thế!"
Nhà tâm lý học chả thèm chú ý gì. "Chú phải nói với họ, nhưng nếu chú nói, chú gây hại, vậy chú không nói; nhưng nếu không nói, chú gây hại, vậy chú phải nói; nhưng..." Và Cu-Bi kêu thét lên! Giống như tiếng thổi của ống sáo đã đưa cao độ lên nhiều tầng, chát chúa và chát chúa mãi cho tới mức bi thảm như sự khủng khiếp của việc trút linh hồn và tràn ngập căn phòng với sự xuyên thủng của âm thanh đó.
Khi tiếng thét đã tắt vào hư không, Cu-Bi sụp xuống như một đống sắt vụn, không cục cựa gì nữa. Gương mặt Bùi Phú như không có máu, "Nó chết rồi!"
"Chưa!" Cẩm Vân nổ lên một tràng cười man rợ, "chưa chết đâu, chỉ mất trí thôi. Tôi bắt nó đương đầu với một lưỡng đề không có lối thoát, và nó gục luôn. Các ông có thể vứt nó đi, bởi vì nó sẽ không bao giờ nói nữa."
Ông Lâm quỳ xuống bên cái mà hồi nãy là Cu-Bi. Tay ông chạm vào khuôn mặt sắt lạnh lẽo và vô phản ứng, rồi ông nhún vai, "Cô đã cố tình làm thế." Ông đứng dậy đối diện với cô ta, mặt méo hẳn đi.
"Tôi làm thế thì đã sao? Giờ ông cũng không làm gì hơn được." Rồi bỗng cô cay đắng, "Đáng kiếp nó!"
Ông giám đốc nắm lấy cổ tay của Bùi Phú, đang đứng như trời trồng, "Có gì khác đâu. Đi thôi, Phú."
Ông thở dài, "Một thằng rô-bô biết nghĩ mà thế này thì chẳng còn đáng gì cả." Mắt ông mệt mỏi và già lão, ông lập lại "Đi thôi, Phú!"
Có đến vài phút sau khi hai nhà khoa học đi khỏi tiến sĩ Cẩm Vân mới lấy lại được tinh thần bình thường. Cô chậm chạp quay nhìn cái xác sống dở chết dở của Cu-Bi, khuôn mặt cô căng lại. Cô nhìn một hồi lâu trong lúc vẻ chiến thắng tàn tạ dần để cho sự uất nghẹn vô vọng trở lại và từ đám tư tưởng rối bời của cô chỉ có một lời cay đắng vô hạn thoát ra qua bờ môi.
"Đồ nói láo!"
LTS: Truyện khoa học giả tưởng này được viết từ năm 1941, nói về khả năng của người máy có thể đọc được tư tưởng của con người, một loại "thần giao cách cảm" mà nhà Phật gọi là "tha tâm thông". Hiện nay, các chuyên gia Nhật Bản đã đạt được một số thành quả đầu tiên trong việc dùng máy điện toán để nhận ra một vài ý nghĩ đơn sơ nhất của con người như sự xác nhận hay phủ nhận (yes or no) và sự nghiên cứu vẫn đang tiếp tục. Có thể một ngày nào đó, đề tài khoa học giả tưởng này sẽ không còn là giả tưởng nữa. Bên cạnh vấn đề khoa học, tác giả còn muốn nêu lên một khiá cạnh tâm lý đáng lưu ý: con người thường trở thành nạn nhân của chính họ.
Lâm Anh Phát cẩn thận châm lửa vào điếu xì gà, nhưng ngón tay ông run run. Cặp lông mày cong lại, ông vừa nhả khói vừa nói: "Nó đọc được tư tưởng người ta đấy, mẹ kiếp chẳng có gì phải nghi ngờ nữa! Nhưng tại sao vậy?", ông hỏi nhà toán học Bùi Phú.
Họ Bùi đưa cả hai tay lên đầu ép mớ tóc xù xuống, "Thưa ông Lâm, đó là thằng người máy kiểu thứ 34 mà chúng ta đã tách nó ra. Tất cả số còn lại đều rất hợp quy." Người đàn ông thứ ba ngồi trong bàn nhăn mặt lại; anh ta tên là Từ Minh Ánh, cấp chỉ huy trẻ tuổi nhất của "Hãng chế tạo người máy Hoa Kỳ", anh ta rất hãnh diện về địa vị của mình. "Ông Phú à, từ đầu tới cuối quá trình lắp ráp, không hề có sự trục trặc nào, tôi cam đoan như vậy."
Bùi Phú cười giọng kẻ cả: "Anh chắc không? Nếu anh có thể trả lời cho toàn bộ hệ thống lắp ráp dây chuyền, tôi sẽ đề nghị thăng chức anh ngay. Nói một cách chính xác, có cả thảy 75 ngàn 234 công việc cần thiết mà nhà máy phải thực hiện để chế tạo chỉ một bộ óc điện tử cho người máy, mỗi việc chuyên biệt này lại tuỳ thuộc ở sự toàn hảo của rất nhiều yếu tố, từ 5 cho đến 105 yếu tố. Bất kỳ yếu tố nào trong số đó có sai sót đều làm tổn hại đến bộ óc điện tử. Tôi chỉ kể theo hồ sơ riêng của tôi thôi đấy."
Minh Ánh đỏ mặt nhưng một giọng nói thứ thư đã cắt ngang câu trả lời của anh ta. "Nếu chúng ta cứ tiếp tục đổ lỗi cho nhau thì tôi xin rút lui", đôi tay của cô Sương Cẩm Vân đan chéo trên đùi, cặp môi mỏng xám của cô bặm lại, "chúng ta có một thằng người máy đọc được tư tưởng, và theo tôi vấn đề quan trọng là phải tìm ra lý do tại sao nó biết đọc tư tưởng. Chúng ta sẽ không làm được chuyện này bằng cách nói đó là lỗi của anh, hay lỗi của tôi!" Cặp mắt nâu của cô ta lạnh lùng liếc nhanh về phiá Minh Ánh, anh ta đành gượng cười. Ông Lâm cũng gượng cười như mọi lần, mái tóc bạc và đôi mắt nhỏ tinh anh khiến ông có vẻ một người tộc trưởng, ông nói: "Cô nói đúng đấy, thưa tiến sĩ Cẩm Vân."
Giọng nói ông bỗng trở nên dõng dạc, "Ở đây mọi chuyện đều phải chặt chẽ. Chúng ta đã sản xuất một bộ óc điện tử theo một đợt mà lẽ ra là phải bình thường, nhưng nó lại có một tính chất đáng lưu ý là có khả năng bắt được các làn sóng tư tưởng. Nó sẽ đánh dấu một bước tiến rất quan trọng trong ngành chế tạo người máy trong nhiều thập niên, nếu ta biết nó đã xảy ra như thế nào. Cho tới giờ thì ta chưa biết, và ta phải tìm cho ra điều đó. Rõ chứ?"
"Cho phép tôi đưa một đề nghị được không?" Bùi Phú hỏi. "Cứ nói!" "Tôi muốn nói rằng cho tới khi chúng ta tìm ra manh mối sự rắc rối này, mà với tư cách một nhà toán học tôi nghĩ rằng nó là một thứ rắc rối ác liệt, chúng ta phải giữ bí mật về thằng robot-34, ngay cả đối với các thành viên trong ê-kíp. Trên cương vị những người lãnh đạo cơ quan, chúng ta không được xem đây như một vấn đề không có giải pháp, và giữ cho rất ít người biết chuyện này."
"Bùi Phú có lý," tiến sĩ Cẩm Vân nói. "Từ khi luật liên-hành-tinh được sửa đổi cho phép các kiểu người máy được thử nghiệm trong nhà máy trước khi tung ra ngoài không gian, việc tuyên truyền chống người máy đã gia tăng. Nếu có một lời nào lọt ra ngoài về việc người máy đọc được tư tưởng trước khi chúng ta có thể tuyên bố đã kiểm soát được hoàn toàn hiện tượng này, thì khá nhiều vốn liếng sẽ phải tuôn ra vì chuyện đó."
Ông Lâm mút điếu xì gà và gật đầu một cách nghiêm túc. Ông quay sang Minh Ánh, "Có phải anh nói rằng anh chỉ có một mình vào lúc khám phá ra vụ đọc tư tưởng này không?"
"Tôi nói là chỉ có mình tôi thôi, tôi sợ quá trời đi. Thằng RB-34 mới vừa được tháo ra khỏi bàn lắp ráp và họ gửi nó xuống cho tôi. Lúc đó anh Út Mẫn bận đi đâu đó, tôi đành phải lôi nó xuống phòng thử nghiệm