Thiên Hạ Kiêu Hùng Chương 1 015: Thăm hỏi Thẩm gia



Chương 1015: Thăm hỏi Thẩm gia
Bùi Cử tỏ ý khen ngợi gật đầu nói:
- Con có thể nhìn ra điểm này đã là không dễ gì rồi. Đúng là như vậy đó, Lý Uyên phong cho Lý Thế Dân làm Thượng Thư Lệnh - Thiên Sách thượng tướng, cho phép y tự lập chức quan. Những điều này đều là những quyền lực mà chỉ thái tử mới có. Rất rõ ràng, Lý Uyên cố ý khơi mào chiến tranh của thái tử với Tần vương. Với tư cách là một vị hoàng đế thì đây chính là thuật đế vương hết sức cao minh. Phương pháp của Lý Uyên vốn không có gì phải bàn nhưng y đã làm nó sớm trước năm năm. Y nên diệt xong nhà Tùy kẻ địch lớn nhất trước tiên sau đó mới chơi trò thuật đế vương của y. Lúc đó thì bất luận là Vương Thế Sung, Lý Mật hay là Đậu Kiến Đức thì cũng không quan trọng. Chỉ đáng tiếc là Lý Uyên hơi vội vàng, một bước sơ ý, dẫn đến cả ván bài đều thua.



Bùi Văn Cử trầm tư một lát nói:
- Hài nhi nghe nói, Lý Uyên đã cách chức Thượng Thư lệnh của Lý Thế Dân, chuẩn bị đoạt lấy binh quyền của y. Nếu như nhà Đường lạc đường mà biết quay đầu lại, thì bọn họ có hy vọng không?

Bùi Củ lắc đầu:
- Quan trọng là trước mắt nhà Đường đã thua quá nhiều, đem toàn bộ thực lực của quốc gia tiêu hao gần hết rồi. Quét dọn Quan Lũng làm vũ khí, thuế khóa nặng nề, trang viên lộng hành, dẫn tới nhân dân oán giận. Lại cộng thêm kinh thành bị công phá, lòng tin của vua quan thần dân trên dưới đều mất đi. Trong khi nhà Tùy phương bắc cường địch đã bị tiêu diệt, Dương Nguyên Khánh lại thận trọng, chiến lược cao minh, không có lấy một tia sơ hở. Trừ phi là Dương Nguyên Khánh phạm phải sai lầm rất nghiêm trọng, ví dụ như Hà Bắc tạo phản, trung nguyên tạo phản hoặc là phía nam tạo phản, phân tán tinh lực quân Tùy, cho nhà Đường một thời gian nghỉ ngơi, nếu không thì nhà Đường không thể khôi phục được.

- Vậy phụ thân cho rằng, có xuất hiện tạo phản hay không?

- Hà Bắc, Trung Nguyên rối loạn nhiều năm như vậy, lòng dân sớm đã bình tĩnh trở lại, ai lại tạo phản lần nữa chứ? Khả năng duy nhất chính là phía nam, nhưng Dương Nguyên Khánh cũng nhận thức được điều này nên hắn mới đích thân xuất chinh đi Giang Nam để trấn an phía nam, không cho nhà Đường bất kỳ một cơ hội nào hết.

Nói tới đây, Bùi Củ thở một hơi dài:
- Cái không may của nhà Đường chính là có đối thủ như Dương Nguyên Khánh. Nếu như Bùi Củ ta có thể trẻ lại hai mươi tuổi, làm tướng của Dương Nguyên Khánh thì ta bình sinh cũng không thấy tiếc nuối. Nhưng mà năm đó, ta mắt biết nhìn người, đây cũng chính là việc mà cả đời Bùi Củ ta thấy kiêu ngạo nhất.

Bùi Văn Cử lại nghĩ tới việc khác, cắn môi, lo lắng hỏi:
- Nhưng mà phụ thân, nếu như Dương Nguyên Khánh phát hiện việc của Thẩm gia thì làm thế nào?

Bùi Củ thản nhiên cười:
- Con nếu như ở Giang Nam, có lẽ hắn sẽ nghĩ tới điều gì cho nên ta mới bảo con trở về. Trừ khi con không làm theo những lời trong thư.

Bùi Văn Cử lắc đầu:
- Con đã làm theo những gì mà phụ thân giao phó, sắp xếp tất cả mọi việc ổn thỏa rồi, tuyệt đối không có chút sơ sót.

- Vậy thì không sao rồi. Dùng mưu tính sâu xa của Bùi Củ ta thì Dương Nguyên Khánh tuyệt đối không thể nghĩ tới Thẩm gia diệt môn là do Bùi gia chúng ta làm.

Do dự một lát, Bùi Văn Cử lại nói:
- Nhưng Đôn Hoàng vẫn còn có Thẩm gia, từ trước Ký thất Tham Quân Thẩm Xuân chính là Thái Thú quận Đôn Hoàng.

Bùi Củ cười lạnh một tiếng:
- Ta lại hi vọng Dương Nguyên Khánh dùng đến Thẩm gia Đôn Hoàng. Thẩm thị Giang Nam còn mấy người tài, nhưng họ Thẩm ở Đôn Hoàng ngược lại ai cũng là kẻ tầm thường, tên Thẩm Xuân đó lại càng là một kẻ tham tiền. Y cho rằng Đôn Hoàng núi cao, hoàng đế lại ở xa, thì ta không biết hay sao?

Nói tới đâ lại chăm chú nhìn Bùi Văn Cử nói:
- Con đã hiểu chưa? Quan trọng là người tài, người tài có thể hưng quốc, mà kẻ tầm thường thì chỉ có thể hủy hoại gia tộc. Nếu như Dương Nguyên Khánh trọng dụng kẻ tầm thường họ Thẩm Đôn Hoàng, vậy thì vị trí của thái tử Ninh nhi thật sự không còn gì lo lắng nữa. Ta chỉ sợ Dương Nguyên Khánh lại lấy danh môn nào đó ở phương nam ví dụ như con gái họ Tiêu vậy mới nguy hiểm...

Sau khi vượt sông tới huyện Giang Ninh thì Dương Nguyên Khánh ở lại Giang Nam tới mười ngày. Từ quận Hội Kê phía nam cho tới quận Tuyên Thành phía Tây, đến đâu hắn cũng nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của quan lại và dân chúng ở đó.


Đó chíng là sự yêu mến xuất phát từ đáy lòng, một mặt thì đám quan lại đó vốn là quan lại nhà Tùy, do vương triều Tùy bổ nhiệm, bọn họ tán thành việc kế thừa triều đình nhà Tùy trước đó của nhà Tùy mới. Vì thế mà khi Dương Nguyên Khánh tới thì bọn họ giống như trẻ mồ côi tìm được cha mẹ vậy hết sức vui mừng.

Mặt khác thì lòng dân trong thiên hạ đã yên thì dân chúng Giang Nam cũng không ngoại lệ. Bắt đầu từ loạn năm Đại Nghiệp thứ sáu cho tới nay, đã tám, chín năm trôi qua.

Cho dù Giang Nam không gặp phải những tổn thất mang tính hủy diệt như Hà Bắc và Trung Nguyên, nhưng cũng phải chịu loạn thổ phỉ hoành hành, nỗi đau của bọn phản động hỗn chiến. Bất kể là sĩ tộc nhà giàu hay là những người dân bình thường thì đều khát vọng có thể sống cuộc sống hòa bình, yên ổn.

Nhưng dân chúng cũng giống như đám quan lại kia, đều tuyệt đối không chịu sự thống trị của triều đình nhà Ngụy. Xét cho cùng thì tiền thân của triều đình nhà Ngụy chính là quân Ngõa Cương, là thủ lĩnh đám thổ phỉ ở trung nguyên, và cũng là tai họa hủy hoại trung nguyên. Chính vì thế, khi tin tức triều đình nhà Ngụy bị quân Tùy tiêu diệt hoàn toàn truyền đến thì cả khu vực Giang Nam đều sôi sục hẳn lên, mọi người tự phát khua chiêng gõ trống, chúc mừng trên đường phố.

Trong khi đội tàu của Dương Nguyên Khánh đi tới mỗi một thôn xóm, đi qua mỗi một huyện thành thì người dân đều tự phát chạy tới hai bên bờ sông, khua chiêng gõ trống, vừa múa, vừa hát hoan nghênh Sở vương tới. Sự yêu mến và hoan nghênh của quan dân Giang Nam khiến Dương Nguyên Khánh cũng không hề ngờ tới.

Đội tàu của Dương Nguyên Khánh gồm có hơn trăm chiếc thuyền tải trọng ngàn thạch. Hai bên bờ có hàng ngàn kỵ binh hộ vệ. Đội tàu men theo dòng sông Giang Nam từ từ mà đi. Sông Giang Nam cũng chính là bộ phận kéo dài của kênh Thông Tế, từ cửa sông Trường Giang kéo dài tới quận Hội Kê, sớm nhất là do Tần Thủy Hoàng mở ra, sau đó lại trải qua các triều đại thay đổi và khơi thông. Năm Đại Nghiệp thứ sáu, Dương Quảng hạ lệnh cho mở rộng cả sông Giang Nam, từ cửa Kinh tới Dư Hàng, dài tới hơn mười trượng, có thể đi được thuyền rồng tải trọng năm nghìn thạch.

Dương Nguyên Khánh đứng ở đầu tàu, nhìn phong cảnh mưa bụi tháng ba của Giang Nam, mưa phùn bay bay, sương khói mênh mông. Từng đám hoa mai nở rộ trong sương khói mịt mùng. Phong cảnh hai bên bờ đẹp như tranh vẽ, những thiếu nữ Giang Nam tay cầm ô giấy dầu khoan thai bước đi, giống như một bức phong cảnh diễm lệ trong bức họa.

Lúc này thì đội tàu đã tạm thời rời xa kênh đào Giang Nam, men theo một nhánh sông ở hướng tây mà đi. Nơi đây thuộc về huyện Ô Trình của nam quận Ngô. Thời Nam triều nơi đây được gọi là quận Ngô Hưng, thời Tùy Văn Đế gọi là Hồ Châu, năm Đại Nghiệp nhập vào quận Ngô, là một trong những vùng đất giàu có nhất của cả Giang Nam.

Chỉ có điều vùng này nổ ra cuộc chiến ác liệt giữa quân đội Lý Mật và quân Thẩm Pháp Hưng, vì thế nên cũng chịu đủ những hậu quả nặng nề của chiến tranh. Hàng ngàn hàng vạn dân chúng đều chạy đến Thái Hồ để tránh né chiến tranh. Đến ngày nay trên hai bờ sông thi thoảng vẫn còn có thể bắt gặp những phòng ốc bị thiêu hủy bởi khói lửa chiến tranh.


Sau nửa canh giờ, đoàn thuyền lại chuyển sang hướng nam, tiến vào một con kênh nhỏ hơn. Tuy nhiên đường sông dù nhỏ nhưng vẫn có thể chứa được đoàn thuyền lớn ngàn thạch bổ sóng mà đi. Dần dần trước mắt đoàn thuyền là một thôn xóm hiện ra.

Thái Thú quận Ngô Lục Huyền đi cùng Dương Nguyên Khánh ở bên cạnh chỉ tay về phía thôn trang ở phía xa nói:
- Điện hạ, đó chính là thôn Thẩm gia.


Dương Nguyên Khánh gật đầu. Đó chính là thôn Thẩm gia, chính là quê hương của Thẩm nương và Xuất Trần. Hắn trầm ngâm một chút hỏi:
- Án diệt môn của Thẩm gia đã điều tra rõ ràng rồi chứ?

Lục Huyền vội vàng nói:
- Về cơ bản là đã điều tra rõ ràng, là thân binh giáo úy Lý Trư Nhi của Thẩm Pháp Hưng làm. Lúc đầu, Lý Trư Nhi theo Thẩm Pháp Hưng vài lần đến nhà họ Thẩm nên tương đối hiểu rõ tình hình Thẩm gia. Sau Khi Thẩm Pháp Hưng chết trong chiến tranh thì Lý Trư Nhi mang theo mấy trăm lính đào ngũ cùng đi, chuyên chọn nhà giàu mà ra tay, tổng cộng cướp được của hai mươi ba hộ trong đó tám hộ bị giết hại cả nhà. Thẩm gia chính là đối tượng hàng đầu của bọn chúng. Sau khi sự việc xảy ra, vi thần đặc biệt đến Thẩm gia điều tra, những đồ vật nào đáng tiền thì đều bị cướp đi hết. Thẩm gia bốn mươi tám người đều bị giết, những nam nhân dưới sáu mươi tuổi đều không sống sót, thật sự bất hạnh.

Dương Nguyên Khánh có thể hiểu được việc bọn thổ phỉ cướp tiền nhưng tại sao lại phải diệt cả nhà. Cuối cùng thì hắn cũng không thể hiểu nổi, một là không cần thiết phải giết hết cả nhà, thứ nữa là bọn thổ phỉ không hà hiếp phụ nữ. Đây cũng chính là chỗ mà hắn không hiểu.

- Tên Lý Trư Nhi đó hiện nay đang ở đâu?

- Y đã chết, nghe nói là do phân chia lợi lộc không đều nên bị phân thây. Sự tình mùa thu năm trước, thôn dân đem đầu hắn tới quận nha, treo đầu y trên đầu thành vài ngày. Còn mấy chục tâm phúc của y phần lớn chết thì chết, trốn thì trốn, mai danh ẩn tích, quan phủ từ năm ngoái đã trao giải thưởng cho ai bắt được bọn chúng. Tuy nhiên đến thời điểm này thì không có bất kỳ manh mối nào. Chuyện này chỉ đành không giải quyết nữa.

Nguồn: tunghoanh.com/thien-ha-kieu-hung/quyen-14-chuong-1015-AFSaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận