Tôi Nghe Tôi Hát Chương 5


Chương 5
Ngày trao trả - Lộc Ninh sau ngày ra tù

Sáng 15 tháng hai năm 1973 chúng tôi được gọi điểm danh sớm hơn thuờng lệ. Địch gọi danh sách 105 người, trong đó có tôi trong chuyến bay đầu tiên. Từ trại giam chúng tôi được chở trên bốn chiếc xe GMC để ra sân bay. Thành phố cần Thơ rực lên sắc đỏ, vàng của những ụ cờ 3 que được cắm nơi nơi. Đi giữa rừng cờ địch mà chúng tôi cùng hát vang những bài ca cách mạng. Những tên quân cảnh đi áp tải với nét mặt lầm lì, hậm hực nhưng chẳng có tên nào dám mở miệng để nói lời cấm đoán chúng tôi.

Trong sân bay, chiếc máy bay vận tải C130 có cái bụng căng tròn đang đậu sẵn chờ đợi. Chúng tôi không quá lạc quan đến mức mất cảnh giác mà không nghĩ đến khả năng kẻ thù đê hèn có thể chở chúng tôi đến giam một nơi nào đó khác hoặc đưa đi thủ tiêu. Nhưng ngồi trên máy bay khoảng nửa giờ chúng tôi thấy máy bay hạ dần độ cao rồi đáp xuống mặt đất. Khi cánh cửa lớn ở đuôi máy bay từ từ hạ xuống, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là lá cờ nửa đỏ nửa xanh sao vàng đang phần phật bay trong gió, được cắm trên nền đất đỏ au. Không ai bảo ai chúng tôi cùng nhất loạt reo lên trong tiếng nấc nghẹn ngào: "ôi, cờ giải phóng, cờ giải phóng!”. Người nào cũng ràn rụa nước mắt trên những gương mặt tươi cười. Có vài chị em xúc động quá bị ngất đi.

Những người đón ưếp chúng tôi đầu đội mũ tai bèo, tay đeo băng đỏ, ngực đeo ảnh Bác Hồ với những động tác cực nhanh, đã vào tận bên trong để dìu những chị em yếu ra khỏi máy bay. Riêng tôi và một vài chị em nữa nằm trên băng-ca cũng được các anh chị nhanh nhẹn khiêng ra.

Vừa được khiêng lại chỗ nhà đón tiếp, tôi nghe tiếng các chị từ phía sau la toáng lên: "Các chị ơi, con Đợi!". Người tôi như muốn nổi gai ốc khi nghe tiếng la của các chị. Con Đợi đâu? Con Đợi đâu? Cứ thế tôi nghe tiếng hỏi dồn dập của chị em. Ngoảnh lại phía sau tôi nhìn thấy chị Ba Chác (Chín cẩm Hồng) và chị út Sinh đang kéo ngực áo con Dợi. Tôi chưa kịp nhìn rõ mặt nó thì đã thấy các đồng chí trong Ban Liên hợp Quân sự đang làm thành hàng rào vây con Đợi để tránh những chiếc camera đang chĩa về chỗ con Đợi và các chị (lúc ấy Đợi đang đội mũ mềm, tay đeo băng đỏ, trên ngực đeo ảnh Bác Hồ). Sau vài câu giải thích của các anh, chị em hiểu ra vấn đề và thả con Đợi ra để cho các anh xử lý. Tôi nhìn thấy hai đồng chí bộ đội đang ở đâu gần đấy chạy lại đưa con Đợi đi nơi khác. Dáng đi liêu xiêu, hắn vừa đi vừa khóc vừa kể lể: "Em có làm gì đâu mà các chị đánh em!’’. Tôi nghe mà tức không chịu được.

Tôi xin nói sơ qua về con Đợi.

Hắn có tên đầy đủ trong tù là Nguyễn Thị Đợi. Khi còn ở phòng A5 của trại 2 Phú Tài, địch đã xếp hắn vào hạng “cứng đầu" khó trị. Trong một lần bọn giám thị bắt một số chị em trại 2 ra đưa đi biệt giam, trong đó có hắn, nhưng ra chưa kịp đi biệt giam hắn đã vội quy hàng và chạy sang trại 1 trướrc sự ngỡ ngàng của chị em, vì hắn vốn rất kiên cường khi còn sống với chị em ở trại 2.

Chạy sang trại 1, để lập công với bọn cai ngục hắn đa quay ngoắt một trăm tám mươi độ phản bội lại chị em. Ngay sau ngày hắn đi chiêu hồi là những đợt xét phòng liên miên. Một số chị bị hắn khai báo là lãnh đạo của nhà tù đã bị địch bắt ra đánh đập dã man, sau đó bị đưa đi biệt giam. Những sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của trại 2 phải chịu ngưng trệ cả năm trời vì sự kiểm soát gắt gao của bọn cai ngục. Hắn hợp tác khá tích cực với giám thị trại giam để nói xấu chị em. Khi trại 2 xảy ra đấu tranh, tuyệt thực, hắn cũng là “tác giả" của mấy câu thơ sau, để chế giễu chị em đang ngồi phơi nắng, tuyệt thực trong sân:

Ai về Phú Thạnh mà coi,

Trại 2 con gái đi soi mặt trời.

Đấu tranh khổ lắm (chị) em ơi!

Đảng đâu chưa thấy, thấy người đen thui.

(Trại giam Phú Tài nằm trong xã Phú Thạnh, huyện Tuy Phước)

Bài thơ trên hắn đã đọc đi đọc lại nhiều lần trên loa từ phòng Giám thị cho chị em trại 2 nghe. Hắn là tên chiêu hồi tay sai lợi hại nhất của địch trong số những tên tay sai ở trại 1. Có thể nói chị em căm hận hắn đến tận xương tủy. Thế mà hắn dám nói "Em có làm gì đâu...”.

Chuyện con Đợi là thế. Nghe nói sau ngày ra tù hắn trở lại tỉnh Bình Long, là địa bàn hoạt động cũ của hắn để tiếp tục công tác. Hán yêu một cán bộ huyện đội huyện Lộc Ninh và đang mang bầu. Hắn không ngờ chuyến trao trả ấy là nữ tù binh.

Quay lại đợt trao trả nữ tù binh đầu tiên tại sân bay Lộc Ninh.

Trước hôm trao trả, Tổ chức nhà tù đã phổ biến cho chị em về chuyện chị em phải cảnh giác khi đến địa điểm đỗ của máy bay, đề phòng địch đầu độc. Chị em không nên ăn, uống nếu thấy khả nghi.

Khi chiếc băng-ca tôi nằm vừa được hạ xuống, lập cức có mấy chị mặc blouse trắng mang nước lại bảo tôi uống. Nhưng lúc ấy tôi như người bị mộng du, trong trạng thái nửa tỉnh nửa mơ vì những diễn biến quá nhanh chưa đầy một giờ đồng hồ vừa qua, lại thêm chuyện con Đợi khiến tôi sực nhớ lại lời dặn dò của các chị trước ngày trao trả. Tôi mím chặt môi trong khi các nữ y tá năn nỉ tôi há miệng để các cô đổ nước uống. Một người đàn ông đang giơ chiếc máy ảnh chờ tôi há miệng uống nước để chụp ảnh, nhưng tôi vẫn không chịu uống nước, lấy cớ là tôi có nước mang theo.

Chúng tôi được cấp phát tại chỗ mỗi người một bộ quân phục nam. để thay thế bộ quần áo tù binh. Chẳng hề câu nệ, chúng tôi xúng xính trong bộ quần áo nam mà lòng vẫn thấy vui sướng, tự hào. Hỏi ra mới hay bên ngoài không hề biết có một trại giam nữ tù binh nên không chuẩn bị quần áo nữ cho chị em. Bên ngoài những chiếc lán được dựng vội để đón tiếp những người chiến thắng trở về, những đống quần áo tù binh nam vương vãi khắp nơi. Vậy là trước chúng tôi đã có nhiều chuyến trao trả tú binh nam.

Chúng tôi được đưa ngay về thị trấn Lộc Ninh để tạm nghỉ ngơi. Trên dường từ sân bay về thị trấn, tôi đã kịp nghĩ ra mấy câu thơ;

Mai vàng nở rộ đầy sân,

Trong vườn hoa bưởi trắng ngần đón xuân.

Đã nghe tiếng bước dập dồn,

Đoàn người chiến thắng xiềng gông trở về.

Tôi không biết chỗ tôi tạm nghỉ là ngôi nhà gì, nhưng khi chiếc băng-ca của tôi vừa được khiêng từ trên xe xuống đã thấy có mấy má đang đứng chờ chúng tôi. Nhìn thấy tôi ốm yếu có mấy má sụt sùi, mắt đỏ hoe. Anh phóng viên (tôi đoán thế) đã theo xe chở tôi về thị trấn. Anh đến chỗ tôi nằm để phỏng vấn tôi: Vì lý do gì mà tôi không chịu uống nước khi còn ở sân bay? Tôi không nhớ lúc ấy tôi trả lời anh thế nào, vì tâm trạng vẫn còn rối rắm pha chút hoang mang sau khi gặp con Đợi. (Hơn 20 năm sau tôi mới gặp lại anh phóng viên ngày nào trong một cuộc họp ở Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ. Chỉ nhận ra thôi, chứ không chuyện trò gì. Hóa ra anh là chồng của Hồng Thắm, người bạn tù của tôi. Anh là đạo diễn, nhà văn Lê Văn Duy).

Cũng ngay trong buổi sáng hôm đó, chúng tôi được lần lượt chở về "ém” trong các lán trại bí mật sâu trong rừng cao su. Chuyến bay cuối cùng gặp trục trặc vì còn gần mười người địch giữ lại không chịu trả, do các chị không có trong danh sách trao trả vì bị bắt sau ký kết Hiệp định Paris. Chuyến bay cũng về kịp trước khi trời tối.

Vậy là 904 chị em nữ tù binh chúng tôi được địch trao trả hết trong ngày 15 tháng Hai năm 1973.

Thị trấn Lộc Ninh rợp cờ xanh đỏ sao vàng và những băng-rôn chào mừng những người chiến thắng trở về. Chúng tôi như ngộp trong vòng tay săn đón đầy ắp tình dân, nghĩa Đảng. Vài ngày sau một số chị em được chuyển ra Ban đón tiếp Dân chính miền Nam, trong đó có tôi, vì chúng tôi vốn là những cán bộ dân chính trước khi bị bắt. Tôi đuợc đưa ngay vào bệnh viện Bình Phước để điều trị cùng với một số anh chị em thương bệnh binh nặng khác.

Bệnh viện Bình Phước (về sau còn đưọc gọi là K8) nằm trong xã Lộc Tấn. Bệnh viện đưọc thành lập để đón tiếp anh chị em tù được trao trả. Khi tôi vào đây đã có nhiều đồng chí thương bệnh binh nam đang điều trị. Tôi và chị Thẻo (quê Thừa Thiên), chị Luận (quê Ninh Thuận), chị Ngữ (quê Phú Yên) là bốn nữ thương binh đầu tiên được đưa về đây. Chị Thẻo bị thương, bị cưa mất một chân, chân còn lại cũng bị rất nặng nên chị không đi lại được. Chị Luận bị thương ở chân còn bó bột. Chị mới nhập trại giam cần Thơ chưa bao nhiêu ngày thì ra tù. Chị Ngữ bị thương cột sống nhẹ và cụt một tay.

Các anh nam cũng đều là những thương bệnh binh rất nặng. Anh Trí (quê Thừa Thiên) là thương binh nặng nhất. Anh đang sống đời thực vật vì bị hôn mê sâu do bị địch tra điện quá nặng. Nhìn anh nằm tay chân co quắp, mắt mở trừng trừng vô thức khiến ai cũng đau lòng. Anh Hùng cũng bị liệt hai chân, người khờ khạo, câm không nói được cũng do hậu quả tra điện. Thật là kinh khủng! Kẻ địch không gì là không thể làm với những người tù. Tôi đã gặp nhiều anh ở Phú Quốc về bị những tên giám thị khát máu bẻ gãy cùng lúc hai, ba cái răng cửa. Bẻ răng tù là việc làm thường ngày của những tên đồ tể ở Phú Quốc. Đấy là chưa nói đến những trò tra tấn man rợ như thời Trung cổ: đóng đinh vào đầu gối, vào đầu, vào mười đầu ngón tay, thả vào nước sôi... Có hàng trăm cách tra tấn tù nhân của địch mà mỗi khi nhắc tới là trong tôi trào lên nỗi cảm hận quân giết người tàn độc.

Thế đấy, nhưng nhà tù Phú Quốc gần như bị lãng quên một thời gian dài sau ngày giải phóng. Mới đây đã có nhiều đợt tìm kiếm mộ liệt sĩ ở Phú Quốc và đã tìm ra được một số hài cốt. Nhưng thật đau lòng và căm phẫn quân thù khi có một số hài cốt vẫn còn nguyên những chiếc đinh trong sọ và trong xương ống chân. Những hình ảnh này tôi mới được xem trên truyền hình cách đây không lâu.

Trở lại bệnh viện K8.

Anh Đảnh và anh Bình cùng quê Điện Bàn với tôi, là hai thương binh bị cột sống gây liệt. Anh Đảnh có thể đi lại được bằng nạng, anh Bình thì nằm tại chỗ giống tôi.

Nhung so sánh mức độ thương tật thì hai anh nhẹ hơn tôi rất nhiều. Anh Bình đã có thể đi lại được bằng nạng nếu anh chịu khó luyện tập. Tôi thấy anh có thể cử động những ngón chân, nhưng không hiểu sao anh không chịu tập đi, mặc dù các bác sĩ đã khuyên bảo hết lời. Khuyên anh không được, các bác sĩ lại nhờ tôi đến chuyện trò để động viên anh tập đi. Lúc này tôi đã tự đi lại bằng nạng. Nhưng anh nói một câu làm tôi “dội ngược”:

-    Có Cố tập đi thì cũng không trở lại bình thường đuợc. Thế thì tập làm gì cho mệt xác.

Phiền nhất là các bác sĩ luôn lấy tôi làm gương cho anh Bình khiến tôi rất ngại đến chỗ anh. Bị thương cột sống thường kéo theo các cơn đau thần kinh xuống hai chân, cảm giác giống như có con gì đang rúc rỉa thịt trong đó. Cứ mỗi lần bị đau là tôi phải quằn quại, ôm chân mà khóc đến sưng húp cả mắt. Mỗi cơn đau thường kéo dài ít nhất một ngày. Không phương pháp nào có thể làm giảm đau, ngoài uống thuốc. Thường là tôi cắn răng chịu đựng chứ không dùng thuốc vì sợ phát sinh thêm bệnh dạ dày. Nhưng anh Bình thì khác, ngày nào cũng kêu la và đòi uống thuốc giảm đau aspirine. Bác sĩ hạn chế không cho uống thì anh la hét không ai chịu nổi.

Tù binh được trao trả xong, đến lượt tù chính trị. Các nhà tù Côn Đảo, Thủ Đức, Tân Hiệp... cũng lần lượt trao trả. Rất nhiều tù nhân Côn Đảo cùng thế hệ với ba tôi cũng được trả về. Gặp họ tôi lại thấy nhớ ba tôi vô cùng. Khi biết tôi có cha hi sinh ngoài côn Đảo các chú rất thương yêu tôi, coi tôi như con. Những người tù Côn Đảo về ai cũng ốm yếu, xanh xao do chế độ giam cầm hà khắc cộng với việc thiếu ăn triền miên. Họ ra khỏi nhà tù mang theo về bao nhiêu chứng bệnh nan y. Bệnh phổi và dạ dày là những căn bệnh phổ biến nhất.

Tôi được một người tù Côn Đảo quê ở Bạc Liêu nhận làm con nuôi. Tên ông là Trần Ngọc Chẩn. Ba nuôi tôi rất sâu sắc và hiền lành, ông yêu thương và luôn tỏ ra có trách nhiệm với tôi bằng tấm lòng một người cha đúng nghĩa. Tôi cũng rất yêu kính ông vì tình cảm và sự quan tâm ông đã dành cho tôi.

Mới được ra tù nên chúng tôi được sự săn sóc tận âm và ân cần của những "từ mẫu” nơi đây. Các anh chị đã xem những người bệnh chúng tôi như người thân ruột thịt đi xa về. Bệnh nhân đông lên rất nhanh khi tù chính trị được trao trả liên tục. Áp lực công việc ngày càng tăng nhưng tôi chưa hề thấy ai than phiền mà ngược lại các anh chị luôn tìm cách làm cho bệnh nhân vui vẻ để yên tâm điều trị.

Anh Ba Trần Y giám đốc bệnh viện thường xuyên xuống phòng bệnh thăm hỏi bệnh nhân, anh hay ngồi lại chỗ tôi rất lâu, anh em chuyện trò thân mật như người nhà. về sau vợ anh là chị Thiên Hương cũng xuống nhận công tác ở đây để vợ chồng được gần nhau. Trước khi gặp anh Ba, chị công tác ở đoàn Văn công giải phóng. Anh Tám Cứ là bác sĩ ngoại khoa, chị Rạng vợ anh là bác sĩ sản khoa. Cả hai vợ chồng tính tình vui vẻ, hiền lành và thân thiện nên rất được bệnh nhân quý mến. Cả hai anh chị đều là bác sĩ điều trị của tôi. Trịnh Thị Thanh là bạn tù rất thân với tôi cũng về nhận công tác ở đây.

Trong thời gian này bệnh viện mới được đưa về một đoàn chuyên gia y tế. Đoàn gồm cả giáo sư, bác sĩ, dược sĩ. Người lớn tuổi nhất trong đoàn là giáo sư Châu, ông làm chủ nhiệm khoa xương của bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Anh Đỗ Nguyễn Phương là bác sĩ ngoại khoa, nguyên là Bí thư Đoàn trưởng Đại học Y Dược Hà Nội. Anh Phương là một người rất đặc biệt, không như những người khác ưong đoàn. Chiều tối nào cũng vậy, sau bữa cơm anh lại xuống bệnh phòng đi rảo rảo thăm hỏi, chuyện trò với bệnh nhân. Thường thì anh đi qua một lượt hỏi han từng người, đến tôi là người sau cùng. Hôm nào anh cũng ngồi lại nói chuyện với tôi đến chín, mười giờ. Nội quy bệnh viện là chín giờ bệnh nhân phải đi ngủ, nhưng anh đã "phá” nội quy, không hôm nào anh về trước chín giờ. Tôi biết anh sợ tôi buồn. Anh vui vẻ, hoạt bát nhưng điềm đạm và rất dễ gần. Ngồi nói chuyện với anh mọi mặc cảm trong tôi như tan biến.

Anh kể tôi nghe chuyện gia đình, vợ con của anh, chuyện Hà Nội và miền Bắc Xã hội chủ nghĩa. Anh bảo anh đã khóc và vô cùng căm giận quân thù khi hay tin khu phố Khâm Thiên của anh ở Hà Nội bị bom B52 của Mỹ san bằng. Bố mẹ anh và Việt Dũng con trai anh đang ở đó. Anh thương con trai còn quá nhỏ mà phải sống xa bố mẹ (chị Nga vợ anh đang du học Ở Hungari). Tôi cũng kể anh nghe về mình, về Hội An và tuổi học trò của tôi, về những tháng năm tham gia kháng chiến và bị tù đày.

Anh không nhiều lời, nhưng những điều anh nói với tôi là những lời khuyên bảo chí tình. Anh luôn nhắc nhở tôi về lòng tự tôn, vì như anh nói: “Chỉ có lòng tự tôn mới giúp em xóa bỏ mặc cảm". Đã từng là cán bộ Đoàn nên chuyện trò với anh tôi thấy anh thường đi sâu tìm hiểu tâm lý của tôi để “điều chỉnh" nó theo hướng tích cực. Tôi đã từng nói với anh: “Anh đừng sợ em buồn. Em đã xác định thái độ sống của mình và đã vượt qua bao thử thách để sống và trở về như thế này thì bây giờ không có lý do gì để em gục ngã. Em đang sống vì mẹ và các em của em. Em rất sợ đến ngày đất nước yên bình, mẹ em bị mất cùng lúc hai đứa con thì bà làm sao sống nổi?”.

Mối quan hệ thân thiết của hai anh em cũng bắt đầu có đôi lời dị nghị. Chính anh nói với tôi điều đó. Nhưng anh bảo mọi người hiểu thế nào cũng được, anh không quan tâm, miễn sự có mặt của anh làm tôi vui thì anh vui rồi. Tôi tin vào sự chân thành của anh và luôn xem anh như nguời bạn, người anh ruột thịt để tôi có thể tin tưởng mà trải lòng những lúc buồn vui. Thỉnh thoảng anh vẫn bảo tôi hát cho anh nghe những bài hát mà anh yêu thích và vài bài hát của miền Nam với lời ca vô thưởng vô phạt. Tôi nhớ có một lần hát cho anh nghe ca khúc Bài ca Hà Nội mà tôi mới học được sau khi ra tù, nghe hát xong anh hỏi tôi:

-   Tại sao người ta gọi là sao vuông đầu mũ, em biết không?

Ờ nhỉ, tôi hát mà chả để ý đến lời ca. Tôi lắc đầu trả lời anh:

-   Em chịu. Đã ngôi sao thì chỉ có sao năm cánh, còn sao vuông như thế nào anh giải thích cho em đi!

-   Đấy là phù hiệu của Dân quân Tự vệ. Ngôi sao nằm trên nền chiếc huy hiệu hình vuông, được gắn trên đầu mũ.

Chỉ có thế thôi, mà từ ấy đến nay cứ mỗi lần nghe bài hát Bài ca Hà Nội là tôi lại nhớ đến anh.

Anh nói với tôi anh có người em trai hi sinh tại Đà Nẵng trong một trận đánh vào sân bay. Vì thế mà Đà Nẵng đối với anh cũng gần gũi lắm.

Những ngày đầu tiên mới ra tù tôi được tiếp xúc với rất nhiều phóng viên, nhà báo, nhà thơ, quay phim, chụp ảnh... mà tôi không thể nào nhớ hết. Nhưng vài người trong số đó về sau trở thành người anh, người bạn rất thân với tôi.

Một hôm tôi đang ngồi cặm cụi chép nhạc một số bài ca tôi mới học sau khi ra tù thì có hai người đàn ông tìm đến. Nguời lớn tuổi hơn tự giới thiệu là họa sĩ Phạm Đỗ Đồng, người còn lại là nhà thơ Đỗ Nam Cao. Hai anh tìm đến thăm tôi qua sự giới thiệu của chị Huỳnh Bửu Lan, một nguời bạn tù rất thân với tôi.

Như những lần truức được tiếp xúc và phỏng vấn, tôi đang chờ đợi để trả lời những câu phỏng vấn của hai anh. Nhưng hình như hiểu ý của tôi, anh Cao nói với tôi là hai anh chỉ muốn tìm tôi để làm quen, vì các anh nghe chị em nữ tù binh thường nhắc đến tôi.

Trong lúc tôi và anh Cao đang ngồi trò chuyện tôi thấy anh Đồng lấy bút chì ký họa chân dung của tôi. Chỉ ngồi chơi một lát thì hai anh ra về (bức chân dung anh Đồng ký họa đã được anh mang ra triển lãm vào nãm 1974 với lời chú thích Người con gái Diện Bàn).

Mấy ngày sau hai anh lại đến. Anh Cao mang tặng tôi một cuốn sổ do tự tay anh đóng lấy, trong đó có bài thơ Hoa trong bệnh viện anh dành tặng tôi và một số bài thơ nữa của anh. Bìa cuốn sổ được anh Đồng trình bày rất đẹp. Tôi đã nâng niu cuốn sổ đó như một kỷ vật vô giá đến tận bây giờ.

Hai anh ở thị trấn Lộc Ninh nên đi bộ đến bệnh viện phải mất cả tiếng đồng hồ. Những hôm không lên thăm tôi được, hai anh thỉnh thoảng lại gửi cho tôi vài món quà nho nhỏ. Lâu dần chúng tôi trở thành anh em thân thiết, về sau anh Cao thường đi một mình xuống thăm tôi. Có một lần trong lúc chuyện trò anh đột ngột hỏi tôi:

-  Em thích loài hoa nào nhất?

-  Em thích bông hồng trắng. - Tôi trả lời.

Cứ tưởng là chỉ nói cho biết thôi, vậy mà mấy hôm sau anh đến, tôi thấy anh cầm trên lay một gói quà được bọc trong giấy báo cẩn thận. Anh bảo tôi nhắm mắt lại, mở mắt ra, trước mặt tôi là hai bông hồng trắng. Trời ạ, giữa vùng đất chỉ toàn cao su, lại vừa trải qua nhũng trận đánh nhau đến xơ xác mà anh tìm đâu ra hai bông hồng trắng (dù chỉ bằng nhựa) thế này? Đón nhận hai bông hồng từ tay anh, tôi cảm động muốn rơi nước mắt.

Anh chuyển lên ở Lộc Tấn. Vì ở gần nên anh xuống thăm tôi thường xuyên hơn. Tôi biết anh đã biết ít nhiều về tôi qua chị em bạn tù, nhưng sao ánh mắt anh nhìn tôi, những cử chỉ anh dành cho tôi làm tôi bối rối? Anh muốn gì ở tôi? Phải "bật đèn đỏ” ngay thôi. Tôi nói vói anh:

-   Ngày em bị thương cũng là ngày đặt dấu chấm hết cho cuộc đời em rồi. Em đang sống những ngày còn lại là vì người thân của em chứ không phải cho em.

Tôi không rõ anh nghĩ gì sau câu nói đó của tôi, nhưng anh vẫn đến thăm tôi đều đặn. Anh hỏi tôi:

-  Trong tù em chơi thân với ai?

-   Em có một đứa em gái mà em xem như ruột thịt. Hiện nó đang ở dưới xóm Bưng. Tên là Trần Thu Hồng.

-  Nếu Hồng là em của em thì anh cũng xem Hồng như em của anh. Anh sẽ tìm thăm Hồng để anh em làm quen.

Nói là làm. Hôm sau anh xuống xóm Bưng tìm gặp Hồng. Anh bắt đầu quen hồng từ ngày ấy.

Hồng được lên nhận công Lác tại đoàn đón tiếp đóng ở Lộc Tấn. Vậy là ba anh em được ở gần nhau. Từ ngày ấy mỗi lần anh xuống thăm tôi đều có Hồng đi cùng.

Anh Phương cùng với mọi người trong đoàn phải quay về trên R để chuẩn bị ra Bắc. Trước hôm chia tay, anh mang cuốn nhật ký của anh xuống đưa cho tôi đọc nhũng trang anh đã viết về tôi trong đó. Tôi rất cảm động trước tình cảm anh dành cho tôi như một người anh. Tôi chia tay anh trong lưu luyến, nghẹn ngào. Hai anh em hẹn gặp nhau ở miền Bắc. Anh đi rồi tôi như bị “hẫng”, cứ sau bữa cơm chiều tôi lại nhớ tới anh.

Cũng cùng thời gian này tôi đuợc tiếp xúc với một phóng viên ảnh tên là Nguyễn Văn Thảo, công tác ở phòng Tuyên huấn Sư đoàn 9 miền Đông Nam Bộ. Anh tìm xuống bệnh viện để gặp tôi qua lời giới thiệu của mội người nào đó mà tôi không còn nhớ. Anh xin chụp một loạt ảnh về tôi để mang về phòng Truyền thống của Sư đoàn. Sau lần chụp ảnh đó, về đơn vị anh gửi thư liên tục cho tôi. Tôi đặc biệt ấn tượng với kiểu chữ viết của anh. Nét chữ anh viết chân phương, đều tăm tắp cứ như được in trong máy ra vậy (tôi còn giữ lại vài lá thư của anh cho đến bây giờ). Cùng với những lá thư là sách, giấy, bút... anh gửi cho tôi rất nhiều. Thư anh viết cho tôi lá nào cũng rất dài, chứa đầy tình cảm như một người anh, người bạn thân thiết tự bao giờ. Có một lần anh gửi thư cho tôi nhờ một người bạn cùng đơn vị và cũng là đồng hương Quảng Nam với tôi mang đến. Tên anh là Quốc Hùng. Anh Hùng ngồi chuyện trò với tôi rất lâu trước khi xuống công tác ở Tống Lê Chân. Ba ngày sau tôi nhận được thư anh Thảo báo tin anh Hùng đã hi sinh trong khi tác nghiệp. Chiến tranh là thế đấy, ranh giới giữa sự sống và cái chết thật mong manh! Vậy mà anh Hùng hẹn trên đuờng công tác về sẽ ghé lại thăm tôi.

Địch lật lọng Hiệp định, cho máy bay lên bắn phá Lộc Ninh và xã Lộc Tấn. Nhiều người bị chết và bị thương, trong đó có anh em mới được trao trả. Bệnh viện phải sơ tán vào K7, sâu trong rừng cao su.

Vào K7 chưa được mấy ngày thì một hôm anh Phương bất ngờ xuất hiện. Tôi quá đỗi ngạc nhiên, vì cứ đinh ninh anh đang trên đường ra Bắc. Anh đi một mình băng rừng hơn hai cây số tìm vào thăm tôi. Tình hình Lộc Ninh hồi ấy mà đi như vậy thì thật là mạo hiểm. Mừng thì mừng nhưng tôi vẫn trách anh vì sự liều lĩnh đó. Anh nói với tôi anh đang trên đường ra Bắc, đoàn của anh ghé ngang bệnh viện Bình Phước nên anh tranh thủ vào thăm tôi. Anh em gặp nhau khoảng tiếng đồng hồ thì anh phải quay ra. Chia tay tôi anh cứ nhắc đi nhắc lại:

-   Hãy vui và lạc quan lên Phương nhé! Nhất định em sẽ được ra Bắc, chỉ là anh ra trước em thôi mà.

Tôi vâng, dạ để anh yên lòng nhưng cổ họng nghẹn đắng không thốt nên lời. Sau ngày giải phóng về lại Đà Nẵng tôi và anh đã nối lại liên lạc sau gần 4 năm gián đoạn. Anh báo anh đã đi khắp các nơi tiếp nhận anh chị em trao trả và các trại điều dưỡng thương bệnh binh ở miền Bắc để tìm tôi nhưng không gặp. Giữa năm 1977 tôi được gặp lại anh khi anh tìm đến thăm tôi tại nhà riêng. Anh vẫn đến thăm tôi mỗi dịp vào công tác Ở Đà Nẵng, về sau tôi chuyển vào sống ở Sài Gòn, anh lên làm Bộ trưởng Bộ Y tế, dù bận trăm công nghìn việc anh vẫn dành thời gian đến thăm tôi. Anh đã mất vào tháng 10 năm 2008 do bị đột quị. Tôi bàng hoàng khi nhận được hung tin. Anh ra đi tôi như mất đi một người thân ruột thịt.

Từ lâu rồi tôi chẳng quan tâm đến sinh nhật của mình nên không để ý tới ngày tháng. Đêm cuối tháng Năm 1973 trời mưa tầm tã, bên ngoài trời tối đen như mực. Bỗng anh Cao lù lù xuất hiện chỗ tôi như từ đâu hiện về. Quá sức ngạc nhiên, tôi mừng nhưng vẫn nói lời trách móc anh như đã trách anh Phương trước đó. Nhưng anh Phương đi ban ngày, còn anh lại đi ban đêm giữa trời mưa gió. Anh hỏi tôi:

-   Em có nhớ hôm nay là ngày gì không?

-  Ngày gì? Em không biết.

-  Sinh nhật mình mà em không nhớ nữa sao?

Tôi chi biết trợn mắt, há mồm. Lần đầu tiên trong đời, có người mừng s 732d inh nhật tôi.

Tôi nói với anh:

-   Anh liều thế! Nếu anh có chuyện gì em ân hận cả đời đấy!

Anh móc trong người ra khẩu súng lục rồi để lên bàn trước mặt tôi.

-  Có cái này thì anh còn sợ gì nữa.

Tôi nhìn anh và chỉ biết lắc đầu. Rồi anh lấy từ túi xách ra một gói bánh, kẹo lạc.

Lán tôi ở có bốn người: tôi, chị Luận, chị Thẻo và má Tám Hoa. Cả 5 người chúng tôi xúm xít ngồi ăn bánh, kẹo nói cười vui vẻ sau khi anh "tuyên bố lý do”. Đúng là một buổi mừng sinh nhật nhớ đời.

Những trận ném bom, bắn phá của địch tạm thời lắng dịu. Chúng tôi lại quay ra bệnh viện Bình Phước. Cũng tại đây tôi và Hồng chia tay anh Cao và anh Đồng. Hai anh phải về lại đơn vị để nhận nhiệm vụ mới. Hai chị em tôi chia tay hai anh trong bịn rịn và lưu luyến.

Những đợt trao trả thưa thớt dần. Địch quay lại bắn phá Lộc Ninh. Những anh chị em được trao trả lần lượt về quê hương, đơn vị để tiếp tục nhiệm vụ. Chúng tôi lại phải sơ tán xuống gần xóm Bưng. Nghĩ mà thương anh chị em phục vụ trong bệnh viện; cứ mỗi lần sơ tán đến địa điểm mới là họ lại vì chúng tôi mà vất vả vô cùng. Nào là xây dựng lán mới, di chuyển bệnh nhân với rất nhiều đồ đạc, giường chõng lỉnh kinh.

Lần này bệnh viện phải treo cao lá cờ chữ thập đỏ trền nền trắng thật to để làm tín hiệu với địch. Hồi ấy các chuyến bay liên lạc của ủy ban Liên hợp Quân sự Bốn bên và ủy ban quốc tế Kiểm soát và Giám sát vẫn bay đi về giữa Tân Sơn Nhất và Lộc Ninh đều đặn hàng tuần.

Một số anh chị em hoạt động trong phong trào đấu tranh đô thị như: Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, Phong trào Phụ nữ Đòi quyền sống, Phong trào Dân tộc Tự quyết, Hiệp hội Sinh viên Sài Gòn... bị chính quyền Nguyễn Văn Thiệu bắt giam cũng được trao trả. Số anh chị em này được dồn lại tại K7 và được gọi chung là lực lượng thứ ba. Trong số này có vài anh nguyên là học sinh Trần Quý Cáp trước khi vào Sài Gòn học đại học như anh Thân Đức Thạnh,Võ Như Lanh... Tôi không rõ qua thông tin từ đâu mà các anh biết có một cô “nữ sinh phố Hội” đang nằm dưới bệnh viện nên rủ nhau xuống thăm tôi. Được gặp các anh, tuy không quen nhau từ trước nhưng chúng tôi rất mừng, tưởng như đã quen nhau từ lâu lắm. Chúng tôi lại cùng nhau nhắc về Hội An, về mái trường Trần Quý Cáp, về thầy cô, bè bạn. Vui, nhưng nhớ Hội An quá!

Khi những người bạn tù không còn lại ở Lộc Ninh mấy người, những người bạn mới quen của tôi cũng lần lượt đi hết, tôi bắt đầu rơi vào trạng thái khủng hoảng. Cảm giác bất lực đè nặng trong tôi hơn bao giờ hết. Tôi như người mất phương hướng. Tôi biết làm gì đây? Tôi đã thành kẻ vô dụng chăng? Thà đuợc chết trong tù có phải hơn không. Mẹ ơi! con biết làm gì bây giờ? Con đã nói con sống vì mẹ, nhưng giờ này mẹ ở đâu?

Đêm về nằm chong mắt, suy nghĩ mông lung. Tôi như chơi với giữa không gian tĩnh lặng của đêm đen. Tôi bắt đầu bị mất ngủ. Ban đầu mỗi đêm còn ngủ được vài tiếng, nhưng càng về sau càng không ngủ được, nhiều đêm liền thức trắng, cho đến một hôm... Tôi không nhớ được điều gì đã xảy ra với mình. Tôi chỉ nhớ khi tôi tỉnh lại đã thấy ba nuôi tôi ngồi cạnh giường tôi từ bao giờ. Cảm giác đầu tiên là tôi rất mệt và thấy đầu đau kinh khủng. Thấy tôi mở mắt ba nuôi tôi rất mừng. Tôi hỏi ông:

-   Ba ơi, con bị làm sao thế?

Ông không trả lời ngay câu hỏi của tôi mà chỉ nói:

-   Con nghỉ đi, lúc nào khỏe thì cha con mình sẽ nói chuyện.

Các chị bệnh nhân nằm cùng phòng cũng xúm lại an ủi và động viên tôi. Chẳng có ai nhắc lại chuyện gì đã xảy ra. Nhưng tôi đã hiểu. Tôi khóc rất nhiều, khóc như chưa bao giờ được khóc. Ba nuôi tôi bảo:

-   Con cứ khóc đi, khóc để lòng nhẹ bớt, đừng cố kìm nén nữa! Có điều gì cần chia sẻ con cứ nói, ba luôn sẵn sàng nghe con.

Những ngày sau đó, đêm nào bác sĩ cũng chích thuốc an thần cho tôi. Các anh chị bác sĩ thường xuyên đến trò chuyện với tôi, họ động viên và khuyên bảo tôi rất nhiều. Người tôi hốc hác, xanh xao và yếu hẳn so với trước đó. Cứ thế này e rằng tôi sẽ bỏ xác ở Lộc Ninh mất thôi.

Chính lúc này tôi thấy nhớ anh Phương vô cùng. Ước gì lúc này có anh bên cạnh. Tôi đã hứa những gì với anh? Vậy mà sao giờ đây tôi lại thế này? Tôi sắp gục ngã mất thôi. Anh Phương ơi, em đã thất hứa với anh rồi!

Không. Tôi không đưọc phép gục ngã. Hãy cố gắng lên Tôi ơi! Ngày gặp mẹ đã gần kề, không có lý do gì để ra đi lúc này khi mọi thử thách khắc nghiệt chốn lao tù tôi đều đã vượt qua. Đã sống thì phải sống cho ra sống, phải có cách sống của riêng mình. Lần này tôi gượng dậy với ý chí mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tôi ít nằm lì trong phòng mà đi sang chơi với các anh chị, các chú bác ở các phòng bệnh khác. Tôi xuống khoa Dược chơi với vợ chồng Khiên Mai, anh Tựu, chị Lý, Chuẩn, Đôi... để hát hò và tập những bài hát mới. Đến lán của vợ chồng anh Ba Trần Y chơi với mẹ con chị Thiên Hương. Tôi mượn sách về đọc ngấu nghiến, không cho thời gian trống. Tối nào tôi cũng được bác sĩ cho uống thuốc an thần.

Bệnh viện lại đuợc lệnh sơ tán khẩn trương. Chắc địch lại giở trò gì nữa đây. Tất cả bệnh nhân và cả cơ ngơi của bệnh viện dồn hết lên hai chiếc xe tải của Liên Xô để kịp di dời trong đêm. Nữ bệnh nhân chỉ còn tôi, chị Hai Huân và chị Thẻo. Chị Hai Huân bị bệnh phụ khoa rất nặng từ ngày còn trong tù. Chị bị những con thú - mặt - người - da - trắng hãm hiếp tập thể rất man rợ khi bị bắt. Trong trại giam nữ tù binh có nhiều chị em bị như chị Huân, nhưng nặng nhất có lẽ chỉ có chị. Khi tôi bị địch bắt cũng vì quá sợ chuyện này nên thà là chạy để chúng bắn chết còn hơn là bị chúng bắt sống.

Sau này chúng tôi phải đi rất xa, vào tận rừng già ven sông Măng, giáp ranh Campuchia. Đoàn Đón tiếp đóng ở Lộc Tấn cũng phải sơ tán, vì thế mà Hồng cũng theo đoàn vào sông Mãng, cách chỗ tôi vài cây số. Theo dự kiến thì nơi đây sẽ là điểm tập kết để chúng tôi chuẩn bị ra Bắc.

Sông Măng dạo ấy rất nhiều cá nên vào đây chúng tôi được ăn cá tha hồ. Không có lưới nên các anh đánh cá bằng chất nổ là chính. Cá chết không biết làm gì cho hết, chả bù khi còn ở Lộc Ninh chúng tôi chỉ toàn ăn cá khô mua tận Campuchia.

Ba nuôi tôi cũng có trong danh sách bệnh nhân được đưa ra Bắc để điều trị vì ông bị viêm phổi rất nặng lại thêm bệnh dạ dày. Tôi kể chuyện ông nghe về Hồng và gửi gắm Hồng cho ông nếu ông và Hồng đi chung chuyến. Hồng bị bắt khi mới mười ba tuổi, nên đến khi ra tù vẫn còn ngây thơ lắm. Cùng ra điều dưỡng ở sầm Son nên ba nuôi tôi và Hồng có dịp gần nhau, ông cũng đã nhận Hồng làm con nuôi. Vậy là cả hai chị em tôi có cùng một người cha nuôi và một người anh (anh Cao).

Hồng nhận được thư anh Cao. Hắn mang sang đưa cho tôi đọc. Một lá thư không bình thường, bị bôi xóa nhiều chỗ. Tôi không biết đó có phải là chủ ý của anh hay không. Bởi nếu bình thường một lá thư như thế khó lòng được người nhận chấp nhận. Nhưng anh làm như thế nhằm ý đồ gì? Nội dung thư như anh nói là sau khi về trên R anh thấy rất nhớ Hồng, và tình cảm anh dành cho Hồng đã đi xa hơn tình anh em. Mà anh thì không thể giấu mãi trong lòng chuyện này nên đành viết thư cho Hồng rồi ra sao thì ra. Tôi đọc mà thấy thương hại anh. Từ anh em kết nghĩa nay bỗng trở thành người yêu, anh lúng ta lúng túng cũng phải thôi. Đã thế cái con bé ngây thơ, ngớ ngẩn có tên là Hồng ấy lại đưa cho mọi người cùng đọc mới chết chứ! Tôi bảo Hồng trả lời anh nhưng hắn cứ giãy nảy lên:

-  Em không viết đâu, không viết đâu. Em biết viết gì bây giờ?

Vậy là hắn im luôn cho đến ngày ra Bắc.

Ba nuôi tôi và Hồng được ra Bắc trước tôi. Đoàn thương bệnh binh nặng K8 chúng tôi phải nằm lại chờ phương tiện đặc biệt. Chú Đãng là tù Côn Đảo cùng được trao trả một lần với ba nuôi tôi và cũng cùng điều trị bệnh phổi ở K8. Nhưng khi đoàn bệnh nhân lên đường thì chú Đặng bị trở bệnh nặng phải ở lại. Chú Đặng rất buồn và bi quan do bệnh tật. Tôi sang thăm thấy chú mếu máo như một đứa trẻ vì không được đi cùng đoàn bệnh nhân lần này.

Thỉnh thoảng địch vẫn cho máy bay lên bắn phá Lộc Ninh và các vùng lân cận. Thương vong vẫn xảy ra sau mỗi trận ném bom. Địch lật lọng Hiệp định Paris một cách trắng trợn bất chấp sự lên án của ta. Lực lượng Quốc tế Kiểm soát và Giám sát gần như bị chúng vô hiệu hóa.

Khoảng giữa năm 1974 bệnh viện lại đòi về địa điểm mới tại Hoa Lư, gần giáp biên giới Campuchia. Đây là vùng rừng le xen lẫn cây dầu rái. Rừng không quá rậm rạp như ở sông Măng nhưng cũng đủ chở che những căn lán. K8 được đóng bên một con suối nhỏ nước trong veo.

Tù chính trị lại tiếp tục được trao trả, phần lớn là tù Côn Đảo. Bệnh viện lại tiếp nhận thêm những ca bệnh nặng: anh Mười bị viêm phổi nặng và bị thổ huyết, chú Xuân bị loét dạ đày, anh Nhường bị xơ gan cổ trướng, anh Mỡ bị liệt chân do bị cùm dài ngày, phải di chuyển trong tư thế ngồi xổm và còn nhiều bệnh nhân nặng khác.

Phòng nữ của tôi giờ có thêm mấy bệnh nhân mới. Chị Yến nguyên là Tổng thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, dì Mười, cô Tư Hiền, Kiều Thu, chị Tám Liên... tất cả đều là những nguời hoạt động nội thành Sài Gòn.

Văn phòng đoàn Đón tiếp cũng di tản cùng bệnh viện về Hoa Lư. Ban Tuyên huấn trực thuộc đoàn Đón tiếp cũng đang mở lớp bồi dưỡng chính trị gần K8. Tôi được gặp anh Tư Thiện là người tổ chức hoạt động của chị Bửu Lan và Thắm. Khi còn ở trong tù tôi vẫn thường nghe chị Lan nhắc tới anh. Anh Thiện là đồng hương Quế Sơn với tôi, nên khi nghe tin tôi anh tìm sang bệnh viện thăm ngay. Qua anh Thiện tôi được quen với anh Hai Ký (Hào). Anh Hào quê Quảng Ngãi, đồng hương với Kiều Thu. về sau anh Hào, Kiều Thu và tôi rất thân nhau. Anh xem hai đứa tôi như em gái. Anh Thiện nhiệt tình, thẳng thắn nhưng tôi không thích kiểu ưa “nói móc” của anh, nên tôi và anh rất "khắc khẩu”.

Kiều Thu hoạt động nội thành Sài Gòn. Thu kém tôi một tuổi nhưng đã có thâm niên hoạt động. Trong một lần đặt chất nổ diệt địch bị lộ, Thu bị chúng bắt về tra tấn rất dã man đến mức cả tay chân đều bị bại xụi.

Chị Yến hoạt động trong Tổng hội Sinh viên Sài Gòn. Ngày mới ra tù trông chị ốm yếu, nhỏ con đến tội nghiệp. Chị nhập viện cùng lúc với anh Trịnh Đình Ban, nguyên là Chủ tịch Hiệp hội Sinh viên Sài Gòn. Ngoài ra còn có thầy Trần Hữu Khuê, nguyên là Tổng thu ký phong trào Dân tộc Tự quyết và Hòa thượng Thích Minh Nguyệt (Năm Kim).

Được sống gần những người này tôi như được tiếp thêm sức mạnh. Họ là những trí thức yêu nước, yêu độc lập, tự do và cũng sẵn sàng xả thân vì lý tưởng cao đẹp đó. Từ những ngày chưa vào tù tôi đã rất quan tâm đến phong trào đô thị. Tôi nghĩ nếu tôi không thoát ly sớm thì điều chắc chắn là tôi sẽ có mật trong đội ngũ này. Ngày ấy trong tôi luôn ám ảnh một câu hỏi: Liệu trong đám bạn bè tôi ở Hội An, Đà Nẵng có ai đi tham gia cách mạng hay không? Đám bạn tôi ở Hội An tôi biết hết, chắc chắn là không có ai bỏ phố lên rừng để chịu đựng gian khổ, hi sinh. Tôi nhớ hồi còn học Đệ thất 4 trong lớp tôi có một anh lớn luổi tên là Lê Viết Mỹ, trong lớp chỉ có mỗi mình anh mang dép cao su đi học. Mà dép cao su thì chỉ có những người ở rừng mới mang nó thôi. Từ đôi dép không hiểu sao tôi lại liên tưỡng đến anh Mỹ. Đấy chỉ là ý nghĩ vui vui thoáng qua trong đầu thôi. Vậy mà...

Vào một buổi sáng, chị Yến sang chỗ tôi để rủ tôi lại lán của chị chơi (lúc này tôi và chị Yến không còn ở chung lán) vì sáng đó sẽ có anh em dưới K7 lên thăm chị. Chân cẳng đi lại không giống ai nên tôi rất ngại đến chỗ đông người. Tôi dự định sang trước khi các anh chị lên đến. Nhưng tôi bị trễ, các anh chị đã đến trước tôi. Thấy đông người tôi hơi ngượng nên hai chân như líu lại, không bước nổi. Khi tôi vào tới, chị Yến giới thiệu tên từng người để chúng tôi làm quen. Mọi người đều niềm nở đứng dậy bắt tay tôi, chỉ một người ngồi im nhìn tôi trân trân, tôi cũng nhìn lại anh như thế. Bỗng anh vỗ vào trán rồi nói thật to: “Nhớ rồi! Duy Phương phải không?’’. Điều lạ lùng là tôi không mất thêm một giây suy nghĩ nào mà đáp lại anh ngay: "Anh Lê Viết Mỹ!”. Tôi và anh Mỹ đã gặp lại nhau như thế, một cuộc gặp gỡ như là định mệnh. Đây là người bạn học đầu tiên tôi được gặp lại, kể từ ngày tôi thoát ly đến lúc đó. Anh Mỹ cũng tham gia phong trào sinh viên và bị bắt khi vừa tốt nghiệp xong đại học. Cả anh và tôi đều rất mừng khi được gặp lại nhau sau gần mười năm tôi rời trường.

Thầy Khuê trước khi bị địch bắt là giáo viên dạy Pháp văn. sẵn cớ hai cuốn Cours de langue... của anh Võ Như Lanh để lại, tôi sang xin thầy “thọ giáo”. Thầy vui vẻ nhặn lời. Tôi theo học thầy chưa được mấy buổi thì thầy ra viện để về lại T4. Mai thầy trò hẹn gặp nhau ở Sài Gòn.

Thỉnh thoảng chị Yến lại rủ tôi sang khoa Lây để thăm anh Bang. Anh Bang bị lao phổi nặng. Khoa Lây hiện còn ít bệnh nhân, đa số đã đuợc về địa phương chỉ trừ những người bị nặng. Chú Đặng và anh Mười là hai bệnh nhân nặng nhất. Ngoài những bệnh nhân bị bệnh phổi còn có ba người bị bệnh phong (cùi). Các anh bệnh phong còn khỏe nên cứ tối đến các anh thường xuống suối đặt lọp để bắt cá hoặc lươn về cải thiện bữa ăn. Cứ vài hôm các anh lại mang sang cho phòng nữ vài con cá. Tôi khuyên các anh không nên đi đêm nhiều, vì sợ có ngày gặp rắn độc. Nhưng các anh lại bảo là chỉ mong “được” rắn cắn, nhưng chả thấy rắn rết đâu cả.

Rồi một đêm, giữa lúc mọi người đang chìm sâu vào giấc ngủ, bỗng có tiếng kêu thất thanh vang cả rùng: “Bác sĩ ơi! Khoa Lây có người tự tử”. Tôi lạnh toát người khi nghe tiếng kêu. Chị Thẻo đang nằm giường bên cạnh thót qua giường tôi rồi ôm tôi chặt cứng. Bác sĩ và y tá trực chạy rần rần. Sau đó tôi nghe y tá trực nói chú Đặng thắt cổ tự vẫn, nhưng anh Mười phát hiện la lên nên cứu kịp. Chú bảo để cho chú được chết vì không thể chịu đựng bệnh tật thêm được nữa. Nhưng chỉ mấy ngày sau thì chú mất.

Chú Xuân thời chống Pháp cũng công tác tại huyện Phước Sơn (Quảng Nam). Như lời chú nói thì chú là cán bộ dưới quvền của ba tôi. Bệnh dạ dày của chú rất nặng, người chú chỉ còn da bọc xương. Cũng một hôm vào lúc nửa đêm, cả bệnh viện nháo nhào vì tiếng rên la rất to của chú. Bác sĩ chẩn đoán chú bị thủng dạ dày, nhưng đúng vào lúc bệnh viện hết thuốc mê đang chờ di nhận, chú yêu cầu bác sĩ mổ chay cho chú, không cần gày mê. Ca mổ được tiến hành với thuốc gây tê tại chỗ. Nhưng chú chỉ còn sống thêm một thời gian ngắn nữa rồi ra đi.

Số anh chị em hoạt động chiến trường T4 (Sài Gòn - Gia Định) đều lần lượt trở về đơn vị cũ. Tôi chia tay anh Thiện, anh Hào, chị Yến, anh Bang trong lưu luyến và đều hẹn gặp nhau ở Sài Gòn.

Vào khoảng thời gian này lại có chuyện xảy ra giữa anh Bình bị thương cột sống và ban lãnh đạo bệnh viện. Chuyện là anh và cô y sĩ tên Sáng (người Khơ-me) đang phục vụ trong bệnh viện yêu nhau. Lúc bấy giờ anh Bình đang bị viêm thận ngược dòng rất nặng. Nhưng khi Sáng lên báo cáo tổ chức về mối quan hệ của hai người thì bị Đảng ủy từ chối thẳng thừng, với lý do anh Bình đang bệnh nặng. Tổ chức không tin vào sự thủy chung của Sáng trước một bệnh nhân như anh Bình, vì cho rằng Sáng bồng bột. Ngay sau đó Sáng bị chuyển đi nơi khác.

Anh Bình quá đau khổ nên viết đơn khiếu nại gửi lên phòng Tổ chức đoàn Đón tiếp và xin cho Sáng trở lại. Nhưng yêu cầu của anh không được giải quyết. Anh bắt đầu không chịu uống thuốc và truyền dịch. Tôi sang chỗ anh hàng ngày để nói chuyện cho anh vui, nhưng anh nói với tôi là anh không thể sống thiếu Sáng nên thà anh chết còn hơn. Anh không hề biết tình trạng bệnh của anh trầm ưọng như thế nào. Mọi nguời nói sao anh cũng không nghe. Bệnh anh trở nặng rất nhanh, người bắt đầu phù nề và rơi vào hôn mê. Anh mất sau hôn mê chỉ vài ngày.

Khi được các bác sĩ báo anh sắp ra đi tôi đã sang ngồi cạnh giường anh suốt buổi chiều. Tôi về phòng để ăn cơm tối thì anh mất. Khi tôi sang lại với anh thấy đôi mắt anh vẫn còn mở trừng trừng. Bác sĩ bảo chờ tôi sang vuốt mắt cho anh, nhưng khi bàn tay tôi vừa chạm vào trán anh tôi thấy từ hai khóe mắt của anh chảy ra những giọt nước mắt khiến tay tôi run rẩy. Tôi vuốt đến hai lần mà mắt anh không nhắm đuợc, phải nhờ anh Bảy ngồi bên cạnh vuốt giùm mắt anh mới nhắm. Tôi mang sang một tấm đắp để nhờ người cuộn theo thi hài anh như là chút tình đồng hương gửi theo anh về bên kia thế giới. Hôm đấy là ngày 15 tháng Muời Một âm lịch năm 1974.

Bệnh viện K8 có khoanh vùng một đám đất để chôn cất những bệnh nhân đã mất. Trước anh Bình đã có chú Xuân, anh Nhường, chú Đăng, con trai của Kim Thu. Do hoàn cảnh nên tất cả những người đã mất đều chỉ được bó trong những tấm chăn, bên ngoài được bọc thêm tấm nylon. Không có bia mộ mà chỉ có những mảnh gỗ được viết tên họ và quê quán người chết bằng sơn.

Một xưởng chỉnh hình cơ động từ ngoài Bắc mới vào cùng sinh hoạt với K8. Trừ chú Đài, chú Tư Quới, anh Bộ còn lại toàn là những thanh niên "độc thân vui tính”. Chúng tôi làm quen với nhau thật nhanh. Rảnh rỗi lại quây quần với nhau ăn uống, hát hò. Anh Dược, anh Uyên, Truy, Tinh đều rất dễ mến. Anh Bộ (lái xe) là đồng hương Quảng Nam với tôi. Anh nhận tôi làm em nuôi. Anh Uyên thường xuống phòng bệnh nhản để trò chuyện với tôi và Kiều Thu. Anh hơi lãng mạn, ưa làm thơ, và tất nhiên là có thơ anh làm để tặng tôi và Kiều Thu.

Đầu nãm 1975, vừa ăn Tết xong chúng tôi được thông báo chuẩn bị lên đường ra Bắc. Đoàn bệnh nhân nặng của bệnh viện gồm 9 nguời, sẽ được một bác sĩ và hai y tá hộ tống. Đây là đoàn bệnh nhân đặc biệt của Trung ương cục miền Nam. Đường dây 559 sẽ bố trí cho chúng tôi 5 xe.

Chúng tôi được cấp phát nhu yếu phẩm để dùng trên đường vượt Trường Sơn cùng với tăng, võng, màn, tấm đắp. Tùy theo điều kiện, ai muốn mua sắm thêm thứ gì thì mua, nhưng số cân nặng bị khống chế tổng cộng không quá 20kg. Tôi, chị Thẻo và Kiều Thu là ba nữ bệnh nhân trong đoàn. Theo lời các anh ở Bắc vào thì chúng tôi nên mua hạt tiêu để mang ra, vì ngoài Bắc không có tiêu. Ba chị em tôi mua mỗi người 2kg tiêu mang theo. Anh Uyên làm cho tôi một con dao xếp to đùng có khắc tên tôi trong đó. Tôi nói đùa với anh Uyên là nhỡ ra có ai đó lấy cắp con dao của tôi đi giết người chắc tôi sẽ ở tù mất thôi.

Chúng tôi bắt đầu mong ngóng từng ngày để sớm được lên đường. Hết tháng 2 rồi mà chả thấy động tĩnh gì, trong khi chúng tôi được phổ biến là phải luôn trong tư thế sẵn sàng.

Tin chiến thắng đưa về dồn dập từ các chiến trường miền Trung và cao nguyên. Rồi Buôn Ma Thuột được giải phóng. Cứ đà này thì ngày toàn thắng không còn xa nữa. Trong chúng tôi chẳng còn ai mơ tưởng đến việc lên đường đi A (miền Bắc) mà lại hướng về Sài Gòn. Huế, Đà Nẵng, Tam Kỳ cũng lần lượt được giải phóng trong thời gian rất ngắn. Lòng chúng tôi ngập tràn niềm vui khi ngày hòa bình đang đến rất gần. Mẹ ơi! Con sắp được về với mẹ rồi! Tôi chỉ muốn hét to lên như thế.

Tôi ôm chiếc radio suốt ngày, chỉ trừ giờ ăn cơm. Ngụy quân tan tác, từ bỏ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện. Mọi cố gắng của địch trong nhĩrng trận quyết chiến cuối cùng vẫn không cứu vãn được tình hình khi tinh thần của binh lính đã hoàn toàn rệu rã. Chúng đang ‘‘bỏ của chạy lấy người”. Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết cũng đã về tay quân giải phóng. Tình hình không còn xoay chuyển được nữa rồi, kẻ thù ơi!

Giờ này tôi chạnh nghĩ đến những nguời chiến sĩ giải phóng phải hi sinh trong những trận chiến cuối cùng. Các anh ngã xuống khi ngày chiến thắng đã gần kề. Tôi cũng mong những người lính Cộng hòa sớm buông vũ khí, về với gia đình để được sống với vợ con, để không phải đổ máu khi thời khắc kết thúc cuộc chiến chỉ còn tính từng ngày. Chiến tranh dù nhìn ở góc độ nào cũng là điều không ai muốn cả.

Lực luợng quân giải phóng đã tiến đến cửa ngõ Sài Gòn. Xuân Lộc đang ở thế giằng co rất ác liệt. Tất cả hỏa lực địch dồn cho trận chiến này, nhưng không thể đẩy lùi buớc tiến của đối phương. Chúng tôi theo sát tình hình chiến cuộc từng giờ trong tâm trạng hồi hộp và phấn khích.

Sáng sớm ngày 30 tháng Tư, chúng tôi xúm quanh chiếc radio để nghe ngóng tình hình. Chúng tôi mở Đài Phát thanh Sài Gòn chứ không mở Đài Phát thanh Giải phóng. Giọng đọc yếu ớt của phát thanh viên, bản tin thỉnh thoảng bị ngắt quãng, chúng tôi hồi hộp theo dõi, chờ đợi... Bỗng dưng tiếng súng nổ vang trời rất gần khu vực bệnh viện. Chúng tôi còn đang ngơ ngác không hiểu điều gì xảy ra thì trong radio vang lên những lời kêu gọi của các lực luợng phong trào đô thị, rồi tiếp đó là lời của Lưỡng Dương Văn Minh kêu gọi quân lính Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện quân giải phóng. Không ai bảo ai mọi người nhảy cẫng lên reo mừng: Thắng lợi rồi! Hòa bình rồi! Chúng tôi ôm nhau gào đến khản giọng, nước mắt mừng vui lăn dài trên những khuôn mặt rạng ngời.

Những bài ca: Sài Gòn quật khỏi, Tiến về Sài Gòn vang lên không dứt trên Đài Phát thanh Sài Gòn. Mở Đài Tiếng nói Việt Nam lại được nghe ca khúc Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng đưọc hát đi hát lại nghe đến thuộc lòng. Không có bút mực nào tả xiết nỗi vui mừng trong chúng tôi vào thời khắc lịch sử đó. Thì ra những tiếng súng mà chúng tôi vừa nghe, được bộ đội bắn lên để mừng chiến thắng. Họ đã biết tin Sài Gòn giải phóng trước chúng tôi.

Cuộc kháng chiến trường kỳ trên hai mươi năm cho độc lập, tự do và thống nhất đất nước đã thắng lợi hoàn toàn. Sài Gòn ơi! Tôi sẽ về để gặp mẹ và em trai tôi đang ở đó. Việt Nam ơi! Máu xương đã đổ hơn hai mươi năm ròng cho Người về một mối. Có niềm vui nào hơn thế Việt Nam ơi!

Hết chương 5. Mời các bạn đón đọc chương 6!

Các chương khác:

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/39375


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận