Đại Đường Tửu Đồ Chương 98: Ca vũ vấn tình.

Tiêu Duệ ồ lên một tiếng, còn chưa kịp hồi phục lại tinh thần, đông! một tiếng trống lấy nhịp trầm thấp mà giòn tan, tiếp đó là một trận tiếng trống dồn dập như mưa rào, như tiếng ngọc khua trong giông bão. Hắn quay đầu nhìn lại thì thấy thiếu niên Lý Kỳ đã sớm khép hờ đôi mắt, trên mặt hiện ra vẻ si mê, mà Lý Nghi quyến rũ, đôi mắt to long lanh cũng khẽ nhắm lại, hàng lông mi dài tựa như đang lay động trong gió.

Thịnh Đường ca vũ hưng thịnh có thể nói là có một không hai từ trước đến nay. Thời nhà Tùy xuất hiện "Cửu Bộ Nhạc" tập trung các loại nhạc vũ, thời Đại Đường tăng lên làm mười bộ, đủ để thấy được sự hưng thịnh của ca vũ thời này. Từ đời Đường trở về sau, cung đình ca vũ của Trung Quốc dần dần xuống dốc, rốt cuộc khó có được đại khí vận như Thịnh Đường hiện tại. Đối với điều này Tiêu Duệ từ lâu đã sớm có mong muốn, hôm nay có cơ hội tận mắt nhìn thấy tự nhiên là trong đáy lòng có vài phần tò mò và chờ mong.

Truyền thuyết kể rằng, đem mười lăm trung thu năm trước, đạo sĩ Diệp Pháp Thiện mời Huyền Tông hoàng đế cùng nhau ngắm trăng, lắng nghe tiên nhạc "Tử Vân Khúc". Huyền Tông thông hiểu âm luật, âm trầm ghi nhớ lại, sau khi trở về tự thân phổ nhạc rồi dậy cho Lệ Viên nhạc kỹ đàn tấu. Đây chính là lai lịch của khúc "Nghê thường vũ y khúc" nổi tiếng.

Đương nhiên đó chỉ là truyền thuyết, tự nhiên Tiêu Duệ sẽ không tin chuyện Lý Long Cơ nhìn thấy tiên nhân được nghe tiên nhạc. Nhưng trong sử sách có ghi lại, Lý Long Cơ tinh thông âm luật, điểm này sợ rằng không phải giả. Hoàng đế thích ca vũ âm nhạc, trên làm dưới theo, làn gió ca vũ trong những năm Khai Nguyên thời Thịnh Đường dần dần đạt tới đỉnh điểm.

Trong lúc Tiêu Duệ còn đang suy nghĩ mông lung thì tiếng trống đột nhiên ngưng bặt, một điệu sáo trúc mượt mà thanh nhã vang lên. Vũ nữ xinh đẹp mặc một bộ váy màu sắc rực rỡ như cầu vồng, như tiên nữ xuất trần phiêu dật, theo tiếng nhạc dìu dặt vòng qua tấm bình phong ngũ sắc xuất hiện trên tấm thảm trong đại sảnh.

Vũ nữ trang phục lộng lẫy đứng yên cúi đầu, trầm mặc. Nửa bờ vai trắng như tuyết lộ bên ngoài chiếc váy được khoác lên một tấm khăn mỏng màu da, nhẹ nhàng chuyển động, chuyển động càng lúc càng maum cho đến khi mái tóc dài như may của nàng ta bung xõa ra, khuôn mặt xinh đẹp kia mới hiện ra trước mắt của ba người trong đại sảnh.Tiếng nhạc theo động tác ngẩng đầu của vũ nữ, dàn nhạc công ngồi sau tấm bình phong, đồng thời bằng các loại tấu pháp khác nhau gảy, thổi, gõ... đánh các loại nhạc cụ khác nhau như khánh, tiêu, tranh, địch....

Ân thanh ban đầu rời rạc mà ngân dài, cái này gọi là tán tự. Vũ nữ xinh đẹp rức rỡ mặc một bồ váy áo cực kỳ hấp dẫn người xem, bộ ngực nhô cao, bờ mông vểnh cao, vẫn chưa di động nhảy múa, dừng lại ở một loại trạng thái như đang đứng trong mây múa mà như không múa. Tiêu Duệ trợn tròn mắt há hốc mồm, hắn thật sự không ngờ tới ca vũ của thời Thịnh Đường này lại gợi cảm và phức tạp đến vậy. Đó là sự phù hợp giữa âm nhạc và điệu nhảy, lấy ra so sánh với ca kịch mà hắn đã từng được xem ở kiếp trước thì những cái được gọi là ca vũ cao nhã ấy nhiều nhất cũng chỉ gọi là lắc mông khiêu vũ mà thôi.

Lý Kỳ đắc ý liếc nhìn Tiêu Duệ một cái, thấy Tiêu Duệ biểu tình giống như lão nông dân chưa từng đi ra phố thị bất giác cười hắc hắc, nhỏ giọng nói:

- Tiêu Duệ, ngươi rất may mắn đấy, vũ nữ này là được phụ hoàng lấy từ Giáo Phường ti cấp cho ta, là đầu bài số một số hai về kỹ thuật nhảy ở trong Giáo phường ty...

Tiêu Duệ mỉm cười rất chừng mực, cũng không nói năng gì. Đối với ca vũ âm luật thời Đại Đường hắn không hề 'nghiên cứu', không có bất kỳ quyền phát ngôn nào, chỉ là cảm thấy phi thường, phi thường lộng lẫy và cực kỳ bắt mắt. Cảnh đẹp ý vui, làm một loại giải trí tiêu khiển, đây tự nhiên cũng là một loại hưởng thụ tinh thần cực cao. Sau sáu lần tán tự, tiếp đó là trung tự. Trung tự còn gọi là phách tự, nó mô phỏng theo tiếng vỡ vụn vang dội, vũ nữ nhẹ nhàng múa. Xoay tròn, nhảy lên, cụm tay nhỏ, nghiêng người... nhưng động tác múa quen thuộc không thể quen thuộc hơn nữa của các vũ nữ Đại Đường được vũ cơ này phát huy vô cùng nhuần nhuyễn, biểu hiện ra một vẻ quyến rũ đủ để mê hoặc thế gian vạn vật. Vũ nữ diễm lệ tựa như tiên nữ hạ trần nhẹ nhàng bay múa, như muốn bay vút lên cao.

Tiếng nhạc đột nhiên trở nên ai oán trầm buồn. Trên khuôn mặt mềm mại đáng yêu của vũ nữ nhất thời hiện lên vẻ cô đơn, u buồn. Quay lưng về phía ba vị khách xem trong đại sảnh, dáng hình thướt tha đột nhiên lảo đảo tiến về phía trước, cùng với tiếng nhạc nhanh ngắn, ai oán, than thở, tráng lệ ngã trên mặt đất.

Phía sau bức bình phong, tiếng sáo trúc dần dần trầm thấp, một giọng hát nữ trong vắt mà uyển chuyển tự nhiên ngân lên. Bài hát thế nhưng lại là một khúc ca của Lý Bạch, Trường Tương Tư.

Trường Tương Tư, tại Trường An.

Lạc vĩ thu đề kim tỉnh lan.

Vi sương the the điệm mầu hàn.

Cô đăng bất minh tư dục tuyệt.

Quyển duy vọng nguyệt không trường thán.

Mỹ nhân như hoa cách vân đoan.

Thượng hữu thanh minh chi cao thiên,

Hạ hữu thủy chi ba lan. xem tại t_r.u.y.ệ.n.y_y

Thiên trường lộ viễn hồ phi khổ,

Mộng hồn bất đáo quan sơn nan.

Trường tương tư, tồi tâm can.

(Trường tương tư

Nhớ nhau mãi, ở Trường An

" Trường Tương tư khúc " tiếng đàn đêm thu

Dế ngâm giếng ngọc bên bờ

Ðêm khuya lướt thướt sương mờ thê lương

Chiếu đơn lạnh lẽo đêm trường

Ðèn khuya cô ảnh chập chờn bóng ai

Nhớ thương dạ những ai hoài

Trăng soi rèm cuốn lại ngồi thở than

Mặt hoa xa cách mây ngàn

Trời xanh xanh thẳm mấy tầng trời cao

Nước trong gợn sóng lao xao

Ðường xa trời rộng làm sao mộng hồn

Bay về tìm gặp người thương

Làm sao về đến bên nàng đêm nay?

Quan san muôn dặm đường dài

Trường tương tư dạ ai hoài canh thâu

Quỳnh Chi phỏng dịch )

Bút lực của Lý Bạch thường thường được thể hiện rõ trong thể loại thất ngôn(bảy chữ), viết rất có khí phách, không bị gò bó hết sức phóng khoáng mà tráng lệ. Khúc Trường tương tư này phong cách ai oán bình thường rất hiếm gặp. Là một khuôn mặt khác một tính cách chân thật của Lý Bạch được bộc lộ tự nhiên, bài hát này hôm nay được một giọng nữ sau bức bình phong hát lên đặc biệt ôn nhu triền miên. Đến nỗi mà Tiêu Duệ nghe xong cũng không khỏi sinh ra "sự đồng cảm" lớn: Đây là Lý Bach thổ lộ tình yêu khắc cốt ghi tâm, niềm tương tư đối với vị hồng nhan tri kỷ của mình?

Hắn khẽ thở dài, trước mắt phảng phất như xuất hiện tràng cảnh u sầu "ngọn đè mờ bên tấm màn khép hờ", một chữ "cô(cô đơn)" không chỉ tả ngọn đèn, một tiếng "tư dục tuyệt(nhớ muốn chết)" có thể thấy được nỗi khổ của tình yêu ấy. Đối diện với vầng trăng sáng nhưng không thể tới gần, vị mỹ nữ "cách vân đoan(ngăn cách bởi tầng mây)" trong lòng Lý Bạch rốt cuộc là ai đây?

Tiêu Duệ đang rơi vào trạng thái mơ hồ và những suy đoán lung tung, Lý Nghi ở bên cạnh thần sắc phức tạp liếc nhìn hắn, phát ra một tiếng ai oán tựa như có như không.

Tiêu Duệ giật mình, trong nháy mắt quay đầu lại hắn rõ ràng nhìn thấy vị công chúa xinh đẹp tính tình ôn hòa này, trên khuôn mặt quyến rũ không thể che lấp hết sự ưu thuong và ai oán. Dưới cái nhìn vô ý của hắn, công chúa mỹ lệ thế nhưng lại hiện ra vẻ ngượng ngùng, cúi đầu không nói gì.

Tiêu Duệ trong lòng rúng động, chẳng lẽ? Chẳng lẽ? Chẳng lẽ một màn ca vũ ngày hôm nay, một khúc Trường tương tư đột ngột mà đến, là bởi vị công chúa trước mắt này mượn khúc ca của Lý Bạch để thổ lộ khúc lòng cô đơn tương tư của bản thân?

Tiêu Duệ không phải là kẻ ngốc, càng không phải là kẻ đầu gỗ. Trước đó trong lời nói và ánh mắt của Lý Nghi đối với bản thân mang theo vài phần tình ý mờ ám, hắn cũng mơ hồ phát hiện ra. Chỉ là, hắn không hề đặt ở trong lòng, dù sao tất cả tình cảm của hắn đều đặt ở trên người thiếu nữ Ngọc Hoàn. Càng huống chi đối phương là một vị công chúa của hoàng gia, nữ nhi được sủng ái nhất của đương kim hoàng thượng, cho dù không có thiếu nữ Ngọc Hoàn nói thực lòng hắn cũng không có ý với cành cao.

Từ ánh mắt chăm chú sáng ngời của Lý Kỳ ngồi bên cạnh, Tiêu Duệ đã tìm ra được đáp án chân thật. Không sai, hôm nay đích thật là Hàm Nghi công chúa mượn ca vũ để thử bản thân, bộc lộ đối với mình.

Đáp lại như thế nào? Từ chối như thế nào mới không làm tổn thương đến tôn nghiêm của một người công chúa mà bản thân cũng không rơi vào hoàn cảnh xấu hổ và nguy hiểm? Đối với Tiêu Duệ mà nói đây là một khúc 'nhạc đệm' vô cùng ngoài ý muốn, cũng là một cái vấn đề nằm ngoài dự đoán của hắn và rất khó giải quyết. Ngoại trừ một chú tư liệu lịch sử có hạn trong đầu ra, đối với Lý Nghi hắn không chút hiểu biết, chỉ trong vài lần gặp mặt ngắn ngủi bằng vào trực giác cho thấy nàng là người tính tình ôn hòa, không có sự kiêu ngạo, ương bướng phát ra từ tâm như những đệ tử hoàng tộc khác.

Lý Nghi dấu mặt sau tay áo dài, đôi bờ vai khẽ run run, tựa như đang chờ đợi câu trả lời thuyết phục của Tiêu Duệ. Mà Lý Kỳ còn chưa thông hiểu sự đời cũng, dùng ánh mắt nửa tò mò nửa chờ mong đảo qua đảo lại trên người Tiêu Duệ, trong lòng Lý Kỳ, chỉ cần Tiêu Duệ hơi lộ ra một chút 'yêu thầm' hắn sẽ lập lức đóng vai làm người mai mối, tranh thủ làm cho vị tỷ tỷ mà mình yêu quý nhất này đạt được nguyện vọng. Hắn thậm chí đã lặng lẽ thiết kế xong con đường thăng tiến của Tiêu Duệ: đầu tiên là do hắn dẫn tiến nhẫn được sự yêu thích và coi trọng của Vũ Huệ phi và Lý Long Cơ, tiếp đó tham gia khoa cử của mùa xuân năm tới, phụng chỉ nhập Thịnh Vương phủ làm thư đồng... Cuối cùng tự nhiên là thánh chỉ tứ hôn rồi.

Tỷ Tỷ được lang quân như ý tài mạo song toàn mà bản thân cũng thu được một tài tử thư đồng danh chấn Đại Đường, Tiêu Duệ cũng thu được vinh hoa phú quý và cẩm tú tiền đó, điều này không phải là tam toàn hoàn mỹ sao? Thiếu niên đang chìm đắm trong 'bản quy hoạch hoành tráng' của một bên tình nguyện vui vẻ không thôi, lại nghe Tiêu Dệ ở bên cạnh cất cao giọng nói:

- Hôm nay Tiêu Duệ có may mắn được bái kiến hai vị điện hạ, có mang theo một chút lễ bạc, mong vương gia và công chúa điện hạ vui lòng nhận cho!

Lý Kỳ ngạc nhiên nhìn thấy Tiêu Duệ từ bên cạnh lấy ra hai đàn rượu và vài bình Hoa Lộ Quỳnh Tương, đưa đến trước mặt hai người không khỏi hắc hắc cười thành tiếng,

- Tiêu Duệ, ngươi cũng thật quá keo kiệt đi, tửu đồ tửu phường của ngươi tài nguyên cuồn cuộn thê nhưng lại chỉ tặng bổn vương hai đàn rượu...

- Cái gọi là ngàn dặm tặng lông ngỗng, lễ khinh nhân ý trọng. Vương gia và công chúa điện hạ là dòng dõi hoàng tộc cao quý, nơi đó còn khuyến thiếu gì mấy món đồ chơi vàng bạc châu báu. Tiêu Duệ nghĩ tới nghĩ lui chỉ đơn giản noi gương người xưa, hai vò rượu này chính là Ngũ Lương ngọc dịch mà Tiêu Duệ đã ủ thành công ở Ích Châu tặng vương gia thưởng thức, đây cũng xem như là một chút tâm ý của Tiêu Duệ.

Tiêu Duệ khom người hành lễ.

- Chờ chút... cái gì là ''ngàn dặm tặng lông ngỗng, lễ khinh nhân ý trọng''? Ngươi nói lời này nghe ra rất có ý tứ, câu này có ý nghĩa gì? Tại sao bổn vương từ trước tới nay chưa từng nghe nói qua? Nói ra nghe xem.

Lý Kỳ ngạc nhiên khoát tay áo nói.

Tiêu Duệ ngẩn người, tỉnh khỏi giấc mộng, biết rằng bản thân vừa mới nói lỡ miệng. Điển cố "Ngàn dặm tặng lông ngỗng" này xuất phát từ câu thơ "Nga mao tặng thiên lý, sở trọng dĩ kỳ nhân." của Âu Dương Tu thời đại Tống. Hậu nhân sử dụng biến thành "Châm ngôn ngạn ngữ", Đường nhân Lý Kỳ làm sao có thể hiểu được. Cũng may ý nghĩa của nó cũng đơn giản rõ ràng, hắn qua loa giảng bừa một câu chuyện xưa lấy làm chiếu lệ cho qua.

- Chuyện kể về một kẻ man di tên Miễn Bá Cao đi sứ thần, lưng mang một con thiên nga đến đế đô trung nguyên tiến cống. Trên đường đi bụi đất làm cho bộ lông bị bẩn, ông ta liền dừng lại bên hồ mở cửa lồng cho thiên nga xuống hồ tắm rửa. Không ngờ thiên nga vỗ cánh bay đi, Miễn Bá Cao vì thế mà ngồi bên hồ khóc lóc một tràng. Sau đó trong cái khó ló cái khôn hắn nhặt một cây lông đi Trường An tiến cống...

Tiêu Duệ vừa kể chuyện trong lòng vừa âm thầm thở dài một hơi, bởi vì hắn đã nhìn ra được tâm trạng "Như trút được gánh nặng" trên mặt Lý Kỳ.

Bình ngọc điêu khắc vô cùng tinh xảo đựng đầy Hoa Lộ Quỳnh Tương, ngọc chất cũng là thượng phẩm, chẳng qua loại đồ vật này đối với Lý Nghi, quý nhân sống trong hoàng cung, mà nói căn bản là không đáng để vào mắt. Nếu không phải là lễ vật do Tiêu Duệ đích thân đưa lên, nói không chừng Lý Nghi đã tiện tay vứt qua một bên rồi.

Nhưng Lý Kỳ không ngại ngùng gì mở ra một bình Hoa Lộ Quỳnh Tương, một mùi hoa thơm mát lạnh chợt xông vào mũi, trên khuôn mặt hồng nhuận quyến rũ của Lý Nghi cũng hiện lên một tia hiếu kỳ, để sát vào lỗ mũi hít sâu một hơi.

Một lần nữa ngẩng đầu lên, trên khuôn mặt Lý Nghi tràn ngập vẻ kinh ngạc cùng vui sướng:

- Tiêu công tử, đây là... Thật thơm! Trong hương thơm mát thế nhưng lại có mùi rượu thoang thoảng, thật sự khiến cho người ta ngủi có cảm giác như được uống nước cam lộ, toàn thân thư sướng thoải mái không nên lời!

- Bẩm báo công chúa điện hạ, cái này gọi là Hoa Lộ Quỳnh Tương, là món đồ chơi nhỏ được Tiêu Duệ làm ra khi ở Ích Châu, sức trên quần áo có thể thay thế cho hương phấn, hơn nữa nhỏ vài giọt vào trong nước tắm còn có công hiệu xông hương...

Tiêu Duệ thản nhiên nói, sau đó chậm rãi ngồi trở lại.

- Ồ, ngươi mang về từ Ích Châu... Ngươi có tâm, ta thực thích, cám ơn Tiêu công tử.

Lý Nghi xấu hổ gật đầu, hồng vân đắp trên khuôn mặt xinh đẹp như hoa, Lý Nghi lúc này không còn là một vị công chúa cao quý mà là một thiếu nữ hồn nhiên vừa mới biết yêu.

Tiêu Duệ âm thầm may mắn, tràng diện xấu hổ mới vừa rồi thông qua việc tặng lễ, kể chuyện, chêm vào vài câu vui đùa đã bị hắn hóa giải trong vô hình. Lý Nghi vui vẻ cầm một bình Hoa Lộ Quỳnh Tương, vội vàng khó kìm nổi đứng dậy chào từ biệt, xem ra là đi vào hậu đường muốn đích thân dùng thử Hoa Lộ Quỳnh Tương mà vị nam tử trong lòng đã đưa tặng.

Đường triều là một vương triều rất ưa thích những cái mới lạ, nam nhân tán thành việc mang hoa xông hương, nữ nhân thích mặc y phục của nam nhân, các hoàng đế thích cưỡi ngựa chơi cầu... Là một cái siêu cường quốc của thời đại, Đường triều dẫn dắt trào lưu phong cách khắp cả Đông Nam Á thậm chí trải rộng cả ra những khu vực xa xôi khác, bình dân sĩ tử còn là như thế càng không nói đến tầng lớp quan lại hoàng tộc, đều đặc biệt yêu thích hương phấn, đồ trang sức vân vân. Đặc biệt là đối với Lý Nghi mà nói, bình Hoa Lộ Quỳnh Tương này không chỉ kỳ là mà còn là vật do Tiêu Duệ tự tay làm đưa đến tặng cho mình. Điều này không thể không khiến cho công chúa Hàm Nghi vốn có tình cảm sâu đậm với Tiêu Duệ vô cùng vui sướng.

Sau khi Lý Nghi rời đi, Tiêu Duệ lại cùng Lý Kỳ nói chuyện vài câu, nói một số sự việc đã trải qua, lại kể lại chuyện ngày trước ở Lạc Dương, cuối cùng dưới sự dặn dò kỹ lưỡng của Lý Kỳ, đáp ứng hắn sớm viết tiếp Tây Du Truyền Kỳ, lúc này mới thong dong ra khỏi Thịnh Vương phủ trở về.

Lúc Tiêu Duệ đứng trước cửa Tây thị nổi danh trong thành Trường An, nhất thời hứng khởi đi vào quán rượu do người Hở của Tây thị nhất gia ngồi một lát. Chẳng qua vào ngồi lại gặp được người quen cũ, Sơn Nam đạo phú thương, đứng đầu Đại Đường tứ đại thương cổ thế gia Ngụy gia công tử ca Ngụy Minh Luân.

Từ lúc ở Lạc Dương phụ tử Ngụy gia ăn trái đắng dưới tay thủ hạ Tiêu Duệ, Ngụy Minh Luân chán chường theo phụ thân đi đến Trường An, theo đường khác tìm kiếm cơ hội. Đáng tiếc, mặc dù Ngụy gia chủ Ngụy Anh Kiệt phí hết tâm cơ từ Vạn Niên huyện thuộc Trường An lấy được một suất dự thi hương cống năm nay cho con trai, nhưng Ngụy gia công tử không có ý chí lại là thi rớt.

Ngụy Anh Kiệt cuối cùng mất hết kiên nhẫn đành phải sử dụng hạ sách, bỏ ra một đống gia tài đả thông trên dưới rốt cuộc thông qua một quý nhân trong cung chiếu cố, cấp cho Ngụy MInh Luân một chức quan nhỏ không đâu vào đâu, huyện thừa của một huyện nào đó trong đất Thục. Làm quan thời Đường có ba con đường đi, thượng sách mà cũng là đơn giản nhất đó là tham gia khoa cử làm quan, trung sách đó là dựa vào thế gia quan liêu đại tộc, hạ sách nhất đó chính là bỏ tiền mua chức quan.

*: Lông ngỗng đưa ngàn dặm, nặng là ở bản thân." Xem thêm: Âu Dương Tu – Wikipedia tiếng Việt

Nguồn: truyenyy.com/doc-truyen/dai-duong-tuu-do/chuong-98/


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận