Đến giữa tháng sáu năm 1965, học kỳ tại Torrance House kết thúc. Juliet vẫn chưa được giao việc dài hơi - giáo viên cô dạy thay đã bình phục - và giờ này đáng lý ra cô đang trên đường về nhà. Nhưng cô lại đang thực hiện cái việc mà cô mô tả như một chút đường vòng. Một chút đường vòng thăm một ngưòi bạn sống bên bờ biển.
Khoảng một tháng trước cô vói một cô giáo khác - tên là Juanita, giáo viên duy nhất trong ban giảng huấn xấp xỉ tuổi cô, cũng là bạn duy nhất của cô - đã đi xem chiếu lại bộ phim Hiroshima tình yêu của tôi'. Xem xong Juanita thú nhận rằng chính chị, giống như nhân vật nữ trong phim, cũng đang yêu một ông đã có vợ - cha của một học sinh. Juliet thì bảo cô đã từng phát hiện mình rơi vào tình huống giông giống như vậy nhưng cô không cho phép sự thể tiếp diễn, bởi vì cô thấy tội cho cảnh ngộ thương tam của vợ
1. Hiroshima Mon Amour bộ phim đính đám năm 1959 cùa đạo diễn người Pháp, Alain Resnais, do nhà văn nổi tiếng Marguerite Duras viét kịch bản. Phim kể về cuộc tình lãng mạn nhưng đầy ám ảnh, mộng mị giữa chàng diễn viên người Pháp và cô kiến trúc sư người Nhật, nạn nhân sống sót sau thảm họa Hiroshima.
Người kia. Một bà vợ tàn phế vô dụng, ít nhiều đã chết não. Juanita bảo chị ước gì mụ vợ của người yêu chị chết não đi cho rồi nhưng nào được như vậy - mụ ta khỏe như vâm, lại còn quyền thế và có thể khiến Juanica mất việc như chơi.
Không lâu sau, cơ hồ được hun đúc từ những lời dối trá hoặc, gần như dối trá, vu vơ như vậy mà có một lá thư gửi tới Juliet. Bì thư nhàu bẩn, trông như bị nhét ít lâu trong túi quần, trên đó đề vỏn vẹn: “Juliet (Giáo viên), Torrance House, 1482 đường Mark, Vancouver, Khi trao nó cho Juliet bà hiệu trưởng nói, “Tôi cho là cái này gửi cho em. Lạ cái nó không đề họ nhưng địa chỉ thì chính xác. Tôi đoán có lẽ người ta đã tra cứu địa chỉ trên danh bạ.”
Juliet thương, anh đã quên mất trường em đang dạy là trường nào nhưng bỗng một ngày kia anh nhớ ra, hoàn toàn bất chợt, nên anh cảm thấy hình như đó là dấu hiệu buộc mình phải viết thư cho em. Anh hy vọng em vẫn còn dạy ở đó, dù công việc ấy chắc phải ngán khủng khiếp thì mới có chuyện em nghỉ ngang trước khi hết học kỳ, vả lại theo anh thấy thì em không phải kiểu người bay bỏ cuộc.
Em thấy thời tiết vùng biển Tây nước ta thế nào? Nếu em nghĩ chỗ em ở Vancouver mưa lắm quá thì hãy tưởng tượng gấp đôi thế, đó là thứ bọn anh có ở đây.
Anh thường hay nghĩ về cảnh em ngồi ngắm
xao sao. Em thấy chưa anh vừa mới viết nhầm là xao, đêm đã khuya rồi và giờ này lẽ ra anh đã đi ngủ.
Anh dạo này vẫn thế. Lúc đi xa trở về anh nghĩ cô ấy đã tuột dốc thê thảm, nhưng đó phần nhiều là vì bất thình lình anh thấy rõ cô ấy suy kiệt đến thế nào trong hai, ba năm qua. Chứ hằng ngày nhìn cô ấy anh không để ý mức độ suy sụp của cô.
Hình như anh chưa nói với em răng hồi đó anh xuống ga Regina dể thăm con trai, năm nay nó mười một tuổi. Nó sống ở đây với mẹ nó. Anh cũng nhận thấy nó đã thay đổi ghê gớm.
Anh mừng là cuối cùng mình đã nhớ ra tên trường em nhưng anh áy náy vô cùng bởi vì anh không tài nào nhớ được họ của em. Dẫu vậy anh cứ dán lá thư này lại đã và hy vọng tên em sẽ nảy ra.
Anh hay nghĩ về em.
Anh hay nghĩ về em.
Anh hay nghĩ về em zzzzzz
Chiếc xe buýt đưa Julier đi từ khu thương mại Vancouver tới vịnh Móng Ngựa rồi lên phà. Băng qua một bán đảo lục địa đón chuyến phà khác và lại cập đất liền tới thị trấn nơi người đàn ông viết thư cho cô sống. Vịnh Cá Voi. Sự chuyển tông từ thành phố sang hoang dã mới chóng làm sao - ngay cả trước khi tới vịnh Móng Ngựa. Suốt học kỳ rồi cô chỉ sống giữa những bãi có và vườn tược của khu Kerrisdale, với dãy núi tiếp biển phía Bắc lọt vào tầm mắt hệt như bức màn sân khấu treo lẻn khi thời tiết trong trẻo. Những khoảnh sân chơi trong trường đều bị lọp kín, bị văn minh hóa và bó rọ trong một bức tường đá, mỗi mùa trong năm đều có một loài hoa gì đó nở. Khu nhà dân bao quanh trường cũng cùng thực trạng. Cũng hàng lô hàng lốc hoa lá tỉa cót - đỗ quyên, nhựa ruồi, nguyệt quế, đậu tím. Thế nhưng thậm chí trước cả khi tói tận vịnh Móng Ngựa, ta đã bị rừng thật, không phái rừng nhân tạo, bao lấy. Kể từ đó trở đi... nước ôm vách đá, cây cối thâm u, rêu bám lòng thòng. Thi thoảng, một vệt khói bốc lên từ ngôi nhà nhỏ ẩm thấp xiêu vẹo nào đó, trong sân chất đầy củi đun, gỗ xẻ và lốp xe, xe hơi và phụ tùng xe hơi, xe đạp gãy hoặc xe đạp còn đi được, đồ chơi, tất tật mọi thứ buộc phải phơi ra ngoài trời khi người ta thiếu ga ra hoặc tầng hầm để chứa.
Các thị trấn xe buýt dừng qua đều không được tổ chức theo kiểu phố xá chút nào. Ở vài nơi, những cụm nhà lặp đi lặp lại - nhà liên kề - xây san sát nhau, còn lại phần lớn đều giống kiểu nhà trong rừng, mỗi căn đứng trơ trọi giữa cái sân rộng lộn xộn, như thể cái việc chúng được xây trong tầm mắt nhau chỉ là ngẫu nhiên, vô tình. Không có đường trải nhựa, ngoại trừ xa lộ đâm xuyên qua, không vỉa hè. Không có những tòa nhà bề thế làm bưu điện hoặc tòa thị chính, chẳng có những khối nhà được trang hoàng làm cửa hàng, vốn xây cho người ta thấy liền. Chẳng có tượng đài tưởng niệm chiến tranh, cũng chẳng có vòi uống nước hay công viên nhỏ trồng hoa. Họa hoàn mới có một khách sạn, trông chỉ như quán rượu. Lác đác mấy ngôi trường hoặc bệnh viện tươm tất, nhưng thấp tè và sơ sài như nhà kho.
Vào khoảng thời gian nào đó - đặc biệt là trên chuyến phà thứ hai - cô bắt đầu nghi ngờ đến thót gan ruột về toàn bộ sự tình này.
Anh hay nghĩ về em.
Anh cứ nghĩ hoài về em.
Đó chỉ là câu người ta nói để trấn an, hay là câu nói thốt ra trong cơn khát khao dịu nhẹ muốn điều khiển ai đó.
Nhưng thể nào mà chẳng có một khách sạn, hoặc ít nhất là những chòi du lịch, ở vịnh Cá Voi. Cô sẽ tới đó. Cái va li to cô đã bỏ lại trường để về lấy sau. Cô chỉ quàng mỗi chiếc túi du lịch trên vai, cô sẽ chẳng gây chú ý. cô sẽ lưu lại đó một đêm. Có lẽ sẽ gọi điện cho anh.
Rồi nói gì?
Nói rằng cô tình cờ trên đường đi thăm một người bạn. Người bạn tên là Juanita, dạy cùng trường, chị này có một nhà nghỉ... ở đâu? Juanita có ngôi nhà nhỏ trong rừng, chị ấy thuộc típ phụ nữ không sợ sống giữa trời (khác một trời một vực với chị Juanita thật, hiếm khi tách khỏi đôi giày cao gót). Và nhà chị ấy hóa ra ở không xa phía Nam vịnh Cá Voi. Chuyến thăm ngôi nhà nhỏ và Juanita chấm dứt, Juliet nghĩ... cô nghĩ... bởi vì cô cũng đang ở gần đó... cô nghĩ sẵn đây mình cũng có thể...
Đá, cây, nước, tuyết. Những chứ này, nối nhau lớp lớp, hợp nên cảnh vật bên ngoài cửa sổ xe lửa cách đây sáu tháng, một buổi sáng khoảng giữa Giáng sinh và năm mới. Đá thì lừng lững, chỗ chìa ra xù xì, chỗ láng phẳng tựa đá cuội, chỗ xám xịt, chỗ lại đen thui lui. Cây phần lớn là thường xuân, thông hoặc vân sam hoặc tuyết tùng. Vân sam - loại vân sam đen - có nhánh trông như cái cây phụ, phiên bản thu nhỏ của chính chúng, mọc ngay trên ngọn. Cây nào không phải thường xuân thì khẳng khiu, trơ trụi - hình như là cây dương hay thông rụng lá hoặc tống quán sủi. Vài cây thân nổi đốm. Tuyết phủ dày trên những mỏm đá và bị thổi vạt về phía chiều gió của rừng cây. Tuyết nằm thành một lóp mềm xốp phủ kín mặt rất nhiều hồ đóng băng lớn nhỏ. Nước thảng hoặc mới bức khỏi băng chảy thành dòng hẹp, hối hả và đen ngòm.
Juliet để mở quyển sách trên đùi, nhưng lại không đọc. Cô không rời mắt khỏi cảnh sắc trôi ngang qua. Cô ngồi một mình trên băng ghế đôi, và băng ghế đối diện cô cũng trống trơn. Đây là khoảnh làm thành giường cho cô ngủ vào ban đêm. Lúc này trong toa ngủ, nhân viên phục vụ đang bận rộn tháo dỡ đồ đạc bày ra hồi đêm. Đôi chỗ vẫn còn những túi ngủ kéo khóa màu xanh sậm, treo thòng xuống sàn. Mùi từ đám vải nhìn tựa vải may lều đó bốc ra, cùng với thoáng mùi gì như mùi áo ngủ và mùi toa lét. Một luồng gió đông tươi tắn ập vào mỗi khi có người mở cửa hai đầu toa. Những người cuối cùng đi ăn sáng và những người khác trở về chỗ của mình.
Có dấu chân trên tuyết, những dấu chân thú nhỏ. Xâu móc vào nhau như dây tràng hạt rồi biến mất.
Juliet hai mươi mốt ruổi mà đã sở hữu bằng cử nhân và bằng thạc sĩ về nghiên cứu văn hóa La Mã và Hy Lạp cổ. Cô đang làm luận án tiến sĩ nhưng tranh thủ thời gian dạy tiếng Latin cho một trường nữ tư thục ở Vancouver. Cô không được đào tạo sư phạm, nhưng một chân trống bất ngờ ngay giữa học kỳ khiến trường sẵn sàng thuê cô. Có lẽ không còn ai khác hồi đáp mẩu quảng cáo của ngôi trường này. Lương thấp hơn bất kỳ giáo viên có bằng cấp nào chịu chấp nhận. Nhưng Juliet vui mừng với bất kỳ khoản tiền nào kiếm được, sau bao năm toàn sống dựa vào các món học bổng bé mọn.
Cô là một cô gái cao, da sáng, mảnh khảnh, tóc nâu nhạt mà ngay cả khi xịt keo cũng không giữ nổi một kiểu tóc lồng phồng. Cô mang dáng vẻ của một nữ sinh lanh lợi. Đầu ngẩng cao, khuôn cằm tròn gọn, miệng rộng, môi mỏng, mũi hếch, mắt sáng, và vầng trán hay đỏ ửng khi cố sức hoặc khi được khen ngợi. Các giáo sư hoan hí về cô - ngày nay họ biết 001 bất kỳ ai chịu cày xới những ngôn ngữ cổ, nhất là người đó lại tài năng - nhưng đồng thời họ cũng lo lắng. Khúc mắc ở chỗ cô là con gái. Nếu cô lấy chồng - một việc có thể xảy ra, bởi vì đối với một cô gái nhận học bổng thi cô không đến nỗi xấu, cô không xấu gái chút nào - thì cô sẽ sổ toẹt mọi công lao của cô và của họ; còn nếu không kết hôn thì hẳn cô sẽ trở thành mộc kẻ lãnh đạm, xa cách và để mất các cơ hội thăng tiến vào tay bọn đàn ông (đàn ông cần thăng tiến hơn, vì họ phải cưu mang gia đình). Và rất có thể cô sẽ không có khả năng bảo vệ sự kỳ quặc của việc mình đi chọn ngôn ngữ cổ, cũng không chấp nhận những gì người ta coi là xa vời hay buồn tẻ, và không vứt bỏ nó theo cách bọn đàn ông có thể làm. Đơn giản là đàn ông dễ có những lựa chọn kỳ cục hơn phụ nữ, và đa số bọn đàn ông lập dị ấy vẫn có phụ nữ vui vẻ chấp nhận cưới đấy thôi. Trong khi ngược lại thì không.
Khi xuất hiện chân dạy học này thầy cô thúc giục Juliet nên nhận ngay. Tốt cho em đấy. Cứ bươn một chút ra thế giới đi. Phải mục kích một tẹo đời thực chứ.
Juliet vốn quá quen kiểu khuyên răn như vậy, dầu thất vọng thay, nó đến từ những người đàn ông xem ra chẳng toát lèn vẻ gì là đã đích thân hăm hở dấn thân vào cuộc đời thật. Nơi thị trấn cô lớn lên, cái ngữ thông minh như cô thường bị coi như đồ thừa đồ bồ, đồng thời bị dân tình nhanh lẹ chỉ ra những khiếm khuyết không có gì đáng ngạc nhiên đi kèm - nào là không biết đạp bàn máy may, rồi nào là không sao thắt gút gói hàng cho ra hồn, hoặc xét nét cô để lộ đồ lót. Câu hỏi nảy sinh là sau này cô sẽ trở thành cái giống gì.
Nghiễm nhiên ý nghĩ đó cũng lóe trong đầu cha mẹ cô, dù họ tự hào về cô. Mẹ muốn cô được lòng người ta, hậu quả là bà bắt ép cô học trượt băng và chơi piano. Chẳng món nào cô ham hoặc học cho ra đâu vào đâu. Bố thì chỉ muốn cô hợp thời. Con cần phải hợp thời, ông lay nhay với cô, kéo không người ta sẽ biến đời con thành địa ngục. (Câu nói này cố lờ đi sự thể rằng chính bố mẹ, nhất là mẹ, không hề hợp thời mà có bị đau khổ gì đâu. Có lẽ bố ngờ rằng Juliet sẽ không được may mắn như vợ chồng ông.)
Con hợp thời mà, Juliet tuyên bố khi cô xa nhà vào đại học. Con hợp với khoa văn hóa La Mã và Hy Lạp cổ. Con cực kỳ ổn mà.
Nhưng chính tại trường, vẫn cùng thông điệp ấy phát đi từ giáo viên của cô, những người tỏ ra quý trọng và hãnh diện về cô. Thái độ vui vẻ không che giấu được mối lo của họ. Hãy bước ra thế giới đi, họ đã nói thế. Làm như chỗ cô đứng cho tới nay chẳng phải là thế giới vậy.
Tuy nhiên, trên chuyến xe lửa này, cô đang hạnh phúc.
Rừng Taiga, cô nghĩ. Cô không biết đó có phải từ đúng để mô tả những gì mình đang nhìn ngắm hay không. Chắc hẳn, trong chừng mực nhất định, cô có ý tưởng mình là một thiếu nữ trong tiểu thuyết Nga, hòa mình giữa một khung cảnh lạ lẫm, hãi hùng, đầy kích động, ở đó sói tru ban đêm, và ở đó cô dò trúng định mệnh của mình. Cô không quan tâm định mệnh ấy - trong tiểu thuyết Nga - hóa ra là tai họa, hay nỗi ám ảnh, hay cả hai.
Dẫu sao số phận riêng của bản thân không phải là điều quan rrọng đối với cô. Điều cuốn hút cô - đúng ra là bỏ bùa cô - là vẻ thờ ơ lãnh đạm, vẻ lặp đi lặp lại, vẻ chểnh mảng coi thường sự hài hòa hiển hiện ra trên bề mặt mấp mô của tấm lá chắn hoang sơ này.
Một cái bóng đổ xuống khóe mắt cô. Rồi một cái chân mặc quần bước vào.
“Chỗ này có ai ngồi không?”
Dĩ nhiên phải nói là không. Chứ cô còn nói gì khác được?
Giày đính núm tua, quần nâu vàng, áo vest ca rô nâu sẫm xen nâu vàng với những đường kẻ màu hạt dẻ, sơ mi xanh dương đậm, cà vạt hạt dẻ có đốm chấm xanh dương và vàng kim. Tất cả đều mới cứng và tất cả - ngoại trừ đôi giày trông đều quá khổ, cứ như thân thể bên trong chúng chẳng hiểu sao đã teo rúm lại sau khi mua chúng về.
Đó là một người đàn ông khoảng ngoài năm mươi, những mảng tóc nâu vàng chóe trát bệt qua da đầu. (Không phải là tóc nhuộm đấy chứ, ai mà lại đi nhuộm mớ tóc lơ thơ này?). Lông mày đậm hơn, màu đỏ hung, dựng đứng và rậm rịt. Vùng da mặt khắp nơi đều nổi hột, dày cợn như bề mặt của sữa thiu.
Lão ta xấu? Đúng, không chối cãi. Lão xấu, nhưng theo quan điểm của cô, vô vàn đàn ông cỡ tuổi lão cũng xấu như thế. Sau rốt, cô thấy lão cũng không đến nỗi quá xấu.
Lông mày lão nhướng lên, đôi mắt toét màu sáng mở to, làm ra vẻ hết sức tươi tắn dễ gần. Lão ngồi xuống đối diện cô. Rồi nói, “Chả có gì ngoài đó mà nhìn.”
“Vâng.” Cô cụp mắt xuống quyển sách của mình.
“A,” lão nói, cứ như thể cuộc đối thoại đang riếp tục một cách thoải mái vậy. “Cô đi tận đâu?”
“Vancouver.”
“Tôi cũng tới đó. Cả chặng đường vắt ngang đất nước. Không lý gì mà không tiện thể ngắm nhìn tất cả, đúng không?”
“Ùm.”
Nhưng lão dùng dằng.
“Cô cũng lên tàu từ Toronto à?”
“Vâng.”
“Đó là quê tôi đấy, Toronto. Tôi sống ở đó cả đời. Nhà cô cũng ở đó nhỉ?”
“Không,” Juliet nói, lại nhìn quyển sách của mình, chật vật cố kéo dài khoảng dừng. Nhưng cái gì đó... nền tảng giáo dục hay sự lúng túng, có Chúa mới biết, co lẽ là lòng thương hại nơi cô quá mạnh đến nỗi cô buột nói tên quê nhà của mình, rồi định vị nó cho lão biết bằng cách so khoảng cách từ đó tới những thị trấn lớn, xác định vị trí của nó so với hồ Huron, vịnh Georgia.
“Tôi có bà chị họ sống ở Collingvvood. Vùng quê nơi đó thật êm đềm. Tôi đã lên thăm gia đình bà ấy một đôi lần. Cô đang đi một mình thì phải? Giống như tôi?”
Lão luân phiên đập bàn tay này lên bàn tay kia. “Vâng.” Đừng nói nữa, cô thầm nghĩ. Đừng nói nữa. “Đây là lần đầu tôi đi một chuyến cho ra đi. Hành trình khá là dài, hoàn toàn một mình.”
Juliet không đáp.
“Tôi đã để ý thấy cô ở đây đọc sách một mình suốt, thế là tôi nghĩ, có lẽ cô ấy cũng phải đi đường xa một mình, vậy nên có lẽ chúng ta bầu bạn với nhau được chứ nhỉ?”
Cái cụm từ bầu bạn làm thốn lên một cảm giác bất an ớn lạnh trong lòng Juliet. Cô hiểu không phải lão đang cố gạ gẫm cô. Một trong những điều đồi bại thỉnh thoảng vẫn xảy ra là lũ đàn ông cô độc, thiếu sức lôi cuốn và vụng về rất có thể sẽ ra giá huỵch toẹt với cô, hàm ý cô cùng hội cùng thuyền với bọn họ. Nhưng lão già này không làm điều đó.
Tao muốn có bạn, không phải bạn gái. Lão muốn một người làm bầu bạn.
Juliet biết rằng, với nhiều người, cô có vẻ kỳ kỳ và cách biệt - về mặt nào đó cô đúng là như vậy thật. Nhưng quá nhiều lần trong đời cô cũng đã trải nghiệm cảm giác thấy mình bị bao vây bởi những người muốn rút tỉa sự chú ý, thời gian và linh hồn của cô. Và thường thì, cô để họ làm được điều đó.
Hãy tỏ ra sẵn sàng, hãy thân thiện (nhất là nếu mi không được nhiều người thích)... là những gì cô đã học được tại thị trấn nhỏ quê nhà cũng như trong ký túc xá nữ sinh. Hãy thích nghi với bất cứ ai muốn hút cho mi khô máu, cho dù bọn họ chẳng biết quái gì về con người mi là ai.
Cô nhìn thẳng vào người đàn ông và không mỉm cười. Lão nhìn thấy vẻ kiên quyết của cô, và nét mặt lão thoáng gợn chút cảnh giác.
“Quyển sách cô cầm có hay không? Nó nói về cái gì?”
Cô nhất định sẽ không nói rằng nó viết về Hy Lạp cổ đại và về sự gắn kết đáng kể giữa người Hy Lạp cổ đại với những điều phi lý. Cô không dạy tiếng Hy Lạp mà được mong chờ dạy một môn gọi là Tư tưởng Hy Lạp, do vậy cô đang đọc tác phẩm của Dodds để xem mình thu hoạch được gì. Cô trả lời, “Cháu muốn đọc, thế thôi. Có lẽ cháu đi sang toa vọng cảnh đây.”
Cô đứng lên và bước đi, nghĩ bụng đáng lý ra không nên nói mình đi đâu, ai biết có thể lão sẽ đứng lên đi theo cô, xin lỗi, tiến hành một đợt khẩn khoản cầu xin nữa. Vả lại, trong toa vọng cảnh lạnh căm, và cô ước gì mình mang theo áo ấm. Giờ thì không thể nào quay lại lấy áo được.
Khung cảnh bao khắp xung quanh nhìn từ toa vọng cảnh, ở cuối xe lửa, dường như khiến cô ít hài lòng hơn khung cảnh từ toa ngủ nhìn ra. ở đây luôn luôn có sự xâm lăng của phần đầu xe lửa, chặn ngang mặt người ta.
Có lẽ vấn đề là do cô bị lạnh, ngay khi cô nghĩ mình sẽ bị lạnh. Và bồn chồn áy náy. Nhưng không hối hận. Chỉ tích tắc nữa thôi bàn tay nhớp nháp của lão có thể đã chìa ra - cô nghĩ chắc hẳn nó phải nhớp nháp, không thì cũng khô ráp đóng vảy - những cái tên được trao đổi, có thể cô đã kẹt cứng vào đấy. Đó chính là chiến thắng đầu tiên loại này cô từng xoay xở được, mà lại là chống lại đối thủ đáng buồn nhất, đáng thương nhất. Giờ cô vẫn như còn nghe thấy tiếng của lão, lai nhai cụm từ bầu bạn với nhau. Với vẻ vừa xin lỗi vừa xấc xược. Xin lỗi vì thói quen của lão. Còn xấc xược thì là kết quả của một hy vọng hay quyết tâm mơ hồ phá vỡ bề mặt sự cô độc của lão, trạng thái thèm giao du của lão.
Hành động của cô là cần thiết nhưng không dễ dàng, không hề dễ chút nào. Thật ra, quả tình nó giống như một chiến thắng, bởi cô đã đứng lên đương đầu với một kẻ trong tình trạng như vậy. Nó giống như chiến thắng, bởi vì sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu lão ta tinh ranh và trơ trẽn. Nhưng sao mãi mà cô vẫn cảm thấy buồn trĩu nặng.
Chỉ có hai người nữa ngồi trên toa vọng cánh. Hai phụ nữ lớn tuổi, mỗi người ngồi riêng một mình. Khi Julier trông chấy một con sói lớn băng qua bề mặt cái hồ nhỏ bị tuyết lấp trọn, cô biết chắc chắn họ cũng nhìn thấy. Nhưng không thể phá vỡ bầu im lặng, và điều đó làm cô vui lòng. Con sói không đếm xỉa gì đến đoàn tàu, cũng không lưỡng lự hay vội vàng, lông nó dài, sắc bạc chuyển thành trắng. Liệu nó có nghĩ ông ấy làm nó trở nên vô hình?
Trong khi cô đang nhìn con sói, một hành khách nữa đi vào. Một người đàn ông tới ngồi ngang với cô ở hàng ghế bên kia lối đi. Anh ta cũng cầm một quyển sách. Vào tiếp theo là một cặp sồn sồn - chị vợ xinh xắn, hoạt bát, ông chồng to, dềnh dàng và vụng về, thở ra từng hơi phì phò phát gớm.
“Ở đây lạnh quá,” ông chồng phàn nàn khi họ ngồi xuống.
“Để em đi lấy áo khoác cho anh nhé?”
Thôi mất công.
“Mất công gì đâu.”
“Anh ổn mà.”
Lúc sau người phụ nữ trầm trồ, “ở đây ngắm cảnh hay quá.” Anh chồng không trả lời, chị ta nói thêm. “Ta có thể thấy mọi thứ xung quanh.”
“Có gì mà thấy.”
“Chờ đến khi qua núi đi thì thấy. Sẽ có cái cho xem. Anh ăn sáng ngon không?”
“Trứng nhão nhoẹt.’
“Em biết.” Người phụ nữ lộ vẻ xót chồng. “Lúc đó em nghĩ, đáng ra mình nên xộc vào nhà bếp tự làm lấy.”
“Cabin bếp. Người ta gọi nó là cabin bếp.'
“Em nghĩ trên tàu thủy người ta mới gọi thế.”
Juliet và người đàn ông đối diện ngước mắt lên khỏi quyển sách của mình cùng lúc, và tia nhìn của họ chạm nhau, với vẻ đang cố kìm nén mọi biểu cảm. Trong một hai giây này xe lửa chậm lại rồi dừng hẳn, họ ngoảnh đi chỗ khác.
Đoàn tàu vừa tới một khu dân cư nhỏ trong rừng. Ở một phía là ga sơn màu đỏ đậm, phía bên kia có vài căn nhà sơn cùng màu. Gó thể gọi là nhà hay trại, dành cho nhân viên hỏa xa. Loa phóng thanh thông báo sẽ dừng lại ở đây khoáng mười phút.
Sân ga giờ đã được dọn sạch tuyết, Juliet ngó về trước thấy vài người xuống xe lửa đi loanh quanh. Lẽ ra cô cũng muốn làm như họ, nhưng không phải khi không có áo khoác.
Người đàn ông ở hàng ghế bên kia đứng dậy, đi xuống bậc thang mà không ngó xung quanh. Cửa mở ra đâu đó phía dưới, đưa một luồng khí lạnh vụng trộm thốc vào. Ồng chồng lớn tuổi hỏi họ làm gì ở đây, và nơi này là nơi nào. Chị vợ đi lên đằng trước toa cố tìm cái tên, nhưng không thành.
Juliet đang đọc tới đoạn nói về tục tế thần rượu nho Dionysus. Nghi lễ thực thi vào ban đêm, ngay giữa mùa đông, Dodds viết. Nhũng phụ nữ lên tận đỉnh núi Parnassus, và một lần nọ, khi họ bị bão tuyết chặn đứng, một đội cứu hộ được phái tới. Những cô gái tế thần hụt được mang xuống lúc quần áo đã đông cứng lại như tấm ván, và trong cơn mê loạn họ đã chấp nhận sự cứu hộ. Điều này Juliet nhìn nhận khá giống như hành vi đương thời, về mặt nào đó nó hắt ánh sáng hiện đại lên việc làm thiếu suy nghĩ của những kẻ tham gia vào nghi lễ tôn giáo. Liệu các học sinh có cảm nhận như thế? Có vẻ không. Có lẽ bọn chúng sẽ chuẩn bị tinh thần chống lại bất kỳ sự tiêu khiển nào, bất kỳ sự tham gia nào vào bài giảng, như học sinh vốn vậy. Còn những đứa không đến nỗi như thế thì cũng sẽ chẳng muốn biểu lộ ra.
Loa gọi lên tàu phát vang, không khi sảng khoái bị cắt cái phụp, tàu từ từ bẻ ghi sang đường xép. Cô ngước mắt lên nhìn, thấy xa xa đằng trước, đầu máy biến mất ở một khúc quanh.
Lại một cú tròng trành hay giật nảy nữa, cú giật dường như truyền lan đi khắp đoàn tàu. Ở chỗ cô ngồi, có cảm giác như toa xe nảy xốc lên. Một cú dừng đột ngột.
Tất cả mọi người ngồi chờ xe lửa khởi hành lại, không ai lên tiếng. Ngay cả ông chồng hay cằn nhằn cũng im re. Vài phút trôi qua. Những cánh cửa đóng và mở. Tiếng người gọi nhau, cảm giác hoảng hốt và khích động lan tỏa. Trong toa giải trí, ở ngay bên dưới, có tiếng nhân viên tàu - hình như tiếng người soát vé. Nhưng không thể nghe rõ ông ta đang nói gì.
Juliet đứng dậy đi lên đầu toa, nhìn ra nóc các toa phía trước. Cô thấy vài người chạy chạy trên tuyết.
Một trong hai phụ nữ đi một mình tới đứng bên cạnh
cô.
“Tôi đã linh cảm là sẽ có gì đó xảy ra mà,” bà nói. “Tôi đã cảm thấy vậy từ lúc chúng ta dừng lại. Tôi đã không muốn tàu khởi hành tiếp vì tôi nghĩ có gì đó sắp xảy ra.”
Người phụ nữ đi một mình kia cũng đã đến đứng đằng sau họ.
“Không có gì đâu,” bà ta tiếp lời. “Chắc cành cây vắt ngang đường ray thôi.”
“Họ có xe đi tiền trạm rồi cơ mà,” người phụ nữ đầu tiên nói với bà kia. “Nhiệm vụ của nó là dọn các thứ kiểu như cành cây vắt ngang đường.”
“Có lẽ nó vừa đổ xuống.”
Cá hai bà cùng nói tiếng Anh giọng miền Bắc, không có sự câu nệ giữa người lạ hay người quen. Giờ nhìn kỹ cô mới thấy hình như họ là chị em ruột, mặc dù một người trẻ hơn và mặt rộng hơn. Vậy ra họ đi cùng nhưng ngồi tách rời. Hay có lẽ họ vừa mới cãi nhau.
Người soát vé đang leo lên toa vọng cảnh. Được nửa đường thì ông ta xoay người, nói.
“Không có gì nghiêm trọng phải lo lắng, thưa bà con, có vẻ như chúng ta đụng phải một chướng ngại vật trên đường ray. Chúng tôi xin cáo lỗi vì sự chậm trễ và sẽ khởi hành lại ngay khi có thể, nhưng chắc là chúng ta sẽ ở đây một lát. Bếp trưởng báo với tôi vài phút nữa sẽ có cà phê miễn phí.”
Juliet đi theo ông ta xuống cầu thang. Cô vừa nhận ra, ngay lúc mới đứng lên, là mình có chuyện rầy rà nhất thiết buộc cô phải trớ lại chỗ ngồi của mình, nơi để cái giỏ du lịch, cho dù lão dở người mà cô lạnh nhạt lúc nãy có còn ngồi đó hay không. Khi len lỏi qua các toa, cô gặp nhiều người khác cũng đang di chuyển. Nguời ta đang nhoài người ra các cửa sổ bên một phía xe lửa, không thì họ ùn lại ở giữa các toa, như thể chờ cửa mở. Juliet không có thời gian hỏi, nhưng khi lách người qua cô nghe lao xao hình như đó là một con gấu hoặc nai sừng tấm, hay một con bò. Người ta thắc mắc bò làm gì ở đây trong rừng cây bụi này, hoặc tại sao giờ này gấu không ngủ, hoặc có khi tên bợm say nào đó ngủ quên trên đường ray cũng nên.
Trong toa ăn uống người ta đang ngồi bên các bàn đã dỡ hết tấm trải màu trắng. Họ đang uống cà phê miễn phí.
Không có ai ở chỗ ngồi của Juliet, cả chỗ đối diện cũng không. Cô quơ cái giỏ rồi vội vã đi vào phòng vệ sinh nữ. Kinh nguyệt là tai ương của cuộc đời cô. Có lúc nó thậm chí đã quấy rầy bài kiểm tra viết quan trọng kéo dài ba tiếng đồng hồ của cô, bởi vì cô chẳng thể rời phòng thi mà đi thay.
Đỏ mặt, bị chuột rút, cảm thấy sây sẩm phát bệnh, cô ngồi bẹp xuống bồn cầu, tháo miếng băng vệ sinh ướt đẫm ra gói vào giấy vệ sinh và vứt vào sọt rác. Khi đứng lên cô dán miếng băng mới lấy từ giỏ ra. Cô thấy nước và nước tiểu trong bồn cầu đỏ lòm máu kinh của mình. Cô đặt tay lên nút xả, bỗng nhận thấy đập vào mắt dòng chữ cảnh báo không được giật toa lét khi tàu đang đậu. Tất nhiên, cái cảnh báo đó là để phòng khi tàu đang dừng gần ga, nơi chất thải có thể chảy ra, rất khó chịu, ngay chỗ người ta có thể trông thấy. Chứ ở đây, cô có thể liều.
Nhưng đúng lúc chạm tay vào nút xả lần nữa cô nghe có tiếng người gần đấy, không phải trên xe lửa mà bên ngoài cửa sổ toa lét lắp kính thạch anh. Có lẽ nhân viên nhà tàu đi ngang qua.
Cô có thể chờ đến khi xe lửa chạy lại, nhưng bao lâu nữa? Và nhỡ có ai đó khẩn cấp muốn vào thì sao? Cô quyết định tất cả những gì mình có thể làm là hạ nắp bồn cầu xuống và bước ra.
Cô trở lại chỗ của mình. Đối diện cô, một đứa trẻ bốn hay năm tuổi đang dận cồm cộp mẩu màu sáp xuống trang sách tô màu. Mẹ nó nói chuyện với Juliet về cà phê miễn phí.
“Miễn phí nhưng coi bộ mình phải tự đi lấy thôi,” chị ta bảo. “Cô làm ơn trông chừng nó một chút để tôi đi lấy nhé?”
‘Con không muốn ở với cô này,” đứa trẻ nói, không ngẩng đầu lên.
“Để em đi lấy cho,” Juliet bảo. Nhưng vừa lúc đó một anh bồi đẩy xe phục vụ cà phê đi vào.
“Đó. Lẽ ra tôi không nên càm ràm sớm vậy,” bà mẹ nói. “Có có nghe nói đó là một x-á-c n-gư-ờ-i?”
Juliet lắc đầu.
“Hắn thậm chí còn không có áo khoác. Có người đã thấy hắn xuống tàu và đi lên đằng đầu nhưng không nhận ra hắn có ý định làm gì. Chắc hắn đi vòng khúc quanh nên khi thợ máy nhìn thấy hắn thì đã quá trễ.”
Cách vài ghế phía trước, cùng dãy với bà mẹ, một người đàn ông nói, “Họ trở lại kia,” tức thì vài người bên phía Juliet đứng lên, khom cả người xuống để nhìn. Đứa trẻ cũng đứng lên, áp mặt vào kính. Mẹ nó quát nó ngồi xuống.
“Màu với mè. Coi con nghịch này, tô hết cả ra đường
kẻ.”
“Tôi không dám nhìn,” chị ta nói với Juliet. “Tôi không chịu nổi khi nhìn những cảnh tượng như chế.”
Juliet đứng dậy nhìn. Cô thấy một toán người đi ngược về phía ga. Một số người đã cởi áo khoác để đắp lên chiếc cáng mà vài người trong số họ đang khiêng.
“Không thấy gì được đâu,” một ông đằng sau Juliet nói với người phụ nữ nãy giờ chưa đứng dậy. “Người ta đậy hắn lại rồi.”
Không phải tất cả những người đầu cúi gằm đang đi tới đều là nhân viên hỏa xa. Juliet nhận ra người đàn ông đã ngồi đối diện mình trong toa vọng cảnh.
Thêm mười hay mười lăm phút nữa, xe lửa bắt đầu chuyển bánh. Đến chỗ khúc quành, không hề thấy có vết máu ở cả hai bên toa. Nhưng có một khoảnh bị chân người giày xéo, đống tuyết được cào vun lên. Người đàn ông đằng sau cô lại bật dậy. Ông ta nói, “Chắc đây là nơi xảy ra chuyện,” rồi ngó nghiêng chút nữa xem còn thấy gì không, sau đó quay người ngồi xuống. Xe lửa thay vì tăng tốc để bù lại thời gian đã mất hình như còn chạy chậm hơn trước. Để mặc niệm, có lẽ vậy, hoặc vì lo sợ lại có gì chắn ở phía trước, ở khúc quành tiếp theo. Trưởng nhóm bồi bàn đi qua từng toa thông báo lượt phục vụ bữa trưa đầu tiên đã sẵn sàng, bà mẹ và thằng bé con đứng dậy đi theo ông ta. Đoàn người bắt đầu nối thêm, và Juliet nghe một phụ nữ đi ngang qua bảo, “Thật không?”
Người phụ nữ nói chuyện với chị ta thầm thì, “Thì chính cô ấy đã bảo mà. Đầy máu. Chắc là nó bắn vào khi tàu cán qua...”
“Đừng có nói ra.”
Một lát sau, khi đoàn người đã dứt và những người ăn trưa sớm đang dùng bữa thì người đàn ông bước vào - đó là người đàn ông trong toa vọng cảnh mà cô vừa mới nhìn thấy ở bên ngoài trời tuyết.
Juliet đứng dậy tức tốc đuổi theo anh ta. Trong không gian tối lạnh giữa các toa, ngay khi anh ta vừa đẩy cánh của nặng trước mặt, cô nói, “Xin lỗi. Cho tôi hỏi anh chút chuyện.”
Nơi này chát chúa những âm thanh dồn cục, tiếng bánh xe nghiến đường ray.
Gì vậy?
“Anh là bác sĩ phải không? Anh có thấy người đàn ông mà...
“Tôi không phải bác sĩ. Không có bác sĩ trên tàu, nhưng tôi biết chút ít về thuốc men.”
“Ông đó bao nhiêu tuổi?”
Người đàn ông nhìn cô với vẻ kiên nhẫn điềm tĩnh pha chút không hài lòng.
“Thật khó nói. Không trẻ.”
“Ông ta mặc sơ mi xanh da trời phải không? Phải tóc ông ta màu vàng hung không?”
Anh ta lắc đầu, không hẳn để trả lời câu hỏi của cô mà để khước từ nó.
“Là người cô biết à?” anh ra nói. “Cô nên nói với người soát vé nếu đúng vậy.”
“Tôi không biết ông ta.”
“Thế thì xin lỗi.” Anh ta mở cửa và bỏ cô lại đằng sau.
Dĩ nhiên. Anh ta nghĩ cô là kẻ tò mò đáng ghê gớm, như nhiều người khác.
Đầy máu. Đó mới là đáng ghê gớm, nếu anh muốn biết.
Cô không bao giờ có thể hé lộ với ai về lỗi lầm mình đã mắc phải, chuyện buồn cười trớ trêu mà nó tạo ra. Cô mà nói có khi người ta sẽ nghĩ cô là kẻ lỗ mãng không có trái tim. Và mặt kia của sự hiểu lầm - thân thể nát nhừ của kẻ tự sát - dường như, khi kể lại, không kinh tởm và đáng sợ bằng máu kinh nguyệt của chính cô.
Không bao giờ nói cho ai biết. (Thật ra cô đã kể, vài năm sau đó, cho một phụ nữ tên là Christa, họ là gì thì cô không biết.)
Nhưng cô rất muốn kể chút gì đó cho ai đó. Cô lấy ra quyển sổ tay và, trên một trong những trang có hàng kẻ, cô bắt đầu viết thư cho cha mẹ.
Tụi con chưa tới biên giới Manitoba, hầu hết mọi người đều ca cẩm là phong cảnh tẻ nhạt nhưng họ không thể nói rằng chuyến đi thiếu chuyện giật gân. Sáng nay tụi con dừng lại ở một khu dân cư tiêu điều hẻo lánh trong cánh rừng phía Bắc, tất cả đều sơn màu đỏ u ám của ngành hỏa xa. Con đang ngồi đằng đuôi xe lửa trong toa vọng cảnh, lạnh muốn chết bởi vì họ keo kiệt không đốt Lò sưởi (chắc họ cho rằng phong cảnh huy hoàng sẽ khiến người ta sao nhãng khỏi sự thiếu tiện nghi) với Lại con lười quá không muốn trở lại chỗ ngồi để lấy áo ấm. Tụi con đậu ở đó chừng mười hay mười lăm phút thì đi tiếp, con có thể thấy đầu máy chỗ khúc quành đằng tntớc, rồi bất thình lình có một Tiếng Thình Khủng Khiếp...
Cô và cha mẹ luôn luôn xem trọng việc đem những câu chuyện giải trí vào nhà kể cho nhau nghe. Điều này đòi hỏi sự điều chỉnh tài tình không chỉ ở sự kiện mà còn ở vị trí của ai đó trên thế giới. Hay vì Juliet đã khám phá ra vậy, khi thế giới của cô là trường học. Cô đã tự nâng mình lên thành người quan sát bề trên, không thể bị tổn thương. Và do cô xa nhà suốt nên thái độ này trở thành thói quen, gần như một bổn phận.
Nhưng ngay khi vừa viết xong mấy từ Tiếng Thình Khủng Khiếp, cô tắc tị không sao viết thêm được chữ nào nữa. Không thể viết tiếp bằng ngôn ngữ quen thuộc của mình.
Cô ráng nhìn ra cửa sổ, nhưng cảnh sắc đã thay đổi, dù vẫn bao gồm những chi tiết cũ. Thêm gần một trăm dặm thì dường như khí hậu ấm hơn. Băng chỉ đóng lại ven bờ chứ không còn phủ kín mặt hồ. Nước đen, đá đen, dưới làn mây hắt hiu lắp đầy bầu không khí thu cảm giác u uẩn. Nhìn đã chán, cô cầm quyển sách của Dodds lên, mở bừa ra trang nào cũng được, bởi vì dù sao cô cũng đã đọc nó rồi. Dường như cứ vài ba trang là cô lại gạch dưới lu bù. Cô bị cuốn hút vào những đoạn gạch chân ấy, nhưng khi đọc cô bỗng nhận thấy những gì lần trước khiến cho mình vồ vập sướng điên giờ cứ rối ra rối rắm không sao hiểu nổi.
... những điều liên quan tới viễn cảnh sống từng phần xem ra giống như hành vi của quỷ, được cảm nhận bằng sự tinh thức nội tại cho rằng cái chết là thuộc khía cạnh công lý vũ trụ...
Quyển sách tuột khỏi tay cô, mắt cô díp lại, giờ thì cô đang bước đi cùng với mấy đứa trẻ (học sinh chăng?) trên một mặt hồ. Khắp chốn cứ hễ mỗi nguời bọn họ bước tới đâu thì liền hiện ra một vết nứt năm cạnh tới đó, tất cả đều bằng bặn, đẹp mắt, khiến mặt băng thành ra một mặt sàn lát gạch. Bọn trẻ hỏi cô tên của các ô băng này và cô tự tin trả lời chúng là thơ năm nhịp. Nhưng bọn chúng phá ra cười và tiếng cười đó càng làm cho những vết nứt rạn ra rhêm. Lập tức cô nhận ra sự nhầm lẫn của mình, biết rằng có một từ duy nhất thích hợp sẽ cứu vãn tình thế, nhưng cô không tài nào nắm bắt được cái từ ấy.
Cô choàng tỉnh giấc, thấy ngay người đàn ông đó, người mà cô đã đi cheo và đứng hỏi han ngay giữa các toa tàu, đang ngồi đối diện mình.
1. Iambic pentameter: một thể thơ có vần luật trong tiếng Anh, với cách gieo vần theo những cụm năm nhịp.
“Cô ngủ say quá.” Anh ta cười nhẹ với lời mình vừa nói. “Hiển nhiên.”
Cô đã ngủ chúi đầu về trước, như một bà già, lại có một dáải nước dãi ứa ra nơi khóe miệng. Đồng thời cô biết mình phải tới buồng vệ sinh nữ ngay lập tức, hy vọng không có gì dính vào váy. Cô nói, “Xin lỗi,” (đúng y lời vừa nãy anh ta nói với cô) rồi vớ lấy giỏ xách đi khỏi, cố hết sức để không lộ vẻ hấp tấp ngượng ngập.
Khi cô trở lại, đã rửa ráy và thay băng xong, anh ta vẫn ngồi đó.
Anh ta cất tiếng ngay tức khắc. Báo rằng anh muốn xin lỗi.
“Tôi chợt nhận thấy mình đã thô lỗ với cô. Khi cô hỏi tôi...”
“À,” cô đáp.
“Cô đã đúng,” anh ta nói. “Ông ta đúng như cô tả.”
Về phía anh ta, chuyện này nghe có vẻ giống như giải quyết cho xong một công việc trực diện và cần thiết hơn là lời đề nghị nói chuyện. Nếu cô không màng tiếp chuyện thì có lẽ anh ta sẽ đứng lên đi thẳng, không hề tỏ ra thất vọng, bởi đã làm xong cái việc mình đến để làm.
Cảm thấy tội lỗi, mắt Juliet bỗng ậng nước. Sự việc bất ngờ đến nỗi cô không kịp quay mặt đi.
“Không sao,” anh ta an ủi. “Không sao.”
Cô gật đầu lia lịa, sụt sịt đến khổ sở, hỉ mũi vào tấm khăn giấy mà mãi cô mới lục thấy trong giỏ xách.
“Tôi ổn mà,” cô nói, rồi cô kể với anh ta, rất thẳng thắn, về những gì đã xảy ra. Lão già đó đã cúi xuống hỏi cô chỗ này có ai ngồi không như thế nào, rồi lão ngồi xuống ra sao, rồi cô nhìn ra cửa sổ như thế nào, và cô không thể nhìn lâu hơn được nửa nên đã cố, hoặc giả vờ đọc sách ra sao; lão hỏi cô lên tàu ở đâu, gặng hỏi nơi cô sống, ráng dẫn dắt cuộc chuyện trò cho tới khi cô đứng dậy bỏ đi khỏi lão ta.
Điều duy nhất cô không kể với anh ta là cụm từ bầu bạn. Cô cảm thấy nếu nói ra cái từ đó thì chắc chắn mình sẽ òa khóc lần nữa.
“Người ta dễ ngắt lời phụ nữ hơn đàn ông,” anh ta nói.
“Phải. Đúng thế.”
“Họ nghĩ phụ nữ có khuynh hướng dễ gần hơn.”
“Nhưng bác ấy chỉ muốn có ai đó để nói chuyện thôi,” cô nói, hơi nhúc nhích trên ghế. “Bác ấy muốn ai đó hơn tôi không muốn ai đó nhiều. Giờ tôi nhận ra như thế. Tôi vốn không ác tâm. Tôi vốn không lỗ mãng. Nhưng tôi đã tỏ ra vậy đấy.”
Dừng một chút, trong khi cô lại thút thít và một lần nữa nước mắt lại đầm đìa không sao ngăn được.
Anh ta nói, “Trước nay cô đã bao giờ muốn làm thế với ai chưa?”
“Có. Nhưng tôi chưa bao giờ làm. Tôi không bao giờ đi xa đến mức như thế. Chính vì vậy mà lần này tôi mới làm
- đó là vì bác ấy quá xuềnh xoàng. Bác ấy mặc toàn quần áo mới, có lẽ bác ấy đã chủ đích mua cho chuyến đi này. Chắc bác ấy bị trầm uất và nghĩ mình nên đi xa, gặp mọi người và kết bạn là một phương pháp tốt.
“Có lẽ bác ấy mới chỉ đi một đoạn ngắn...” cô nói. “Nhưng bác ấy nói sẽ đi Vancouver và lẽ ra tôi nên chia sẻ gánh nặng với bác ấy. Vài ngày.”
“ừ.”
“Thật ra tôi có thể đã làm thế.”
“ừ.”
“Thế đấy.”
“Xúi quẩy thật,” anh ta nói, hơi nhếch cười. “Lần đầu tiên cô dám cả gan đối xử cay nghiệt với ai đó và thế là lão ta lao mình vào tàu hỏa.”
“Chắc đó là giọt nước tràn ly,” cô nói, lúc này cảm thấy hơi e dè. “Có lẽ vậy.”
“Tôi nghĩ sau này có lẽ cô chỉ cần phải cẩn thận thôi.” Juliet ngước cằm lên nhìn kỹ anh ta.
“Ý anh nói là tôi đang phóng đại.”
Rồi bỗng nhiên có gì đó cũng bất thình lình và không kìm nổi như nước mắt cô. Miệng cô bỗng xệch ra. Thật xấu hổ, một tràng cười nấc lên.
“Tôi nghĩ mình đã hơi thái quá.”
Anh ta nói, “Hơi hơi.”
“Anh nghĩ là tôi đã làm to chuyện?”
“Điều đó tự nhiên mà.”
“Nhưng anh nghĩ đó là sai lầm,” cô nói khi đã kiểm soát được cơn buồn cười. “Anh nghĩ tôi cảm thấy tội lỗi chỉ vì tôi thích thế?”
“Điều tôi nghĩ là...” anh ta nói. “Tôi cho rằng đây là chuyện vặt. Còn nhiều thứ sẽ xảy ra trong đời người ta... nhiều thứ có lẽ sẽ xảy ra trong đời người... khiến cho việc này chỉ là chuyện vặt. Sẽ còn nhiều chuyện khác khiến cô cảm thấy tội lỗi.”
“Có phải người ta vẫn luôn nói thế không? Nhất là với những người trẻ tuổi hơn? Người ta hay nói, ôi dào, một ngày nào đó cô sẽ không nghĩ như vậy nữa đâu. Cô cứ chờ mà xem. Như thể cô ta không có quyền có những cảm xúc nghiêm túc. Như thể cô ta thiếu khả năng có cảm xúc nghiêm túc vậy.”
“Cảm xúc à,” anh ta nói. “Tôi thì đang nói về kinh nghiệm.”
“Nhưng anh đã có ý nói rằng cảm giác tội lỗi chả mang lại ích lợi gì sất. Người ta vẫn nói thế. Đúng không?”
“Đồng ý.”
Câu chuyện của họ tiếp diễn kiểu như thế khá lâu nữa, giọng hạ thấp nhưng hăng hái đến độ người đi ngang qua thỉnh thoảng ngạc nhiên nhìn họ, thậm chí có lúc còn bực bội như khi người ta nghe lỏm một cuộc tranh luận trừu tượng vô bổ. Juliet nhận ra, sau một hồi, rằng mặc dù mình đang tranh luận - mà còn tranh luận ra trò ấy chứ, cô thấy thế
- về sự cần thiết của cảm giác tội lỗi trong cả cuộc sống riêng tư lẫn đời sống xã hội, nhưng lúc này, cô đã thôi không còn thấy dằn vặt nữa. Thậm chí có thể nói là cô đang hứng chí.
Anh đề nghị họ đi tới toa giải trí, để có thể uống cà phê. Khi tới đó Juliet phát hiện ra mình hơi đói, dù giờ ăn trưa qua đã lâu. Bánh quy xoắn và đậu phụng là tất cả những gì kiếm được, và cô ngốn ngấu hăng saỵ đến nỗi chẳng thể nào tái lập nổi cuộc tranh luận gay cấn đầy suy tư giữa hai người ban nãy. Thành thử, thay vào đó, họ nói về mình. Tên anh là Eric Porteous, anh sống ở một nơi gọi là vịnh Cá Voi, đâu đó phía Bắc Vancouver, trên bờ biển Tây. Nhưng chuyến này anh không về nhà ngay mà sẽ rẽ vào Regina, để gặp những người đã lâu anh chưa gặp. Anh là một ngư dân, đánh bắt tôm. Cô hỏi về kinh nghiệm y tế mà anh đã nhắc tới thì anh bảo, “Ô, cái đó nào đáng gì. Tôi có học y. Khi người ta lên thuyền ra khơi thì bất kỳ chuyện gì cũng có thể xảy ra. Với những bạn chài cùng làm việc với mình. Hoặc với chính mình.”
Anh đã lập gia đình, vợ anh tên là Ann.
Cách đây tám năm, anh nói, Ann bị thương trong một tai nạn xe hơi. Chị hôn mê suốt mấy tuần liên tục. Khi tỉnh lại chị vẫn liệt người, không thể đi đứng, thậm chí không thể tự ăn uống được. Chị dường như biết anh là ai, biết cả người phụ nữ chăm sóc mình là ai - nhờ sự giúp đỡ của người này mà anh mới có thể giữ được chị nằm tại nhà - nhưng rồi khả năng nói chuyện và cảm hiểu những gì diễn ra xung quanh ở chị nhanh chóng lụi tàn.
Số là họ đã đi dự tiệc, chị không muốn đi nhưng anh thì muốn. Sau đó chị quyết định đi bộ về nhà một mình, do chả thích thú gì với các diễn biến của bữa tiệc. Một toán say rượu từ một bữa tiệc khác lạng tay lái khỏi lòng đường và húc chị ngã gục. Cái lũ tuổi vị thành niên ấy.
May mắn là anh và Ann chưa có con. Đúng, may mắn thật.
“Khi tôi kể cho mọi người về chuyện này ai cũng cảm thấy mình phải nói, ôi kinh khủng quá. Thật bi kịch làm sao. Vân vân.”
“Cũng chẳng trách họ được phải không?” Juliet nói, chính cô cũng đang định nói một câu tương tự.
Không, anh bảo. Nhưng chỉ là toàn bộ sự việc phức tạp hơn thế nhiều. Ann có cảm thấy đó là bi kịch? Chắc chắn không. Còn anh? Đó là một cuộc đời mới, bắt buộc người ta phải quen đi. Thế thôi.
Tất cả những kinh nghiệm hay ho của Juliet về đàn ông hồi nào đến giờ đều ở trong mộng tưởng. Một hay hai tài tử xi nê, giọng nam cao quyến rũ - không thuộc loại anh hùng tráng dương không tim - trong một đĩa hát xưa nào đó của Don Giovanni. Vua Henry Đệ Ngũ, khi cô đọc về ngài trong Shakespeare và khi Laurence Olivier đóng vai ngài trong phim.
Vậy thì lố bịch và đáng chương thật, nhưng ai cần biết cơ chứ? Trong đời thực, đã có những trải nghiệm bẽ bàng và đáng thất vọng mà cô cố đẩy ra khỏi tâm trí càng mau càng tốt rồi.
Có trải nghiệm loay hoay giữa bầy con gái không ai thèm ở các buổi dạ vũ trung học, rồi trải nghiệm chán ngấy lên nhưng vẫn đánh liều lao vào hẹn hò tình ái thuở đại học với lũ con ưai cô chả khoái mà bọn chúng cũng cóc khoái gì cô. Bận đi chơi với thằng cháu trai vãng lai của giáo viên hướng dẫn làm luận văn năm ngoái, để rồi bị đè ngửa xuống đất - ta không thể gọi đó là cưỡng hiếp bởi vì cô cũng rất chủ động - lúc đêm tối trong công viên Willis.
Trên đường về nhà hắn thanh minh rằng cô không phải típ người hắn thích. Cô quá nhục nhã đến nỗi chẳng hơi đâu mà bắt bẻ lại, thậm chí còn chẳng nhận ra, vào khoảnh khắc đó, rằng hắn cũng không phải mẫu người cô thích.
Cô chưa từng mơ màng về một người đàn ông bằng xương bằng thịt nào - đặc biệt là không bao giờ tơ tưởng đến bất kỳ ai trong số những giáo viên của cô. Mấy ông lơn lớn tuổi - trong đời thực - cô thấy có vẻ nhạt nhẽo.
Người đàn ông này bao nhiêu tuổi? Anh đã lấy vợ ít nhất tám năm - có lẽ hơn thế hai năm, hai hay ba năm. Vậy chứng tỏ anh khoảng ba lăm, ba sáu. Tóc đen, quăn, hai bên thái dương ngả màu xám bạc, trán rộng và phong trần, vai mạnh mẽ và hơi xụ xuống. Anh hầu như không cao hơn cô. Mắt cách xa nhau, đen, nhiệt tình nhưng cũng có vẻ thận trọng. Cằm tròn và chẻ, trông cứng cỏi.
Cô kể cho anh về công việc của cô, tên ngôi trường
Torrance House. (“Cô có muốn cá nó tên là Tormencsll) không?”) Cô bảo với anh rằng cô không phải là giáo viên chính thức mà đấy là do người ta vồ vập nhận bất kỳ ai học chuyên ngành Văn hóa La Mã và Hy Lạp cổ ở đại học. Hầu như chẳng có ai khác.
“Vậy sao cô học?”
“Ưm, chỉ để khác đi thôi, tôi nghĩ vậy.”
Sau đó cô thổ lộ với anh một điều cô luôn biết rằng không bao giờ nên nói với bất kỳ người khác giới nào, e rằng họ sẽ mất hứng ngay tức khắc.
“Với lại vì tôi yêu nó. Tôi yêu trọn vẹn cái thứ đó. Yêu thật sự.”
Họ ăn tối cùng nhau - mỗi người uống một ly rượu - rồi đi lên toa vọng cảnh, ở đó họ ngồi trong bóng tối, chỉ có họ mà thôi. Lần này Juliet nhớ mang theo áo ấm.
“Chắc người ta nghĩ rằng ban đêm ở đây chả có gì để xem,” anh nói “Nhưng hãy ngắm những vì sao trên bầu trời đêm quang đãng kia mà xem.”
Quả tình đêm hôm ấy trời rất quang đãng. Không có trăng - ít nhất là chưa có - sao hiện ra chi chít, chỗ mờ chỗ tỏ. Như bất kỳ ai sống và làm việc trên thuyền bè ngoài khơi, anh vốn thông thuộc bản đồ bầu trời. Còn cô chỉ có thể nhận ra sao Bắc Đẩu[I].
“Khởi điểm là thế hằng,” anh nói. “Hãy nhìn hai ngôi sao ở cạnh bên của cái gàu, đối diện với cán gàu ấy. Thấy chưa? Đó là những ngôi sao chỉ. Cứ lần theo chúng. Theo chúng, cô sẽ thấy mảng sao Bắc Cực.” Cứ như vậy.
Anh tìm giúp cô chòm Orion (Lạp Hộ), anh nói đó là chòm sao chủ đạo ở bán cầu Bắc vào mùa đông. Và chòm sao Sirius, còn gọi là Thiên Lang, thời điểm đó trong năm là sao sáng nhất trên toàn bầu trời phương Bắc.
Juliet vui vì được chỉ dẫn, đồng thời cô cũng vui khi đến phiên mình làm thầy. Anh biết tên các chòm sao nhưng không biết lịch sử của chúng.
Cô nói với anh rằng Orion bị Enopion làm cho mù mắt nhưng sau đó lấy lại được thị giác nhờ nhìn vào mặt trời. “Anh ta bị mù vì anh ta quá đẹp trai, nhưng thần thợ rèn Hephaestus tới giải cứu anh ta. Sau đó anh ta vẫn bị Artemis giết, nhưng rồi anh ta biến thành một chòm sao. Thường khi một người vô cùng cao quý gặp tai ương thì người đó sẽ hóa thân thành một chòm sao. Thế chòm Cassiopeia (Tiên Hậu) đâu?”
Anh chỉ cho cô một chòm sao tạo thành hình chữ w nhưng không rõ lắm.
“Nó được ví như một phụ nữ đang ngồi.”
“Đó cũng là vì sắc đẹp,” cô nói.
“Sắc đẹp thường nguy hiểm phải không?”
“Đúng. Bà cưới vua Ethiopia và trở thành mẹ của Andromeda. Bà khoe khoang về sắc đẹp của mình nên bị trừng phạt và bị trục xuất lên trời. Có cả một chòm sao tên là Andromeda (Tiên Nữ) nữa phải không?”
“Đó là tên dải thiên hà. Đêm nay cô cũng có thể nhìn thấy nó đấy. Nó là vật xa nhất ta có thể trông thấy bằng mắt thường.”
Ngay cả khi chỉ dẫn cô, nói cho cô biết phái nhìn ở đâu trên trời, anh cũng không bao giờ chạm vào cô. Dĩ nhiên. Anh đã có vợ rồi.
“Andromeda là ai?” anh hỏi cô.
“Nàng bị xích vào một tảng đá nhưng Perseus đã tới cứu nàng.”
Vịnh Cá Voi.
Một bến cảng dài, thuyền lớn chen chúc, một trạm xăng kiêm cửa hàng bách hóa gắn biển hiệu sau quầy kính trưng bày ghi rằng nó đồng thời cũng là trạm xe 8000 buýt và bưu điện.
Một chiếc xe hơi đậu bên hông cửa hàng, sau cửa sổ xe treo tấm biển taxi gia đình. Cô đứng nguyên tại chỗ vừa từ trên xe buýt bước xuống. Xe buýt vụt đi. Taxi hụ còi. Người tài xế chui ra bước về phía cô.
“Chỉ có mình cô à,” anh ta nói. “Cô đi về đâu?”
Cô hỏi có nơi nào cho du khách ở không. Rõ ràng không có khách sạn.
“Chẳng biết năm nay có ai cho thuê phòng không. Để tôi hỏi người trong nhà xem sao. Cô không biết ai ở đây à?”
Cô đành phải nói tên của Eric.
“À ừ,” anh ta thở phào nhẹ nhõm. “Lên đi, chúng tôi sẽ đưa cô tới đó trong nháy mắt. Nhưng tiếc là cô bỏ lỡ mất lễ viếng rồi.”
Mới đầu cô nghĩ anh ta nói là miếng. Hay là tiếng. Cô nghĩ đến những cuộc đua chài lưới.
“Thời điểm buồn,” anh tài xế nói, giờ đã ngồi vào sau tay lái. “Nhưng mà chị ấy cũng chẳng thể nào khá hơn được.”
À, lễ viếng. Chị vợ. Ann.
“Mà không sao,” anh ta riếp. “Tôi nghĩ vẫn có người nấn ná ở lại. Dĩ nhiên cô đã lỡ đám tang rồi. Hôm qua. Đông kinh khủng. Cô không sắp xếp đi được hả?”
Juliet nói. “Không.”
“Đáng ra tôi không nên gọi đó là lễ viếng nhỉ? Lễ viếng là lễ trước khi chôn, đúng không? Tôi không biết người ta gọi lễ sau khi chôn là lễ gì. Chẳng ai muốn gọi đó là tiệc thì phải? Tôi chỉ có thể chở cô đến nơi và chỉ cho cô thấy tất cả hoa và đồ cúng, vậy được chứ?”
Vào sâu trong đất liền, tách khỏi xa lộ, sau độ một phần tư dặm đường đất gồ ghề là tới Nghĩa trang Cộng đồng vịnh Cá Voi. Sát bên hàng rào là một đụn đất vùi ngập duới hoa. Hoa thật phai màu, hoa giả rực rỡ, một thánh giá bằng gỗ khắc tên và ngày tháng năm. Những dây ruy băng bóng bẩy quăn lại, bị gió thổi vương khắp bãi cỏ trong nghĩa địa. Anh ta hướng cô chú ý tới những vết lõm do nhiều xe tạo thành hôm qua.
“Một nửa trong số họ chưa bao giờ thấy chị vợ. Nhưng họ biết anh chồng, cho nên họ muốn tới viếng. Tất cả đều biết Eric.”
Họ quay đầu xe lái ngược trớ lại, nhưng không đi hẳn ra xa lộ. Cô muốn nói với người tài xế rằng mình đã đổi ý, cô không muốn đi thăm ai cả, cô muốn chờ ở cửa hàng để đón xe buýt về hướng ngược lại. Cô có thể nói rằng thực ra cô bị nhầm ngày và giờ cô thấy xấu hổ vì lỡ đám tang đến nỗi cô không muốn lộ diện nữa.
Nhưng cô không sao mở lời được. Với lại, thể nào anh ta cũng sẽ tường thuật lại chuyện cô tới đây.
Họ đi theo những lối sân sau nhỏ hẹp quanh co, qua vài ngôi nhà. Mỗi lần họ đi qua một lối vào nhà mà không rẽ vào, cô lại có cảm giác như mình vừa được ân xá.
“Ồ, ngạc nhiên chưa,” tài xế nói, và bây giờ họ đã rẽ vào thật. “Mọi người đi đâu cả rồi? Mới cách đây một tiếng đồng hồ tôi đi ngang qua vẫn còn cả nửa tá xe đậu mà. Cả xe tải của anh ta cũng đi luôn rồi. Bữa tiệc kết thúc. Xin lỗi... lẽ ra tôi không nên nói thế.”
“Nếu không có ai ở đó,” Juliet sốt sắng, “tôi có thể quay lại.”
“À, có người ở đây chứ, đừng lo. Có Ailo mà. Xe đạp của chị ấy kìa. Cô đã bao giờ gặp Ailo chưa? Cô biết đấy, chị ấy là người lo liệu mọi bề?” Anh ta bước ra ngoài mở cửa xe cho cô.
Ngay khi Juliet bước xuống, một con chó vàng to sụ chồm tới sủa inh ỏi, và một phụ nữ đứng trên hiên gọi với ra.
“Ái, nào, Pet,” anh tài xế la, đút tiền vào túi rồi quay nhanh vào trong xe.
“Im đi. Im coi Pet. Yên nào. Nó không cắn cô đâu,” người phụ nữ gọi. “Nó chỉ là một con cún thôi.”
Việc Pet là một con cún, Juliet nghĩ, sẽ chẳng khiến cô ít có nguy cơ bị tông bổ ngửa hơn. Và giờ một con chó nhỏ màu nâu hung nhào tới hùa vào cơn náo động. Người phụ nữ từ thềm nhà bước xuống, la lối. “Pet. Corky. Đàng hoàng coi. Nếu chúng nghĩ cô sợ chúng thì chúng sẽ lẵng nhẵng theo cô dai hơn nữa.”
Chữ nhẵng của chị ta nghe như nhoẵng.
“Tôi không sợ,” Juliet nói, nhảy lùi lại khi mũi con chó vàng húc mạnh vào cánh tay cô.
“Thế thì vào đi. Im, hai con này, không tao đập vào đầu bây giờ. Cô nhầm ngày đám tang à?”
Juliet lắc đầu như thể muốn nói cô xin lỗi. Rồi cô tự giới chiệu mình.
“Ổi, tiếc quá. Tôi là Ailo.” Họ bắt cay nhau.
Ailo thuộc mẫu phụ nữ cao to, vai rộng, thân hình béo mập nhưng chắc nịch, tóc vàng hơi ngả bạc thả xõa xuống vai. Giọng nói mạnh và dứt khoát, pha nhiều âm cổ họng. Hình như là giọng Đức, Hà Lan hay Scandinavia?
“Mời cô vào trong bếp ngồi đã. Mọi thứ xáo tung cả lên. Để tôi đi lấy cho cô chút cà phê.”
Căn bếp sáng, có cửa sổ mái trên trần nhà cao, nghiêng dốc. Đĩa ly tách bình la liệt khắp nơi. Pet và Corky ngoan ngoãn đi theo Ailo vào bếp và bắt đầu liếm láp thứ gì đó trong cái chảo rán chị vừa đặt xuống sàn.
Qua khỏi nhà bếp, lên hai bậc cấp rộng, có một phòng lớn tối tăm, hình như phòng khách, với gối nệm cỡ đại vứt lung tung dưới nền nhà.
Ailo lôi một chiếc ghế đặt sát bên bàn ra. “Mời cô ngồi xuống. Cô ngồi đây uống cà phê và dùng chút gì nhé.”
“Tôi không ăn uống cũng không sao,” Juliet nói.
“Đâu được. Cà phê tôi vừa mới pha xong, để tôi vừa uống vừa làm việc mà. Với lại còn có nhiều thức ăn lắm.” Chị đặt cà phê và một miếng bánh nướng trước mặt Juliet - bánh màu xanh ngắt, phủ trứng đường khô sắt lại.
“Jell-0 chanh đó,” chị nói, cố không để lộ vẻ đồng tình. 'Có lẽ vị cũng được. Hay cô ăn loại nhân rau đại hoàng nhé.”
Juliet bảo, “Được rồi chị ạ.”
“Ở đây bề bộn kinh người. Một tay tôi rửa dọn sau lễ viếng, thu xếp đâu vào đó. Rồi lại đến đám tang. Giờ đám tang xong tôi lại phải dọn rửa tất tật từ đầu.”
Giọng chị ẩn chứa nỗi than thân trách phận kịch liệt. Juliet cảm thấy bắt buộc phải nói, “Ăn xong cái này em sẽ giúp chị.”
“Thôi. Không cần đâu,” Ailo xua lẹ. “Tôi quen việc lắm rồi.” Chị di chuyển không chỉ nhanh thoăn thoắt mà còn có mục đích và hiệu quả. (Típ phụ nữ như vậy không bao giờ cần ai giúp. Họ có thể đánh giá người ra ngay). Chị tiếp tục lau khô ly tách và dao nĩa, cất các thứ đã lau khô vào tủ bếp và ngăn kéo. Sau đó cọ bình tích xoong chảo - kể luôn cả cái chảo chị tịch thu của mấy con chó - ngâm chúng trong nước xà phòng, chà mặt bàn và bệ bếp, vắt giẻ rửa bát như vặn cổ gà. Trong khi đó vẫn nói chuyện với Juliet giữa những quãng nghỉ.
“Cô là bạn của Ann hả? Cô biết cô ấy từ trước kia?”
“Không.”
“Không à. Tôi cũng nghĩ là không. Cô còn trẻ quá mà. Vậy sao cô muốn đi đám cô ấy?”
“Không phải,” Juiiet nói. “Em không biết. Em chỉ tạt qua thăm thôi.” Cô cố tỏ ra bộ như đó chỉ là ý định chợt nảy đến, làm như cô có rất nhiều bạn và vẫn ngẫu nhiên đi đến thăm họ.
Với năng lượng và sức lực phi thường, Ailo đánh bóng một chiếc bình, khi chị chọn cách từ chối đáp lại tình tiết này. Chị để cho Juliet chờ chị đánh bóng thêm mấy cái bình tích nữa mới nói tiếp.
“Thì ra cô đến thăm Eric. Cô tìm đúng nhà rồi. Eric sống ở dây.
“Chị không sống ở đây à?” Juliet nói, như thể câu này có thể thay đổi đề tài.
“Không. Tôi không sống ở đây. Tôi sống ở chân đồi, với chồn.” Cái từ chồn chớ nặng niềm kiêu hãnh pha lẫn quở trách.
Không hỏi, Ailo rót đầy cà phê vào tách của Juliet, rồi tự rót cho mình. Chị tự lấy một lát bánh nướng. Loại này có một lớp màu hồng dưới đáy và một lớp kem phủ trên mặt.
“Cái này nhân rau đại hoàng. Phải ăn ngay kẻo nó thiu mất. Tôi không cần nhưng vẫn phải ăn. Để tôi lấy cho cô một miếng nhé?”
Thôi ạ. Cám ơn.
“Ưm. Eric vừa mới đi xong. Tôi nghĩ tối nay cậu ấy không về đâu. Cậu ấy tới chỗ Christa rồi. Cô biết Christa chứ?”
Juliet khẽ lắc đầu.
“Ở đây chúng tôi sống ai cũng đều biết chuyện của ai hết. Biết rõ cả. Chẳng rõ chỗ cô thì thế nào. Ở Vancouver thì phải?” Quliet gật đầu). “Ở thành phố. Không giống đây. Vì Eric muốn chăm sóc vợ chu đáo nên cậu ấy cần giúp đỡ, cô biết đấy? Tôi là người đến giúp cậu ấy.”
Juliet buột miệng nói một câu hơi khờ khạo, “Chứ chị không đuợc trả tiền à?”
“Dĩ nhiên được chứ. Nhưng mà đó không chỉ là làm công. Còn là một cách góp hơi phụ nữ khác, cậu ấy cần thế. Cô có hiểu tôi đang nói gì không? Không phải kiểu phụ nữ với chồn, tôi chả tin thứ đó, vậy chẳng hay ho gì, chỉ có cãi cọ thôi. Ban đầu Eric có Sandra, sau đó cô ả bỏ đi, cậu ấy xoay qua Christa. Có thời vừa Sandra vừa Christa luôn, nhưng hai cô là bạn tốt, êm thấm. Ngặt cái Sandra có con riêng, cô nàng muốn chuyển tới chỗ có trường lớn hơn. Christa là họa sĩ. Cô ta làm đồ từ thứ gỗ mà cô tìm thấy trên bờ biển ấy. Thứ gỗ đó gọi là gì nhỉ?”
“Gỗ trôi,” Juliet mấp máy. Cô tê cứng vì thất vọng và ê chề.
“Thế đấy. Cô ta làm ra rồi đem giao nhiều nơi cho người ta bán giùm. Toàn thứ hoành tráng. Thú, chim nhưng không tật. Không tật?”
“Ý chị là không thật?”
“À. ừ. Cô ta không vướng bận con cái. Tôi nghĩ cô ta sẽ không muốn chuyển đi đâu. Eric đã kể cô nghe chuyện này chưa? cô muốn uống cà phê nữa không? Vẫn còn trong bình này.”
“Thôi. Thôi cảm ơn chị. Không, anh ấy chưa kể.”
“ừ. Vậy thì giờ tôi nói cho cô biết rồi đấy. Nếu cô uống xong rồi thì để tôi đem tách đi rửa.”
Chị đi vòng để thúc nhẹ mũi giày vào con chó vàng nằm bên hông tủ lạnh.
“Mày phải đứng lên chứ. Con lười. Chúng ta chuẩn bị về nhà nào.”
“Có xe buýt trở lại Vancouver đó, nó đi qua đây lúc tám giờ mười,” chị nói trong lúc tất bật bên bồn rửa, xây lưng lại căn phòng. “Cô có thể về nhà tôi để khi nào đến giờ thì chồn tôi chở cô ra xe. Cô có thể ăn tối với chúng tôi. Tôi đi xe đạp, tôi đi chậm nên cô sẽ theo kịp. Không xa lắm đâu.”
Tương lai trước mắt dường như đã được sắp đặt chắc chắn đến nỗi Juliet đứng dậy không chút suy nghĩ, nhìn quanh tìm giỏ xách của mình. Xong cô lại ngồi xuống, nhưng vào một cái ghế khác. Tầm nhìn mới vào nhà bếp hình như giúp cô quyết định lại.
“Em nghĩ em sẽ ở đây,” cô nói.
“Ở đây?”
“Em không mang theo nhiều đồ. Em sẽ đi bộ ra trạm xe buýt.”
“Cô biết đường không? Những một dặm cơ đấy.”
“Vậy không xa.” Juliet phân vân sợ mình đâu có thông thuộc đường sá, nhưng rồi cô nghĩ, đằng nào ta cũng chỉ phải đi xuống đồi.
“Cậu ấy không về đâu,” Ailo nói. “Đêm nay thì không.”
“Không sao.”
Ailo nhún vai một cái hoành tráng, hình như tỏ rõ sự khinh thường.
“Đứng lên. Pet. Dậy.” Ngoái qua vai chị nói, “Corky ở lại đây. Cô muốn nó ở trong hay ở ngoài.”
“Chắc là ngoài.”
“Thế thì tôi sẽ cột nó lại, cho nó đừng đi cheo. Có khi nó không muốn ở lại với người lạ.”
Juliet không nói gì.
“Cửa khóa khi ta ra ngoài. Cô biết không? Nếu cô ra ngoài và muốn quay vào thì cô phải ấn cái này. Còn khi cô đi luôn thì khỏi ấn. Cửa sẽ khóa lại luôn. Cô hiểu chứ?”
“Dạ hiểu.”
“Ở đây chúng tôi thường không quen khóa cửa, nhưng giờ có quá nhiều người lạ.”
Sau cuộc ngắm sao của hai người, xe lửa dừng lại một lúc ở Vinnipeg. Họ bước xuống đi dạo trong gió lạnh tê tái, lạnh đến nỗi thở cũng đau, huống hồ là nói chuyện. Khi trở lên tàu họ vào ngồi trong toa giải trí và anh gọi rượu.
“Để cho chúng ta ấm người và để em dễ ngủ,” anh nói.
Anh sẽ không ngủ. Anh phải ngồi canh tới khi xuống tàu ở ga Regina, đâu khoảng lúc gần sáng.
Hầu hết giường ngủ đã được dựng lên, những tấm rèm xanh đậm che chật lối đi khi anh đưa cố trở lại toa của cô. Tất cả các toa đều có tên, và toa của cô tên là Miramichi[II].
“Tới rồi,” có thì thầm tại khoảng trống giữa các toa, tay anh chuẩn bị đẩy cửa toa cho cô vào.
“Thế thì tạm biệt tại đây,” anh rụt tay lại, họ giữ thăng bằng cho khỏi xóc để anh có thể hôn cô trọn vẹn. Khi hôn xong anh không buông ra, mà giữ cô lại, vuốt ve lưng cô, và rồi bắt đầu hôn khắp mặt cô.
Nhưng cô chuồi đi và nói gấp gáp. “Em còn trinh.”
“ơ, ờ.” Anh phá ra cười và hôn vào cổ cô, rồi buông cô ra, đẩy khung cửa trước mặt cô. Họ bước theo lối đi tới lúc cô đến giường của mình. Cô dựa lưng vào tấm rèm, quay mặt lại, chờ đợi anh hôn mình hoặc chạm vào mình lần nữa, nhưng anh lướt qua như thể họ chỉ vô tình gặp nhau.
Ngu xuẩn làm sao, thảm hại làm sao. Dĩ nhiên, cô lo sợ bàn tay vuốt ve của anh sẽ trượt xuống chạm phải mối gút cố định buộc để giữ cho miếng băng vệ sinh dính chắc vào thắt lưng quần. Phải chi cô thuộc loại gái dám tin cậy vào tampon thì sự việc này đâu bao giờ xảy ra.
Mà tại sao lại là còn trinh. Một khi đã trải qua quãng thời gian dài lê thê không mấy dễ chịu trong công viên Willis để đảm bảo rằng tình trạng ấy sẽ chẳng là trở ngại nữa? Chắc tại cô đã nghĩ đến những gì mình phải nói với anh - cô sẽ không đời nào có gan nói với anh rằng cô đang mắc kẹt - trong trường hợp anh hy vọng tiến xa hơn. Nhưng mà, làm sao anh có thể tính đến chuyện ấy được cơ chứ? Bằng cách nào? Ở đâu? Trên giường của cô, với cái khoảnh tí hon giữa bao nhiêu hành khách khác hình như vẫn còn thức xung quanh họ? Hay đứng dựa vào cánh cửa, đu đa đu đưa, khi mà bất cứ ai cũng có thể đến mở ra, trong khoảng không gian bấp bênh giữa các toa?
Giờ thì anh có thể kể với ai đó chuyện mình đã lắng nghe một cô nàng ba hoa về thần choại Hy Lạp cả tối, để rồi rốt cuộc - lúc cuối cùng anh hôn chúc ngủ ngon để tống khứ cô nàng - thì cô ta bỗng hét toáng lên rằng mình còn trinh.
Xem ra anh không phải loại đàn ông làm như thế, nói như thế, nhưng cô không sao ngăn mình tưởng tượng ra vậy.
Cô thức chòng chọc cả đêm, nhưng ngủ thiếp đi khi xe lửa dừng ở Regina.
Còn lại một mình, Juliet có thể thám hiểm ngôi nhà. Nhưng cô không làm vậy. ít nhất phải hai mươi phút sau cô mới dứt bỏ được sự hiện diện của Ailo. Không phải cô sợ Ailo có thể trở lại kiểm tra mình hay lấy món gì đó chị bỏ quên. Ailo không phải là loại người để quên đồ, dù là vào cuối một ngày làm việc quần quật. Mà nếu chị nghĩ Juliet sẽ lấy cắp cái gì thì đơn giản chị đã xua cô ra ngoài rồi.
Tuy nhiên chị là típ phụ nữ tuyên bố chủ quyền không gian, đặc biệt là nhà bếp. Tất cả mọi vật mà ánh mắt của Juliet chạm vào đều nói lên sự chiếm lĩnh của Ailo, từ những chậu cây (thảo dược chăng?) trên bậu cửa sổ cho đến cái thớt, đến tấm lót sàn sạch bóng.
Và khi cô đã cố đẩy lui được Ailo, không phải ra khỏi phòng mà có lẽ chỉ đẩy trở về bên chiếc tủ lạnh kiểu cổ lỗ, thì Juliet lại phải chống chọi với Christa. Eric có một người đàn bà. Lẽ đương nhiên. Christa. Juliet thấy một Ailo trẻ trung hơn, quyến rũ hơn. Hông rộng, cánh tay rắn chắc, tóc dài - vàng hết chứ không bạc mảng nào - ngực nảy lưng tưng dưới làn sơ mi rộng. Cũng vẻ hung hăng như thế - ở Christa, đó là sự sexy - thiếu tao nhã. Cùng cái cung cách tận hưởng việc nhai kỹ rồi mới phun ra từng lời nói.
Hai phụ nữ khác ập vào tâm trí Juliet. Briseis và Chryseis. Những bạn tình của Achilles và Agamemnon. Người nào cũng được mô tả là “gò má yêu kiều”. Khi giáo sư đọc tới chữ đó (chữ gì mà lúc này cô không thể nhớ ra), trán thầy đỏ ửng, và dường như thầy cố nén để không bật cười. Lúc ấy, Juliet đã xem thường thầy.
Ngộ nhỡ Christa hóa ra là bản sao thô thiển mang đặc tính người phương Bắc của Briseis, hay của Chryseis, thì có thể nào Juliet cũng bắt đầu coi thường Eric?
Nhưng làm sao cô biết được điều đó, nếu cô cuốc bộ ra xa lộ và trèo lên xe buýt?
Vấn đề là cô không bao giờ định lên chuyến xe buýt đó. Có vẻ như thế. Khi Ailo đã đi khỏi, cô dễ khám phá những ý định của mình hơn. Cuối cùng cô đứng dậy pha thêm cà phê, rót vào ca chứ không phải một trong những cái tách Ailo đã để ra.
Cô quá căng thẳng nên không cảm thấy đói, nhưng cô xem xét những chai rượu trên bệ bếp, chắc hẳn là đồ người ta mang tới cúng viếng. Brandy anh đào, schnapps đào, rượu hương cà phê Tia Maria, vermouth nhẹ. Mấy chai này đã khui, nhưng hình như thứ chứa bên trong chúng không được ưa chuộng. Thức uống nghiêm chỉnh chắc phải là từ đống chai rỗng Ailo xếp bên cạnh cửa ra vào. Gin và whisky, bia và rượu vang.
Cô rót Tia Maria vào cà phê của mình, rồi cầm cả chai hướng lên bậc cấp vào phòng khách rộng.
Hôm ấy là một trong những ngày dài nhất trong năm. Nhưng cây cối quanh nhà, những bụi thường xuân cao lớn, rậm rạp và cây dương mai gỗ đỏ, đã chặn bít ánh sáng từ mặt trời đang lặn. Cửa sổ mái giữ cho nhà bếp sáng sủa, trong khi các cửa sổ phòng khách chẳng hơn gì những kẽ nứt dài trên tường, và ở đó bóng tối đã bắt đầu tích tụ. Sàn nhà chưa dọn xong - thảm cũ xù xì trải lên những ô gỗ dán - và đồ đạc trong phòng rất kỳ cục chẳng ra kiểu cách gì. Phần lớn là gối nệm nằm chỏng chơ dưới sàn, vài chiếc gối quỳ bọc da, nứt toác. Một cái ghế da khổng lồ, kiểu có lưng dựa và có chỗ tì bàn chân. Một trường kỷ bên trên trải chăn chắp vá thứ thật nhưng đã rách, một cái ti vi xưa lắc, và những kệ sách bằng ván xây áp tường - trên đó không có sách, chỉ có đống báo National Geographic cũ, vài tạp chí đi biển và các ấn phẩm Popular Mechanics.
Rõ ràng Ailo không hay vào dọn dẹp căn phòng này. Có những vết tro nơi gạt tàn đổ ụp xuống thảm. Vụn bánh mì khắp nơi. Juliet đột nhiên nảy ra ý định đi tìm một cái máy hút bụi, nếu có cái nào, nhưng rồi cô nghĩ cho dù mình có làm cho máy chạy được thì rủi ro nào đó rất có thể sẽ xảy ra – lớp chim mỏng có thể bị cuốn vào máy chẳng hạn. Vì vậy cô ngồi vào ghế da, rót thêm Tia Maria vào bằng với lượng cà phê cô đã uống.
Cảnh sắc trên bờ biển vùng này không có gì hợp với ý thích của cô. Cây cối to lù lù và sin sít vào nhau, không ra đặc thù của từng cây - chúng chỉ đơn thuần mọc như rừng. Núi quá đồ sộ và có vẻ giả tạo, những hòn đảo nổi lềnh bềnh trên mặt eo biển Georgia mang nét đẹp trơ lặng như trong tranh. Căn nhà với những khoảng không gian rộng lớn, mái nghiêng lệch và gỗ thô này thì lạnh lẽo và lãnh đạm.
Chốc chốc con chó lại sủa, nhưng không khẩn thiết. Có lẽ nó muốn vào nhà để bầu bạn với cô. Nhưng Juliet chưa bao giờ nuôi chó - chó trong nhà có thể là một nhân chứng, không phải kẻ bầu bạn, chỉ khiến cô cảm thấy bất tiện.
Cũng có thể con chó đang sủa bọn nai rình mò, hay một con gấu, hoặc con báo. Hình như báo chí ở Vancouver đã đăng gì đó về chuyện một con báo đã vồ một đứa trẻ - cô nghĩ chuyện đó xảy ra trên hòn đảo này.
Ai mà muốn sống ở nơi mình phải chia chác từng không gian ngoài trời với bọn thú vật thù địch và cướp bóc cơ chứ?
Kallipareos. Đôi gò má yêu kiều. Giờ cô đã nhớ ra cái từ đó. Cái từ trong tác phẩm của Homer đang sáng lấp lánh nhờ chính nỗ lực của cô. Và hơn thế cô đột nhiên nhận ra tất cả vốn liếng từ vựng tiếng Hy Lạp của mình, nhận ra tất cả những gì dường như cô đã cất kỹ vào tủ gần sáu tháng nay. Bởi không dạy tiếng Hy Lạp, cho nên cô cất nó qua một bên.
Sự thể là thế đấy. Ta cất nó đi một thời gian, và giờ thỉnh thoảng ta nhìn vào tủ để tìm cái gì đó khác, thì ta đột nhiên nhớ ra nó, và ta nghĩ, ngay Lập tức. Thế rồi nó cứ nằm đó thôi, trong tủ, những thứ khác che chặn đằng trước nó, bên trên nó, và cuối cùng ta thôi không nghĩ về nó chút nào nữa.
Cái món đồ đã từng là báu vật của ta. Ta không nghĩ về nó nữa. Một sự mất mát ta đã không lường truớc được trong quá khứ, và giờ nó trở thành thứ đồ ta gần như không nhớ ra.
Sự thể là thế đấy.
Còn nếu như ra không cất nó đi, thậm chí ta kiếm sống bằng nó, hằng ngày? Juliet nghĩ đến những giáo viên lớn tuổi ở trường mình, phần lớn bọn họ chẳng quan tâm đến bất kể điều gì họ dạy. Lấy Juanita làm ví dụ, chị chọn tiếng Tây Ban Nha vì nó hợp với tên thánh của chị[3] (chị là người Ailen) và chị muốn nói giỏi tiếng Tây Ban Nha để dùng trong những chuyến du lịch của mình. Ta không thể nói rằng tiếng Tây Ban Nha là kho báu của chị.
ít người, rất ít người, có kho báu, và nếu có thì ta phải bám riết vào nó. Ta tuyệt nhiên không được để nó bị rình cướp khỏi tay mình.
Tia Maria quyện với cà phê mang lại tác dụng nhất định. Nó làm cô cảm thấy mình cẩu thả và bạo dạn. Nó giúp cô nghĩ rằng Eric, rốt cuộc, đâu quan trọng quá. Anh ta là người cô đang ve vãn. Ve vãn là từ đúng đấy. Như Aphrodite đã làm, với Anchises. Và rồi một sáng nào đó cô sẽ chuồn đi.
Cô đứng dậy đi tìm buồng tắm, sau đó trở lại nằm xuống trường kỷ và đắp chăn lên người - cô buồn ngủ rũ nên chẳng nhận thấy có lông hay mùi của Corky bám trên chăn.
Khi cô tỉnh dậy thì trời đã sáng bét, dù nhìn đồng hồ treo trên tường nhà bếp thì chỉ mới sáu giờ hai mươi.
Cô nhức đầu. Có một lọ aspirin trong buồng tắm - cô uống hai viên, tắm táp, chải đầu và lấy bàn chải trong giỏ xách ra đánh răng. Xong cô pha một bình cà phê mới và ăn một lát bánh mì, loại tự làm tại nhà, mà không buồn nướng lên hay trét bơ. Cô ngồi bên bàn bếp. Anh nắng luồn qua kẽ lá, tạo nên những đốm nâu đỏ trên những cành dương mai thẳng muốt. Corky lại bắt đầu sủa, và tiếng sủa kéo dài khá lâu, cho đến khi chiếc xe tải rẽ vào sân làm nó im bặt.
Juiiet nghe thấy tiếng của xe đóng lại, cô nghe thấy tiếng anh nói chuyện với con chó, và nỗi sợ dội trùm lấy cô. cô muốn trốn đi đâu đó (như sau này cô nói, suýt nữa em đã bò xuống gầm bàn, nhưng dĩ nhiên cô không định làm bất kỳ việc gì lố bịch như thế). Hệt như khoảnh khắc ở trường, trước giây phút công bố người đoạt giải. Thậm chí còn tệ hơn, bởi vì cô chẳng có chút hy vọng hợp lý nào. Và vì cò sẽ không bao giờ có một cơ hội khác trọng đại như thế trong-đời.
Khi cánh cửa mở ra, cô không sao cất mặt lên nổi. Trên đùi cô cả mười ngón tay đan chặt, bấu víu vào nhau.
“Em đến rồi,” anh nói. Anh cười to đắc thắng và khâm phục, như thể cười nhạo một sự láo xược và liều lĩnh nhất trần đời. Khi anh mở rộng vòng tay thì như có một làn gió lùa vào phòng, khiến cô ngẩng mặt lên.
Cách đây sáu tháng cô không biết có người đàn ông này tồn tại trên đời. Cách đây sáu tháng, lão già chết dưới gầm xe lửa vẫn còn sống và có lẽ đang chọn bộ vía cho chuyến đi của mình.
“Em đến rồi.”
Từ giọng anh, cô có thể đoán được rằng anh đã chấp nhận cô. Cô đứng lên, hơi tê dại, và thấy anh già hơn, nặng nề hơn và mạnh mẽ hơn cô nhớ. Anh tiến tới cô, và cô cảm thấy mình bị lục soát từ đầu tới chân, bị ngập lụt trong khuây khỏa, bị nhấn chìm trong niềm sung sướng. Cảm giác này mới lạ làm sao. Mới gần với nỗi e sợ làm sao.
Hóa ra Eric không ngạc nhiên đến mức như anh giả vờ tỏ ra. Ailo đã gọi cho anh đêm qua, để báo cho anh biết về một cô gái lạ tên là Juliet và đề nghị đến kiểm tra giùm anh xem cô nàng đã lên xe buýt về chưa. Anh đã nghĩ cứ thử để chị làm vậy cũng được - có lẽ để kiểm tra định mệnh - nhưng khi Ailo gọi điện bảo cô gái vẫn chưa đi thì anh giật mình trước nỗi vui mừng mình cảm thấy trong lòng. Tuy vậy anh chưa về nhà ngay, cũng không nói cho Christa, mặc dù anh biết mình rồi sẽ phải nói với Christa, sớm thôi.
Tất cả những điều này Juliet ngấm từng tí từng tí một trong nhiều tuần và nhiều tháng tiếp theo đó. Có thông tin vô tình đến với cô, và có thông tin là kết quả từ sự tìm hiểu không giấu giếm của cô.
Tiết lộ của cô (về việc hết trinh trắng) bị coi là thứ yếu.
Chrisca chẳng có chút gì giống Ailo. Chị này không có hông rộng hay tóc vàng. Chị ta tóc đen, mảnh khảnh, dí dỏm và đôi khi ủ rũ, và sẽ là người bạn thân 15a lâu dài của Juliet trong những năm sau này - mặc dù chị ta sẽ không bao giờ từ bỏ thói châm chọc kín đáo, cảm giác trớ trêu thoáng qua của một kẻ tình địch ngầm.
Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!