Tống Y Chương 32 : Diêm diệu thủ.

Tống Y
Tác giả: Mộc Giật

Chương 32: Diêm diệu thủ.

Nguồn: sưu tầm (by me :00 (6):)
Lâm Thanh Đại trước sau vẫn luôn im lặng nghe bọn họ nói, trong lòng sớm đã vừa kinh ngạc vừa vui mừng, thầm nghĩ mình quả nhiên không nhìn nhầm người. Nghe vậy liền cười nói: "Đúng đó, Ngũ Vị đường của chúng ta sau này sẽ phải dựa vào Đỗ tiên sinh rồi."

Tuyết Phi Nhi cười hi hi nói: "Không đúng! Thanh đại tỷ, phải gọi là Đỗ thần y! Ngày sau nhị nãi nãi khỏi bệnh, hắn chính là sự phụ của Tiễn thần y, đó không phải là thần y của thần y ư!"

"Được rồi, các nàng đừng ở đây kẻ xướng người họa, dát vàng lên mặt ta nữa." Đỗ Văn Hạo cười nói, "có điều, đừng gọi ta là thần y, ta là người tự mình biết mình, thần y há có thể tùy tiện gọi? Sau khi hành y nhiều năm, cứu chữa vô số bệnh nhân, mới có thể tích lũy từ từ. Người ta lấy ngoại hiệu là Tiễn Bất Thu, đó chính là thanh danh đã tích lũy mấy chục năm, đâu phải tự dưng từ trên trời rơi xuống. Còn ta, lang trung giang hồ gặp may có thể trị cho một bệnh nhân, việc lão có thể làm nói không chừng ta lại không thể, bệnh ta trị không được chưa biết chừng lão lại có thể. Cho nên, hai chữ thần y, ta tuyệt đối không dám nhận, các ngươi được ra ngoài gọi linh tinh, tránh để người khác chê cười."



Lâm Thanh Đại mỉm cười gật đầu: "Tiên sinh nói rất đúng, chúng ta là người trong nhà thì không nên tự mình thổi phồng mình, hai chữ 'thần y' này, cứ để người ta chân tâm thành ý gọi mới thực sự có ý nghĩa, tự mình gọi thì có gì hay đâu."

Tuyết Phi Nhi bĩu môi: "Hừ! Hai người các ngươi mới gọi là kẻ xướng người họa ý! Được rồi, Đỗ lang trung, ngươi chữa bệnh cho bọn họ đi, ta đi giúp ngươi trông chừng nhị nãi nãi, mong đừng có xảy ra biến cố gì." Nói xong, lao ra khỏi cửa như một trận gió.

Đỗ Văn Hạo ngồi sau án thư, chỉnh đốn lại thanh y bằng vải thô của mình, nói: "Vị nào khám trước! Lão nhân gia ngài nhé?"
nguồn truyện t u n g h o a n h . c o m
Nhưng người khác mặt dù nhớ tới tin tức nóng hổi vừa rồi, nhưng cũng không tiện quay bước đi, dẫu sao cũng là Lôi bộ đầu giới thiệu tới khám bệnh, sao có thể vừa đến đã đi. Nhưng lại không thể tranh lượt với lão già không ngừng ho đó, nên đều nhường lão.

Lão già nọ ho sù sụ mấy tiếng, nói một cách ngắt quãng: "Không gấp! Khụ khụ..., lão hủ bị bệnh này nhiều năm rồi, Tiễn thần y và không ít danh y trong phủ thành đều đã khám, khụ khụ, lúc tốt lúc xấu, không chữa khỏi ngay được đầu nên cũng không vội vàng gì, hay là khặc khặc khặc..., các vị khám trước đi. Vừa rồi nghe Tuyết cô nương nói, Đỗ tiên sinh chữa khỏi được cho cả bệnh nhân mà Tiễn Bất Thu nhận định rằng sẽ chết, thực sự là có tài, cho nên đợi một lúc nữa lão hủ khụ khụ khụ, muốn nhờ tiên sinh khám thật kỹ. Các vị cứ khám trước đi, khặc khặc khặc..."

Mấy người kia nghe thấy vậy cũng không chối từ nữa, lần lượt ngồi xuống để Đỗ Văn Hạo xem bệnh, cũng chỉ là các loại bệnh nhẹ như ung nhọt, cảm lạnh, tiêu chảy, rất nhanh đã chữa xong, sau khi lấy thuốc thì cám ơn rồi rời đi. Trong đường chỉ còn lại lão gia bị ho nọ.

Lão già dưới sự giúp của một người trung niên lảo đảo bước tới. từ từ ngồi băng ghế ở cạnh bàn của Đỗ Văn hạo. Không đợi phân phó đã đặt cổ tay gầy khô của mình lên gối bắt mạch, không ngừng thở gấp thành tiếng, thỉnh thoảng còn bật ho.

Đỗ Văn Hạo tập trung bắt mạch, một lúc sau bảo lão già thè lưỡi ra để xem, rồi hỏi bệnh sử, nói: "Lão nhân gia, ngài bị hen suyễn đã lâu rồi đúng không?"

"Ừ, nhiều năm rồi, khặc khặc, chỉ cần mát trời là lập tức phát tác, rất là linh nghiệm! Ho muốn chết luôn, toàn thân đẫm mồ hôi lạnh, ho rất kịch liệt, có lúc ho đến nỗi không thể ngủ nổi..."

"Lượng đờm thì sao?"

"Không nhiều, chỉ có tí nước bọt sánh sánh thôi."

"Lưng và chân thì sao? Có cảm giác gì không?"

"Nhức mỏi lắm! Đám trẻ con giúp đỡ nắn bóp mới đỡ hơn được chút."

Đỗ Văn Hạo gật gật đầu, lại hỏi: "Đi đứng thế nào, có tiện lợi không?"

"Không tiện lợi tí nào, chân không có sức, thường xuyên nhức mỏi."

"Đại tiểu tiện thì sao?"

"Đại tiện còn được, tiểu tiện thì không được tốt, hay tiểu đêm."

Lão già đã nhiều đại phu khám, cho nên cửu bệnh thành y (bị bệnh lâu thì thành thầy thuốc), đối với nội dung chuẩn bệnh của đại phu cũng thuộc lòng, không đợi Đỗ Văn Hạo hỏi đã tự mình trả lời tỉ mỉ.

Đỗ Văn Hạo lại gật đầu hỏi: "Lão nhân gia, ông trước kia khám bệnh ở đâu?"

"Tế Thế đường, Tiễn thần y khám cho, khi lão không có mặt thì đại đồ đệ của lão, Diêm diệu thủ Diêm đại phu khám cho ta."

"Ồ..., thế cho ông uống những thuốc gì?"

"Tiểu Thanh Long thang tăng giảm." Lão già này cửu bệnh thành y, đặc biệt là đối với trị liệu về phương diện hen suyễn cũng có một chút môn đạo.

Đỗ Văn Hạo lắc đầu nói: "Tiểu Thanh Long thang của Y Thánh Trương Trọng Cảnh tất nhiên là phương thuốc được lựa trọn đầu tiên để trị bệnh hen suyễn, nhưng với tình hình của lão nhân gia ông mà nói, cấp cứu tạm thời thì còn được, dùng lâu thì lại không ổn, không chỉ không thể trị dứt bệnh mà ngược lại còn làm bệnh chứng nặng thêm."

Bỗng nhiên nghe thấy ở ngoài cửa có người hừ lạnh một tiếng: "Không ngờ dám coi thường y thánh, thật sự là cuồng vọng tới cực điểm!"

Lời này lạnh lùng nghiêm nghị, Đỗ Văn Hảo giật nảy mình, ngẩng đầu nhìn, chỉ thấy ở cửa có một nam tử cao gầy mặc cẩm y trường bào, ba chòm râu đen lưa thưa, trông hơi nhếch nhác, tay lại cứ đong đưa cái quạt giấy, tạo cho người khác cảm giác cố làm ra vẻ phong nhã, có điều hiện tại đã là cuối thu, khí trời mát lạnh, quạt được hai cái làm cảm thấy khó chịu, liền khép quạt lại rồi khẽ vỗ vào lòng bàn tay, ánh mắt đầy vẻ khinh thường nhìn hắn.

Đỗ Văn hạo ôm quyền nói: "Vị huynh đài này tới khám bệnh ư?"

"Vốn là có ý đó, nhưng nghe thấy tôn giá khinh nhờn thánh hiền, chắc chắn là một dong y chỉ biết ăn tục nói phét, cho nên không khám bệnh nữa."

Nói không khám nhưng hắn không rời đi, vẫn đứng ở cửa, mặt đầy vẻ chế giễu nhìn Đỗ Văn Hạo.

Lão già nọ vội vàng đứng dậy, chắp tay cười, rồi vừa ho vừa nói: "Thì ra là Diêm đại phu đến, khụ khụ khụ..., lão hủ..., Lôi bộ đầu nói Ngũ Vị đường mới có một vị đại phụ toạ đường, tuổi còn trẻ nhưng y thuật, khặc khặc..., như thần..., giới thiệu ta đến đây xem bệnh, khụ khụ khụ..., bệnh này của ta đã nhiều năm rồi mà mãi vẫn không khỏi, khặc khặc..., cho nên, có bệnh thì vái tứ phương, khụ khụ khụ..."
:71:

Nguồn: tunghoanh.com/tong-y/chuong-32-vvgaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận