Cuộc Đời - Vở Kịch Chỉ Diễn Một Lần Chương 4

Chương 4
Khao khát thành công và lòng nhiệt tình là động lực lớn nhất

Nhiệt tình không chỉ là biểu hiện bên ngoài, nó xuất  phát từ tận đáy lòng, nó bắt nguồn từ sự yêu thích thật sự về một công việc nào đó mà bạn đang thực hiện.      

........................................................  Dell Carnegie (Mỹ) ;

Có người phê bình bạn, không phải vì bạn không tốt;

Mà vì có kẻ dậm chân tại chỗ đang ghen tị với sự trưởng thành của bạn;

Không có ai đá một con chó chết trên đường;

Cũng không có ai vác đá đập vào cái cây không ra quả;

Chỉ khi bạn tự lập tự cường thì mới có cơ hội thành công.

Sự thành công của mọi sự việc đều cần có hai từ “nhiệt tình” để làm động lực chính. Muốn thành công cần phải có “sự khát khao”.

Hai từ “khát khao” nếu xét về mặt từ ngữ, thì còn nghiêm trọng hơn cả khát nước, giống như ấm ức vì không dược uống một hơi hết cả bình nước vậy. Đúng thế, chính là cái cảm giác đó!

Trong khí hậu khắc nghiệt của sa mạc, nguồn nước chính là nhân tố chủ yếu quyết định sự sinh tồn. Nhưng đôi khi trong sa mạc cũng sẽ có những tình huống đói khát đột ngột làm con người trở tay không kịp.

Trên tuyến đường du lịch sa mạc Sahara, nếu gặp phải những giây phút tuyệt vọng như thế này, nghe nói những con khỉ luôn đi theo những người thổ dân bản địa sẽ trở nên hữu dụng. Những con khỉ này sống trong sa mạc, chúng gần như không cần đến nguồn nước để sinh tồn, nhưng do đã thích nghi được với khí hậu của sa mạc, nên khả năng tìm kiếm nguồn nước của chúng vượt xa bất kì loài sinh vật nào sinh sống ở nơi đây.

Do những con khỉ này gần như sống không cần đến nước, nên khi những người thổ dân của sa mạc Sahara đối mặt với việc đến lạc đà cũng không thể tìm được nguồn nước, thì họ sẽ cố gắng bắt những con khỉ đó ăn thật nhiều muối, để những con khỉ vốn sống không cần đến nước bị khát nước do nồng độ muối trong cơ thể tăng cao, sau đó, bằng bản năng bẩm sinh về khả năng tìm kiếm nguồn nước, chúng sẽ dẫn những người thổ dân tìm đến những ốc đảo cần thiết một cách chính xác.

Nếu có người không hề khao khát thành công, thì có lẽ người ấy cũng giống như những con khỉ trong câu chuyện không cần đến nước để sống trong sa mạc, vậy thì hãy thử nâng khao khát thành công của mình lên tầm cao mới, khơi dậy lòng nhiệt tình, giống như việc bức bách phải đi tìm nguồn nước trong sa mạc kia vậy.

Khao khát thành công, sự nhiệt tình chính là động lực lớn nhất.

Tôi rất thích xem phim. Phim võ thuật, tuy không giống như phim tâm lí, nhưng đối với phim của Thành Long, thì có những phim nên xem. Tại sao lại có sự thổi phồng lên như vậy? Bởi vì Thành Long cũng có mặt đáng để học tập. Các chiêu võ thuật trong phim hành động của Thành Long rất đẹp, điều này không có gì phải bàn cả. Tính giải trí cực cao. Nhưng cũng vì “tính giải trí” này mà anh đã phải trả một cái giá kha khá. Thành Long chẳng học hành gì mấy (chỉ học hết lớp một), nhưng các bộ phim mà anh ta đóng vai chính gần như không cần đến người đóng thế, anh ta luôn “thách thức với độ khó cao nhất”! Đây cũng là nguyên nhân chính cho sự thành công của anh ta.

Vì đóng phim nên Thành Long thường xuyên bị thương khắp người, phải nằm viện không biết bao nhiêu lần, nhưng anh luôn tự nhắc mình rằng “Dốc toàn bộ sức lực, phát huy tiềm năng vô hạn của bản thân, thách thức với giới hạn cuối cùng của sinh mạng” để có thể diễn xuất một cách hoàn hảo nhất.

Chính vì vậy, số lượng chiêu thức võ nghệ của Thành Long không ngừng tiến bộ, và được người hâm mộ điện ảnh trên toàn thế giới yêu thích.

Trong thời ki Bắc phạt, quân cách mạng giao chiến với quân của quân phiệt Ngô Bội Phu, nhưng quân đội của Ngô Bội Phu với cái tên đẹp đẽ là “Không sợ chết” lại liên tục bị thất bại. Sau sự việc đó có người hỏi Ngô Bội Phu rằng: “Chả phải quân dội của ông đều là “Không sợ chết” hay sao? Sao lại còn thua trận?”

Ngô Bội Phu trả lời: “Binh sĩ của tôi “Không sợ chết”, đúng thế, nhưng quân cách mạng lại là “Không biết chết!”

Cuộc sống tuyệt vọng chính là sự thử thách của khát vọng thành công.

Dưới trướng của Andrew Carnegie - ông vua gang thép nước Mỹ có một người trợ thủ với rất nhiều giai thoại được lưu truyền, đó là Charlie Schwab - một nhân vật có một sức hấp dẫn vô cùng độc đáo. Lúc đó, trong nhà máy gang thép của Carnegie cũng giống như các nhà máy gang thép khác, đã xảy ra hiện tượng công nhân làm việc lười biếng, từ xưởng trưởng đến các trưởng ca đều bó tay hết cách.

Sau khi Charlie biết được tình hình này, ông liền đến nhà máy với nửa viên phấn trong tay, nhân lúc công nhân ca sáng tan ca, ông đã dùng phấn viết trên nền đất trước cổng nhà máy một chữ số “6” bằng chữ Ả rập rất lớn, sau đó dặn dò trưởng ca của nhà máy một hồi rối rời đi.

Khi công nhân ca tối đi làm, họ nhìn thấy chữ số “6” đập ngay vào mắt ở lối ra vào nên đã không nén nổi tò mò hỏi trưởng ca là chữ số đó có ý nghĩa gì. Theo lời dặn dò của Charlie, trưởng ca đã cho họ biết chữ số đó đại diện cho 6 tấn gang thép mà công nhân ca sáng đã làm được.

Công nhân ca tối nghe thấy thế thì trong lòng cũng xao động và này ra ý muốn vượt qua con số đó, mỗi công nhân đều tự nhủ: “Cho dù thế nào cũng không được kém hơn công nhân ca sáng!” Thế là họ quên phắt ý tưởng chây lười, ai cũng đều cố gắng làm việc hơn, và cuối cùng khi tan ca, họ đã tự hào xóa đi số 6 trên nền đất, rồi viết vào đó con số “7” to hơn bằng chính nửa viên phấn mà Charlie để lại.

Sau khi công nhân giao ban của mỗi ca, sự việc đó lại xảy ra một lần nữa. Công nhân ca ngày cũng không chịu thua kém, trước khi họ tan ca, chữ số trên mặt đất đã được sửa thành số “8”.

Kết quả của việc công nhân ở hai ca không ngừng cạnh tranh vươn lên, là chữ số trên mặt đất cũng không ngừng tăng lên theo tiềm năng của họ, vấn đề chây lười vốn đau đầu bấy lâu nay không biết đã tiêu tan mất từ lúc nào.

Hiện tượng chây lười lần đầu tiên đã được giải quyết. Điều này nói lên sự mong muốn đầy nhiệt tình của con người đối với sự thành công, nó đã xóa mờ đi những tư tưởng phá hoại, để cuối cùng đã cứu vãn được một vở bi kịch.

Những người kinh doanh hải sản có lẽ có kinh nghiệm này: lúc bắt cua ở bờ biển, khi trong giỏ chỉ có một con cua, con cua này sẽ lần theo vách trong của chiếc giỏ bò ra miệng giỏ để trốn, vì thế phải luôn đậy nắp giỏ, để ngăn con cua bò ra khỏi giỏ. Còn nếu trong giỏ có hai con cua trở lên, chúng cũng sẽ men theo thành giỏ để bò ra phía miệng giỏ để trốn.

Nhưng cứ khi con cua dẫn dầu sắp bò ra khỏi miệng giỏ thì sẽ có con cua khác cũng đuổi theo để tranh bò ra ngoài, con cua này sau đó sẽ cố hết sức kéo con cua đi trước lại để mình được thoát. Cứ như vậy, một con cua muốn bỏ trốn, con cua khác cũng sẽ kéo nó lại, cứ liên tục như vậy, sẽ không có con cua nào có thể trốn thoát được, vì thế người bắt cua không cần đậy nắp giỏ nữa, và cũng không sợ cua bò đi mất.

Hiện tượng ích kỉ như vậy đã giúp người bắt cua không cần phải đậy nắp giỏ nữa. Điều này thực là một sự mỉa mai!

Loài người cũng thường phải đối mặt với những hiện tượng “cạnh tranh” như vậy, có một số nhân tài luôn không thể “thăng quan”, chính là vì họ thường phải chịu sự chèn ép từ chủ quản trực tiếp của họ. Chủ quản trực tiếp của họ thấy đối phương nổi trội hơn bản thân, tự nhiên sẽ lo lắng rằng, sự xuất sắc của người đó có thể sẽ thu hút được sự chú ý của lãnh đạo cấp cao và được cất nhắc, thậm chí còn được đưa vào những vị trí còn cao hơn họ. Do đó, không cho đối phương cơ hội thể hiện, thậm chí cho điểm thi với thành tích kém, để lãnh đạo cấp cao của đơn vị đánh giá nhầm đó là con người “chẳng ra làm sao”.

Khi gặp phải tình huống này, cách làm duy nhất là đừng có buồn bã làm gì, đừng có tìm mưu tính kế thì mới có ngày

có cơ hội được “thể hiện mình”. Là một nhân tài chân chính thì dù thế nào cũng sẽ không thể bị vùi dập, còn nếu không có cơ hội biểu hiện hoặc biểu hiện của bạn cố tình b che giấu đi thì bạn phải làm sao? Đây chính là lúc bạn phải đối mặt với sự lựa chọn.

Cảm nhận:

Phát hiện khuyết điểm của người khác luôn là quá sớm; phát hiện khuyết điểm của bản thân luôn là quá muộn. Đây chính là nguyên nhân tại sao đa số những người bình thường thích phê bình người khác nhưng lại ít khi tự kiểm điểm. Một người khao khát thành công thường sẽ biết cách nhẫn nhịn trước sự đả kích và phê bình của người khác.

Cây to đón gió, không ai đá một con chó chết ở trên đường; cũng không ai vác đá đập vào cái cây không ra quả.

Có người phê bình bạn không phải vì bạn không tốt, mà là vì họ đố kị với sự trưởng thành của bạn, những người đang dậm chân tại chỗ đang nóng mắt vì bạn, muốn kéo bạn xuống. Vì vậy đừng sợ cạnh tranh. Cạnh tranh có thể kích thích lòng nhiệt tình, có lòng nhiệt tình, thì làm bất kì việc gì cũng sẽ có động lực. Như thế là bạn đang tiến gần hơn đến thành công rồi đó.

Một tâm hồn dũng cảm, trung thực và chân thành;

Có thể quan sát bằng đôi mắt của chính mình;

Yêu bằng trái tim của chính mình, phán đoán bằng lí trí của chính mình;

Không làm cái bóng, mà làm con người.

Chúng ta gieo trồng một hành động và thu hoạch được một thói quen;

Chúng ta gieo trồng một thói quen và thu hoạch được một phẩm cách.

Thứ rộng lớn nhất trên thế giới là biển cả;

Thứ rộng lớn hơn cả biển cả là bầu trời;

Thứ rộng lớn hơn cả bầu trời chính là tấm lòng của con người.


Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

Các chương khác:

Nguồn: truyen8.mobi/t59900-cuoc-doi-vo-kich-chi-dien-mot-lan-chuong-4.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận