Tôn Hiến mỹ thụy, tức hắn là nhân vật chính diện không cần tranh luận, mỹ thụy càng cao, đánh giá lịch sử của hắn càng cao, đương nhiên khiến kẻ từng làm nhục, hãm hại hắn ăn không ngon, ngủ không yên...
Bọn chúng sẽ thành người xấu, thậm chí là kẻ vô đạo đức. Cho nên chỉ cần có một phần nghìn khả năng, bọn chúng không để cho Hồ Tôn Hiến dễ dàng có được một mỹ thụy.

Mặc dù hiểu rõ tâm tư của bách quan, nhưng lễ bộ lấy quy củ ra để nói, hoàng đế cũng hết cách.

Hệ thống chính trị Đại Minh phát triển tới ngày hôm nay, hoàng đế chỉ có quyền quyết sách tối cao với chính vụ, nếu như xen vào việc cụ thể, thế nào cũng bị chửi cho vỡ mặt, cho nên Long Khánh không thể vượt qua lễ bộ, tự lật xem “Thụy hiệu biểu” rồi cấp thụy hiệu cho Hồ Tôn Hiến được, như thế không phù hợp với trình tự, còn khiến nhà họ Hồ coi là sỉ nhục, sẽ không nhận ân tình của hắn.

Theo lệ, thụy hiệu phải công bố trên tang lễ, vì đợi hai chữ đó thôi, linh cữu của Hồ Tôn Hiến tới nay vẫn còn phải đặt ở đó, làm Long Khánh không biết ăn nói với sư phụ ra sao.
Nhưng Long Khánh có nóng ruột cũng phải đi theo từng bước một, dù mỗi ngày hắn phái người thúc giục, đợi thụy hiệu báo lên thì đã vào tháng chạp.

Muộn rồi thì đành vậy, Long Khánh cố áp lửa giận xuống, mở bản tấu ra xem, tức thì lại muốn nổi khùng, thì ra thảo luận đi thảo luận lại, cuối cùng không ngờ định cho cái tương mẫn, "vất vả binh mã là tương, làm dân bi thương là mẫn", đằng sau là một đống giải thích.

Long Khánh gần đây phê cả đống thụy hiệu, tất nhiên hiểu hàm nghĩa thực sự của hai chữ này, văn thần có quân công là tương, không có kết cục tốt là mẫn.
Hai chữ này liên hệ lại thành:" Kẻ này là văn thần lập quân công, không được chết tử tế." Nếu khái quát cả đời Hồ Tôn Hiến, có vẻ đúng là thế thật.

Đó là do người lễ bộ và Hàn lâm viện cân nhắc mãi mới quyết định, bọn họ không muốn đắc tội với Thẩm các lão, càng không muốn đắc tội với Từ các lão, liền dùng cái thụy hiệu không ai bới móc được gì này.
Nhưng vào cái thời thụy hiệu mất giá, một thụy hiệu bình thường, bản thân nó là một loại hạ thấp, làm hoàng đế sao chấp nhận được.

Long Khánh trả bản tấu lại nội các, lệnh thương nghị lại, vì tránh có kẻ che đậy mình, hắn còn đặc biệt hạ chỉ, cho phép từ kinh quan tới quan viên địa phương cũng có quyền đề xuất ý kiến. Cần phải cấp Hồ Tôn Hiện một bình xét vượt qua được khảo nghiệm của lịch sử.

Trong ngoài triều đều nhìn ra, lần này hoàng đế hạ quyết tâm đối đầu với nội các rồi, thế nhưng đại bộ phận quan viên vẫn không xem trọng Long Khánh, vì trước đó mấy lần Long Khánh đối kháng với nội các lần nào kết cục là hắn cúi đầu nhận thua, kết quả lần này rồi cũng thế mà thôi.

Mặc dù kinh quan đều im lặng, nhưng cùng thời gian trôi đi, tấu sớ từ Nam Kinh, từ mấy tỉnh đông nam như tuyết đổ vào ti lễ giám. Lần này quan viên sĩ thân đông nam tỏ ra tích cực ngoài dự liệu, bọn họ đều nhân cơ hội này công khai kêu oan cho Hồ Tôn Hiến, cũng là lần đầu tiên đem tình cảm chân thực của quan dân đông nam với Hồ Tôn Hiến bày ra trước mắt người trong thiên hạ.

Binh bộ, đô sát viện, hàn lâm viện, quốc tử giám... Tám nha môn lớn của Nam Kinh, cùng hơn trăm quan viên Giang Triết liên danh dâng thư làm chứng cho Hồ Tôn Hiên.

Bản tấu liên danh này xuất hiện, rửa sạch tất cả điều bôi nhọ sau lưng Hồ Tôn Hiến từ trước tới nay, lời lẽ điêu toa đó là, "Hiến tuy bình Oa thành công, nhưng kiến lập trên cơ sở bóc lột tàn khốc đông nam, cho nên đuổi được giặc Oa, bách tính quan thân đông nam vẫn hận hắn tới tận xương tủy."

Lời lẽ này là của đám tử địch Vương Bản Cố, mục đích loại trừ ảnh hưởng xấu của chuyện "ăn cháo đái bát" của bọn chúng, cho nên nhanh chóng được cái thứ gọi là Thanh Lưu trong triều dùng chửi bới Hồ Tôn Hiến.

Hiện giờ quan viên đông nam lên tiếng rồi, chuyện này căn bản là không có, nhân dân đông nam đều cảm kích Hồ Tôn Hiến.

Mà hoàng đế cũng không trách tội hắn ngụy tạo thánh chỉ, thế là ba ngọn núi lớn đè trên người Hồ Tôn Hiến đã được chuyển đi hai tòa, chỉ còn lại cái gọi là Tổng đốc ngân sơn.

Vậy nhưng chỉ vài ngày sau, quan viên phụ trách lục soát gia tài của Hồ Tôn Hiến báo lên, các loại tài vật, ngân lượng tìm được trong nhà Hồ Tôn Hiến không quá năm nghìn lượng bạc, tại vùng Huy Châu nơi phú thương quy tụ, miễn cưỡng có thể coi là trung lưu, tuyệt đối không thể coi là giàu có.

Vì thế càng ngày càng có nhiều quan viên bắt đầu nghi vấn, chẳng lẽ đây chính là tổng đốc ngân sơn? Cái "sơn" này không khỏi nhỏ quá.

Quan viên xử án năm xưa chỉ có thể nhai đi nhai lại luận điệu năm xưa Hồ Tôn Hiến sống xa hoa ra sao.
Có điều chuyện qua nhiều năm rồi, không tìm nổi chứng cứ chứng minh nữa, ngày nay gió đã đổi chiều, dư luận không còn tin lắm.

Cao trào xuất hiện ngày 18 tháng chạp, ngày hôm đó các cử nhân vào kinh tham gia khảo thí thân mặc tang phục, mang lời điếu cỡ lớn " bảo kiếm vùi oan ngục, hồn trung quấn mây trắng." Xuất phát từ ngõ Bàn Cờ, qua ngõ Giang Mễ, du hành dọc theo các con đường chính.

Nếu là trước kia, ti binh mã và phủ Thuận Thiên sớm đã sai người xua đuổi những cử nhân này rồi. Nhưng hiện giờ phong vân biến ảo, không ai dám làm bừa, chỉ đành mặc cho đám cử nhân đó đó hô hào.

Đoàn người diễu hành đi qua quốc tử giám, các giám sinh toàn bộ xuất động, gia nhập vào đội ngũ du hành, thanh thế càng lớn, càng không kiêng kỵ gì nữa, về sau không ngờ hô vang khẩu hiệu " đả đảo quyền gian, trả ta công bằng", tiếng hô rung trời, người trong thành Bắc Kinh đều nghe thấy.

Từ Giai dù ở sâu trong cung cấm, không nghe thấy tiếng hô bên ngoài, nhưng sau khi được bẩm báo cũng kinh hoàng.

"Không thể bỏ mặc như thế được nữa" đấu tranh tâm lý kịch liệt xong, Từ Giai vừa hạ lệnh xử lý chuyện này thì nghe tin hoàng đế lên thành lâu tuyên dụ với sĩ tử...

Hay tin, Từ Giai hốt hoảng chạy tới thành lâu của Tả An môn, quả nhiên thấy Long Khánh đế mặc áo da cừu dày, được Trần Hoành và Phùng Bảo tháp tùng, đừng nhìn ra ngoài cung.

- Lão thần xử trí chậm trễ, làm kinh động tới hoàng thượng, thần tội đáng muôn chết.
Từ Giai run run quỳ xuống:
- Trên thành gió lớn, khẩn mong hoàng thượng lập tức xuống thành, chuyện tiếp theo giao cho vi thần xử lý...

- Từ các lão.
Long Khánh quay đầu lại cười vang:
- Họ tới tìm trẫm, không cần khanh nhọc công, chuyện này để trẫm xử lý.
Nói rồi đặt tay bên tai:
- Không tin khanh nghe đi.

Như để đáp lời hoàng đế, ngoài thành vang lên tiếng tung hô "vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế"

Từ Giai mặt trắng bệch, đứng dậy vịn tay lên tường thành nhìn ra ngoài, quả nhiên thấy sĩ tử dưới thành đều quỳ xuống hô vạn tuế.

Long Khánh hết sức hưởng thụ cảm giác này, giơ tay lên cao, sĩ tử dưới thành dừng tung hô, ngẩng đầu nhìn hoàng đế của bọn họ.

Long Khánh cũng nhìn sĩ tử đông nghịt phía dưới, mãi không nói gì, làm khung cảnh im phăng phắc.

"Hỏng, hoàng thượng quên lời rồi." Chỉ có Phủng Bảo hiểu chuyện gì xảy ra, vội nhắc nhỏ:
- Chuyện Hồ Tôn Hiến...

- À, ừ.. Phải phải..
Long Khánh nhớ ra, lớn tiếng nói:
- Với vụ án Hồ Tôn Hiến, lòng trẫm cũng như có lửa đốt, các ngươi nói, phải nghiêm trị hung thủ, bắt kẻ chủ mưu. Chuyện này triều đình đã cho tra, không lâu nữa chân tướng sẽ phơi bày thiên hạ, các ngươi cứ yên tâm. Các ngươi nói, muốn khôi phục danh dự quan tước cho hắn, điều này trẫm có thể trả lời ngay cho các ngươi. Hồ Tôn Hiến trên không hại nước, dưới không hại dân, là công thần của xã tắc, triều đình nhất định luận sự theo lẽ công bằng, không để hắn ở dưới suối vàng còn không thể nhắm mắt...

Lời đằng sau của hoàng đế, Từ Giai không nghe thấy, ông ta chỉ nghe thấy tiếng reo hò hết đợt này tới đợt khác, lọt vào tai ông ta như tiếng gào rú của ma quỷ, nhiều năm qua ông ta chưa từng bất an như thế.

- Từ các lão, Từ các lão.
Tận tới khi có ngươi đẩy một cái, Từ Giai mới hoang mang hỏi:
- Chuyện gì thế?

- Hoàng thượng bảo ngài đảm bảo với các sĩ tử.
Người đẩy ông ta là Trần Hoành:
- Truy hiệu cho Hồ Tôn Hiến đó.

- Ta đảm bảo?
Từ Giai mặt mày nhợt nhạt đi tới nói với sĩ tử dưới thành:
- Tất cả nghe thánh ý...

- Vạn tuế, vạn vạn tuế...
Tiếng reo hò cuồng nhiệt nhấn chìm lời Từ Giai.

Thấy Từ Giai sắc mặt rất tệ, Long Khanh quan tâm hỏi:
- Thủ phụ không sao chứ?

- Không sao ạ, chỉ là nhiễm phong hàn.
Từ Giai cười méo xẹo.

Long Khánh đem nguyên văn lời ông ta trả lại:
- Trên thành gió lớn, mau đỡ thủ phủ về nghỉ ngơi.

Từ Giai cũng chẳng còn lòng dạ nào ở lại nữa, liền cáo lui. Đợi ông ta đi rồi, Long Khánh cũng chịu không thấu, hỏi Trần Hoành:
- Lạnh chết người, còn muốn trẫm chịu đựng tới bao giờ.


- Nói với sĩ tử xong rồi hẵng đi.
Trần Hoành dẫn dắt từng bước:
- Đây là cơ hội cực tốt để hoàng thượng tranh thủ bọn họ, tương lai bọn họ sẽ trung thành hơn bất kỳ ai.

Long Khánh liền nói lời tạm biệt, bảo bọn họ mau trở về uống canh gừng, quả nhiên làm sĩ tử cảm động không thôi, khấu đầu xong liền giải tán.

~~~~~~~o0o~~~~~~~~~

Từ Giai được dìu về nội các, hạ nhân vội đi tới thay y phục cho ông ta, nhưng Từ Giai cứ mặc áo khoác, ngã vật ra giường, thất thần nhìn trần nhà, toàn thân mỏi mệt yếu ớt.

Trương Cư Chính hay tin chạy tới, thấy thế đuổi người không liên quan đi:
- Ra ngoài, đóng cửa phòng lại.
Rồi ngồi xuống ghế cạnh Từ Giai, im lặng đợi ông ta khôi phục.

Rất lâu sau Từ Giai vẫn giữ nguyên tư thế đó, nhưng đã lên tiếng:
- Ngươi nói xem, chuyện này có kẻ ở sau chỉ chiêu cho hoàng đế không?

- Chắc chắn là có, không ngờ hoàng đế đích thân lên thành tiếp kiến sĩ tử, ép sư tướng không thể không đồng ý thỉnh cầu của bọn chúng. Học sinh thấy đằng sau phải có cao nhân chỉ bảo.

- Kẻ nào?
Từ Giai chậm rãi hỏi:
- Trần Hoành sao? Hay Dương Bác?

- Trần Hoành có năng lực xúi bẩy hoàng đế, nhưng làm vậy đắc tội với sư tướng, có lợi gì cho ông ta? Ông ta đã là đại nội tổng quản rồi. Hạ sư tướng xuống, ông ta cũng có làm thủ phụ được đâu?
Trương Cư Chính trầm giọng phân tích:
- Dương Bác không có khả năng, chưa nói ông ta không thân thiết với hoàng đế, mà dù có đưa ra chủ ý này ông ta cũng không kích động được sĩ tử gây chuyện.

- Vậy là ai?

- Sư tướng sao vậy? Chuyện rõ ràng ra đó, sao người nhìn không ra? Chuyện này do đám thủ hạ của Thẩm Chuyết Ngôn làm ra! Sư tướng lại còn tìm y tâm sự, tin rằng y sẽ bỏ qua cho chúng ta, hi vọng truyền ghế thủ phụ cho y, mong y che mưa chắn gió cho người.
Trương Cư Chính hít sâu một hơi, nói:
- Năm xưa học sinh và Thẩm Mặc giao hảo, từng cùng du hành, y có ngâm hai câu thơ, học sinh nhớ mãi trong lòng "nghi tương thặng dũng truy cùng khấu, bất khả cô danh học phách vương", sự tướng nói xem, loại người làm ra câu thơ đó có thể nương tay giữa chừng không?

***Nên đem dũng khí truy tàn tặc
Chớ chuộng hư danh học Bá Vương

Nếu Thẩm Mặc mà biết năm xưa hào khí nổi lên, thuận miệng đọc thơ cả Mao thái tổ (Mao chủ tịch), không ngờ bị Trương Cư Chính dùng để luận tính cách của mình, không biến có hối hận không.

Nhưng trên đời không có thuốc hối hận, lời này làm Từ Giai động lòng, ông ta vịn ghế đứng dậy nói:
- Viết thư cho phía Nam Kinh, hỏi rõ kẻ nào làm ra thư liên danh, xem ra đám này nhàn nhã sinh bệnh rồi, phải cho chúng đi chỗ khác. Còn cả đám sĩ tử kia nữa, tên nào là kẻ đứng đầu, loại người chỉ sợ thiên hạ không loạn đó, triều đình không thể nhận.

- Vâng.
Trương Cư Chính lấy dũng khí nói lời giấu trong lòng từ rất lâu:
- Sư tướng, học sinh cả gan nói một câu, về mục tiêu lần này của Thẩm Mặc, có thể người nhầm rồi.

- Ý ngươi là sao?

Trương Cư Chính hạ thấp giọng xuống:
- Mục tiêu của y không phải là học sinh, mà là sư tướng.

- Ta?
Con người Từ Giai co lại, bật cười:
- Sao có thể? Khai quốc 200 năm qua, ngươi thấy đứa học sinh nào ra tay với sư phụ chưa?

- Chuyện gì cũng có kẻ đầu tiên.
Trương Cư Chính thấy ông ta không tin, nói vội:
- Nếu không vì sao khi nắm thế chủ động, y lại cam tâm thu binh? Y cố ý không để vụ án này kết thúc, muốn nó phải ầm ĩ lên, để hất nước bẩn lên người sư tướng.

- Đủ rồi.
Từ Giai vỗ mạnh tay vịn, sắc mặt khó coi:
- Ngươi đang xúi bẩy lý giản phải không?

- Sư tướng.
Trương Cư Chính quỳ xuống:
- Học sinh một lòng trung thành, trời cao chứng giám.

Từ Giai buông một tiếng thở dài, tưởng chừng lại già đi chục tuổi, bỏ mũ xuống, lộ ra mái tóc trắng đẫm mồ hôi dán sát trên đầu, giọng nghe chừng có chút lẫn lộn:
- Lão phu là ai chứ, sao có thể cùng học sinh của mình dùng đao kiếm nói chuyện với nhau? Điều này sư sách ghi lại ra sao? Sau này đừng nhắc lại nữa.

- Sư tướng.
Trương Cư Chính khuyên:
- Người ta kề dao lên cổ rồi, chẳng lẽ người muốn vươn cổ chịu chém sao?

- Y không dám chém ta.
Từ Giai mặt âm trầm, lắc đầu:
- Kẻ khi sư diệt tổ không có chỗ đứng trên đời. Y không dám.

- Sư tướng, thanh danh quan trọng như thế sao?

- Ngươi không coi trọng thanh danh, không có nghĩa người khác không coi trọng.
Từ Giai nhắm mắt lại, lúc lâu sau đột nhiên nói:
- Ngươi không cần phải lo cho bản thân, dù ta có sao thì cũng không ảnh hưởng tới ngươi.

~~~~~~o0o~~~~~~

Sau khi Long Khánh tuyên dụ trên thành lâu, hướng gió thay đổi hẳn, ngày càng nhiều quan viên dâng thư thỉnh cầu suy nghĩ lại vấn đề thụy hiệu. Lần này hành động của lễ bộ và nội các nhanh hơn rất nhiều, chỉ mất một ngày đã định ra thụy hiệu mới, Tương Mậu.

"Có công binh mã, uy đức vang xa là tưong; lấy đức nhận quan, lấy công nhận thưởng là mậu" nói đơn giản là "công lớn".

Mặc dù so với mong muốn của Long Khánh là "trung tương" còn kém rất nhiều, nhưng là cực hạn mà Từ Giai có thể chấp nhận rồi. Dù Từ Giai có nhượng bộ cũng không thể cho Hồ Tôn Hiến chữ "trung", nếu không khác gì tự viết chữ "gian" lên trán mình.

Mặc dù thắng một trận ở Tả An môn, nhưng với Long Khánh mà nói, chẳng qua là dựa thiên thời địa lợi nhân hòa, xả chút hận mà thôi, chứ muốn hắn đối đầu với Từ Giai?
Hắn không có tự tin đó, cho nên Long Khánh được là dừng, đóng dấu đỏ lên chỉ dụ. Chỉ nhân lúc truy điệu Hồ Tôn Hiến tranh thủ tôn vinh.

Từ Giai rút kinh nghiệm xương máu, thuận theo ý hoàng đế, không thể để xảy ra thêm chuyện rắc rối vào lúc kết thúc được. Vì thế mau chóng lệnh lại bộ, hộ bộ truy phong Hồ Tôn Hiến là thái bảo, cho con hưởng tước cẩm y vệ chỉ huy thiêm sự..v..v..v.. Chuyện này không cần nói kỹ.

Long Khánh còn chê chưa đủ, lại truy phong làm Hải Ninh Bá, cho ngự táng ở cố hương Thiên Mã Sơn, coi là tôn vinh cực độ rồi. đọc truyện mới nhất tại tung hoanh . com

Long Khánh lúc này mới thỏa mãn nói với Trần Hoành:
- Thế này là đã có thể ăn nói với Thẩm sư phụ rồi chứ?

- Hoàng thượng ân sâu, đủ rồi ạ.
Trần Hoành híp mắt nói.

Tới đây dư luận hoàn toàn nghịch chuyển, thương tiếc Hồ Tôn Hiến thành dòng chính trong quan trường kinh thành. Huống chi Hồ Tôn Hiến còn sống công tích hiển hách, cuối cùng kết cục bi tráng, làm người ta không khỏi sinh lòng trắc ẩn, quan viên mời nhau tới Tiên Hiền Từ truy điệu.

Người tới điếu tang không ngớt, theo nghi thức của kinh thành, mỗi viên quan tới sẽ đưa một bức trướng, xếp ở trong linh đường, ai ngờ một ngày sau, xếp kín cả sân, đành phải bày ngoài cửa, tiếp đó tới cả ngõ cũng xếp đầy bức trướng.

Mấy hôm đó thời tiết kinh thành còn tốt khác thường, ban ngày trời trong xanh, ban đêm sao lấp lánh. Chỗ tiền giấy hoa trắng không gặp gió mữa, còn nguyên vẹn, làm Tiên Hiền Từ trắng muốt một màu, chẳng còn chỗ đặt chân.

Chớp mắt đã tới 21 tháng chạp, ngày truy điệu đã tới, từ sáng sớm quan viên từ bốn phương tám hướng đổ tới, đường phố mau chóng bị kiệu chen chúc tới giọt nước không qua được, quan viên đến sau đành bỏ kiệu đi bộ.

Mặc dù sớm đã nghe nói tới tình hình này, nhưng dọc đường nhìn thấy bức chướng xếp dài vô tận, đám quan viên chấn động hết sức, ai nấy suy nghĩ không khác nhau bao nhiêu:" Truy điệu vinh quang như thế, Hồ Tôn Hiến chết không còn gì phải tiếc nữa."

Thẩm Mặc hôm nay không đến sớm, cũng không thủ linh cho Hồ Tôn Hiến như rất nhiều suy tưởng, y chỉ mặc một bộ y phục trắng, dìu Từ Giai vào Thiên Hiền Từ, triệt để đánh tan tin đồn sư đồ bất hòa.

Lý Xuân Phương và Trương Cư Chính, cũng xua tin lời nói bọn họ sẽ không tới dự, thấy vẻ bi thương trên mặt hai người không giống đóng kịch, quan viên bách tính không khỏi nghĩ:" Xem ra lời đồn không thể tin được."
Lấy bụng ta suy bụng người, nếu đúng là họ hại chết người ta, vạn lần không dám mặt dày tới linh đường...

Thế nhưng bọn họ quên mất việc Gia Cát Lượng khóc tang Chu Du rồi...

Giờ tị đã tới, bên ngoài vang lên một tiếng pháo, lễ quan tuyên bố lễ truy điệu bắt đầu, mọi người đứng im lặng, nhạc tưởng niệm vang lên, tiếp đó Trần Dĩ Cần đứng ra tuyên độc điếu văn ban bố dưới danh nghĩa hoàng thượng..

Theo cùng giọng trầm thấp chậm rãi của Trần các lão, cuộc đời lúc lên lúc xuống, sóng gió chập trùng, oai hùng sa trường của Hồ Tôn Hiến như bức tranh đậm màu hiện ra trước mắt mọi người.

Cả đời Hồ Tôn Hiến mặc dù không thiếu tranh luận và u ám, nhưng không ai phủ nhận được công tích của hắn đủ để các vị công khanh ngửa mặt ngước nhìn, vỗ ngửa đuổi theo chẳng kịp.

Có thể thấy được, trăm nghìn năm sau, khi đại đa số tên những con người ở đây sẽ thối nát theo thân thể, thì đại danh của hắn sẽ ngày càng lưu truyền, được người đời tán tụng.

Bởi vì Hồ Tôn Hiến là anh hùng dân tộc, chỉ cần giống nòi Hoa Hạ không diệt vong, anh linh của hắn sẽ trường tồn.

Tiếp đó là tới đại thần tế điện, thủ phụ đại nhân đứng đầu trăm quan, tất nhiên phải tới trước.

Trong điện lặng ngắt như tờ, Từ Giai ra khỏi hàng, chàm chậm đi tới đài tế, ánh mắt phức tạp nhìn bài vị Hồ Tôn Hiến, tâm tình của Từ Giai cũng rất phức tạp.

"Hồ thiếu bảo, à không, thái bảo, lão phu thừa nhận cuộc đời của ông tụt dốc có liên quan lớn tới ta. Thế nhưng ta không sợ ông về tìm ta, vì ta không thẹn với lòng... Kéo ông khỏi ghế tổng đốc đông nam, là việc bất kỳ một vị tể tướng nào cũng làm, chẳng có gì để nói. Bắt ông lên kinh thành là có chứng cứ xác thực, chứng minh ông có tội, nên ta mới phê chuẩn. Ta có thể thề, ta không hề có ý hại ông, về sau tình hình mất kiểm soát, ta chỉ có thể nói vô cùng nuối tiếc..."

Người thời đại đó tin vào linh hồn sống trên trời, cho nên đứng trước linh cữu của Hồ Tôn Hiến, Từ Giai không khỏi chột dạ, thầm biện bộ cho bản thân.

Chỉ là những lời này bách quan không ai nghe thấy, cũng không ai dám giục, đứng đó im lặng, chờ đợi, tới khi Từ Giai tỉnh lại, mới mở văn tế ra đọc.

Với văn tài chuyên viết thanh từ cho Gia Tĩnh của Từ Giai, tất nhiên văn tế thuộc hàng thượng hạng, nhưng ở đây toàn nhân vật tài cao tâm tư mẫn tiệp, nghe ra chút chút chột dạ và biển giải trong đó...

Trong đó có hai câu mang tính đại biểu nhất là "chấn cửu tiêu nhi ứng thiên mệnh, tình hà dĩ kham? Hưu binh qua nhi ai thương sanh, tâm vi chi thương " Câu đầu nói nguyên nhân lên Hồ Tôn Hiến công cao át chủ chuốc lấy họa, câu sau lại nói vì đại kế quốc gia mà chỉ đành, thỏ hết chó vào nồi.

Văn tế họ Từ đầy thứ thiếu dinh dưỡng, lại còn dài lê thê, khiến người ta nghe mà ngáp ngắn ngáp dài. Có điều không trách được Từ Giai, ông ta nói dối trước linh đường, sợ ma ám, nên mới lấy bản lĩnh thanh từ ra trừ ma đuổi quỷ.

Đợi Từ giai đọc xong, đám quan viên cơ bản đã ngủ rồi, nhưng khi nhìn thấy vị tiếp theo, tất cả đều lên tinh thần. Vì sao? Vì tới lượt Lý Xuân Phương, không biết Lý các lão có thể thản nhiên đối diện với Hồ đại soái không.

Người đợi chê cười hắn phải thất vọng, Lý các lão có thể leo tới vị trí thứ phụ một là viết thanh từ hay, hai là luyện ô quy đại pháp tới lô hỏa thuần thanh.

Hai thứ pháp bảo này hôm nay đều dùng hết, họ Lý mặt tỉnh queo đọc thứ văn chương làm đầu óc người ta mụ hết cả đi, sau đó nghiêm túc quay về vị trí, chẳng có chút nào thiếu tự nhiên.

Hiệu quả thôi miên chả kém gì Từ các lão, nhưng quan viên nhìn thấy vị tiếp theo, lại lên tinh thần. Chu choa, hôm nay tới đây thật là đáng...

Vị này là ai? Là Thẩm Mặc Thẩm Chuyết Ngôn từng là cấp dưới, là chí hữu của Hồ Tôn Hiến lúc sinh thời.

Quan viên đều nhìn Thẩm Mặc, đợi y đọc một bài văn khổ tình, thế nhưng, bọn họ lại thất vọng.

Chỉ thấy Thẩm Mặc mặt nặng nề đi tới chút linh cữu, đưa tay ra khẽ vuốt nắm quan tài gỗ, chưa lên tiếng, người đã run run, lâu lắm mới bình tĩnh lại lấy văn tế ra, bi thương rống lên:
- Ôi thôi, thương thay...

Tựa như bi ai từ tận đáy lòng, tiếp đó đọc " Ngày nào tháng nào năm nào, tới điếu tang trưởng quan Hồ công úy Tôn Hiến, thuộc hạ ngày nào Thẩm Mặc điếu tế..."

Bài văn cực độ khái quát công tội cả đời của Hồ Tôn Hiến, hơn nữa nói cái sai trước rồi nhắc công sau, chẳng vì quan hệ thân mật với Hồ Tôn Hiến mà bôi vẽ.

Tiếp đó câu cuối cùng "nhi kim lưỡng bất tư dã, toại dĩ ly vu hung " nói hắn không tự giữ gìn bản thân, kết bạn với đám người vong ân phụ nghĩa nuôi thành bi kịch hôm nay. Cả đoạn đầu áp ức tâm tình của mình, như tìm lý do thuyết phục bản thân... Hồ Tôn Hiến chết không trách người khác vậy.

Áp ức tới cực điểm đã bùng phát sau câu "thương thay" thứ hai, nghe ý tứ bên ngoài tựa hồ y nói mình dưới sự chỉ huy của Hồ công cũng không giữ mình, hôm nay Hồ công đã đi, sao dám không biết hổ thẹn định luận Hồ công?

Đương nhiên với thân phận các lão tôn quý, tất nhiên không kém tới mức chỉ biết phát tiết, y dùng câu cuối cùng "hi vọng nhân môn do thử học hội ‘tự luật ’ hòa ‘tư tha nhân chi công ", thăng hoa bài văn tế, ngụ ý kỳ vọng giải hết oan ức cho Hồ Tôn Hiến.
Bài văn tế này ngắn mà khắc chế, nhìn tựa như bình tĩnh lý trí, kỳ thực đầy tình cảm, bi thương, đau đớn áp chặt dưới đáy lòng.. Càng thêm cảm động lòng người.

Bách quan có mặt đều nghe ra, nếu chẳng phải tình cảm áp chế tới mức độ nào đó, thì không làm được loại văn chương này. Lại liên tượng tới thân phận và hoàn cảnh của Thẩm các lão, lòng không khòi bùi ngủi, lại thầm ủng hộ vì sự khắc chế của y.

Có điều, vẫn không đã....

Nguồn: tunghoanh.com/quan-cu-nhat-pham/chuong-820-muJaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận