Trái Tim Hoàng Gia Chương 68


Chương 68
Tất cả đàn ông đều cột tóc đuôi ngựa.

Tất cả bọn họ. Bọn họ đều mặc quần ngắn và áo khoác chẽn dài. ,Chỉ có vài người phụ nữ tôi nhìn thấy thì trông tả tơi và tôi tự hỏi không biết có phải tôi vừa đi qua một bữa tiệc khuya khác không. Một phụ nữ tiến về phía bọn tôi. Cô mặc một cái váy dài kiểu cổ. Nó rất bẩn. Cô rất bẩn. Cô mỉm cười với bọn tôi. Rồi mở phần trên váy ra.

“Úi giời ơi! Nhét lại vào trong đi!” tôi nói. Vú thường không làm tôi sợ nhưng tôi vẫn còn ngần ngại khi đi qua cái đống xác chết.

Amadé chỉ vẫy cô ta đi như thể chuyện này xảy ra với anh suốt. Anh đi rất nhanh. Tôi phải chạy lon ton để theo kịp anh.

Tôi thấy xe ngựa chạy qua. Trông chúng như thể một bà tiên đỡ đầu đã làm ra chúng. Không có vệ đường, không vỉa hè. Chỉ có con phố đầy bùn. Sao nó cóthể đầy bùn nhỉ? Trong Paris làm gì có bùn bởi vì ở Paris làm gì có bụi. Nó là một thành phố. Phố trải nhựa đường. Nếu không thì xe sẽ bị tắc. Nhưng cũng chẳng có chiếc xe hơi nào. Không taxi. Không xe buýt. Không xe máy. Không có biển báo đường, không đèn giao thông. Chỉ có vài ngọn đèn đường, và chúng có lửa cháy bên trong. Các tòa nhà trông thấp hơn. Trên trời không có máy bay. Và nó bốc mùi hôi thối. Nóthối chả kém gì như trong hầm mộ. Mùi pho mát cũ, mùi bàn chân người, mùi cải bắp thối và cống rãnh.

Nó không phải bữa đại tiệc nhảy nhót ngoài trời; không có nhạc.

Không phải Hallowen, bởi bây giờ đâu phải tháng Mười. Và nócũng chả phải tiệc hóa trang, bởi đâu có ai mặc bộ đồ khỉ gorilla đâu. Thế thì chuyện quái gì đang diễn ra thế?  Truyen8.mobi

“Đi nào,” Amadé nói,khoác tay tôi.

“Sao cậu lại vội vàng thế?” tôi hỏi anh.

“Bị chúng bắt gặp thì không hay đâu. Đi vào lối của chúng đi.”

Và rồi tôi hiểu ra. Và nó rõ ràng tới độ tôi phá lên cười chính mình vì quá kỳ cục và ngu xuẩn. Toàn bộ cái thứ này là một phim trường lớn. Họ đang quay cảnh đêm trong một bộ phim sử thi lịch sử lớn và các nhân vật phụ đang chạy quanh và Amadé biết bọn tôi sẽ bị quát nếu phá rối cảnh quay.

Và người chết đều là đạo cụ cả. Đó là lý do vì sao Amadé và bạn anh không hoảng sợ khi thấy chúng. Còn mùi thì sao? Có khi là một thứ mùi được xịt lúc diễn viên diễn xuất.

Tôi bắt đầu nhìn quanh tìm những cái đèn khổng lồ mà đội kỹ thuật dùng để quay cảnh đêm, những đường cáplớn, những máy phát điện và những gã kỹ thuật cơ bắp điều khiển chúng. Tôi tìm những toa xe mooc cho diễn viên nghỉ tạm giữa các cảnh quay. Và các bàn đầy thức ăn phòng khi nhân viên bịđói vànhững người làm công nhỏ bé đang giận dữ mà công việc của họ là giữ khoảng cách giữa những người dân thường với nam diễn viên Rob Pattinson. Nhưng tôi không thấy họ. Tôi chỉ thấy những đứa nhỏ bẩn thỉu gầy trơxương ởkhắp nơi.

“Giờ mà bọn diễn viên nhí vẫn chạy loanh quanh thì có phải là hơi muộn rồi không?” Tôi hỏi Amadé.

Nhưng anh không nghe tôi. Anh đang sang nửa đường rồi. Tôi chạy theo. Và rồi bọn tôi ở lối vào của Cung điện Hoàng gia.

“Ồ, nó thật,” tôi bảo anh.

“Ăn gì đó trước khi đi. Nhé,” anh nói.

“Tôi phải về nhà ngay,” tôi nói.

“Tôi lo cho cậu. Nếu đám lính thấy cậu có máu trên mặt, chúng sẽ muốn biết chuyện gì đã xảy ra. Chúng sẽ giữ cậu lại. Ít nhất hãy vào trong rửa s ạch chỗ máu đi.”

Có lẽ anh ta nói đúng. Tôi thực sự không muốn cảnh sát chặn l ại. “Được rồi,” tôi nói, theo sau anh.

Sân Cung đi ện ồn ào đông đúc và đầy những di ễn viên phụăn m ặc như nhân vật trong phim. Có những kẻ say xỉn, những gã chưng di ện và những con bạc. Chúng tôi t ới Café Chartres và nơi đó cũng đông đúc. Xưởng phim chắc hẳn đã thuê nó làm căng tin. Khi chúng tôi ngồi xuống bàn, tôi nhìn quanh các di ễn viên. R ăng ai cũng xấu cả. Đầy sẹo. Mụn nhọt. Tóc nhờn. Móng tay bẩn thỉu. Trông quá là thực. Phần trang điểm chắc chẳn giành được giải Oscar. Tôi nhìn quanh tìm dấu hi ệu hiện đại –một cái điện thoại di động,xì gàhi ệu Gitanes, một cái đồng hồđeo tay, bút viết. Tôi thậm chí không tìm thấy máy pha cà phê espresso. Thật tuyệt vời. Mọi dấu vết của thế kỷ hai mốt đã bi ến mất.

Amadé gọi đồ ăn. Tôi bảo anh tôi không đói nhưng anh cứ nài. Bồi bàn mang rượu ra. Tôi không muốn uống. Đầu tôi vẫn còn choáng váng do chỗ rượu tôi uống ở bãi biển gây ra. Tôi đẩy cái ly về phía anh nhưng anh không uống. Thay vì thế, anh lấy một chiếc khăn mùi xoa ra, nhúng vào ly của tôi, và lau trán tôi.

“Cậu đã nghe nói tới nước bao giờ chưa?” tôi hỏi anh, nhăn mày.

Anh khịt mũi. “C ậu biết rõ chả kém gì tôi là cậu không muốn lau đầu hay bất kỳ bộ phận thân thể nào bằng nước ở Paris. Vết thương sẽ bị thối rữa trong vòng một ngày.”

Một gã lại bàn chúng tôi. Quần áo hắn đầy vết thức ăn. Amadé nồng nhiệt chào anh ta, gọi anh ta là Gilles.

“Cậu bị làm sao thế?” anh ta hỏi tôi.

“Bị ngã,” Amadé vội nói.

Tôi chào Gilles, anh này cũng ăn vận như diễn viên, và đảm nhận việc lau vết thương cho tôi. Trên khăn có rất nhiều máu. Chắc hẳn tôi đã đập đầu mình khá nặng.

Gilles nhìn Amadé vẻẩn ý. Amadé nhún vai. “Uống nhiều quá,” anh làm khẩu hình. Họ nghĩ là tôi không nhìn thấy.

Hai người nói chuyện. Tôi không hiểu được hết nhưng tôi nghe từ phiên xử cái tên Fouquier-Tinville – một lần nữa. Tôi biết cái tên đó. Ông ta là trưởng công tố viên cho Tòa án trong Cách mạng. Bộ phim này chắc là về Cách mạng Pháp.

Họ tiếp tục nói chuyện nhưng tôi không để tâm lắm.

Gilles nói, “Tiền thưởng lại được nâng lên.”

“Thật à?” Amadé nói. “Khi nào?”

“Vừa chiều nay. Tất cảđàn ông, phụ nữ, và trẻ con ở Paris giờđây đều cố bắt Người Xanh. Sau màn pháo hoa lớn tối qua. Ai cũng mơ tới thứ mình có thể mua với số tiền đó. Lính gác tối nay cực bận. Chúng thẩm vấn tất cảmọi người.”

Tôi thôi lau đầu. Giờ thì tôi đểý.

“Chúng đã làm anh ta bị thương, phải không?” Amadé nói. “Chúng bắn anh ta. Báo sáng nay viết vậy.”

Gilles gật đầu. “Tớ cá là anh ta bò vào đâu đó trốn rồi chết ở đó. Bọn lính sẽ tìm được anh ta nhanh thôi. Nhờ mùi của anh ta.”

Người Xanh. Đó là tên mà họ gọi Alex, nhưng Alex sống hai thế kỷ trước. Người ta cũng đặt tiền thưởng bắt cô. Tôi bắt đầu run. Tôi lại thấy chóng mặt. Và sợ. Nó quá hoàn hảo, cái phim trường này. Cái thế giới giả này. Có gì đó không ổn.  Truyen8.mobi

Amadé để ý thấy tôi run lẩy bẩy và bảo Gilles nhanh gọi đồ ăn t ới. Có lẽ anh nói đúng. Có l ẽ tôi chỉ cần ăn thứ gì đó. Vài phút sau đồ ăn dọn ra. Gà quay, anh bảo tôi, cười nhạo, rồi anh đùa về chuyện hiếm có quạ ở Paris. Tôi thử một miếng. Dở kinh. Kinh tởm và dai nhách. Ăn nó chẳng khiến tôi thấy đỡ hơn chút nào và nhìn Amadé dùng tay ăn cũng chẳng khá khẩm gì hơn.

Đủ rồi, tôi nghĩ. Mình ra khỏi đây thôi. Mình sẽ vào phòng vệ sinh nữ, rửa trán tử tế, rồi tìm một chi ếc taxi. Tôi hỏi Amadé phòng vệ sinh đâu. Anh bảo tôi phải đi qua bếp, tôi làm theo. Bếp cũng được trang trí. Chim chóc, loại có lông vũ trên người, đang treo trên trần nhà. Một cái đầu l ợn đầy lông nằm trên bàn. Lươn đang ngọ nguậy trong giỏ. Tôi quay tròn người tìm cánh cửa có chữ WC nhưng không thấy đâu cả.

“Ở ngoài kia!” một gã hét lên với tôi, chỉ vào một cánh cửa mở. Tôi đi ra ngoài nhưng ngoài này chả có gì – không có gì ngoài hai gã đang tè lên một đống rác.

Tôi bắt đầu hoảng loạn. Một ý nghĩ thì thầm trong đầu tôi kểt ừ lúc tôi ngã trong hầm mộ giờ đang gào lên với tôi. Tôi quay lại bàn.

“Nghe này, tôi nghĩ là mình đang bị phản ứng phụ,” tôi bảo với Amadé. “Tôi nghĩ là loại thuốc tôi uống cùng với rượu không tốt lắm. Tôi cần giúp đỡ. Tôi cần tìm một chi ếc taxi. Tôi cần về nhà.”

“Phòng của cậu ở đâu?” anh hỏi tôi.

Tôi s ắp s ửa bảo cho anh ta bi ết thì tôi bị chóng mặt dữ dội. Tôi gần như không đứng nổi.

“Đi nào,” anh nói, quàng lấy hông tôi. “Tôi sẽ đưa cậu về nhà tôi.”

Tôi nửa đi, nửa loạng choạng ra khỏi Cung điện Hoàng gia. Trên phố, bọn tôi bị đám trẻ con bu lấy. Chúng rất gầy gò, ăn mặc rách rưới, và dường như chúng có mặt khắp m ọi nơi. Một đứa chạy lại chỗ bọn tôi xin thức ăn. Amadé bảo anh không có.

“Đau lòng kinh khủng,” anh nói. “Các trại trẻ mồ côi ở Paris giờ chật ních người rồi. Bọn này phải sống trên đường phố. Bố mẹ chúng có lẽ bị chém đầu, hoặc cha chúng chết trong chiến tranh. Danton và Desmoulins, cả hai đều làm cha, cố ngăn chặn sự thực thi quyền lực quá đáng của Robespierre. Họ cố yêu cầu ông ta thể hiện sự thương cảm. NhưngRobespierre, St.Just, Hébert – khôngmột ai có con cả, chỉ có ý tưởng, mà trong ý tưởng thì rất ít sự thương cảm. Những đứa trẻ tội nghiệp. Rồi chúng sẽ bị vây bắt và bán cho nhà máy hay trang trại. Bị bắt làm việc cho tới chết. Rồi sẽthế.”

“Trong phim… phải không?” tôi hỏi, tuyệt vọng muốn anh đồng ý với tôi.

Anh cau mày nhìn tôi. “Đầu cậu sao rồi?” anh hỏi.

“Vẫn quay cuồng.”

Chúng tôi đi một lúc. Đường trông có vẻhơi quen quen, nhưng tôi không nhìn thấy cửa hàng nào quen cả. Không cửa hàng Carrefour nào. Không tiệm bánh Paul nào.  Truyen8.mobi

“Mình đến nơi rồi,” cuối cùng anh nói.

Tôi nhìn quanh. Chúng tôi đứng ở Rue du Grand Chantier. Tôi chưa bao giờ nghe thấy nó cả, nhưng biển hiệu đường viết vậy.

“Cậu sống ở đây à?” tôi hỏi anh.

“Ừ,” anh nói. Anh phải vừa cố đỡ tôi và mở cửa ngoài. Anh cho chìa khóa vào ổ, và xoay, rồi chúng tôi vào sân.

Tôi biết khu Marais – mẹ tôi lớn lên ở đây và chúng tôi thường đi trên những con phố này cùng nhau mỗi khi đến thăm Paris – nhưng ngôi nhà này trông không hề giống với bất kỳthứ gì tôi từng thấy ở đây. Nó xập xệ và tối tăm. Thay vì có đèn điện trên cửa, lại có một cái đèn lồng. Tôi ngửi thấy mùi ngựa. Chúng tôi vào trong và lên cầu thang đến đầu cầu thang tầng ba.

Căn hộ của anh to, lạnh, đầy mùi tường bịẩm nứt và trên trần nhà có mạng nhện.

“Cậu ngồi xuống đi. Cậu thực sự không được khỏe,” Amadé nói.

Anh dẫn tôi tới một cái bàn gỗ to đùng, kéo ghế ra, và châm nến. Tôi ngồi xuống và nhắm mắt lại, cố gắng một lần nữa để cơn choáng váng dừng lại.

“Cậu có cà phê không?” tôi hỏi anh.

Anh bảo có vàrằng anh cần phải hâm nóng đã. Tôi nghe tiếng anh lạch cạch xung quanh. Vài phút trôi qua. Tôi tóm lấy mép bàn, hít một hơi thật sâu, và mởmắt ra.

Trước mặt tôi có một cái lông chim. Một lọ mực. Vàmột tờ báo cũ, tờ National Gazette. Tôi nhìn ngày – 14 Prairial III. Tôi cố đối chiếu ngày trong đầu và nghĩ ra đó là ngày mùng hai tháng Sáu năm 1795. Ngày sau khi Alex chết. Sáu ngày trước khi hoàng thái tử Louis-Charles chết. Nó là đạo cụ, tôi tự nhủ. Phải là thế.

Amadé đặt một bát cà phê bốc hơi xuống trước mặt tôi. Tôi cám ơn anh, nhấp cà phê, và cẩn thận đặt cái bát xuống. Trông nó như là một thứ đồ cổ. Cái bàn cũng thế. Trên bàn trải các tờ bướm nhạc. Nó được viết bằng tay. Mắt tôi nhìn theo các nốt. Nó là một bản Rôngđô. Một bản rất cổ. Có hai chữviết tắt trên cùng trang đầu tiên – A.M. và đột nhiên tôi biết mình đã thấy anh ta ởđâu – trong một bức tranh. Một bức chân dung. Treo trong ngôi nhà cũ cạnh Bois de Boulogne.

“Anh là Malherbeau, phải không?” tôi hỏi, sợ hãi nếu nghe được câu trả lời của anh.

Anh mỉm cười. “Phải, đúng thế. Xin lỗi vì không nói họ tên đầy đủ lúc trước. Đó là thói quen thận trọng của tôi. Ta chẳng bao giờ biết được mình đang nói chuyện với ai. Tôi là Malherbeau. Amadé Malherbeau.”

“Không,” tôi nói, giọng tôi run run. “Không, không phải. Không thể thế được. Bởi vì Amadé Malherbeau sống cách đây hai trăm năm.”

Và rồi tôi cảm thấy mình ngã chúi về phía trước. Amadé hét lên. Anh đỡ tôi, nâng tôi lên, và mang tôi qua phòng tới một chiếc giường.

Chuyện gì đang xảy ra với tôi thế? Tôi thấy yếu ớt và vô dụng. Là do thuốc an thần. Tôi đã uống quá nhiều. Mà có khi không phải. Ai đó đã pha rượu mạnh vào rượu của tôi. Tôi cảm thấy Amadé cởi bốt của mình. Rút chúng ra khỏi chân tôi. Tôi sợ quá. Nếu anh ta chính là kẻ đã làm thế thì sao?

Tôi nghe tiếng đồng hồ điểm giờ. Trần nhà quay mòng mòng phía trên tôi. Amadé nhoài về phía tôi. Anh ta đang nói với tôi, hét với tôi, nhưng giọng anh tanghe xa xăm. Mặt anh ta mờ dần, tan chảy, nhạt nhòa.

Tôi sợ quá. “Ai đó cứu tôi với. Làm ơn giúp tôi,” tôi thì thầm.

Ngay trước khi mọi thứ trở nên đen ngòm.

 Truyen8.mobi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc chương tiếp theo một cách nhanh nhất. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/18621


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận