Chỉ Tại Vợ Tôi Gợi Tình Chương 4

Chương 4
Bí mật

Laurence nhấc đĩa thức ăn lên mà hít hà, đến thỏa lỗ mũi, không khí đượm mùi chả cuốn. Cô thấy dễ chịu khi được ở trong căn bếp tiện nghi của mình và tận dụng tối Chủ nhật quây quần bên những người bạn để giải tỏa áp lực; chẳng mấy nữa, cô sẽ bước vào trận chung kết sống còn đối với sự nghiệp thi đấu quốc tế của mình. Huấn luyện viên đã cho cô hai tuần nghỉ phép, nhưng cô không thể ngừng dần banh, và ngừng luyện tập cổ tay kỳ diệu của mình; đấy, rõ là chế. Marcel nảy ra sáng kiến mời Hector và Brigitte đến ăn tối. Cô sung sướng được gặp lại anh bạn của chồng. Cô hoang mang không biết tại làm sao mà từ gần hai năm nay, anh toàn tránh chạm mặt cô. Rốt cuộc, cô có hơi lờ mờ đoán ra. Hector sợ cô xanh mắt kể từ vụ sàm sỡ của quý tệ hại nọ. Tuy nhiên, thái độ này, trong mắt cô ả, lại chỉ là biểu hiện của tình cảm quý mến. Vậy là, cũng chính vì muốn làm mọi chuyện rõ ràng, cô gọi gã vào bếp.

Vì xã giao, gã không thể từ chối.

Gã bước vào trong phòng chuẩn bị món chả cuốn, mặt lạnh tanh và hết sức bình tĩnh. Hoặc là ngược lại.

“Tôi giúp được chị gì đây? gã hỏi.

- Vâng, tôi rất muốn gặp riêng anh trao đổi một chút, thực ra là, vầng... tôi không hiểu tại sao anh lại cứ trốn tránh tôi từ hồi ấy. Khi anh đi Mỹ, tôi đã tin rằng, đó chỉ tại tôi...”

Vừa nói điều vừa nói, Laurence vừa chậm rãi nhưng chắc chắn tiến về phía Hector, cô muốn nối lại quan hệ của họ, xin lỗi về vụ quấy rối rình dục hồi trước, thế mà, khi nhìn thấy gã, người bạn thân nhất của Marcel nhà cô, một cơn kích động nho nhỏ lại khiến cô ngứa ngáy, cơn kích động không thể kiểm được như ở thời đại bi kịch của Racinc. Vậy là cô lao vào anh, hoàng hậu(,) chả cuốn, và chính vì khao khát

1 Nguyên bản tiếng Pháp: "Phèdre des paupiettes". ở đây tác giả có ý nhắc đến Phẻdre, một tác phẩm nổi tiếng của Jean Racine, trong đó nhản vật Phèdre lả một hoàng hậu.


một lần nữa tóm được hai hòn bi của Hector mà bàn tay cô vập phải một bề mặt rắn đanh. Tiên liệu trước có buổi tối nay, và đã đi guốc vào bụng cô, Hector đã bảo vệ háng của mình bằng vật dụng che chắn của dân cầu thủ. Laurence hét lên, và tức khắc, tất cả đổ bộ vào bếp. Người ta lao vào khẩn cấp, và chẩn đoán được đưa ra tức thì: Laurence đã bị trật ngón tay út. Ngày hôm sau, chuyện lan tràn khắp các mặt báo thể chao theo phiên bản: Laurence Leroy tuyên bố bỏ cuộc. Hai fan bự của cô ở Évry tha hồ nức nở.

Hector cảm thấy có lỗi. Tất cả vận động viên chuyên nghiệp hẳn có quyền nắn bóp của quý của người mà họ thích, đặc biệt là không bị ngăn trở. Gérard, trước cuộc đua Ouarzazate-Casablanca, hẳn đã phải vui thích thỏa thuê. Gã cảm chấy tội lỗi vô cùng, và chính đó là cảm giác nặng nề quá sức phải mang (hãy nhớ cho rằng gã đã phải gánh cả sự háo hức bất thường với hình ảnh Brigitte lau kính). Tinh thần của người Pháp hẳn sẽ đi xuống vì gã. Chẳng gì, cùng với cưỡi ngựa và kiếm thuật, bóng bàn là một trong những niếm tự hào lớn của người Pháp. Chúng ta là một dân tộc ưa thể thao! Và thế là giờ đây chúng ta chẳng còn là gì ngoài một rắc rối là ngón út trật khớp.

Chuyện vừa kể ở trên không hoàn toàn chính xác, và việc cải biên sự thật này cần phải đổ lỗi cho Hector. Trí tưởng tượng của gã đã chu du đến tình huống tệ nhất. Tất nhiên Laurence có bị thương, nhưng nhờ người bạn làm vật lý trị liệu, cô đã có thể bình phục, và tham gia trận chung kết, ái chà. Tuy vậy, cô bị tổn thương tinh thần, và lần đầu tiên sau mười hai năm chung sống, cô đề nghị Marccl tháp tùng. Thường quá xúc động đến nỗi chẳng thể theo dõi được trận đấu của người thương, anh không bao giờ muốn đi. Trong hoàn cảnh ngón tay út của cô bị trẹo lần này, anh sẽ phải vượt qua nỗi hoảng sợ của chính mình. Để vượt qua tình huống trớ trêu này, anh không có lựa chọn nào khác ngoài cầu cứu cậu bạn Hcctor đi với mình. Dù rằng bóng bàn còn thua cả môn thể thao kém thu hút gã nhất trên thế giới, nhưng cảm giác tội lỗi vẫn còn nguyên vẹn buộc gã phải chấp thuận. Thứ Bảy này, họ sẽ đi cả ngày. Hector hỏi Brigitte xem liệu chuyến đi “đột xuất”, không được báo trước ít nhất sáu tháng, có làm phiền nàng không. Không chút nào, nàng vội vàng trấn an gã; nàng là một phụ nữ hoàn toàn có khả năng tùy cơ ứng biến với một thứ Bảy như vậy. Và rồi, rất nhanh, với cái giọng ngây thơ vô tội nhất trần đời, nàng thêm vào:

“Em sẽ tranh thủ hôm ấy để dọn dẹp chút.”

Câu này lơ lửng trong không khí để rồi sau biến thành thứ khí duy nhất trong đầu Hector. Làm sao gã có thể nghĩ đến điều gì khác được? Nàng sẽ tranh thủ dọn dẹp, nàng sẽ tranh thủ dọn dẹp. Những bong bóng sợ hãi lớn phừng tấn công gã. Gã không dám đặt câu hỏi vẫn ám ảnh trong lòng, gã không dám hỏi chi tiết vụ dọn dẹp này. Nhưng nàng đã gỡ tung mối tơ vò trong lòng gã bởi nàng thêm vào rằng nàng sẽ tranh thủ lau kính. Ngay lúc ấy, và hoàn toàn đường đột, gã lại nghĩ đến ý định tự tử. Và rồi gã bình tĩnh lại, dù gì gã cũng là đàn ông! Ý nghĩ đầu tiên đến với gã là gã sẽ tự tay lau kính sáng chứ Bảy, ít nhất gã cũng chắc rằng nàng sẽ không làm điều đó khi vắng gã. Hay cũng có thể, gã sẽ bảo Brigitte là Chủ nhật tới trời sẽ mưa lớn, ngầm ý rằng việc lau kính sẽ thành thừa vì nước mưa sẽ làm bẩn những ô kính sạch. Hàng tá ý tưởng xâm chiếm đầu gã, không gì có thể làm gã sợ hơn là không được chiêm ngưỡng một màn lau kính biết chắc sẽ xảy ra, điều đó đơn giản là không thể tưởng tượng được. Gã lại đứng trước một tấm gương, và nhờ cấm nhìn này, gã cắt đứt được dòng suy tưởng ngổn ngang trong tầm trí. Gã run lên, và chính giờ phút này, gã toát mồ hôi như tắm. Gã cảm thấy rằng số phận lại một lần nữa tuột khỏi tay, và rằng gã sẽ trở lại là một bị thịt giày vò bởi những con ác quỷ hắc ám. Một cuộc trở về muôn thuở ngọ nguậy trong gã.

Chúng ta, xin thứ lỗi, đã đánh giá thấp thiên hướng gàn dở của Hector. Cần phải nói rằng quyết định mà gã vừa đưa ra có gì đó rất sốc: ít ra, cũng là với những ai không thể thâm nhập vào chỗ trú ẩn đầu tiên của chứng loạn thần kinh ở gã. Mới chỉ vài phút trước đó thôi gã còn đang run rẩy và vã mồ hôi như tắm, giờ gã đã vỡ lẽ: gã không bao giờ nên ngăn Brigitte lau kính. Vấn đề của gã không phải là chuyện nàng dọn dẹp, mà hơn hết, là không được ở đó nhìn nàng dọn dẹp. Do đó, gã cho rằng mình không có sự lựa chọn nào khác ngoài đặt một chiếc camera trong góc nhà.

Chiếc camcra bí mật, tất nhiên rồi, và khi trở về gã sẽ tha hổ xem lại mọi hình ảnh. Đấy, giải pháp của gã đấy. Thứ Bảy, gã sẽ đi mà trí óc thanh thản và yên trí hộ tống Marcel, người hộ tống Laurcncc. Từ giờ đến hôm đó, gã không đến chỗ làm, mà đi mua một thiết bị đủ hiệu năng. Quả không phí những giờ phút ngồi đọc hàng chồng tạp chí về công nghệ cao và nội thất hiện đại; thậm chí gã hài lòng vì thời gian ấy rốt cuộc cũng phát huy tác dụng. Không một giây phút nào, trong mọi đường di nước bước ấy, gã nghĩ đến Hector trước kia, người chăm chăm hành động với mục đích duy nhất là có được thứ gì đó. Gã đã làm chế nào để không nhận ra gã đã tái phát bệnh đến thế chứ. Căn bệnh của gã, khi bắt kịp gã rồi, đã hoàn toàn che mắt gã.

Chúng ta thật hạnh phúc khi có một người bạn đã, đang và sẽ giải thích cho chúng ta về cuộc đời của chính mình. Tuy vậy, Marccl không sâu sát kè kè như thế. Một cách ích kỷ, anh biết rằng nếu Laurence không may để thua trận đấu, không khí trong nhà sẽ rất tồi lệ, và có người có thể thấy lại cơn ác mộng thịt băm khoai cây thành sự thật. Đó hiển nhiên không phải là suy nghĩ chính yếu của Marccl mà cả tim gan phèo phổi của anh đang kết nối sóng vũ trụ với vị

thánh thần bảo hộ môn bóng bàn. Anh không khinh khỉnh, chỉ có những cơn nhoi nhói ở dạ dày là khinh anh. Và cuối cùng, chính vì sự nhộn nhạo khó chịu này mà hai người bạn lại nói đến chuyện lau kính. Vì muốn kể cho vui chuyện, cũng hy vọng rằng thế sẽ làm dịu đi những cơn nhấp nhớm đau dạ dày của cậu bạn, cố gắng bằng mọi cách giúp anh chàng sắp ngạt thở này tập trung vào thứ khác, Hcctor nghĩ rằng tốt hơn hết là kể những biến chuyển gần đây của gã. Vậy là gã bắt đầu giải thích gã đã giấu một chiếc camera lên nóc tủ ra sao, chiếc camera dõi theo từng chuyển động theo hướng một tấm kính bẩn. Bước đi này của gã xem ra đại thành công, bởi Marcel, bàng hoàng trước điều anh vừa nghe, lập tức dứt hẳn mọi rắc rối. Bực tức, anh hỏi một vài thông tin liên quan: việc này bắt đầu từ bao giờ, làm sao gã nảy ra cái ý cưởng điên rồ ấy... Vừa nghe dứt những lời giải thích, anh đã bắt dược bệnh gã.

“Hector, cậu lại đuối rồi!”

Thoạt đầu, Hector nghĩ đâu đến bể bơi. Rồi, gã cũng cất đầu ra khỏi chuyện nước non để hiểu nghĩa bóng của từ “đuối”. Gã cần yên lặng để tiêu hóa cái chuông báo khủng khiếp này. Mọi chuyện khớp cả, từng chút, từng mẩu đam mê mới của gã gắn kết, lần lượt từng chút một, với cuộc sống trước kia của gã. Nỗi ám ảnh cuồng nhiệt vì một món đồ, và khao khát không thể kiếm giữ có được nó trong tay. Sự đắm đuối ma lực đối với một thời khắc của vợ gã, và cái thèm muốn không cưỡng được làm sống lại nó. Vậy là gã nhắc lại, nhả từng chữ, cái câu này: “Tớ sưu tầm những khoảnh khắc vợ tớ lau kính.” Hector nhắc đi nhắc lại cả trăm có lẻ lần câu này. Mồ hôi ơi, hoảng loạn ơi, gã sưu tầm thời khắc của vợ gã. Càng nghĩ, càng sốc vì sự hiển nhiên này. Và càng nghĩ, gã lại càng khao khát một cú lau kính; gã tái phát bệnh rồi. Gã cố nén khóc, tuy nhiên làm sao mà thôi nghĩ tới câu hỏi khủng khiếp này: có thể là một người đàn ông khác được không? Khi gặp Brigitte, gã đã tin mình chạm đến điều tuyệt diệu của sự duy nhất, cô gái duy nhất trong số các cô gái từ từng cử chỉ, cô gái duy nhất từ cách mím môi, đưa tay vuốt tóc mỗi sớm mai, với vẻ duyên dáng và thanh lịch, đàn bà ơi là đàn bà, độc đáo trong cả cách mở đùi. Tuy nhiên, chẳng có gì phải làm cả, vẫn luôn là sự xấu xa, si mê và phi lý ấy thôi, vẫn là cuộc đời gà què ăn quẩn cối xay.

Marcel cho gã mượn khăn mùi soa. Anh hứa sẽ dẫn gã đến Deauville ăn vẹm. Chuyện đâu khắc có đó. Ý tưởng ăn vẹm tưởng đâu là đòn hạ gục gã, nhưng, ngạc nhiên chưa, Hector tươi tỉnh lại. Ký ức về việc lau kính vẽ trên mặt gã một nụ cười (một kẽ nứt trên miệng gã). Cảm giác khó chịu đấy mâu chuẫn của một người sưu tầm ấy là gã cảm thấy trong thói hư tật xấu của mình nguồn vui lớn của cuộc đời. Chuyển sang sưu tầm tinh thần, giờ khác lau kính đã trở thành cơ hội cho gã không sống cuộc đời bạc nhược (trong một buổi tư vấn tâm lý, người ta có thể sẽ nói rằng gã tìm cách giết bố). Khi Brigitcc lau kính, đó là điệp khúc của gã, là bài hát mà những đôi tình nhân hát dưới mưa. Nghịch cảnh của cuộc đời mang nét quyến rũ của những thước phim âm bản. Vậy là gã không bất hạnh; đơn giản chi cần nghĩ về bí mật của gã. Để cảm thấy dễ chịu hơn, gã đã tìm ra giải pháp: không tìm cách chữa bệnh! Chính thế đấy, điểm mấu chốt của sự việc. Gã thích những buổi lau cửa kính của vợ gã cũng giống như người khác thích tiện đường dắt chó đi dạo thì tạt vào nhà thổ. Gã sẽ bắt đầu cuộc sống ngầm lần thứ n. Chắc chắn, có nguy cơ không hề nhỏ: lén lút quay phim người phụ nữ của cuộc đời gã, ta thấy rõ hơn cảnh thanh bình của gia đình.

Marcel thích mua báo khi đi tàu; những tờ báo đại chúng nói về các mốt mùa hè, tin lá cải và những ngôi sao. Dưới cánh tay anh, có một tờ tuần báo mà ngay trang nhất là những vụ mất tích kỳ lạ (1). Hai cô gái trẻ đã bị bắt cóc trong cùng một khu phố ở Paris. Người ta biết mọi thứ về cuộc dời họ, nhưng không có bất cứ manh mối nào về kẻ bắt cóc. Hcctor, vẫn còn kinh ngạc về quyết định của mình, nghĩ rằng gã

1. Chúng tôi nhắc đến vụ việc mất tích này, đó là bởi chúng có tầm quan trọng đối với câu chuyện của chúng ta. ở đây, chẳng có gì là thừa cả, chúng tôi không chịu được chuyện thừa thãi. (Chú thích của tác giả.)

Sẽ không bao giờ nếm mùi bị cướp đi nhân cách. Cuối cùng họ cũng đến thành phố hơi giống Saint-Étienne.

Và Laurencc thắng trận đấu 23-21. Khi thắng trận thì cô ấy hiền như nai.

Nguồn: truyen8.mobi/t100674-chi-tai-vo-toi-goi-tinh-chuong-4.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận