Con Gái Của Gian Thần Chương 4


Chương 4
Trước cửa Tướng phủ nhiều thị phi: Trưởng tử “khuyên can”

Trịnh Tĩnh Nghiệp kết thông gia xem như là hài lòng.

Nhưng trong lòng Triệu gia thì đã hối hận muốn chết.

Thế gia là thế nào? Không phải là không thích tiền tài quyền thế, nhưng tiền tài quyền thế lại không đánh đổi được danh vọng! Không có trăm năm tích lũy, thì đừng nghĩ có thể tiến vào trong cái vòng tròn này – đây là cái giá đã được đặt ra từ hai trăm năm trước, cho nên bây giờ, về cơ bản là không có ai có thể đặt chân vào cái vòng tròn này được nữa.

Chấp nhận quan hệ với Trịnh gia, đó là bởi vì Trịnh Tĩnh Nghiệp làm quan tiếng tăm cũng không tệ, Trịnh Sâm cũng coi như là đứa trẻ hiểu chuyện – tuy dáng vẻ có chút quê mùa. Thời điểm kết thông gia thật ra Trịnh Tĩnh Nghiệp mới chỉ là “tuần lại”, cai quản một địa phương, tạo hạnh phúc ấm no cho một vùng, thời đại thái bình, dân chúng tuy không phải đêm không cần đóng cửa, nhưng cũng là áo cơm không lo. Thái độ xử sự cũng rất khách quan chu đáo, trong công việc thì xử lý trật tự rõ ràng.

Trịnh Tĩnh Nghiệp còn có một điểm tốt: cùng thê tử không rời không bỏ, sinh hoạt cá nhân đủ sạch sẽ, lại là đệ tử của Quý Phồn, nữ nhi cũng cũng được dạy dỗ cẩn thận. Trịnh phu nhân Đỗ thị, tuy là xuất thân từ một gia đình nhỏ, nhưng cũng là người biết cách quản lý gia đình, có thể nói là vợ hiền. Lại xem vợ của Trịnh Tú, Trịnh Kì, cũng là chị em dâu với nhau. Ba người con lớn nhất của Trịnh gia đã nhập sĩ, tuy phẩm giai không cao, nhưng lại nghiêm túc trong công việc.

Con gái của dòng chính chưa đến tuổi lấy chồng, nhưng những đứa trẻ của các chi không xa lắm lại có thể kết hôn. Lúc đó dòng họ thế lực cường đại, Trịnh Tĩnh Nghiệp lại đúng lúc gặp may, được tộc trưởng nhắc tới, sau đó nhạc phụ của Trịnh Sâm cũng là cha đẻ của tam nương tử của Trịnh gia đã lấp lửng đồng ý.

Sau khi kết thông gia, cùng chung sống với nhau, Trịnh gia cũng không làm người ta chán ghét. Hơn nữa Trịnh Tĩnh Nghiệp còn có một đặc điểm lớn: bao che khuyết điểm.

Ai mà biết Trịnh Tĩnh Nghiệp đi qua đi lại thế nào mà lại trở thành gian thần đâu cơ chứ!?

Hối hận muốn chết!

Sớm biết có ngày hôm nay, lúc trước khi biết Trịnh Tĩnh Nghiệp một mình đòi tách ra riêng khỏi gia tộc đã nên dứt khoát không qua lại với ông ta! Lại càng không nên đồng ý hôn sự này. Tuy nói rằng nữ nhi đã gả đi rồi không còn quá quan trọng nữa, nhưng nói cho cùng thì đó vẫn là cốt nhục nhà mình đúng không? Đem gả cho Trịnh gia, thật khiến người ta đau lòng.

Đã nói rồi, một kẻ không coi trọng gia tộc, không nghe theo quyết định của gia tộc, tất nhiên sẽ có những tật xấu như thế này hoặc thế khác.

Có điều lúc ấy Triệu thị vừa ý là tiền đồ chính trị của Trịnh Tĩnh Nghiệp, hơn nữa lúc đó trong triều có động tĩnh bất thường, vì lợi ích của gia tộc, bất đắc dĩ, đành cắn môi, lại thấy nội bộ Trịnh gia các tiểu gia đình sống êm ấm hòa thuận, lại thêm dòng chính không gây áp lực gì, nên đến lúc ấy mới đồng ý hôn sự này.

Triệu thân gia An Thành lão tiên sinh không thể ngờ được Trịnh thân gia đang bắt đầu được xem trọng không biết làm sao lại nhanh chóng biến thành gian thần, những lời đồn đại phê bình càng lúc càng xấu, đối nhân xử thế càng ngày càng độc, đành phải dùng “phú quý mê nhân tâm” để giải thích. Vì thế còn có chút lo lắng vấn đề ngoại tôn nhà mình lớn lên mạnh khỏe thế nào, sau khi nghe tin nữ nhi lại mang thai, đến nửa đêm cũng không ngủ được.

Không biết nói thế nào nữa, nếu  như Trịnh Tĩnh Nghiệp vẫn tiếp tục hồ đồ như thế, cho dù có luyến tiếc nữ nhi, cũng chỉ đành vạch ra ranh giới với Trịnh gia thôi, ông ta không thể đem thanh danh của gia tộc đi đánh cuộc cùng với một thông gia được. Trước mắt, những chuyện giao tiếp mặt ngoài thì vẫn phải làm.

—– o0o —-

Hôm sau, cuộc sống ở Trịnh gia vẫn tiếp diễn như cũ. Trịnh Tĩnh Nghiệp cùng với mấy đứa con đã có chức hàm đi làm, nữ quyến ở nhà, Trịnh Diễm cùng với mấy đứa cháu lớn tuổi cùng học, Đỗ thị cùng với mấy cô con dâu tiếp đón người của Triệu gia đến thăm hỏi.

Vốn cứ nghĩ mọi chuyện cũng chỉ có thế mà thôi, không ngờ rằng sau bữa cơm tối lại phát sinh ra một hồi xử án.

Ăn xong cơm tối, Trịnh Diễm là tiểu hài tử bởi vì tuổi nhỏ nên bị cho về nghỉ ngơi sớm. Thời đó cũng không phải là không có những hoạt động sinh hoạt ban đêm, có điều nàng là một tiểu hài tử nên không thể tham gia được mà thôi. Bước đến nơi mình ở, thong thả bước lên lầu, cầm sách mở ra.

Theo thói quen tỳ nữ nói: “Thất nương đừng để sách gần quá, sẽ làm mắt bị thương tổn”. Thật ra là các nàng hy vọng vị tiểu chủ nhân này sớm đi nghỉ, để các nàng cũng có thể đi nghỉ sớm theo. Nữ hài tử thật ra không cần dụng tâm đọc sách như vậy, chỉ làm thân mình thêm mệt mỏi mà thôi, các nàng cũng không chịu nổi.

So với các nàng Trịnh Diễm còn quý trọng chính mình hơn, trong phòng nàng đèn được thắp đủ, chỉ cần khoảng cách cầm sách đủ xa, chữ cũng đủ lớn, thì mắt cũng không bị thương tổn. Còn mấy chuyện như thêu thùa, nàng nhất định sẽ không làm muộn, đời trước đã chịu khổ vì bị cận rồi, muốn xem phim 3D cũng không tiện, mà đời này kính mắt đâu đã có, có đánh chết nàng cũng không muốn làm hỏng mắt mình.

Muốn đọc sách, muốn học tri thức, Trịnh Diễm cũng không dùng thời gian buổi tối để làm những việc tinh tế tỉ mỉ, mà dùng để đọc sách, Trịnh Tĩnh Nghiệp đối với nữ nhi yêu cầu khác có thể không có, nhưng chỉ có một cái, không được làm mất thể diện. Vì vậy cho dù là Trịnh Tú lúc bé điều kiện sinh hoạt không tốt hay là Trịnh Diễm từ nhỏ đã sống sung sướng được đối xử như một con chim khổng tước, học tập là chuyện nhất định phải làm.

Có nhiều kỹ năng thì bản thân sẽ không bị chèn ép, đạo lý này Trịnh Diễm vẫn biết, cho nên không kháng nghị, mà ngoan ngoãn chấp hành.

Tối nay thể nào cũng không yên bình!

Trịnh Diễm còn chưa đọc xong sách, bên ngoài đột nhiên có tiếng động. Trịnh Diễm bỏ sách xuống, hỏi tỳ nữ A Nguyệt: “Bên ngoài có chuyện gì thế? Đi xem đi”.

A Nguyệt vâng lời, rồi quay sang nháy mắt với tỳ nữ A Khánh, ý muốn nói, cô ở đây trông nom chủ nhân, ta đi ra ngoài xem, A Khánh hiểu ý gật đầu.

A Nguyệt ra ngoài một lúc, lúc quay lại bước chân lên lầu có vài phần nặng nề hơn, nói với Trịnh Diễm: “Không có chuyện gì hết cả, phu nhân nói thất nương sớm đi nghỉ”.

Trịnh Diễm mà tin mới là lạ! Gật đầu, chớp mắt mấy cái, đặt sách sang một bên, A Tiếu nhanh chóng cầm lấy. Thời bấy giờ sách không hề rẻ, hơn nữa lại hoàn toàn là chép tay thủ công, vô cùng quý giá. Tỳ nữ bên người Trịnh Diễm có tám người, ngoại trừ hai người A Nguyệt, A Tiếu, còn có A Khánh, A Kì, A Thang, A Tuyên, A Hương, A Thôi. Tám người này tuổi tác bất đồng từ mười lăm đến hai mươi, tên cũng không theo thứ tự – cũng là có nguyên nhân.

Về chuyện này thì như A Tiếu, A Kì, vốn là dùng họ của các nàng có thêm vào một chữ A phía trước để xưng hô. Đây cũng là cách thức xưng hô phổ biến đối với nữ tử thời bấy giờ, tên của nữ tử không đến mức là không thể truyền ra ngoài, nhưng từ miệng người ngoài nói ra cũng không hợp lý. Mặc dù là tỳ nữ, nhưng nếu chủ nhân mà mình phụng dưỡng được xem trọng, thì bản thân cũng cần phải chú ý một chút. Gia đình các nàng vốn phạm pháp rồi sau đó bị bán làm nô tỳ, sau khi Trịnh Tĩnh Nghiệp thăng quan Hoàng đế cao hứng ban thưởng, trong đó có bọn họ.

A Nguyệt lúc còn nhỏ đã bị lừa đem bán, không biết được ai đặt tên cho, nên vẫn dùng tên ấy. A Khánh, A Hương là bị bán tới từ biên giới, không có họ, tên đều là được người ta thuận miệng đặt cho.

Pháp luật quốc gia cấm bán người lương thiện làm nô, không nói đến vấn đề lợi nhuận to lớn của nó, mà là vấn đề nhân phẩm con người, thêm vào đó là việc người môi giới thường giở trò.

Trịnh diễm cũng không đổi tên cho các nàng, vẫn gọi tên vốn có của các nàng.

A Tiếu cùng A Thang chuẩn bị nước ấm, tìm áo ngủ. Trịnh Diễm nhân lúc các nàng không để ý, trốn xuống lầu. Mọi người ở trên lầu dưới lầu lo lắng lập tức bỏ dở công việc đang làm, đuổi theo, ngăn cản, Trịnh Diễm cau mày, nói với A Nguyệt đang quỳ xuống: “Nói cho ta biết, hay để ta tự đi xem?”.

A Nguyệt bất đắc dĩ nói: “Thất nương, phu nhân không cho nô tỳ nói cho người”.

Trịnh Diễm linh hoạt né tránh, bước qua A Nguyệt chạy ra ngoài, nhanh đến mức mà A Khánh vừa đuổi theo vừa nói: “Thất nương chạy chậm một chút, trời sắp tối rồi, không nên để bị vấp ngã”. Ngã xuống rồi không ai bồi thường được.

Trịnh Diễm đối với tình trạng hiện tại của mình khá là bất mãn, tuổi còn nhỏ, rất nhiều chuyện không biết, nếu sự việc ầm ĩ ngày hôm nay là bắt đầu của biến động, mà bản thân còn bị nhốt ở trong viện, thì ngay cả cơ hội chui ổ chó mà chạy trốn cũng chẳng có nữa. Nhưng mà, nhìn dáng vẻ của A Nguyệt, tình hình có vẻ không phải là như vậy.

Phủi váy: “Vậy mấy người các chị dẫn đường cho ta đi”.

A Nguyệt vô cùng bất đắc dĩ, đành phải bước lên nói nhỏ: “Là tướng công (tướng công là cách xưng hô kính trọng đối với Thừa tướng, với ý là đã là thừa ‘tướng’ lại là ‘công’ tước, tướng là địa vị, công là cách xưng hô kính trọng) sử dụng gia pháp đối với đại lang”.

Gia pháp của Trịnh gia là do Trịnh Tĩnh Nghiệp tự mình đặt ra, lịch sử không vượt qua hai mươi năm, lúc ấy Trịnh Tú muốn lấy vợ, đối phương lại là vọng tộc của một quận, bản thân nhà mình không có gia pháp cũng không dễ nói chuyện, nên Trịnh Tĩnh Nghiệp mới lập ra. Không chỉ Trịnh gia, mà gia pháp của một gia đình luôn có phạm vi rất rộng lớn, từ sinh nở đến các vấn đề sinh hoạt gia đình đến phân chia tài sản và vân vân. A Nguyệt nói sử dụng gia pháp, lại còn là loại thường dùng nhất: đánh!

Trịnh Diễm buồn bực hỏi: “Đại huynh bình thường là người tính tình rất tốt, lần này phạm phải sai lầm gì, mà gây nên chuyện ầm ĩ như thế này?”.

Trịnh Tú có thể coi như là người giữ gìn quy củ nhất trong nhà, con cái đều đã hơn mười tuổi, Trịnh Tĩnh Nghiệp có không vừa ý chuyện gì, cũng không nên làm ra chuyện ầm ĩ như thế này, khiến cho ông mất mặt?

Nếu Đỗ thị đã biết, Trịnh Tú sẽ không bị phạt nặng, suy cho cùng cũng là thân ca ca, Trịnh Diễm vẫn cảm thấy không yên tâm. Quay người lại, cùng với mọi người đi ra ngoài cửa. Mấy người thị nữ bất đắc dĩ, đành phải cầm đèn lồng hộ tống. Trịnh Diễm đi tới chính phòng của Đỗ thị, phát hiện mọi người không ở đấy. Hỏi ra, mới biết mọi người đã đi qua thư phòng.

Lúc Trịnh Diễm bước vào thư phòng, đã thấy Trịnh Kì, Trịnh Sâm, Trịnh Uyển thậm chí là Trịnh Thụy đều đã ở đấy, mấy đứa cháu ngoài trừ mấy đứa quá bé, cũng đều đến đây, quỳ thành một hàng trên mặt đất. Trịnh Tú đang bị đè xuống để đánh, Đỗ thị ngăn không được, mà không ngăn cũng không được. Ba chị em dâu Phương thị lúc này cũng không kiêng kị gì hết, lo lắng vây quanh Đỗ thị. Gương mặt Trịnh Tĩnh Nghiệp dưới ánh nến không ngừng biến đổi.

Trịnh Tú lúc này giống như một miếng thịt lợn chết, nằm sấp trên ghế dài, không kêu rên dù chỉ một tiếng khi những gậy trúc đánh lên người.

Lúc này người đáng thương nhất là hai gia nô đang đánh người, vừa đánh vừa nhìn Trịnh Tĩnh Nghiệp, lại nhìn Đỗ thị, rồi quay sang nhìn Trịnh Tú. Bọn họ thật không muốn đánh Trịnh Tú! Mà lệnh của tướng công lại không thể không nghe theo, lo lắng muốn chết.

Trịnh Tĩnh Nghiệp không thật sự muốn đánh chết con, thấy con không nói gì, đen mặt hỏi: “Con đã biết sai ở đâu chưa?”.

Gia nô buông gậy xuống, Trịnh Tú cố gắng hết sức để trả lời: “A cha, Viên Thủ Thành không phải là kẻ ác, sao lại phải đuổi tận giết tuyệt?”.

Lúc Trịnh Diễm ở trong cung đã nghe qua tên tuổi của Viên Thủ Thành, lúc lão hoàng đế cùng Miêu Quý phi công khai liếc mắt đưa tình đích còn lấy người này làm ví dụ, còn nói lúc mình còn trẻ còn được hoan nghênh hơn người này.

Trịnh Tĩnh Nghiệp giận quá mà cười, nói với Đỗ thị: “Đây là đứa con ngoan mà ta đã dạy dỗ đấy!”. Nhìn thấy không thể đánh được nữa, gầm lên một tiếng, “Còn không đi về phòng ngủ đi!”.

Trịnh Diễm nghe thấy thế lập tức đi ra ngoài, nháy mắt mấy cái, nhìn chăm chú Trịnh Đức An, ngẫm nghĩ ngày mai có thể hỏi nó. Trịnh Đức An là con của Trịnh Kì, không giống với Đức Hưng nên vì phụ thân mà giấu diếm, Trịnh Diễm cùng Trịnh tú đều là trưởng bối của nó, một trưởng bối hỏi về chuyện của một trưởng bối khác, chắc chắn là nó phải trả lời.

“Cái gì?”. Trịnh Diễm nghe Trịnh Đức An trả lời xong, nhất thời đầu muốn phát phình.

Trịnh Đức An quả thật không thuyết phục được tiểu cô cô, liền nói rõ đầu đuôi nguyên nhân đại bá bị đánh.

Trịnh Tú người này, là đứa con sinh ra lúc mà Trịnh Tĩnh Nghiệp vẫn còn nghèo khó, đã từng đồng cam cộng khổ tới bây giờ, lại là con trai trưởng của chính thê, nên đương nhiên là việc giáo dụng của anh ta cũng rất được coi trọng. Cũng không hiểu là vì sao, Trịnh Tú rõ ràng là trở thành một người vô cùng chính trực.

Hôm qua, anh ta đi làm, trong lúc chờ trong cung tan triều, thì có tin tức hành lang truyền tới tai anh ta: Trịnh Tĩnh Nghiệp sai người hãm hại Viên Thủ Thành, để kéo theo Viên Mạn Đạo xuống nước.

Mọi người cũng không phải là kẻ ngốc, cái kẻ quần áo lụa là bị Viên Thủ Thành đánh, đêm đó đã chết, hôm sau, lập tức có tấu chương tấu trình lên trên. Một là tố cáo Viên Mạn Đạo dung túng con trai đi hành hung người khác, hai là đề nghị bắt Viên Thủ Thành để trừng trị.

Tối hôm trước mới chết, ngày hôm sau lâm triều đã có tấu chương viết rõ ràng đầy đủ để trình lên trên, tin tức của ngài cũng quá nhạy đi?

Tiếp tới, không tới buổi chiều, lại có thêm tin hành lang đưa tới. Hôm qua trước giờ giới nghiêm buổi tối, có người nhìn thấy mỗ chó săn môn khách của Trịnh tướng phụ trách trị an kinh thành là Kim Ngô Vệ sai người tới nhà kẻ “bị hại” quần áo lụa là. Hôm nay một gian đảng là môn khách khác của Trịnh tướng là Ngự Sử đã dâng tấu chương buộc tội. Viên Mạn Đạo vì bảo vệ Phó Hàm Chương, còn muốn vạch trần việc Trịnh Tĩnh Nghiệp vô cớ đả kích Phó Hàm Chương. Trịnh Tĩnh Nghiệp vô cùng muốn đoạt binh quyền trên tay Phó Hàm Chương, để chuyển qua cho người của ông là Vu Nguyên Tể.

Trò mèo này người ngoài có thể không nhìn ra, nhưng trong quan trường cũng có mấy người có thể nhìn thấu.

Mọi nơi đều tám nhảm, Trịnh Tú nghe thấy mà như đứng trên đống lửa, ngồi trên đống than, nhưng vẫn mạnh miệng tranh luận: “Gia phụ làm sao có thể biết được mấy chuyện này? Không lẽ gia phụ có thể sai Viên Thủ Thành đi đánh người?”. Lời giải thích cứng nhắc như thế này đến anh ta cũng chẳng tin được. Anh ta đương nhiên biết cha anh ta có liên quan đến chuyện này, mấy vị Ngự Sử cùng Kim Ngô Vệ thường hay ra vào nhà họ, hôm qua sau khi hết giờ làm việc còn đến nhà họ báo danh tăng ca miễn phí nữa cơ mà.

Ở bên ngoài thì phải giữ gìn quyền uy của phụ thân, về nhà, thân là con trai của người, lại là một hài tử hiếu thuận ngoan ngoãn, Trịnh Tú cảm thấy bản thân có nghĩa vụ “khuyên can” phụ thân một chút. Sau khi ăn tối xong, Trịnh Tĩnh Nghiệp bỏ thời gian ra để quan tâm đến sinh hoạt trong cuộc sống, công việc và học tập của con cháu. Mọi việc theo trình tự tiến hành xong, Trịnh Tú ở lại.

Vừa mới nói xong, Trịnh Tĩnh Nghiệp đã vô cùng tức giận. Bên ngoài mọi người nói gì thì nói, nhưng sao đến cả con trai cũng lại có thể không hiểu cha nó được cơ chứ? Kìm nén cơn giận để giải thích qua cho con trai, nào là Phó Hàm Chương là người như thế nào, ông nội của ông ta thống lĩnh quân Diệu Võ, cha ông ta thống lĩnh quân Diệu Võ, nếu như ông ta cũng thống lĩnh quân Diệu Võ, là vô cùng bất lợi cho việc xây dựng xã hội cua đồng

Trịnh Tú gân cổ lên hỏi một câu: “Là vì Vu Nguyên Tể có đúng không?”.

Trịnh Tĩnh Nghiệp lần đầu cảm thấy thất vọng đối với con trai trưởng: sao lại có thể ngây thơ đến như thế cơ chứ! Vì vậy quyết định đánh.

Mấy người Trịnh Kì vốn chưa đi xa, mà đối thoại giữa phụ tử ở trong phòng lại có vẻ căng thẳng, bọn họ muốn giả vờ như không nghe thấy cũng không xong. Sau đó lại nói muốn đánh, bọn họ lại càng hiểu là sự việc không ổn.

Sau đó là ầm ĩ đến mức cả nhà đều biết.

Trịnh Diễm:… Vốn là vẫn nghi ngờ cha nàng không có làm chuyện gì sai trái, bây giờ xem ra, cha nàng quả thật là không dễ sống chung. Tham ô nhận hối lộ, có thể làm giả sổ sách, có thể lặng lẽ đem đồ vật gì đó về, dễ dàng làm người ta chết, bạn có cảm thấy dễ sống chung hay không?

Nàng cũng hiểu đại ca của mình, không muốn nói là kẻ ngốc, nhưng trong lòng cũng hiểu đấy là một người thành thật, nếu như anh ấy phải “khuyên can” thì chuyện này chắc chắn là không nhỏ, ít nhất, thì những lời bình luận ở bên ngoài khẳng định là không dễ nghe.

Trịnh Đức An thấy Trịnh Diễm không nói gì, lè lưỡi, lập tức bước nhanh, chạy trốn.

Trịnh Diễm đã quên nó rồi, trong đầu chỉ đang nghĩ: thân cha à, đây đúng là một chuyện phiền phức.

Lúc này, Trịnh Tĩnh Nghiệp đang mở một phong thư ra, vẻ mặt có thể đem đi làm hầm băng. Thư là do Cố Ích Thuần viết, nói rằng đi cùng Quý Phồn, nên phải phụng dưỡng lão sư, mà lão sư không muốn đến Trịnh gia ở, ngụ ý, ông ta cũng không thể đến Trịnh gia ở.

Lảm nhảm và thú tội: Hic, mình mới sửa mấy chương trước một chút, đọc convert mới thấy ở đây dùng từ “tiểu la lị” như một cách gọi các cô bé đáng yêu, nên phần dẫn truyện mình đã sửa lại dùng từ này, chứ không edit thành “cô bé như bông hoa nhài bé nhỏ” nữa. Tiếp theo là mình sửa chương sinh ra ở nhà giàu sang phú quý, đoạn nói về Viên Mạn Đạo và Phó Hàm Chương, tên Viên Mạn Đạo bị mình nhầm thành Viên Mạn, đã sửa lại thành Viên Mạn Đạo, còn đoạn nói về tội của Phó tướng quân thì mình chưa làm kỹ, lúc ấy cũng thấy nó hơi kỳ nhưng vì chưa hiểu nên vẫn để nguyên, giờ đã hiểu nên sửa thành “lần này là Phó Hàm Chương đã hóa giải nguy cơ biên cương bị xâm phạm, nếu không phải là thủ hạ của ông ta nôn nóng mà phạm sai lầm, còn khiến chúng ta phải tìm cách nói cho êm tai một chút, bằng không bây giờ ông ta được như thế này chắc”. Quên mất, ở đây thông gia = thân gia, nên mình có để chỗ nào là thân gia thì các bạn cứ tự hiểu nhé.


P/S: có bạn nào biết làm bìa truyện không? Mình cần làm bìa cho phượng hoàng, ai biết chỉ giùm mình với, cảm ơn trước nha.

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/76067


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận