Quan Bì Bì hoàn toàn có thể lý giải được thái độ hiện giờ của chủ nhiệm Trương. Giờ tan ca hôm qua, anh ta đã lặp đi lặp lại nhiều lần, dặn đi dặn lại Bì Bì phải đến họp đúng giờ, kết quả – biết rõ mà vẫn cố tình phạm lỗi. Bì Bì biết mình rất đuối lý, bè n nhanh chóng lấy trong túi sách ra bút ghi âm và sổ ghi chép, cuối đầu áy náy tỏ ý xin lỗi với chủ nhiệm rồi vọt nhanh vào phòng họp.
Trong phòng, ai cũng hút thuốc.
Cái điều hòa vĩ đại đang tỏa ra hơi ấm, hơi ấm và khói thuốc trộn vào nhau, khiến Bì Bì chẳng khác nào đang ngồi trong ống khói.
Hội nghị vừa mới bắt đầu. Tổng biên tập nói đôi điều về bản tin trọng điểm tháng này, tiếp đó, các bộ phận báo cáo các chủ đề nóng và những chuyên mục mới mở, bộ phận quảng cáo thì báo cáo tình hình thu chi.
“Trong tuần trước, có sinh viên đại học C vì mẫu thuẫn gia đình, trong lúc giận dữ đã giết chết mẹ của mình. Chúng tôi dự định cử phóng viên tiến hành một cuộc điều tra về áp lực tâm lý của sinh viên. Bên cạnh đó, chúng tôi đã soạn ra năm bài tin tức và chuyên đề văn hóa truyền thống đang được phát huy mạnh mẽ hiện nay, để tham dự cuộc thi bình chọn – ‘Top mười tin tức văn hóa hay nhất’ vào cuối năm của Bộ văn hóa, đang trong quá trình thảo luận.” Chủ nhiệm bộ phận chính văn[1] Tạ Hoàng nhìn vào màn hình laptop của mình, nói lãnh đạm, mặt không biểu lộ chút cảm xúc nào khi báo cáo.
[2] Chính văn: thể loại văn chính luận, chính trị.
Tổng biên tập nghe xong, trầm ngâm một lúc, rồi nói: “Cuộc khảo sát áp lực tâm lý, trước tiên nên hoãn lại một thời gian đã, đợi kết luận của cơ quan tư pháp rồi nói sau. Nếu kết luận là bị bệnh tâm thần, thì chỉ là chuyện ngẫu nhiên, không còn gì để bàn nữa. Hoặc là anh vẫn tiến hành khảo sát, nhưng trong bài khảo sát đừng đề cập đến sự kiện này. Bên văn hóa phải nhanh chóng quyết định, chọn ra tiêu đề tin tức hay nhất trong số đó, cuối tuần tranh thủ báo cáo lên.”
“Vâng.”
Tổng biên tập chuyển ánh mắt qua bộ phận công nghiệp và giao thông vận tải.
Chủ nhiệm Phương Nam Huy lập tức nói ngay: “Đường sắt V3 sắp hoàn thành, khiến các phóng viên bám theo đưa tin cũng phải ăn ngủ luôn trong núi, khá là vất vả. Cơ quan có thể xem xét cấp cho họ một khoản trợ cấp đặc biệt không? Thêm nữa, Tiểu Vệ đã có thai ba tháng, ốm nghén dữ dội mà điều kiện miền núi còn quá kém, theo ý kiến của tôi, nên gọi cô ấy về bộ phận chính văn.”
Tổng biên tập gật đầu: “Chuyện trợ cấp không thành vấn đề, nhưng định mức bao nhiêu thì phải bàn bạc sơ qua với phó Tổng biên tập. Chuyện Tiểu Vệ phải xử lý ngay, hôm nay anh có thể báo cho cô ấy quay về thành phố.”
“Hôm nay cô ấy phải khám thai, đã trở về từ sớm rồi.”
“Vậy thì báo cho cô ấy không cần quay lại công trường nữa.”
……
Cuộc họp kéo dài rất lâu. Mấy cái miệng trong phòng nói luyên thuyên không ngừng, vừa không ngừng phà khói.
Bì Bì vừa ghi âm, vừa tốc ký, đầu choáng não căng, chờ đợi cuộc họp kết thúc.
Hai tiếng rưỡi sau, cuối cùng xã trưởng cũng nói: “Hôm nay dừng ở đây thôi. Tiểu Quan, cô đi chuẩn bị biên bản cuộc họp, đánh thành báo cáo vắn tắt, rồi gửi đến các bộ phận.”
Quan Bì Bì vừa mở miệng đồng ý, trong ngực chợt bùng lên một cơn buồn nôn dữ dội, đành phải che miệng chạy thẳng vào nhà vệ sinh trước ánh mắt của mọi người.
Tháng trước, bệnh viêm gan A xảy ra lan tràn ở thành phố C. Nghe đâu là được phát hiện đầu tiên ở một quầy bán đồ ăn sáng. Người dân thành phố C lại có thói quen ăn sáng bên ngoài, tuy bát đũa chỉ dùng qua một lần nhưng viêm gan A vẫn bùng phát khắp nơi. Quan Bì Bì đoán cái bánh bao nhân thịt mà cô ăn hết hồi sáng không được vệ sinh cho lắm. Càng thêm nghi ngờ ly sữa đậu nành cũng có vấn đề nốt. Tóm lại là hiện tại cô nôn không ngừng, nôn liên tục, nôn thấy trăng thấy sao, nôn đến mật xanh mật vàng, mặt mày tái ngắt mới ôm bụng, dựa vào tường, lê từng bước quay về phòng tổng biên tập.
Nhưng không ngờ, lại đụng phải cấp trên trực tiếp của cô đang đứng ngay trước cửa, chủ nhiệm phòng tổng biên – Đỗ Văn Quang.
“Sao thế? Khó chịu chỗ nào à?” Chủ nhiệm tổng biên là người quản lý các phóng viên. Mà phóng viên đều là những thành phần có xu hướng nổi loạn, muốn đàn áp được họ thì phải bất trị hơn cả họ mới được. Vì vậy, tác phong thường ngày của Đỗ Văn Quang, luôn là dáng vẻ bình tĩnh và lạnh lùng, nói năng thận trọng. Được người có tiếng là nói năng thận trọng hỏi một câu như vậy, Bì Bì bỗng thấy vừa mừng vừa lo: “Không có gì đâu, chắc là do ăn phải đồ hỏng thôi ạ.”
Giọng điệu chủ nhiệm càng tỏ ra quan tâm hơn: “Vậy thì mau về nhà nghỉ ngơi đi, tôi bảo văn phòng cử lái xe đưa cô về.”
“Không, không, thật sự không sao cả. Tổng biên tập muốn em chuẩn bị bản tóm tắt cuộc họp, làm xong rồi em sẽ xin nghỉ cũng được.”
Trông thấy thái độ kiên quyết ấy của cô, Đỗ Văn Quang không nhiều lời nữa, gật đầu nói: “Được rồi, làm không được thì để ngày mai nộp. Hoặc là em viết một bản thảo, anh để Tiểu Kế sửa chữa sơ qua rồi phát ọi người.”
Tiểu Kế cũng là thư ký của phòng tổng biên, cô ta có tiếng là làm việc không đáng tin cậy, nhưng bởi có chỗ dựa, nên mới ở lại lâu đến vậy. Nếu không, phòng biên tập chẳng hề lớn tẹo nào, sao lại cần đến hai thư ký cơ chứ.
Bì Bì kiên quyết lắc đầu: “Hôm nay Tiểu Kế cũng khá bận rộn, phải sắp xếp tài liệu nữa. Cứ để em đi làm đi, nếu không được thì mới nhờ cô ấy giúp cũng không muộn.”
Cố nén từng cơn co thắt dạ dày, Bì Bì cắn răng kiên trì viết biên bản. Mãi cho đến khi viết xong bản thảo, triệu chứng vẫn không giảm bớt tí nào, nhưng vì dạ dày đã trống không, dù có muốn nôn cũng chẳng còn gì để nôn. Bì Bì cảm thấy, nếu cố thêm nữa thì chắc mình sẽ hy sinh oanh liệt mất, đành đem bản thảo đưa cho Tiểu Kế sửa chữa. Còn mình thì cầm một cái túi nhựa, vừa ngượng ngùng không muốn phiền hà cơ quan cử xe đưa về, vừa không nỡ bỏ tiền ngồi taxi, thế là ra cổng đi thẳng đến ga điện ngầm.
Đúng lúc đó, di động bỗng reo lên.
“Alo, Bì Bì.” Âm thanh trong đầu giây bên kia rầu rĩ, đường dây bị nhiễu sóng rè rè, lại có tiếng vọng nửa thật nửa giả. Nhưng đó là giọng nói của Đào Gia Lân, nên dù cho có biến dạng thế nào đi chăng nữa, cô cũng nhận ra được.
“Gia Lân.” Bì Bì trả lời yếu ớt.
“Mua sách chưa?”
“Mua rồi nè.”
“Khi tan ca tiện thể đưa sang cho anh được không? Anh cần dùng gấp.”
“Được.” Bì Bì vốn định nói cho anh biết, chuyện mình đang không được khỏe. Nghĩ lại, chắc chỉ là tạm thời, đến chiều thì sẽ tốt hơn, vậy cứ đi một chuyến đến đó xem. Hiếm khi Gia Lân có việc quan trọng cần cô giúp, trong trí nhớ của Bì Bì thì những dịp như vậy chẳng có bao nhiêu.
“Mấy giờ đến? Anh chờ em trong phòng.”
“Khoảng năm giờ rưỡi.”
“Được, đợi lát nữa gặp.”
“Vâng…” Bì Bì muốn nói thêm vài lời nhưng đầu dây bên kia đã cúp máy.
Chẳng hiểu vì sao, mỗi lần nói chuyện điện thoại đều ngắn gọn như vậy, ngay cả một câu hỏi han nhau cũng không có.
Có lẽ bởi đã quá quen thuộc sao. Quen thuộc đến nỗi chỉ cần một ánh mắt, một động tác nhếch mày, đôi bên đều đã ngầm hiểu.
Bởi vì Bì Bì và Gia Lân, từ bé đã là hàng xóm của nhau, quen nhau từ thời mẫu giáo, lên tiểu học và trung học đều chung một lớp. Lên cao trung tuy rằng phân ban tự nhiên và xã hội nhưng vẫn chung một trường.
Từ nhỏ đến lớn đều dùng chung một mã bưu chính.
Sự khác biệt duy nhất là: sau khi vào cao trung thì thành tích Bì Bì giảm mạnh, còn Gia Lân vẫn giữ vững vị trí đầu tiên trong lớp. Hơn nữa, vừa cao ráo lại vừa đẹp trai, còn là đội trưởng đội bóng rổ, trở thành thần tượng của vô số cô gái.
Thế nhưng, Bì Bì chẳng thấy Gia Lân có gì hấp dẫn. Ít nhất cũng không đến nỗi như những điều mà các bạn học thường nói không ngớt – gì mà “lạnh lùng chết người”, “đẹp trai ngất ngây”. Vì sao ư? Bì Bì từng trông thấy cảnh tượng Gia Lân chảy nước mũi, trông thấy lúc Gia Lân thay răng sữa, nói chuyện mà gió thổi vù vù, trông thấy lúc Gia Lân phát bệnh vàng da phải nằm viện. Còn chưa nói đến thời kỳ Gia Lân nhổ giò, chân tay dài loằng khoằng, đầu to như cái đấu, nhìn xa trông vừa giống một cây nấm, vừa giống người sao hỏa. Về sau, trên mép có thêm một lớp lông đen mịn, khi nói chuyện, yết hầu còn di chuyển lên xuống. Có một thời gian, Bì Bì không có thói quen, cũng không dám nhìn vào mặt anh.
Từ bé đã cũng nhau đến nhà trẻ, so với người khác thân thiết hơn đương nhiên là chuyện bình thường.
Một ngày nọ, ở năm đầu cao trung, Gia Lân đang ăn trưa, bất thình lình xuất hiện bên cạnh Bì Bì, nhỏ giọng đưa ra đề nghị muốn đi mua sắm.
“Muốn mua cái gì?” Bì Bì hoảng sợ. Tại sao lại hoảng sợ, tại vì các học sinh nam trong lớp chưa bao giờ chủ động tìm học sinh nữ nói chuyện. Đặc biệt là Gia Lân này, là người đứng nhất lớp, cao cao tại thượng, phải nắm lấy cơ hội ngay.
“Mua quần áo.”
Bọn họ hẹn gặp nhau trước cổng trường, để tránh mấy ánh mắt nghi ngờ của kẻ khác. Bì Bì đi theo Gia Lân ra cửa Đông, bên phải có một cái chợ quần áo, kéo dài cả con phố, tràn đầy những người từ nông thôn đến buôn bán.
Gia Lân hỏi: “Cậu mặc quần áo size bao nhiêu?”
“Mua … mua quần áo cho tớ?”
“Ừ.”
“Vì.. vì sao?” Bì bì đỏ mặt lắp bắp.
“Ừ…..” Gia Lân ừ vài tiếng liên tiếp, không nói gì thêm. Chỉ nói với chủ sạp: “Cháu muốn cái đó, màu đen, bên phải, cho cô ấy mặc. Chú là thợ may mà, chắc biết cỡ của cô ấy là bao nhiêu.”
Khi đó Bì Bì và Gia Lân đang mặc đồng phục màu xám nhạt. Thông thường, mỗi người đều có hai bộ đồng phục ở trường. Nhưng nhà Bì Bì nghèo nên chỉ mua một bộ, hầu như mỗi ngày đều mặc. May thay, đó là kiểu trang phục dành ùa xuân, còn phải mặc một cái phông bên trong, chỉ cần giặt tẩy thường xuyên sẽ không đến nỗi quá bẩn.
Hai người không giỏi mặc cả, lúc trả tiền thấy khóe miệng ông chủ hơi giương lên. Bì Bì nghĩ, chắc chắn Gia Lân bị thiệt thòi không ít.
Đi ngang qua nhà vệ sinh công cộng bên đường, Gia Hân kín đáo đưa cái quần cho cô: “Đi thử đi, xem có hợp không.”
Nhà vệ sinh nữ đó không được sạch sẽ lắm, nên Bì Bì không muốn, lúng túng nói: “Phải thử bây giờ sao?”
Gia Lân cúi đầu nhìn ngón chân: “Ừ. Bây giờ thử tốt hơn.”
Bì Bì vào trong, cởi quần ra mới biết, tuy rằng cô dùng băng vệ sinh có cánh mua ở siêu thị, nhưng quần vẫn bị ướt một mảng lớn, một vùng đo đỏ, rất dễ làm người khác chú ý. Lúc ở trong căn tin ăn cơm, cả một phòng lớn như vậy, có lẽ mọi người đều nhìn thấy hết.
Thật là xấu hổ cho đến lúc về tới nhà.
Đỏ mặt thay quần áo rồi đi ra, thấy Gia Lân đang đợi cô ngoài cửa, Bì Bì vội rút ra hai tờ tiền, kéo cậu ta đi về phía quầy giải khát: “Tôi mời cậu ăn kem.”
Gia Lân rất hào phóng chấp nhận. Đợi cho đến khi Bì Bì tự lấy ình một cây, Gia Lân liền ngăn cô lại, nói với chủ cửa hàng giải khát: “Cô có nước Tang [2] nóng không?”
[2] Một loại thức uống dạng bột, có vị cam, pha ra để uống
Đó là một trong những kỷ niệm vui vẻ nhất của Bì Bì. Chỉ cần nhắm mắt lại, dáng vẻ cúi đầu ngắm ngón chân của Gia Lân sẽ chui ra khỏi đầu, hiện ra trước mắt cô.
Uống thuốc chống nôn xong, rồi nằm thêm hai giờ nữa, Bì Bì cảm thấy tốt hơn nhiều. Nhớ đến bản tóm tắt chưa hoàn thành nọ, cô mang theo túi, bất kể lời khuyên của bà, vội vã đi tàu điện ngầm trở lại tòa soạn.
Cô gặp Tiểu Vệ trong thang máy, cũng chính là nữ phóng viên bộ phận chính văn – Vệ Thanh Đàn.
“Ồ, chị Thanh Đàn, chị đã trở lại rồi?”
“Cảm ơn sự quan tâm của tổ chức, chị chuyển về bộ phận chính văn rồi. Bì Bì, chị có chuyện tìm em nhờ em giúp, em có thể đến văn phòng chị ngồi một lát không?”
Đối với các phóng viên, Bì Bì ngoại trừ hâm mộ nghề nghiệp của họ, còn ghen tị lối sống của họ, đó là lối sống không cần làm việc đúng giờ. Bì Bì luôn cảm thấy, nhà báo thật sự là một công việc lý tưởng. Cô trời sinh tính tò mò, lại yêu thích các câu chuyện, thế nhưng, chẳng phải ai có lòng quan tâm, có sự hiếu kì, cũng có thể nghe được những câu chuyện thú vị, người ta sẽ không dễ dàng kể với bạn, trừ phi bạn là phóng viên.
“Được ạ!”
Vệ Thanh Đàn ột mét bảy, khổ người không nhỏ, những ai không biết mới nhìn còn tưởng rằng cô là cầu thủ bóng rổ. Tuy nhiên, gần đây Vệ Thanh Đàn có thai, mặt mày xanh lè xanh lét, dù vẫn khỏe mạnh và dường như tinh thần của cô ấy cũng rất tốt: “Bì Bì, đây là tặng cho em!”
Cô ấy lấy trong túi ra một cái hộp nhỏ đưa cho cô, Bì Bì mở ra xem thì thấy, đó là một chiếc vòng tay ngọc màu lam xinh xắn.
“Ồ… cái này, sao em lại không biết ngượng mà nhận chứ? Chắc là nó đắt tiền lắm?” Mặc dù trong đám phóng viên, kể ra quan hệ củaThanh Đàn và Bì Bì là thân thiết nhất, nhưng dù sao Thanh Đàn cũng thuộc bộ phận chạy vòng ngoài, cơ gội gặp nhau không được nhiều, cũng chưa thân thiết đến độ tặng quà cho nhau.
“Dĩ nhiên là được miễn phí. Chị còn mấy cái nữa cơ. Có nhớ lần trước, chị đã viết một bản tin nói về một xưởng gia công ngọc Tùng Lam không, gần đó có một quặng đá quý, nhưng họ không đủ khả năng gia công.
“Nhớ ạ.”
Tỉnh rất coi trọng bài báo này, đã cho xưởng đó vay mấy trăm vạn cơ đấy.”
“Ồ, thế đây là hối lộ hả?” Bì Bì cười nói.
“Lúc gần đi thì họ tặng quà lưu niệm. Vốn dĩ mấy thứ này ở tại nơi sản xuất chẳng có gì quý, nhưng khi mang đến tiệm kim hoàn thì giá trị đã tăn g gấp đôi.”
“Có chuyện gì cần tìm em?”
“Không phải em nói là muốn làm phóng viên sao?”
“Đúng vậy!” Bì Bì đánh hơi ra manh mối, lập tức mở cờ trong bụng.
“Chuyện là thế này. Không phải gần đây Trung ương muốn phát huy truyền thống văn hóa sao? Chị có một đối tượng phỏng vấn, định viết một trang chuyên đề. Nhưng người đàn ông này rất bí ẩn, nghe nói chưa bao giờ chịu gặp phóng viên, cũng như luôn từ chối bất kỳ cuộc phỏng vấn nào, chị có một người bạn của một tòa soạn khác, cũng từng có ý định này, nhưng đều bị người ta từ chối không tiếp.”
“Vậy sao không thu thập thông tin từ các nguồn xung quanh trước? Ví dụ như săn tin từ đồng nghiệp, bạn học, người quen hay người thân chẳng hạn.” Bì Bì rất rất cao hứng, vì nói được mấy từ thuật ngữ chuyên ngành, may mà mình vẫn còn nhớ mớ kiến thức đã được học ở khóa nghiệp vụ công tác tin tức tuần trước.
“Tin tức từ những nguồn khác thì chị cũng tìm được vài thứ.” Vệ Thanh Đàn lấy trong ngăn kéo ra một kẹp tài liệu, bên trong có mấy trang giấy mỏng với một cuộn băng ghi âm, “Tư liệu về anh ta rất ít.”
“Sao vậy?” Bì Bì hỏi: “Anh ta là Tiền Chung Thư à?” Theo những gì cô biết, các thông tin của những danh nhân lúc nào cũng rất nhiều, từ tin đồn đến các vụ scandal, cứ lên Google, thể nào chẳng tìm được chút nội tình từ mấy cuộc bàn luận của các fan hâm mộ.
“Anh ta không phải Tiền Chung Thư, chẳng qua địa vị của thầy anh ta – Tống Dĩ trong giới văn vật[3] cũng ngang ngửa Tiền Chung Thư, được xưng là “ngôi sao sáng của Ngọc học”. Sau khi Tống Dĩ qua đời, anh ta được cho là tân binh mới nổi trong giới đồ ngọc, ở một phạm vi nào đó mà nói, lời nói của anh ta cũng uy tín không thua gì Tống Dĩ.”
[3] Văn vật: nghĩa đen là ‘sản vật của văn’, hay được hiểu là di vật văn hóa, hiện vật văn hóa trong khảo cổ.
Văn vật? Đồ ngọc? —– Những từ này và kiến thức của Bì Bì hình như chẳng có chút quen biết nào cả.
“Tên anh ta là Hạ Lan Tĩnh Đình. Nhà giám định và thưởng thức, người sưu tầm, chuyên gia về Ngọc cổ. Người này rất ít giao du với bên ngoài, chỉ có một chức vị là: cố vấn cấp cao của bảo tàng thành phố C.”
Bì Bì cười nói: “Viện bảo tàng thành phố C? Không phải cái bảo tàng ở vùng lân cận sao? Em sẽ giả vờ làm khách tham quan, rồi bất ngờ chụp lén anh ta là được.”
“Bì Bì, chưa được sự đồng ý của người ta mà đăng ảnh là hành vi vi phạm pháp luật. Còn nhớ thương hiệu báo C rất phát đạt cách đây nửa năm không? Đơn giản chỉ đăng một bức hình lộ một bên mặt thôi, đã bị bị anh ta thưa ra tòa, còn mời luật sư giỏi nhất nước, chuyện bé xé ra to, không ngừng truy cứu, khiến hãng báo ấy bị phạt đến rối tinh rối mù, suýt nữa thì sập tiệm.”
Đầu năm nay, người nghèo nào dám trêu vào cửa quan? Bì Bì thè lưỡi: “Một người như thế, chị còn dám phỏng vấn à? Không sợ rước lấy phiền phức ư?”
“Nên chị mới cho em đi theo chứ. Thứ nhất nhiệm vụ nhỏ bé của em là trà trộn vào đám đông, lén quan sát anh ta; thứ hai, em phải nghĩ cách làm anh ta mềm lòng, đến lúc đó chị sẽ bắt tay hành động. Thế nào? Chứng ốm nghén của chị mấy ngày nay rất nghiêm trọng, ngày nào cũng nôn, quả thật chẳng còn sức mà chạy nữa. Bản tin này chúng ta cùng nhau hợp tác ký tên, viết thật cẩn thận, rồi gửi đi tham gia cuộc thi ‘Mười sự kiện văn hóa hay’ năm nay. Nếu đoạt giải, em có thể mè nheo xã trưởng, để ông ấy điều em đến bộ phận ấn bản cuối tuần, hoặc bộ phận giải trí, vậy chẳng phải là em sẽ trở thành phóng viên sao?”
Bì Bì rất kích động nói: “Thật vậy sao? Thật có thể được như thế sao? Em thật sự có thể chuyển qua làm phóng viên sao?”
Tục ngữ nói: “khác nghề như cách núi”. Bì Bì là thư kí của bộ phận tin tức, mặc dù cũng dính tới hai chữ “tin tức”, song tính chất công việc và đãi ngộ kém phóng viên khá xa.
“Sao lại không? Chẳng phải chưa có tiền lệ bao giờ. Hơn nữa, không phải em đã học khoa chính quy chuyên ngành tin tức sao? Lý lịch và bằng cấp đều có, đương nhiên có thể chuyển rồi. Em cầm máy ảnh của chị xem sơ qua đi, đây là máy ảnh chuyên nghiệp của hãng Nikon, ống kính hơn khối tiền đấy, em nên giữ cẩn thận. Chị đi tìm Đỗ Văn Quang, bảo anh ta cho em một cái thẻ phóng viên thực tập. Cứ nói thân thể chị không tốt, cần em giúp đỡ trong thời gian rảnh rỗi, anh ta chắc chắn sẽ đồng ý. Em làm hay không làm? Nếu không làm chị chỉ còn cách đi nhờ Tiểu Kế.”
“Làm! Dĩ nhiên là làm!”
“Được, vậy em xem qua tư liệu trước đi. Chị đọc hết rồi. Xin lỗi, không phải em dùng nước hoa đấy chứ? Chị buồn nôn quá… OMG, đã ba tháng rồi mà ngày nào cũng nôn, đến lúc nào mới lấy lại vóc dáng đây không biết.” Vệ Thanh Đàn bịt miệng, lao nhanh ra cửa.
“Giữa hai người, không có những thăng trầm, không có nước mắt, không có chia ly, không có đợi chờ, không có si mê, cũng không có những cảm xúc mãnh liệt – tất cả chỉ là nhàn nhạt.”
Sống ở trên đời mà không muốn để lại bất cứ tư liệu gì là điều rất khó khăn.
Nơi mà Bì Bì sống, hồ sơ của một người được bắt đầu ghi chép lại từ khi họ bắt đầu học tiểu học. Trong hồ sơ: sẽ có kết quả thi lên lớp, có đánh giá của giáo viên và nhà trường, có giấy chứng nhận khen thưởng, có giấy chứng nhận tốt nghiệp, sổ kiểm tra sức khỏe, nơi vào Đoàn, vào Đảng, cũng như những ghi chép về các cơ quan tổ chức liên quan đến sự di chuyển của họ. Nếu như bạn không may phạm phải sai lầm nghiêm trọng, thì số trang trong hồ sơ sẽ dày gấp đôi: sẽ có đơn kiện và bảng tường trình sự việc, có khẩu cung của các nhân chứ ng, có kết luận của đơn vị phụ trách hoặc tòa án, quyết định xử lý, đơn khiếu nại của bản thân, bảng kiểm điểm … vân vân và vân vân…
Cho nên Quan Bì Bì không hiểu.
Một người am hiểu về điều tra báo cáo như Vệ Thanh Đàn mà lại không tìm ra được một chút tư liệu nào về Hạ Lan Tĩnh Đình.
Một vài mục trong những tờ báo cũ, và một vài bài phỏng vấn trong tạp chí viết về khảo cổ học của cặp tài liệu đều nói về Tống Dĩ. Chỉ nói về Hạ Lan Tĩnh Đình một lần duy nhất, nhưng vẫn là những câu mù mịt, vì năm đó, Hạ Lan Tĩnh Đình đã phân biệt thành công một số di sản văn hóa quốc gia suýt được coi như tác phẩm sao chép xuất ra nước ngoài, năm đó di sản luôn là tiêu đề của giới tin tức. Nhưng Hạ Lan Tĩnh Đình cương quyết từ chối phỏng vấn, để giới truyền thông thỏa mãn mà Tống Dĩ mới phá lệ nói thêm về anh ta vài câu.
Chính vài câu nói thêm đó đã cho Bì Bì một chút thông tin.
Từ nhỏ Hạ Lan Tĩnh Đình đã theo Tống Dĩ sống ở xưởng Lưu Ly, sau lại cùng ông vào bảo tàng Cố Cung, giúp ông sửa sang lại đồ ngọc, cuối cùng lại theo ông ấy vào sống ở Đại Học Bắc Kinh, tiếng là học trò, nhưng thực chất là con nuôi.
Được quốc gia công nhận là “Nhà thưởng thức và giám đinh nhân dân”, song Tống Dĩ là một cư sĩ thành kính[1], cả đời không lập gia đình, chỉ nhận hai học trò. Người học trò đầu tiên mới mất vì tai nạn xe cộ, người học trò thứ hai học hành thành công, nhưng làm việc chưa đến một năm, vì “tác phong có vấn đề” mà bị đuổi. Vào những năm đó, tác phong có vấn đề là việc lớn. Vì vậy, mà người học trò thứ hai phải nhận hình phạt, bị phân đến nơi núi rừng hẻo lánh giảng dạy ở một trường trung học, từ đó không có tiếng tăm gì, cho đến khi sầu não mà chết. Dù việc này không liên quan đến Tống Dĩ, nhưng nó làm ông bị kích thích, nhất quyết cho rằng học trò sai thì thầy cũng có lỗi. Thẹn vì làm thầy, ông thề từ nay về sau không thu nhận bất cứ học trò nào nữa. Hạ Lan Tĩnh Đình trở thành người duy nhất học hỏi được những kinh nghiệm và tri thức của ông.
(1) Cư sĩ: ngày xưa để chỉ những người ẩn cư không làm quan, tu hành tại nhà.
Xem hết những tư liệu đó, Bì Bì mới hiểu được, vì sao lại không có bất cứ ghi chép nào về Hạ Lan Tĩnh Đình.
Anh ta chưa từng đi học, một ngày cũng chưa.
Thành phố C không lớn, bảo tàng của thành phố C cũng không nổi tiếng, một người chuyên nghiệp, có bối cảnh không hề tầm thường như Hạ Lan Tĩnh Đình, lại lén lút chọn nơi này phải chăng có ẩn tình gì bên trong?
Quan Bì Bì nhanh trí gọi một cú điện thoại.
Bên kia truyền tới một giọng nói yểu điệu: “Bì Bì à?”
“Bội Bội”. Hiếm khi thiên hạ đệ nhất bận rộn Trương tiểu thư lại rảnh rang, Bì Bì vội nói ngắn gọn, “Cậu có người quen nào làm ở bảo tàng thành phố không?”
“Đợi chút, hình như có, để mình tra danh bạ đã.” Mất chừng năm giây sau, Bội Bội đọc lên một dãy số. “Cậu gọi cho anh ta, nói là mình bảo cậu đến. Anh ta làm ở phòng bảo vệ, tên là Phùng Tân Hoa.”
“Ừ! Mình nhớ rồi, cảm ơn cậu.”
“Không có thời gian nói chuyện phiếm đâu, mình đang phỏng vấn, hẹn gặp lại.”
“Này…”
Người bên kia đã vội vã cúp điện thoại.
Bì Bị gọi tới số kia, là một số di động.
“Alo, ai vậy?”
Bì Bì nói tên Bội Bội, người đó liền nhiệt tình: “Cô tìm tôi có việc gì sao?”
“À, anh có biết Hà Lan Tĩnh Đình không?”
“Biết, nhưng tôi không quen. Anh ta là cố vấn, ban ngày rất ít khi đi làm.”
“Bình thường anh ta đến bảo tàng lúc mấy giờ?”
“Bảy giờ tối”.
“Sao cơ? Ở đó còn có ca đêm sao?”
“Phải, bảo tàng cất giữ rất nhiều đồ, ban ngày đem ra triển lãm, muốn nghiên cứu chỉ có buổi tối mới làm được. Buổi tối có rất nhiều nghiên cứu viên đến làm.”
“Anh có thể giới thiệu tôi với anh ta không?”
“Cô công tác ở đâu?” Người nọ quả nhiên vô cùng nhạy cảm.
“Tòa soạn Báo Chiều của thành phố C.”
“Đùa à, anh ta không tiếp phóng viên đâu.”
“Anh Phùng, giúp đỡ tôi, đi mà?” Bì Bì nhõng nhẽo. Chiêu này cô học từ Vệ Thanh Đàn. Trông Vệ Thanh Đàn cao lớn, tiếng oang oang như chuông đồng, nhưng khi giở chiêu nhõng nhẽo có thể làm người ta chết ngay lập tức.
Người nọ trầm ngâm giây lát rồi nói: “Vậy thì bảy giờ ba mươi tối nay cô đến đây, tôi sẽ nói cho cô biết anh ta ở đâu, cô tự nghĩ cách làm quen với anh ta. Nhưng nhất quyết không được nói cô là phóng viên, những gì tôi đã nói tuyệt đối không phải nói chơi.”
“Tốt quá, cám ơn anh nha.”
Buông điện thoại, Bì Bì nhanh chóng hoàn thành công việc đang chất đống. Tan làm, cô đến cửa hàng tiện lợi dưới lầu, mua một thùng cháo Bát Bảo[2], vác nó chạy hổn hển lên tàu điện ngầm, chuyển sang xe bus, ngồi phà, rồi lại chuyển xe buýt, đi đến phòng của Đào Gia Lân. Trước ánh mắt kinh ngạc của toàn thể nam sinh, Bì Bì như một người đưa hàng, bỏ thùng cháo Bát Bảo trên vai xuống, lôi sách ra bỏ lên bàn, lau mồ hôi, nhìn thấy gương mặt lúng túng của Gia Lân, cô cười rạng rỡ:
Cháo Bát Bảo
(2) Cháo Bát Bảo: Hay còn gọi là cháo Tịch Bát là một loại cháo được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khô, truyền thuyết dân gian đến từ Thiên Trúc, nói: Dùng hồ đào, hạt thông, nhũ đàm, hồng, hạt dẻ làm cháo, gọi là cháo Tịch Bát. Thường được ăn trong lễ Tịch Bát – ngày mùng tám tháng chạp là ngày lễ cúng bái thần linh và tổ tiên, cầu được mùa và vận may.
“Gia Lân, sách đây này, em có việc phải đi ngay.”
“Ăn rồi đi, có chuyện gì mà gấp như vậy?”
“Em có bài phỏng vấn. Chắc là trễ mất thôi, bảy giờ ba mươi phải có mặt ở bảo tàng rồi.” Bì Bì cố ý nói thật to để toàn bộ nam sinh trong phòng đều nghe thấy. Tự cô biết rằng, gia thế của Gia Lân rất tốt, học tập xuất sắc, lại là sinh viên có thành tích ưu tú như vậy, làm bạn trai của một cô gái học đại học ngoại trú như cô, chắc hẳn là thiệt thòi rất nhiều. Trong mắt mọi người, dù cô có cố gắng như thế nào đi nữa, thì cũng chỉ là đại học T Hồ Nam, không xứng so sánh với đại học của thành phố C. Nhưng cô đâu biết, các chàng trai khác trong kí túc xá không quan tâm điều này, mọi người đều đang chăm chú với thùng cháo Bát Bảo.
“Cần anh giúp gì không?” Gia Lân hỏi, cầm chìa khóa xe đạp trên bàn, “Anh đưa em ra bến xe buýt.”
“Không cần, không cần đâu, vài ngày nữa em sẽ đến tìm anh.” Bì Bì liên tục xua tay, vội vã rời đi.
Nhưng Gia Lân vẫn kiên quyết đưa Bì Bì đi đón xe.
Khi hai người đứng đợi xe buýt được gần 10 phút, Gia Lân đột nhiên hỏi: “Bì Bì, sao mỗi lần em tới đều đi nhanh như vậy?”
“À…”
Bì Bì im lặng.
Lần này có lẽ là lần thứ N cô viện cớ rời khỏi đại học thành phố C. Nói chung, mỗi lần đến cổng trường, trông thấy hàng chữ khắc trên quả cầu đá lớn: “Đoàn kết, tiến thủ, nghiêm túc, thực tế”, thì cô luôn có cảm giác sợ hãi. Giống như đây không phải là nơi mà cô nên đến, nơi đây không chào đón cô. Hơn nữa, mọi người luôn hỏi cô cùng Gia Lân có quan hệ gì, dù sao cũng phải trả lời cô không học đại học C, cô học đại học T. Sau đó cô không bao giờ nhắc đến đại học T nữa. Chỉ là một đại học tầm thường, nói ra lại thấy tự sỉ nhục bản thân.
Bì Bì thấy mình thật thảm thương: Cô tốt nghiệp ở trường Nhất trung thành phố C – trường trọng điểm hàng đầu của tỉnh. Nhưng cô chưa bao giờ kiêu ngạo, vì thành tích lúc đó của cô rất kém. Đến khi học tại đại học T, thành tích của cô tốt hơn, nhưng cũng chẳng thể kiêu ngạo được, vì đại học T quá kém. Tốt nghiệp rồi đến làm việc ở tòa soạn Báo Chiều thành phố C – là ước ao của nhiều người, nhưng lòng kiêu ngạo vẫn chưa ngóc đầu lên được, bởi cô không phải là phóng viên, cô chỉ là một nhân viên hành chính.
Cô chưa bao giờ được làm chính quy, chính quy có cảm giác như thế nào? Cô chưa bao giờ được nếm trải.
Gia Lân sẽ không bao giờ hiểu những oán niệm này.
Tựa như cuộc sống của cô và Gia Lân, bắt đầu giống nhau, nhưng dần dần đã trở nên khác biệt quá nhiều.
Học chung từ nhà trẻ đến sơ trung, cô và Gia Lân đều ở cùng một khu, hai nhà đối diện nhau, diện tích hai căn hộ như nhau. Cha của Bì Bì là công nhân ưu tú, chăm chỉ làm việc, mẹ Bì Bì là giáo viên mầm non. Cha Gia Lân là nhân viên kỹ thuật, mẹ Gia Lân là nhân viên tài vụ.
Về sau, vì cha mẹ của Gia Lân đều có bằng đại học nên dần dần được thăng chức. Cha Gia Lân làm quản đốc, mẹ làm ở Cục Kiểm tra, chưa tới vài năm đã được đề bạt làm trưởng phòng. Họ chuyển đến khu dành cho “cán bộ”, cách nhà Bì Bì một con phố. Diện tích căn nhà lớn gấp bốn lần so với nhà cô. Lúc gia đình cô dùng nhà cầu ngồi xổm, tắm vòi hoa sen thì nhà người ta đã dùng xí bệt và bồn tắm rồi. Khi Bì Bì cùng bà ngoại ngủ chung trên một cái giường cũ nát, Gia Lân đã có phòng riêng, ngủ trên nệm cao su, ga giường và vỏ chăn mỗi tuần đổi hai lần. Vài năm sau nữa, cha Gia Lân được điều lên sở làm cục trưởng, cha Bì Bì lại nghỉ việc, mỗi ngày dậy lúc bốn rưỡi sáng, vác một cái túi lớn, đi bộ đến những con phố, chọn vị trí đẹp để bày bán tạp chí và sách lậu trên vỉa hè. Tạp chí bán cũng không dám mang về cho Bì Bì xem.
Nhưng tình cảm hai nhà vẫn rất tốt. Ngày lễ tết, Đào gia cho Gia Lân tới chúc tết nhà “Chú Quan”, biếu đồ tết. Quan gia cũng bảo Bì Bì mang một giỏ thịt viên lớn, thịt bò kho cùng tương đậu đến nhà Đào gia. Cả nhà Gia Lân đều thích ăn tương đậu do bà ngoại Bì Bì làm, năm nào cũng vậy, ăn mãi không chán. Có năm cha Gia Lân phải đến Nga để khảo sát, nơi đó ngoài cá hộp và khoai tây thì không có gì ăn được, ông đến năn nỉ bà ngoại Bì Bì làm ột lọ tương đậu để mang đi. Vì vậy mà bà ngoại Bì Bì quyết định dùng tương đậu để mở đường, muốn cô làm con dâu nhà họ Đào. Ngày tốt nghiệp Nhất trung, bà ngoại cứ nói đi nói lại: “Gia Lân rất tốt, tính tình được, lại lễ phép, đối xử ôn hòa với con gái. Nếu cháu mà được làm vợ của nó, sau này phúc hưởng không hết đâu!”
Bì Bì đương nhiên rất thích Gia Lân. Mười mấy năm qua, cô với Gia Lân chỉ to tiếng vài lần, chưa bao giờ có chút gì để có thể gọi là tranh cãi. Giữa hai người, không có những thăng trầm, không có nước mắt, không có chia ly, không có đợi chờ, không có si mê, cũng không có những cảm xúc mãnh liệt – tất cả chỉ là nhàn nhạt.
Nhưng Bì Bì lại thấy, cô bắt đầu thích Gia Lân từ lúc ba tuổi, khi hai người cùng nhau đi trộm bánh bích-quy, chơi trò vợ chồng. Lúc mười tuổi, hai người thậm chí còn bàn luận việc sinh mấy đứa con. Xem hết “Xạ điêu” hai người cho rằng, chết chìm trong nước là cái chết đẹp nhất[3]. Gia Lân hứa với Bì Bì, tuy cậu hay nghịch bị mẹ đánh, nhưng sẽ không bao giờ làm đau Bì Bì và con, cho dù là cái móng tay.
(3) Chết chìm trong nước: trong phim anh hùng xạ điêu, chi tiết Dương Quá và Cô Long cùng nhảy xuống nước, nguyện chết bên n hau được lặp lại nhiều lần. Ở đây, Bì Bì nói đến cái chết trong nước – là tượng trưng cho đến tình yêu thủy chung, nguyện sống chết có nhau của họ.
Lúc bốn tuổi, lần đầu tiên Gia Lân làm Bì Bì khóc.
Vốn là năm mới, Gia Lân được rất nhiều tiền mừng tuổi, đem khoe với Bì Bì. Bì Bì lại không có một đồng nào, cô liền khóc. Để dỗ dành cô, Gia Lân đưa hết tiền mừng tuổi cho cô, còn hứa từ bây giờ trở đi, năm nào cũng sẽ đưa hết tiền mừng tuổi cho cô.
Nói lời giữ lời, Bì Bì đã hai mươi mốt tuổi mà vẫn được giữ tiền mừng tuổi của Gia Lân. Bì Bì không muốn nhận, Gia Lân sẽ không vui, nói cô phải giữ lấy, vì đó là truyền thống.
Bì Bì rất ghét các kì thi. Đặc biệt là thi đại học.
Bởi vì kì thi đó đã chia họ làm đôi.
Gia Lân với thành tích tốt nhất đỗ vào ngành thương mại quốc tế của đại học C.
Còn Bì Bì luôn cho rằng mình sẽ trượt đại học, vậy mà cũng thi được điểm số cao hơn ước lượng của mình, đủ để vào ba ngành chính quy. Thế nhưng năm đó số người thi quá đông. Trường trung học ở thành phố C quá nhiều, cạnh tranh kịch liệt, nhiều người đi tuyến trên, đã đủ điểm rồi song đỗ hay không còn nhờ vào quan hệ. Dùng từ ngữ địa phương mà nói thì chính là tìm người để “gửi thư tay[4] ”.
(4) Gửi thư tay: ví với lợi dụng chức quyền hoặc mối quan hệ cá nhân viết thư ngắn nhờ quan tâm giúp đỡ
Từ lúc chào đời đến nay, đó là mùa hè lo lắng nhất của Bì Bì.
Để có thể “gửi thư tay”, cha mẹ cô dùng hết các mối quan hệ thân thích, bạn bè của thân thích, tam cô lục bà[5] , thất gia bát cửu[6] đều tìm đến. Cả nhà bất chấp tất cả mà mua quà cáp, tặng một nhà, biếu một nhà – cũng chỉ là chút hoa quả, thuốc lá, trà rượu. Không có gì quý giá nên người ta cũng không coi trọng, chỉ gật đầu chứ không bảo đảm. Qua một mùa hè bận rộn, cả cha và mẹ đều đen và gầy đi, con đường đi không tốt nên một tờ giấy báo cũng không có. Bì Bì vẫn bị loại ra khỏi ba ngành, cô đến trường dạy nghề. Sớm biết như thế, vì sao phải bận rộn vất vả? Thành tích của Bì Bì cao hơn trường dạy nghề rất nhiều, cha Bì Bì sống chết cũng không đồng ý cho Bì Bì học ngành tin tức, bắt cô phải học ngành nào thực dụng một tí, vì vậy Bì Bì phải học đại học T ở Hồ Nam.
(5) Tam cô lục bà: ni cô, đạo cô, quái cô, bà buôn người, bà mai, tú bà, sư bà, dược bà, bà mụ. Chỉ những người làm nhiều nghề nghiệp khác nhau, có nghĩa xấu.
(6) Thất gia bát cửu: gia và cửu ở đây chỉ bố chồng, nhà chồng, xui gia.
Đại học T và đại học C, một trường là “gà rừng”, một trường là trường trọng điểm nổi tiếng cả nước, một trường ở phía bắc, một trường ở phía nam, đi một chuyến xe phải mất hai tiếng rưỡi. Tối hôm biết tin trúng tuyển, Bì Bì đau buồn cả đêm, biết rằng cô và Gia Lân sẽ không còn gặp mặt mỗi ngày giống như trước kia nữa.
Ngày khai giảng, Bì Bì chào mọi người, xách hành lý, khuôn mặt buồn bã nhìn về phía phòng trọ. Đi tới phía trước, trước mặt có một bóng người. Bờ vai của cô nhẹ hẳn đi, có người giúp cô xách hành lí.
Ngẩng đầu lên, là Gia Lân.
Bì Bì ngây dại.
Đó là một mùa thu nóng nực, ve kêu xôn xao trên cây ngô đồng. Cái nóng cứ như một cơn sóng lan tỏa trong không khí. Gia Lân đứng ngược sáng, đang ở ngay trước mắt cô, một tay đút túi quần, một tay xách hai túi hành lý. Dáng người cao gầy nhưng mang lại cho cô tí mát rượi ngắn ngủi.
Cả buổi không nói câu nào, mãi sau Gia Lân mới “này” gọi cô một tiếng, nói: “Bì Bì, câu chuyện lần trước, cậu còn chưa nói đâu.”
Khoảnh khắc ấy, Gia Lân thật sự rất rất đẹp trai.