Tử Thư Tây Hạ Chương 5

Chương 5
7 bức thư tuyệt mật

Trong một căn nhà cao tầng với vẻ ngoài rất phổ biến nằm ở ngoại ô phía tây Bắc Kinh, Triệu Vĩnh dẫn Đường Phong và Lương Viện vào một căn mật thất kéo rèm dày cộm. Trong mật thất, ngoài Hàn Giang, còn có một lão tiên sinh tóc bạc phơ ngồi trên xe lăn đang hiền từ nhìn Đường Phong và Lương Viện cùng một ngưòi đàn ông khác chạc tuổi Hàn Giang, tay cầm tấu thuốc, đeo kính gọng vàng, dáng vẻ học thức.

Đường Phong và Lương Viện ngồi ngay ngắn, Hàn Giang mở lời: “Ngồi ở đây đều là người của chúng ta, tôi sẽ nói thẳng luôn; trước tiên, tôi thay mặt tổng bộ cảm tạ tiểu thư Lương Viện và tiên sinh Lương Dũng Tuyển đã trao lại kệ tranh ngọc nổi gân có chạm châu báu Tây Hạ. Xin tiểu thư Lương Viện hãy yên tâm, sau khi sự việc này kết thúc, kệ tranh ngọc đương nhiên sẽ được hoàn lại nguyên vẹn, ngoài ra, thông qua phê chuấn đặc biệt của tổng bộ, sẽ cho phép cô tham gia hành động của chúng tôi”.

“Ổ! Đội trưởng Hàn, thật sao?” - Lương Viện không dám tin vào điểu đó.

Hàn Giang trịnh trọng gật gật đầu: “Đúng vậy, Lương tiểu thư, cô không nghe lầm, tuy cô không phải là thành viên chình thức của lão K, nhưng tôi đã coi cô như là một trong những thành viên của chúng tôi rồi”.

“Hì hì, Đường Phong không cho tôi tham gia, anh ta luôn cự nự với tôi” - vừa nói, Lương Viện vừa lườm Đường Phong một cái, Đường Phong chẳng biết phải làm sao, chỉ lắc đầu, khiến mọi người đều bật cười.

Cười xong, Hàn Giang chỉ vào một vị tiên sinh tóc bạc phơ, nói với Đường Phong và Lương Viện: “Vị này chắc không cần phải giới thiệu với các bạn nữa đâu nhỉ, nhà sử học nổi tiếng, giáo sứ La Trung Bình. Giáo SƯ La Trung Bình bao năm nay đắm đuối nghiên cứu lịch sử Tây Hạ, nhiều năm chuyên sâu nghiên cứu khảo sát cố địa Tây Hạ, là người rất có uy tín trong lĩnh vực Tây Hạ học ở nước ta. Đường Phong, cậu và giáo SƯ La cũng được coi là quen biết lâu rổi, chắc cậu vẫn chưa biết, giáo sứ La cũng là thành viên của lão K  chúng ta đấy!”

Đường Phong nghe thấy, vô cùng kinh ngạc. La Trung Minh gật đầu: “Đúng vậy, tôi chính là K4, đội trưởng Hàn là bang chủ, cứ nhất định lôi bộ xương già như tôi vào đấy”. Nói xong, giáo sư La quay lại nói với Lương Viện: “Viện Viện, ta là bạn thân lâu năm của ông nội cháu, ông rất buồn khi nội cháu gặp nạn, cháu phải tin rằng đội trưởng Hàn chắc chắn sẽ tóm được hung thủ, chúng ta nhất định sẽ hóa giải những bí mật bao trùm lên kệ tranh ngọc”. Lương Viện mắt ngấn lệ, gật đầu lia lịa.Truyen8.mobi

Lúc này, Hàn Giang lại giới thiệu tiếp: “Giáo sư La học vẫn tinh thông từ cổ chí kim, không những chỉ chuyên sâu nghiên cứu lịch sử và văn tự có, m còn tinh thông vài ngoại ngữ; những tài liệu mà các cậu mang về, giáo sư La đã dịch hết ra rồi, sau đây sẽ mời giáo sư La giảng giải sơ bộ cho chúng ta”.

Giáo sư La nhìn mọi người đã ngồi yên vị, lúc này mới lấy những tài liệu bí mật đó ra, bắt đầu giới thiệu: “Những tài liệu tiếng Nga mà các cậu mang về này quả thật rất khó hiểu. Đây đều là những tài liệu tối mật, tôi không biết những tài liệu này sao lại lưu lạc trong nước, nhưng chúng thật sự rất quan trọng, hỗ trợ rất lớn cho việc chúng ta giải mã những bí mật phía sau kệ tranh ngọc. Tôi đã xcm xét tất cả tài liệu, phẩn lớn đây là tài liệu nghiên cứu lịch sử Tây Hạ của mồt vài học giả Liên Xô, còn cả một ít văn kiện thông thường, nhưng trong đó có một phần tài liệu vô cùng quan trọng.”

-  Nói xong, giáo sư La đưa cho mọi người xem phần tài liệu tuyệt mật của KGB.

Mọi người đổ dồn ánh mắt lên văn kiện tuyệt mật trong tay giáo SƯ La. Giáo SƯ La nhấc cặp kính lão, mở tập tài liệu tuyệt mật trên bìa có in ba chữ tiếng Nga màu đen “KTB”, “tập tài liệu tuyệt mật của KGB này, thực ra là 7 bức thư tuyệt mật”.

Nét mặt giáo sư La đanh lại, ông bắt đầu đọc và giải thích bảy bức thư tuyệt mật này: “Tôi đã dịch bảy bức thư này sang tiếng Trung, sau đây mọi người xem đi, xem xong sẽ nộp lại để thống nhất bảo quản”.                            

Bức thư thứ nhất là vào năm 1938, thư của nhà Hán học Liên Xô nổi tiếng Ivanovich Ivanov (Alcksci Ivanovich K .inov) gửi cho Lavrentiy Beria (Lavrcnti Pavlcs dzc Beria thời dó là người đứng đầu cơ quan tình báo.

Đồng chí Lavrenti Pavles dze Beria:

Hãy cho phép tôi được gọi ngài như vậy. Theo như chỉ đạo của ngàivà thuộc hạ của ngài dành cho tôi, những ngày này, trong nhà giam, tôi đã suy nghi đi suy nghĩ lại, mây chục năm qua bất luận là ở Trung Quốc, hay là ờ nước ngoài, tôi luôn ịcố gắng hết sức trung thành phục vụ quốc gia. Từ trước tới nay từng làm bấtt cứ một việc gi bất lợi cho quốc gia và nhân dân, bởi vậy, chi đạo của ngài và thuộc hạ của ngài khiến tôi không sao chấp nhận được.

Nếu như nói rằng những năm qua tôi đã làm sai việc gi, vậy thi, việc tôi có thể nghĩ ra chính là thành quả nghiên cứu mà tôi đã giấu ngài và quốc gia. Tôi đã làm việc này là vì thành quả nghiên cứu này khiến tôi vô cùng kinh ngạc, trước khi rút " két luận cuối cùng, tôi không biêt có nên công bố kết quả này với thế giới hay không. Nhưng, hiện giờ tôi đã quyết tâm, quyết định “thẳng thắn” với ngài, bởi vi nếu nhỡ tôi chết rồi, thành quả nghiên cứu này sẽ không còn ai biẽt, nếu thế tôi có chết cũng không nhắm được mắt.

Thành quả nghiên cứu này liên quan.tới bí mật về một báu vật của cung điện Mùa Đông được chôn giấu. Đương nhiên, báu vật này không xuất thần từ cung điện, mà đến từ Đông Phương xa xôi. Hơn 900 năm qua, tại phía tây Trung Quốc đã từng xuất hiện một đế quốc do người Đảng Hạng gây dựng, sùng bái màu trắng, người Hán gọi đế quốc này là “Tây Hạ”, người Mông Cổ gọi quốc gia nấy là “Đường Ngột Thích”. Đế quốc màu trắng này một thời từng ở trên đỉnh cao của lịch sử Trung Quốc, mãi tới tận năm 1227 mới bị Thành Cát Tư Hãn diệt vong. Kể từ đó, tất cả những gì liên quan tới đế quốc màu trắng liên mất tích, chôn vùi trong sa mạc cát vàng miên man, giống như chưa từng tồn tại thế giới này.

Mấy trăm năm sau, khi nhân thế đã hoàn toàn lãng quên đế quốc màu trắng này, nhà thám hiểm trứ danh Coats Ivanov của nước ta trong một chuyến khảo sát Tây Hạ, Trung Quốc, đã vô tình phát hiện ra Hắc Thành - một tòa thành cổ thời Tây Hạ đã bị cát vàng chôn vùi từ lâu. Trong tòa thành cổ này, Coats Ivanov đã tỉm thấy một lượng lớn văn hiến Tây Hạ và tượng phật quý báu cùng rât nhiêu văn vật khác, trong đó, có một văn vật Tây Hạ vô cùng quý hiếm, nó được gọi là “kị tranh ngọc nối gân cỗ chạm châu báu”. Từ rất lâu rồi không ai biết tới báu vật này, và nó ngủ say trong kho văn vật cùa cung điện Mùa Đông. Cũng giống như Coats Ivanov vô tình phát hiện thấy Hăc Thành, trong một lần tình cờ, tôi đã phát hiện ra báu vật mà Coats Ivanov mang về từ Hắc Thành đó trong cung điện Mùa Đông. Bao năm qua, tôi đã nghiên cứu tìm tòi dể giải mã bí mật của báu vật này. Mấy lần trước tới Trung Quốc điều tra thực địa, cuối cùng tôi đả phát hiện ra, phía sau báu vất này có ẩn giãu một bí mật kinh hồn... Nhưng, đúng lúc nghiên cứu của tôi tới thời khắc mâu chốt, thi tôi lại bị ngài đưa vào nhà giam.Truyen8.mobi

Tôi cũng không cầu xin ngài để được tự do, nhưng xin ngài hãy suy nghĩ về lời khấn cấu của tôi. cho dù tôi đã phạm vào trọng tội, nhưng xin ngài hãy cho phép tôi được tiẽp tục công việc nghiên cứu của mình, để bí mật kinh hồn đó được phơi bày trước ánh sáng. Hy vọng ngài sẽ cân nhắc kỹ lưỡng đề nghị của tôi, bởi dù sao thì đây cũng là việc có lợi cho ngài và  cho quốc gia của chúng ta, và cũng là để đáp lại tấm nguyện  cuối cùng của tôi.

Sau khi đọc xong bức thư thứ nhất, giáó sư La nhìn mọi người nói: “Ivanovich Ivanov là nhà Hán học nổi tiếng của nước Nga, đã từng nhiều lần tới Trung Quốc, ông từng phát hiện ra cuốn “Phiên Hán hợp thời chưởng trung chầu”

Trong số những văn vật Tầy Hạ được khai quật tại Hắc Thành, đây là cuốn từ điển song ngữ tiếngTây Hạ và tiếng Hán. Nhờ phát Kiện được cuốn từ điển này, mà người đời sau đã đọc hiểu được những điều kiện sáng tạo ra văn tự Tây Hạ đã thất truyền, cũng có nghĩa là, Ivanovich Ivanov là học giả đầu tiên trong giới học thuật có thể đọc và hiểu được văn tự Tây Hạ cổ xưa. Từ bức thư này có thể nhận ra, năm 1938 Ivanovich Ivanov đã rơi vào vòng tù tội, đó cũng là lúc công việc nghiên cứu kệ tranh ngọc Tây Hạ của ông đang ở trong giai đoạn then chốt, ông không muốn từ bỏ nghiên cứu, vậy là ở trong ngục ông đã viết bức thư này cho giám đốc cơ quan tình báo Liên Xô - Beria. Trong thư có nhắc tới kệ tranh ngọc và công việc ông đang nghiên cứu, hy vọng có thể được trao trả tự do, tiếp tục công việc nghiên cứu của mình”.

“Vậy sau đó Beria có đồng ý lời thỉnh cầu của ông ấy không?” - Lương Viện nóng lòng hỏi.

Giáo sư La không vội vã cũng không chần chừ, đáp: “Vậy thì phải đọc bức thư thứ hai rồi”.

< p style="text-align: center;">3

Bức thư thứ hai là của Beria trả lời thư cho Ivanovich Ivanov nửa tháng sau.

Aleksei Ivanovich Ivanov:

Tôi đã đọc bức thư anh viết cho tôi, với học thức uyên bác của anh, tôi rất ngưỡng mộ, đặc biệt là những nghiên cứu về “đế quốc màu trắng ’ của Trung Quốc cổ đại. Nhưng tôi phải nói rõ ràng với anh ràng, tôi không hứng thú với những nghiên cứu của anh, tôi cũng tin rằng quốc gia chúng ta cũng không có bât cứ hứng thú gi với việc này. Hội nghị đại biểu toàn quốc vừa qua một cuộc tranh luận kịch liệt, và thấy rằng nghiên cứu lịch sử ca anh không có chút lợi ích gì cho chúng tôi, chúng tôi cần là cần tương lai, một tương lai hoàn toàn mới, chứ kbông phải là quá khứ cổ xưa đại xa lắc xa lơ của anh! Tỉnh ngộ đi, li .inovich Ivanov. Chỉ khi nào anh thực sự ngẫm nghĩ về hành vi phạm tội của mình, thừa nhận với nhân dân, lúc đó anh mới có cơ hội nhận được sự khoan hồng. Ngoài ra, không còn con đường nào khác. Đừng tham vọng dựa vào những sáng tạo theo tường tưởng về sự ly kỳ của lịch sử Đông Phương để được trao trả tự do! Được rồi, cứ vậy nhé, tôi không muốn lãng phí thời gian với anh và mớ nghiên cứu vô vị của anh, bởi vì còn rất nhiều việc đang chờ đợi tôi. Tôi cảm thấỵ thời gian đang rúc gấp gáp, còn anh, thời gian còn lại cũng không nhiều nữa đâu, hy vọng anh tự lo cho mình.

Lavrenti Pavles dzeBeria

“Từ bức thư thứ hai có thể nhận thấy, Beria lúc đó chức cao vọng trọng, ra điều ngạo mạn, ông không hứng thú với nghiên cứu của Ivanovich Ivanov, càng không tin tưởng cái gọi là thành quả nghiên cứu mà Ivanovich Ivanov nói tới, nên đương nhiên sẽ không phê chuẩn cho ông ta tiếp tục ., nghiên cứu. Beria thậm chí còn cho rằng Ivanovich Ivanov vì muốn mưu cầu mạng sống nên đã tự tưởng tượng ra bí mật Đông Phương gì đó. Thậm chí sau đó Beria củng không thay đổi ý đinh, Ivanovich Ivanov có viết thư tiếp cho Beria nữa hay không, chúng ta cũng không biết được, bởi vì sau đó không có bất cứ thông tin gì liên quan tới vấn để này.” - Đường Phong đọc xong bức thư thứ hai, mở lời trước.

Giáo sư La Trung Bình gật đầu: “Đúng vậy, hai bức thư này hoàn toàn phù hợp với tình hình mà tôi tìm hiểu được. Theo như tôi biết, Ivanovich Ivanov và Aleksandrovich Nevsky - người học trò mà ông hài lòng nhất, đều chết vì trận “đại gột rửa”, vào khoảng năm 1938. Vì cái chết của Ivanovich Ivanov và nhiều người khác mà từ đó trở về sau, càng không có ai nghiên cứu những văn tự và văn vật Tây Hạ đó nữa. Nên tôi suy đoán tấm kệ tranh ngọc Tầy Hạ từ đó trở đi chắc là cứ nằm mãi trong kho văn vật của cung điện Mùa Đông”.

“Vậy sao lại có đội thám hiểm liên hợp đó nhỉ? Chắc chắn là sau đó có người bắt đầu nghiên cứu lại về kệ tranh ngọc Tây Hạ” - Đường Phong suy đoán.

Giáo sứ La gật gù đồng tình: “Đường Phong, cậu nói không sai, sau đó lại có người phát hiện ra kệ tranh ngọc Tây Hạ này và bắt đầu tiến hành nghiên cứu lại. Người này chính là giáo sư Hán học thế hệ mới Menshikov, năm đó ông mới gần 20 tuổi, đang học tại Đại học Leningrad; thầy giáo của ông ta là nhân vật xuất chúng trong giới Hán học Liên Xô lúc đó, Alekseev. Cũng chính nhờ phát hiện và nỗ lực của họ nên mới có đội thám hiểm liên hợp sau này, tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục đọc bức thư thứ ba”.Truyen8.mobi

Bức thư thứ ba là vào năm 1951, Menshikov (Lev N. 134 I Menshikov liụi) sau này trở thành giáo SƯ Hán học nổi tiếng, viết cho thầy giáo của ông viện sỹ Viện khoa học Liên Xô, nhà Hán học nổi tiéng Alekseev (Vasily Mikhailovich Alekseev):

Thưa thầy kính mến,

Khi viết bức thư này, em cảm nhận rõ đôi tay mình đang run rẩy. Thầy đừng lo lắng, đây  không phải vì nguyên nhân sức khỏe của em, mà là bởi một sự thật kinh hoàng mà hôm qua Em phát hiện được ở cung điện Mùa Đông đã khiến em kích động vô cùng.

Tuần trước, theo sự chi đạo của thầy, em và Misha đã đến thực tập tại viện khoa học viện nghiên cứu Đông Phương học, khi tra cứu và đọc những tài liệu nghiên cứu phức tạp này, Misba vô tình phát hiện ra một số tài liệu nghiên cứu mà ỉvanovich Ivanov viết vào những thập niên 20, 30. Thầy đã biết rồi đấy, tìm kiếm tài liệu là việc làm khô khan và đau khổ, 'nhưng phần tài liệu nghiên cứu này của Ivanovich Ivanov lại khiến em và Misha vô cùng kích động và phấn khích. Trong phần tài liệu này, Ivanovich Ivanov có nhắc tới, vào cuối thập niên 20, ông vô tình phát hiện ra một báu vật đến từ vương triều Tây Hạ Trung Quốc trong cung điện Mùa Đông, tên gọi của báu vật này là “kệ tranh ngọc nổi gân cổ chạm cbâu báu”, Theo như Ivanovich lvanov nói thì, kệ tranh ngọc này có khắc rất nhiều ký hiệu kỳ quái, Ivanovich Ivanov đã nghiên cứu kệ tranh ngọc này trong một thời gian dài, phán đoán những kí tự kỳ quái trên kệ tranh ngọc đó chính là văn tự Tây Hạ đã biến mât từ lâu, và ông đã nhận diện được một số văn tự Tây Hạ trên bề mặt kệ tranh, rồi thông qua việc giải nghĩa những văn tự này, ông đã phat hiện ra một bí mật kinh hoàng ấn giấu phía sau bau vật Tây Hạ đó. Đáng tiếc là sau đó Ivanovich Ivanov đã bị chết trong ngục nên ông đã không thể tiếp tục hoàn thành nghiên cứu của mình.

Đọc tới đây, em và Misha đã không thể chờ đợi thêm được nữa, hai chúng em lập tức lao tới cung điện Mùa Đông. Trong kho văn vật ngun ngút của cung điện Mùa Đông, rút cuộc chúng em cũng tìm thây kệ tranh ngọc Tây Hạ đó. Khi em mở chiếc hộp gỗ tử đàn có đựng kệ tranh ngọc ra, em vô cùng kinh ngạc, đây là một báu vật tuyệt mỹ mà em chưa từng được chiêm ngưỡng, em không biẽt còn có thể dùng từ ngữ nào để hình dung cảm giác của em lúc đó. Kệ tranh ngọc được tạc thành từ cả tấm bạch ngọc Nephrite vùng Hòa Điền Tân Cương, khung kệ tranh ngọc cố chạm khấc hai vòng hoa sen cuốn quanh, giữa hai vòng hoa sen lại chạm khắc một hàng châu báu. Em nhìn thấy những ký hiệu kỳ quái trên kệ tranh ngọc, đó có lẽ chính là văn tự Tây Hạ đã biến mât từ lâu mà Ivanovich Ivanov từng nhắc đến. Tuy cả em và Misba đều không hiểu nổi một kí tự nào trên đó, nhưng hai chúng em đều cảm thấy những kí hiệu không ai hiểu đó đúng như Ivanovich Ivanov từng nói, nhất định chứa đựng một bí mật kinh khủng nào đó.

Em và Misha quyết định tiếp tục ở lại cung diện Mùa. Đông nghiên cứu kệ tranh ngọc Tây Hạ này, và sẽ lấy chủ đề đó để vi ết luận văn. Em gửi kèm theo thư này hai bức ảnh của kệ tranh ngọc Tây Hạ, hy vọng nhận được sự giúp đỡ và chỉ đạo của thầy.

Chúc thầy mau chóng phục hồi sức khỏe!

Học sinh của thầy

Đọc xong bức thư thứ ba, tất cả mọi người trong mật thất đều im lặng, họ lại tiếp tục giở bức thư thứ tư ra.

5

Bức thứ tư là thư hồi âm của Alekseev cho Menshikov. Lev N. Menshikov thân yêu:

Đang bệnh nhận dược thư của em, thầy được an ủi rất nhiều. Không! Đúng ra phải nói là phấn khích, thư của em khiến thầy cùng cố thêm lòng tin, thầy là người đã động viên em  chọn lựa con đường nghiên cứu học thuật này. Thầy biết,với một thanh niên trẻ tuổi như em, cả ngày vùi đầu nghiên cứu trong đống hồ sơ, tài liệu, sách vở quả là rất khô khan, đặc biệt là nghiên cứu văn minh Phương Đông xa lắc và cổ xưa. Nhưng, chàng thanh niên, mong em hãy tin vào tầm nhìn của thầy không thể nhìn lầm em, em rât có thiên phú trong lĩnh vực này, chi cần em kiên tri, thầy tin rằng, sau này em sẽ thay thế thầy, vượt qua thầy.

Thầy rất vui mừng khi thấy em hứng thú với văn minh Tây Hạ.  Em biết rồi đấy, nhờ phát hiện kinh động thế giới của Coats Ivanov về Hắc Thành tại Trung Quốc năm 1909, quốc gia chúng ta đã nắm giữ được một lượng lớn văn kiện, tài liệu, văn vật gốc về nghiên cứu lịch sử và văn hóa Tây Hạ, mà thậm chí  là cả Trung Quốc, cố hương của nền văn minh này, cũng không thể có nhiều tài liệu gốc như vậy. Do đó, văn minh Tây Hạ  tại Trung Quốc và cả nghiên cứu về Tây Hạ học đều đang ở chỗ chúng ta. Nhưng bất hạnh ở chỗ, kể từ sau khi Ivanovich Ivanov chêt, nghiên cứu về văn minh Tây Hạ của chúng ta đã bị ngắt quãng, chúng ta hiện giờ đang vô cùng thiếu những học giả trẻ như em, tiến hành những nghiên cứu liên quan, rồi nhât định sẽ tới một ngày chúng ta có thể quảng bá Tây Hạ học.

Còn về báu vật em nhắc tới trong thư, từ những năm trước, Ivanovich Ivanov đã từng đề cập tới với thầy, nhưng sau đó cùng với sự ra đi của ông, báu vật này cũng dần bị người ta quên lãng, nếu không có sự nhăc nhở của em, có lẽ tới lúc chết thầy cũng không nhớ ra báu vật đó. Dựa vào kinh nghiệm lâu năm và trực giác của thầy, thầy có thể khẳng định với em rằng, nghiên cứu của em và Misha về kệ tranh ngọc Tây Hạ này rất quan trọng. Thông qua tường thuật của em trong thư, và cả hai bức ảnh đó nữa, thầy tin rằng ý nghĩa của kệ tranh ngọc Tây Hạ này vô cùng trọng đại. Thầy vẫn chưa biẽt nó ẩn giấu bí mật gì, nhưng thầy tin tưởng vào trình độ học thuật của Ivanovỉch Ivanov, bởi ông đã nhiều năm nghiên cứu báu vật này, mà đến khi chẽt vẫn lưu luyến không quên, nên nhất định là có phát hiện gi quan trọng về nó.

Viết tới đây thôi, hy vọng sẽ được gặp mặt nói chuyện với em và Misha, và để tận mắt nhìn thấy báu vật Tây Hạ đó. Cuối cùng, than vãn với em một câu, mùi bệnh viện thực là quá khó ngửi, bác sỹ ở đây cũng rất đáng ghét, nên rât mong sớm được ra viện để được cộng tác cùng các em.

Đúng rồi, thầy đột nhiên nhớ ra câu thơ, nếu như thầy nhớ không l ầm, thì chắc là thế này: “Hc Đầu Thạch Tht hoang thủy vực, xích diện phụ chủng bạch cao hà, trường di được nhân quốc tại bi” (viết bằng tiếng Trung). Thập niên 10, cũng chính là trước khi Ivanovich Ivanov bị mât, ông đã từng gửi một bức thư cho thầy. Trong thư, Ivanovich Ivanov vô cùng phấn khích, kể răng ông đã có được bước đột phá trọng đạị trong nghiên cứu về Tây Hạ học, nhưng ông không nói là có được đột phá gì, mà chỉ viết mấy câu thơ không đầu không cuối này bằng chữ Hán ở cuối thư. Lúc đó thầy không hứng thú lắm với việc nghiên cứu về Tây Hạ, bởi vậy cũng không nghiên cứu sâu. Không ngờ, sau đó thì nghe tin Ivanovicb Ivanov bị bắt giam,  bức thư đó trở thành bức thư cuối cùng ông ấy viết cho thầy.

Bởi vậy mấy năm sau đó, thầy thường lôi bức thư này ra đọc lại. Rồi thời gian dài trôi qua, thầy cũng thuộc cả mấy câu thơ bằng chữ Hán này, nhưng thầy vẫn không hiểu hàm ý của chúng. Sau đó, bức thư bị thất lạc trong chiến tranh vệ quốc, thật là đáng tiếc. Hy vọng mây câu thơ này có thể hỗ trợ cho nghiên cứu của các em.

Vasily Mikhailovich Alekseev

Đọc xong bức thư này, Đường Phong nói: “Bức thư thứ ba và bức thư thứ tư cho thây rõ, sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, kệ tranh ngọc Tây Hạ và tài liệu nghiên cứu của Ivannovich Ivano đã lần nữa thu hút sự chú ý của Alekseev và Alekseev cùng những học giả Liên Xô khác. Họ chắc chắn đã tiến  hành nghiên cứu và đạt được những thành quả xuất chúng về vấn đê' này. Nhưng rút cuộc họ nghiên cứu cụ thể tới bước nào, chúng ta cũng không biết được, nên chỉ có thể từ ngôn ngữ trong hai bức thư này để tìm ra một số manh mối mà thôi.

Giáo sư La Trung Bình đeo kính lão, nhìn hai bức thư đã được dịch ra này, trầm tư hồi lâu mới cất lời: “Quan trọng là phải xem Alekseev và Menshikov đã tìm thấy bao nhiêu tài liệu nghiên cứu của Ivanovich Ivanov. Vì từ nội dung trong thư mà phán đoán, cho tới nay Ivanovich Ivanov chắc là người tiếp cận gần nhất với chân tướng của bí mật. Bởi vậy, nếu như tài liệu nghiên cứu của Ivanovich Ivanov vẫn còn tồn tại, vậy thì, sẽ hỗ trợ rẫt lớn cho công tác nghiên cứu của nhóm Menshikov. Nhưng những năm 30 là thời kỳ vô cùng hỗn loạn, tài liệu nghiên cứu của rất nhiều học giả đều đã bị mất, tôi suy đoán, có lẽ Menshikov chỉ tìm thấy một phần tài liệu của Ivanovich Ivanov, còn về nghiên cứu sau này của họ, đạt được thành quả gì thì cũng không rõ nữa. Nhưng, mấy câu thơ đó...”

“Đúng vậy, mấy câu thơ đó nghĩa là gì nhỉ ?” - Đường Phong truy hỏi.

Giáo sứ La lắc đầu, giải thích: “Theo như thói quen xưng hô của người Nga, ‘Misha’ rõ ràng không phải là tên thật của người đó, chỉ là tên gọi thân mật giữa những người bạn hoặc người thân với nhau, bởi vậy tôi cũng không thể phán đoán người này rút cuộc là ai, nhưng từ nội dung của hai bức thư có thể thấy, cái người Misha này chắc là bạn học của Menshikov, hai người họ đã cùng nhau phát hiện ra kệ tranh ngọc tại cung điện Mùa Đông...”Truyen8.mobi

“Hay là ta xem luôn bức thư thứ năm đi!” - Chưa kịp  đợi giáo sư La nói xong, Lương Viện đã hẫp tấp mở bức thư thứ năm ra.

6

Bức thứ năm, viết năm 1951, thư của Suslov (Mikhail Andrcycvich Suslov), nhà lãnh đạo văn hóa chủ quản và tư tưởng Liên Xô viết cho Alekseev.

Đồng chí Mikhail Andreyevich Suslov thân mến:

Hôm trước, hai học sinh của ông đã tường thuật lại với tôi về thành quả nghiên cứu gần đây của họ. Mong ông lượng thứ, vì kiến thức về phương diện lịch sử, tôi biết rất ít, đặc biệt là về văn minh Đông Phương xa xôi, tôi càng chưa từng chuyên sâu nghiên cứu. Nhưng gần đây, Viễn Đông đang có những biến động hoàn toàn khác biệt, sự biến động này khiến chúng tôi thấy vui mừng. Vì sự biến động này cũng chính là yêu cầu mà ông và học sinh của ông đề xuất - tới Trung Quốc để khảo sát thực địa.

Tuy tôi hoàn toàn có thể hiểu được tâm trạng nóng ruột muốn đến Trung Quốc để khảo sát của ông và học sinh, cũng có thể hiểu giá trị nghiên cứu khổng lồ bao hàm trong đó, nhưng, tôi rất lấy làm tiếc khi phải thông báo với ông rằng, đề nghị của ông và học sinh, hiện tại, ít nhất là thời gian tới vẫn không thể thực hiện được. Đây cũng là đáp án cuối cùng của trọng tâm

Vấn đề, tôi vô cũng xin lỗi!

Ông biết đấy, hiện tại Viễn Đông đang tiến hành một cuộc chiến tranh đáng sợ, kẻ thù của chúng ta và kẻ thù của chính quyền mới ở Trung Quốc đều đang cật lực ngàn chặn tiến trình giải phóng và kiến thiết Trung Qụỗc - nơi mà ông định đến. Ở đó cướp bóc hoành hành, điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, càng có khả năng gặp phải sự phá hoại của thế lực đối địch nước ngoài. Bởi vậy, vì chúng tôi đã từng có trải nghiệm qua những kinh nghiệm về sự thận trọng, đã quyẽt định đình chỉ hoạt động khảo cổ của ông, chỉ là tạm thời, để đợi tới khi tình hình ổn định, điều kiện chín muồi, chúng tôi sẽ cân nhắc lại đề nghị của ông.

Chúc ông sớm phục hồi sức khỏe.

Mikhail Andreyevich Suslov

“Từ bức thư này có thể nhìn ra vấn đề, Alekseev và Menshikov cùng những người khác, vì muốn tiến thêm một bước bóc gỡ bí mật của kệ tranh ngọc, nên đã đề xuất với chính quyền việc muốn tới Trung Quốc để khảo sát thực địa. Từ đó, tôi suy đoán nghiên cứu của họ nhất định đã có rất nhiều tiến triển, bởi vậy mới nóng lòng tới Trung Quốc khảo sát đến thế. Và cũng từ bức thư này ta có thể nhận ra, chính quyền đã không đồng ý với yêu cầu của họ, ít nhất là tới năm 1951 cũng vẫn chưa đổng ý. Đường Phong đọc xong thư lên tiếng trước.

Triệu Vĩnh tiếp lời: “Trong thư nhắc tới ‘Viễn Đông đang tiến hành một chiến tranh đáng sợ’, chắc là ám chỉ chiến tranh Triều Tiên, điều này phù hợp với niên đại trong thư, hơn nữa dải tây bắc lúc đó quả thực không ổn định, cân nhắc vì nhân tố an toàn, bởi vậy chính quyền Liên Xô đã cự tuyệt đề nghị của Alekseev và mọi người”.

“Khà khà, chính quyền cự tuyệt đề nghị của Alekseev và mọi người, tôi thấy không phải vì nhân tố an toàn gì cả, mà chủ yếu là do nghiên cứu của Alekseev và Menshikov vẫn chưa đánh động được những nhân vật lớn ở đẳng cấp cao kia, vì trong tiền đề không đủ chứng cứ thì họ vốn sẽ không tin tưởng đề nghị của Alekseev và Menshikov, mà chỉ coi đó là sự hoang tưởng của những phần tử tri thức. Nhưng nếu như có đủ chứng cứ, để chính quyển tin tưởng, thì bắt buộc phải đi khảo sát thực địa, bởi vậy sự việc mới gác lại tại đây.” - Giáo Sư La Trung Bình phát biểu quan điểm của mình.Truyen8.mobi

“Vậy sau đó, rút cuộc Alekseev có tới Trung Quốc không nhỉ ?” - Lương Viện hỏi giáo sư La.

Giáo Sư La lắc đầu, thở dài: “Rất không may, không có sau này nữa, bởi vì năm đó Alekseev đã qua đời trong bệnh viện”.

“Á? Vậy sao?” - Lương Viện giật mình.

Sau một hồi trầm ngâm, giáo Sư La phá vỡ sự im lặng: “Chúng ta tiếp tục đọc bức thư thứ sáu đi, bức thư thứ sáu, cũng là bức quái dị nhất, thần bí nhất, dài nhất trong bảy bức thư.

Bức thư thứ sáu viét năm 1958, nhưng họ tên của cả người viết và người nhận thư đều bị che đi rồi.

(Phần xưng hô bị bôi đen):

Hôm trước, khi tới tham quan cung điện Mùa Đông và viện nghiên cứu Đông Phương bọc học viện khoa học Liên Xô tại Leningrad, em thấy rất nhiều văn vật'cố có xuất xứ từ khu vực tây bắc nước ta. Những văn vật này, phân lớn là thuộc thời đại đế quốc Nga, được những nhà thám hiểm người Nga khai quật và đánh cắp mang về, trong đó, có kinh thư thời nhà Đường lấy ra từ Động Tàng Kinh Đôn Hoàng, cũng có cả văn hiến Tây Hạ lấy ra từ Hắc Thành. Những văn vật quý báu này, trước đây rất ít người trong nước biết tới, nên em có thể được coi là người Trung Quốc đầu tiên đã nhìn thấy những văn vật quý báu này. Đây không biết nên gọi là hạnh phúc? hay là bất hạnh nữa? Nếu suy nghĩ sâu sa thì đây là hạnh phúc của cá nhân em, nhưng lại là bất hạnh lớn của quốc gia, vì báu vật của. Trung Quốc lưu lạc tha hương tới đất nước khác, người trong nước lại không hề hay biết, thỉ đúng là nỗi bất hạnh lớn của đất nước rồi!

Đặc biệt là những văn vật Tây Hạ quý báu đó, trước đây, đến cả người được mang danh là “học giả” như em cũng đều chưa từng nghe thấy, nên thế nhân trên đời này hóa ra còn có những báu vật như vậy. Tại cung điện Mùa Đông, các nhà nghiên cứu Liên Xô còn đặc biệt bàỳ ra cho em xem một báu vật Tây hạ, mà theo như họ nói thì báu vật này tên là “kệ tranh ngọc nổi gân cổ chạm châu báu”. Nhà nghiên cứu Liên Xô còn kê cho em nghe một số thành quả nghiên cứu của họ về kệ tranh ngọc. Tuy em không hoàn toàn hiểu shết, nhưng có thể nhận ra là Liên Xô vô cùng coi trọng kệ tranh ngọc Tây Hạ đó.

(Một dòng phía dưới bị bôi đen)

Hôm nay em tới Mảtxcơva, khi quan chức cao cấp của phiá Liên Xô đón tiép em, họ đã chính thức đề xuất mong rằng họ có thể cử một đoàn thám hiểm tới khảo sát khu vực tây bắc Trung Quốc. Em cảm thấy việc này không hề đơn giản, mà rất có khảnăng là liên quan tới kệ tranh ngọc Tây Hạ đó. Nhưng khi em  hỏi thăm vê nội dung khảo sát cụ thể thì bất luận là quan chức hay là các nhà nghiên cứu của Liên Xô đều úp úp mở có gì đó khó nói phải giấu giếm...

(Hai dòng sau đó bị bôi đen)

(Dòng đầu bị bôi đen)

Theo ngu ý của em, để phía Liên Xô đơn độc thám hiếm là không thể, chỉ có tổ chức đội thám hiểm liên hợp, may ra việc còn có thể...

(Mười dòng sau đó gần như bị xóa toàn bộ, không thể đọc được)

Sao bức thư này lại loạn lên thế nhỉ ? Đằng sau vẫn chưa xong, hơn nữa người gửi thư, người nhận thư cũng không biếtlà ai ?” - Lương Viện đọc xong bức thư liền hỏi ngay.

Giáo Sư La nói: “Bởi vậy ông mới gọi bức thư này là  thư của nhân vật bí ẩn. Trong thư không chỉ có những chỗ đề cập tới thân phận của người nhận thư đều đã bị bôi đen, mà còn cả rất nhiều nội dung khác cũng đã bị bôi đen”.Truyen8.mobi

“Ông gọi người nhận thư là nhân vật bí ấn, vậy người gửi thư thì sao? Hình như ông biết người đó là ai?” - Đường Phong hỏi.

Giáo sư La lắc đầu, đáp: “Đường Phong, tôi không thể khẳng định người gửi thư đó là ai, nhưng từ giọng điệu và tường thuật trong thư mà phán đoán, người gửi thư và người nhận thư chắc là người Trung Quốc. Bức thư này khác với những bức kia, và người gửi thư này theo như tôi phán đoán, có lẽ là một học giả rất quan trọng của nước ta thời đó, địa vị của người này đồng thời cũng rất cao, nếu không thì phía  Liên Xô sao lại đề xuất tới việc cử đoàn thám hiểm liên hợp với ông ta làm gì ?”

“ừm, giáo Sư La nói có lý. Đây quả thực là một bức thư kỳ lạ, mà bức thư này vốn được viết bằng tiếng Trung sao?” Đường Phong lại hỏi giáo sư La.

“Không! Bức thư này không phải viết bằng tiếng Trung, mà cũng được viết bằng tiếng Nga”.

“Một học giả nổi tiéng của Trung Quốc mà lại dùng tiếng Nga viết thư cho một người Trung Quốc ? Sao kỳ lạ vậy?” - Đường Phong không khỏi kinh ngạc, nhân vật bí ấn này rút cuộc là ai?

“Điều này ít nhất cũng cho thấy nhân vật nhận thư bí ẩn này cũng tinh thông tiếng Nga, chỉ có điều chúng ta không biết người nhận thư này là ai...”

Triệu Vĩnh ngắt lời giáo Sư La: “Điều mà tôi quan tâm nhẫt là bức thư này đã bị ai bôi đen? Có xuất hiện điều gì kỳ lạ không? Là người gửi thư tự bôi đen hay người nhận bí bí ẩn bôi đen hoặc là người nào khác? Sao bức thư này lại rơi vào tay KGB?”

“Có lẽ bức thư này vốn không gửi đi, hoặc là người bôi đen bức thư chính là KGB” - Đường Phong phán đoán.

Triệu Vĩnh phản bác: “Đây đều là những hổ sơ tuyệt mật của KGB. Nếu đã liệt vào hồ sơ tuyệt mật như vậy, thì KGB không hà có gì phải bôi đen vài chỗ trong bức thư như vậy, nếu như thật sự không yên tâm, thì họ chắc chắn sẽ chọn tách tiêu hủy nó đi rồi”.

Đường Phong không còn lời nào để nói lại, lúc này,  Lương Viện lại nóng vội hỏi: “Các anh đừng có tranh luận nữa, sau đó thì sao?”

“Sau đó? Sau đó thì có đội thám hiểm liên hợp giống như cơn c mộng đó!” - Giáo sư La rầu rĩ nói.

8

Bức thứ bảy, thư của chủ tịch KGB shelepin Alcxander Nikolayevich Shelepin) gửi cho Sakharov (Victor Mikhailovich Sakharov), bộ trưởng đầu tiên của KGB (Bức thư này không có thời gian cụ thể)

Đồng chí Mikhailovich Sakharov:

Sự thất bại của hành động “Hắc Thành” đã khiến chúng ta lổn thất rất nhiều đfông chí ưu tú, vì vậy tôi rất tiếc khi phải báo với anh rằng, chúng ta phải lập tức dừng ngay hành động lần này lại.

Người đảng viên cộng sản chúng ta đều không tin vào thần thánh, càng không thể tin tưởng vào bất cứ truyền thuyết

Thần ma quỷ quái nào, nhưng lần này trong sa mạc tại tây bắc Trung Quốc, những điều ly kỳ đáng sợ mà đội thám hiểm gặp phải đã khiến tôi không thể giải thích được bằng bất cứ cách nào; cũng có tbể là đã có sự phá hoại cùa thế lực thù địch nước ngoài, nhưng ở phương diện này, chúng ta cũng không có chứng cứ xác thực. Vật báu ấn giâu bí mật của vương triều Tây Hạ đến từ Trung Quốc đó, tôi nghĩ chi có thể để lại cho thế hệ sau thám hiểm nghiên cứu mà thôi, còn tôi và anh cùng thế hệ chúng ta khả năng không còn cơ hội để bóc trấn những bí mật trong đó nữa.

Dưới đây là mệnh lệnh của tôi:

1.    Lập tức chấm dứt hành động “Hắc Thành”, điều toàn bộ thành viên của chúng ta về, bao gồm các nhà khoa học của các chuyên ngành, nhân viên đặc công, quân nhân. Đồng thời, việc điều tra liên quan tới nguyên nhân thất bại của lần hành động này, cùng kế hoạch tìm kiếm thành viên mất tích cũng dừng lại.

2.        Toàn bộ thành viên tham gia hành động lần này, bao gôm các nhà khoa học, nhân viên đặc công, quân nhân, bất luận họ biết được bao nhiêu vấn đề có liên quan đến hành động lần này, nhất loạt yêu cầu họ phải kí cam kết bảo mật, cam kết vĩnh viễn không được tiết lộ bất cứ bí mật nào liên quan tới hành dộng “Hắc Thành ”, nếu không họ sẽ phải chịu hình phạt nghiêm khắc nhất.

3.     Với mấy vị chuyên gia biết rõ nhất về sự tình cung điện Mùa Đông và viện nghiên cứu Đông Phương của Học viện khoa học, anh hãy sắp xếp một thời gian thích hợp, tôi muốn

gặp mặt họ nói chuyện.

4.   Tiêu hủy toàn bộ văn kiện liên quan tới hành động 'Hắc Thành ” việc này phải do anh đích thân thực thi.

5.      Còn về vật báu đến từ vương triều Tây Hạ Trung Quốc,

cũng do anh tìm kiếm nơi nào an toàn nhất để cất giữ. Ghi nhớ là cất giữ vĩnh viễn! Nếu không được tổng bộ cho phép, thì tuyệt đối không được để vật này lộ diện, nếu như một ngày nào

vật này xuất hiện trở lại, nhất định sẽ dẫn tới một sự hỗn loạn đáng sợ mới, điểu đó tôi kbônghy vọng nhìn thây.

6.     Với những thành viên may mắn sống sót, cố gắng hết sức cấp cứu, còn về sắp xếp sau này cho họ, tôi sẽ cân nhắc tiếp.

Như vậy đi, tổng cộng là 6 điểm, mong anh nhớ kĩ và nghiêm túc thi hành. Bởi cấp độ bảo mật của. hành động "Hắc thành” rất cao, sẽ không tiếp tục phát tài liệu liên quan, thư này đọc xong, lập tức phải tiêu hủy.

Shelepin

“Từ bức thư của Shelepin, chúng ta có thế biết được rằng KGB đã gọi cuộc thám hiểm lần đó là hành động “Hắc Thành", hơn nữa trong thư ông ta cũng đã nói rất rõ, hành động cuối cùng đã thất bại, cũng có nghĩa là họ đã không tìm ra bí mật chôn giấu trong kệ tranh ngọc” - giáo sứ La phần tích.

Đường Phong tiếp lời: “Như vậy, đối chiếu với tình hình mà Lương lão tiên sinh nói, Lương Vân Kiệt là phiên dịch tiếng Nga của đội thám hiểm, cũng tham gia vào chuyến thám hiểm đó, kết quả đội thám hiểm đã gặp nạn tại sa mạc

Badain Jaran, gần như toàn quân tan tác. Lương lão tiên sinh là người duy nhất của phía Trung Quốc may mắn sống sót”.

Giáo Sư La Trung Bình gật gù: “Đúng vậy, tôi cũng là người nắm được tình hình của chuyến thám hiểm đó, lần đó xém chút nữa tôi củng được chọn để tham gia vào đoàn thám hiểm. Đến giờ tôi vẫn còn nhớ, khi danh sách của đoàn thám hiếm được công bố, tôi đã buồn bã đến nhường nào, còn mấy thanh niên được chọn mà tôi quen thì đã hưng phấn vô cùng, nhưng, sau đó...” - Giáo sư La gần như chìm trong hồi ức, mãi một lúc sau, ông mới tiếp tục kể: “Sau khi đoàn thám hiểm gặp nạn, tôi ngày càng hứng thú với lịch sử Tây Hạ. Tôi càng quyết tâm hoàn thành cho được tâm nguyện vấn còn dang dở của đoàn thám hiểm. Bởi vậy, bao năm qua tôi đã nhiều lần thâm nhập vào sa mạc Badain Jaran, Hạ Lan Sơn, Sa mạc Tengger, vùng phía Tây Xuyên và nhiều nơi khác để khảo sát, tìm kiếm văn minh Tây Hạ đã mất tích”.Truyen8.mobi

“Bao nhiêu năm kiên trì như vậy, ngài đã trở thành đại gia về văn hóa lịch sử Tây Hạ rồi” - Đường Phong nói.

Giáo sư La hất hất tay: “Bởi vậy tôi thường nghĩ, năm đó bị rớt khỏi đoàn thám hiểm, là sự may mắn của tôi ? Hay là không may? Câu hỏi này tới tận giờ tôi vẫn chưa trả lời được”.

“Nhưng tôi vân chưa hiểu là trong thư, shelepin đã ra lệnh tiêu hủy tất cả những văn kiện liên quan, vậy tại sao hôm nay chúng ta vẫn có thể đọc được bảy bức thư tuyệt mật này? Còn cả mệnh lệnh cất giữ vĩnh viễn báu vật Tây Hạ của ông ấy, báu vật đó chắc là kệ tranh ngọc. Nếu như kệ tranh ngọc bị cất giấu vĩnh viễn, thì tại sao giờ đây nó lại lộ diện?” Câu hỏi của Lương Viện lại khiến mọi người chìm trong suy tư.  “Văn kiện có khả năng lọt ra ngoài ra từ nội bộ KGB. Sau khi Liên Xô tan rã, KGB bị giải tán, rất nhiều văn kiện vốn là tài liệu cơ mật của KGB bị thất lạc. Còn về việc kệ tranh ngọc tại sao lại xuất hiện, tôi không biết, cũng có khả năng giống như đống tài liệu này bị thất thoát ra từ KGB vây. cũng có khả năng là từ con đường khác nào đó” - Hàn Giang vốn trầm tư từ đầu tới giờ bỗng phát biểu suy đoán của mình.Truyen8.mobi

“ừm, tôi hoàn toàn đồng ý với phán đoán của đội trưởng nhưng, còn có một nghi vấn lớn nhất, đó là từ nội dung của bảy bức thư này có thể nhận thấy, chắc chắn là cá c là các học giả Liên Xô thông qua việc nghiên cứu kệ tranh ngọc đã tìm được những manh mối rất quan trọng, bởi vậy mới có thể thuyết phục được các lãnh đạo cấp cao đồng ý cho họ tới Trung  Quốc khảo sát. Vậy rút cuộc họ đã phát hiện ra điều gì trên kệ tranh ngọc ?” - Đường Phong nói ra nghi vấn trọng tâm.

“Không sai, đúng như Đường Phong nói, nhất định vị học giả Liên Xô đó đã phát hiện ra điều gì trên kệ tranh ngọc, hiện tại kệ tranh ngọc này đang ở trong tay chúng ta, chúng ta cũng phải nhanh chóng tìm hiểu kệ tranh ngọc để hóa giải bí mật bao trùm lên nó, dĩ nhiên, phải trông vào những nghiên cứu của giáo Sư La rồi”.

Mọi người cùng đổ dồn ánh mắt hy vọng về phía giáo sư La. Giáo sư La cười khan hai tiếng, nói: “Các bạn đừng nhìn tôi như thế, kệ tranh ngọc trải qua bạo nhiêu năm như vậy. Những kí hiệu trên bề mặt… ồ, chính là những văn tự Tây Hạ mà Đường Phong nói, đã loang lổ không nhìn rõ nữa rồi. Hiện giờ tôi đang điều chế một loại chất lỏng đặc biệt, các bạn muốn nhìn rõ những văn tự Tây Hạ trên kệ tranh ngọc này thì hãy chờ thêm một thời gian nữa; còn sau khi xử lý xong xuôi, có thể giải mã được những văn tự Tây Hạ để tìm ra bí mật của kệ tranh ngọc này hay không, thì còn phải xem vận may của chúng ta nữa”.

Đưòng Phong nghe xong những lời của giáo sư La liền quay lại nhìn nhìn Hàn Giang, trong lòng hai người không hẹn mà gặp cùng nảy sinh một suy nghĩ kỳ lạ: ta đã tiếp cận được chân tướng của bí mật, hay là đang càng lúc càng xa rời bí mật đó đây?

--------Hết chương 5--------

Truyen8.mobi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc chương 6 một cách nhanh nhất. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

Nguồn: truyen8.mobi/t3750-tu-thu-tay-ha-chuong-5.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận