Dao Kề Gáy Chương 23


Chương 23
Bức thư

Bây giờ ta đi ăn, -Poirot nói.- Anh bạn ạ, tôi thấy đã có hy vọng rồi đấy.

Tôi rất mừng. Tuy nhiên tôi vẫn cho rằng Ronald Marsh là hung thủ. Tôi cho rằng Poirot cũng tán thành như thế, còn chuyện đi tìm gốc gác của chiếc hộp nhỏ bằng vàng chỉ là cái cớ để anh ấy đỡ mất thể diện quá.

Ngồi ăn ở nhà hàng, tôi hơi ngạc nhiên thấy Bryan Martin và Jenny Driver ngồi cùng một bàn ở đầu kia phòng và cũng đang ăn. Nhớ lại những ý kiến của thanh tra Japp, tôi nghi giữa hai ngươi đó có mối quan hệ tình ái.

Hai người đó nhìn thấy hai chúng tôi. Và khi ăn xong, Jenny Driver đứng lên, đến chỗ chúng tôi.



Tôi có thể ngồi đây một lát với ông được không, thưa ông Poirot?

Tất nhiên là được. Tôi rất vui được gặp lại bà. Tại sao bà để ông Bryan Martin ngồi một mình trong góc phòng thế kia?

Tôi bảo anh ấy ngồi đó đợi tôi một lát. Tôi muốn nói với ông thêm về Carlotta Adams.

Tôi xin nghe, thưa bà.

Hôm trước ông có hỏi tôi, Carlotta có bạn trai không, đúng vậy không nhỉ?

Đúng.

Từ hôm ấy tôi cứ suy nghĩ, cố nhớ lại những câu chuyện trao đổi giữa hai chúng tôi mà lúc trước tôi không chú ý lắm. Cuối cùng tôi nhớ ra rằng người cô ấy có tình cảm chính là Ronald Marsh... Anh ta chính là người vừa được thừa kế danh vị và tài sản của cố Huân tước Edgware.

Tại sao bà cho chính là ông ấy?

Bởi một hôm, Carlotta Adams bảo rằng nỗi bất hạnh có thể ảnh hưởng đến tính cách con người, và rất nhiều người bản chất không xấu nhưng trở thành xấu chỉ vì xã hội đối xử bất công với họ. Cho nên những người ấy ta không nên trách mà nên thương. Cô bạn tôi không nói cụ thể là ai nhưng liền sau đấy cô ấy nói đến Ronald Marsh. Hôm đó tôi không để ý, nhưng bây giờ nghĩ lại, tôi thấy đúng là Carlotta Adams có tình cảm đặc biệt với anh ấy. Ống thấy sao, ông Poirot?

Tôi nghĩ rằng thông tin vừa rồi của bà hết sức quý.

Nếu vậy thì tốt rồi.

Poirot nhìn cô gái bằng cặp mắt đầy thiện cảm.

Chắc bà chưa biết Ronald Marsh vừa bị cảnh sát bắt?

Jenny Driver giật bắn người.

Ôi, tôi đến gặp ông quá muộn.

Không có việc tốt nào lại quá muộn, cảm ơn, bà Driver.

Jenny Driver rời khỏi bàn chúng tôi và quay lại chỗ Bryan Martin.

Lần này, Poirot ạ, niềm tin của anh vào sự vô tội của vị Huân tước trẻ tuổi đã bị lay chuyển dữ dội, đúng thế không?

Không đâu, Hastings. Trái lại thì có... niềm tin ấy mạnh thêm rất nhiều.

Bất chấp câu quả quyết của anh bạn, tôi vẫn không tin anh nói thật lòng.

Trong những ngày tiếp theo, Poirot không nhắc gì đến vụ án Huân tước Edgware. Nếu tôi có nhắc đến, anh bạn tôi chỉ đáp cụt lủn bằng một từ “Có” hoặc “Không”. Tuy vậy tôi vẫn trở lại với cái ý ban đầu: Ronald Marsh chính là thủ phạm. Và tôi cho rằng Poirot cũng nghĩ thế, chỉ có điều anh ấy tự ái, không dám nhận mình sai.

Tôi cắt nghĩa thái độ của Poirot như thế, và phải mười lăm ngày sau khi cảnh sát bắt Ronald Marsh, tôi mới biết rằng mình lầm.

Hôm ấy hai chúng tôi đang ngồi ăn bữa trưa thì như thường lệ, người nhà đem thư từ báo chí đến đặt ngay trước mặt Poirot. Anh xem lần lượt từng thứ, rồi bỗng anh kêu lên mừng rỡ, cầm lấy chiếc phong bì dán tem Hoa Kỳ.

Poirot bóc, lấy ra một bức thư cùng vài thứ giấy tờ khác nữa.

Hastings, anh muốn đọc thử không?

Tôi cầm lấy, đọc:

Thưa ông Poirot thăn mến,

Bức thư của ông khiến tôi rất cảm động. Tôi vừa phải chịu một thử thách nghiệt ngã. Ngoài nỗi đau riêng, tôi còn phải chịu nỗi đau thấy chị Carlotta của tôi bị người ta hiểu sai. Trên đời không có người chị nào tốt như chị ấy. Chị tôi không bao giờ dùng ma túy hoặc thuốc an thần. Chị ấy rất ghét những thứ đó và điều này chị tôi đã nói với tôi hàng trăm lần rồi.

Nếu chị tôi có đóng vai trò nào đó trong vụ án mạng của con người bất hạnh kia, thì chỉ hoàn toàn trong sạch... như bức thư chị ấy viết cho tôi chứng minh. Tôi xin gửi đến ông bản gốc theo đúng như ông đề nghị. Tôi đã do dự trước khi gửi đi, vì đấy là nét chữ thân yêu nhất đối với tôi, nhưng tôi biết ông sẽ gìn giữ nó cẩn thận và khi xong việc sẽ gửi trả lại cho tôi. Nếu bức thư đó giúp được việc làm sáng tỏ nguyền nhân cái chết của chị ấy, thì tôi sẵn sàng giao phó bức thư đó cho ông.

Ông hỏi trong thư gửi cho tôi chị Carlotta có nói đến các bạn bè của chị ấy không. Chị tôi nói đến rất nhiều người, nhưng không nói đến riêng một người nào cả. Ba người được chị tôi nói đến nhiều hơn cả là Bryan Martin, người hai chị em tôi quen biết từ khi còn nhỏ, chị Jenny Driver, và một đại úy tên là Ronala Marsh.

Ông thừa hiểu lòng yên mến nhau của hai chị em chúng tôi, và tôi rất muốn được đóng góp vào việc điều tra của ông.

Xin cảm ơn và chúc ông sức khoẻ.

Lucia Adams

Tái bút. Một ông thanh tra cảnh sát đã đến gặp tôi, hỏi bức thư của chị Carlotta tôi. Tôi trả lời là đã gửi cho ông. Tôi nói dối vì tôi tin rằng cần phải đưa ông trước. Hình như sở cảnh sát London muốn dùng bức thư đó làm bằng chứng kết tội thủ phạm vụ án mạng. Tôi chắc ông sẽ báo cho họ biết về nội dung bức thư. Tôi đề nghị ông đòi bằng được là xong việc họ phải trả lại ông bức thư đó. Đấy là những lời cuối cùng của chị Carlotta nói với tôi, em gái của chị ấy!


Tôi nói:

Nghĩa là anh đã đánh điện thẳng cho cô ấy. Anh cần đến bản gốc để làm gì?

Thật ra tôi cũng không hiểu nữa, Hastings, nhưng tôi có cảm giác đọc bản gốc chúng ta có thể thấy được một số điều nếu chỉ bản sao sẽ không thấy.

Lời lẽ trong thư hết sức rõ ràng, sáng sủa, không thể hiểu sai được. Cô Carlotta Adams đã trao bức thư cho bà giúp việc để đem ra bỏ ở bưu điện. Đấy chỉ là một bức thư bình thường.

Poirot thở dài.

Tôi đã thấy và chính đó là điều làm tôi băn khoăn... bởi vì, Hastings, tuy nhìn thế nhưng rất khó hiểu.

Anh nói lạ.

-Không đâu. Nghe tôi nói đã, Hastings. Tôi đã suy nghĩ rất kỹ. Một số sự kiện đang diễn ra tuần tự, bỗng nhiên xuất hiện bức thư này khiến mọi thứ đảo lộn. Vậy ai đúng? Hercule Poirot hay bức thư?

Anh cho rằng Hercule Poirot không thế sai được ư?

Tôi cố lấy giọng thật nhẹ nhàng nói. Poirot nhìn tôi vẻ trách móc.

Tôi cũng có lúc sai lầm, nhưng không phải trong trường hợp hôm nay. Bức thư này chứa một điều bí hiểm mà tôi đang cố giải đáp.

Anh bạn tôi lấy kính lúp ra soi rất kỹ chữ viết trong bức thư. Khi đã soi kỹ từng trang, anh đưa tôi kính lúp. Tôi soi và không phát hiện thấy gì đặc biệt: chữ viết rõ ràng, dễ đọc và thể hiện đúng nội dung đã được đánh điện hôm trước.

Poirot nói:

Tôi không thấy có chỗ nào giả trong chữ viết... toàn bộ đều được một bàn tay viết ra. Tuy nhiên tôi cố suy nghĩ nhưng vẫn thấy vô lý thế nào ấy...

Anh bảo tôi đưa lại các trang của bức thư và lại soi thêm một lần nữa. Đột nhiên run lên vì xúc động, anh reo to:

Lại đây, Hastings. Mau!

Tôi chạy đến bên cạnh anh. Trên bàn có một trong những tờ giấy của bức thư.

Anh không thấy ư? Mọi tờ khác đều mép phẳng phiu, đó là những tờ giấy đã xén sẵn, riêng tờ này... anh nhìn này, mép không thật phẳng, mà là một tờ giấy khổ to xé ra làm đôi. Bây giờ thì anh hiểu rồi chứ? Có nghĩa thư thiếu mất một tờ.

Tôi sửng sốt nhìn anh.

Sao lại thế? Lời lẽ trong thư tiếp nối nhau mạch lạc.

Đã đành. Ý nghĩa ăn khớp, và đấy chính là sự khéo léo. Anh thử đọc lại xem.

Tôi thấy không gì tốt hơn là can lại tờ giấy có vấn đề. Poirot hỏi:

Bây giờ anh thấy rồi chứ? Bức thư bị ngắt vào đúng chỗ nói về đại úy Ronalcl Marsh. Cô diễn viên Carlotta Adams than phiền về anh ta rồi viết thêm: “Việc chị đóng giả...” v .. v. rồi đến trang sau: “bảo chị...” Nhưng anh bạn ạ, rõ ràng thiếu mất một tờ. Người “bảo chị” chưa hẳn đã là người nói đến ở tờ trước. Vậy là một người khác đã đưa ra việc đóng giả. Anh để ý xem, tên người đó không hể được nhắc đến một lần nào. Hung thủ hẳn đã có trong tay bức thư và thấy mình có thể bị lộ tẩy, bèn xé đi một tò ở giữa... Việc bỏ đi một tờ ấy làm triệt tiêu sự nghi ngờ đối với một người khác, người thứ ba. Mà chính người này mới là hung thủ giết Huân tước Edgware. Chà, lẽ ra mình phải nghĩ đến điều đó. Poirot lấy tờ “có vấn đề” ra bỏ vào phong bì.

Nội dung tờ thư bị xé ấy như sau: bảo: “Tôi tin rằng ngay ông Huân tước củng bị lầm ấy chứ. Cô muốn ta đánh cuộc không?” “Bao nhiêu?”- chị cười rủ ra. Em Lucie yêu quý, câu trả lời làm chị choáng người. “Mười ngàn đô la!..”

Tôi thán phục nhìn Poirot, nhưng vẫn chưa tán thành cách lý giải của bạn. Tôi cho rằng cô Carlotta Adams xé tờ giấy từ trước khi viết tiếp. Nhưng tôi không dám đưa ra cái ý kiến mà tôi thấy quá đơn giản ấy. Vả lại biết đâu Poirot nhận định đúng thì sao?

Tuy nhiên tôi cũng liều thử đưa ra một ý kiến phản bác:

Nhưng làm sao hung thủ lấy được bức thư? Cô Carlotta Adams lấy bức thư trong xắc ra, đưa cho bà giúp việc và bà ta đem thẳng ra bỏ vào thùng thư kia mà? Chính bà ta khai như thế đấy thôi.

Bà ta nói dối, hoặc chiều hôm ấy cô Carlotta Adams đã gặp ai đó. Khả năng thứ hai này tôi thấy hợp lý hơn, bởi chúng ta chưa biết cô ấy ở đâu từ lúc rời khỏi nhà đến lúc gửi chiếc va li ở nhà ga Euston, tức là giữa sáu giờ tối và chín giờ. Trong quãng thời gian đó, hẳn Carlotta Adams đã gặp hung thủ trong hiệu ăn. Họ cùng ăn với nhau và hung thủ đã dặn dò lần cuối cùng. Còn với bức thư đã xảy ra thế nào chúng ta chưa biết, nhưng có thể hình dung là cô Carlotta Adams đặt xắc tay lên bàn. Hung thủ phát hiện địa chỉ cô ghi trên bì thư. Thấy có thể nguy hiểm, bèn khéo léo lấy, rồi giả vờ đi đâu đó một lúc, bóc ra xem, xé tờ có những câu nguy hiểm rồi quay về, đặt lại nó vào xắc như cũ rồi đưa Carlotta lúc hai người chia tay, bảo rằng bức thư bị rơi ra ngoài. Những chi tiết tôi vừa kể có thể không hoàn toàn chính xác, nhưng có hai sự kiện quan trọng: Carlotta Adams đã gặp hung thủ buổi chiều hôm đó, trước hoặc sau lúc hắn gây án (bởi sau khi rời khỏi nhà ông bà Lyons, hai người vẫn có thời gian để gặp nhau). Tôi có thể lầm, nhưng tôi rất nghi chính hung thủ đã đưa Carlotta chiếc hộp nhỏ bằng vàng, kỷ niệm về cuộc gặp nhau đầu tiên. Nếu như vậy, tên “D.” bí hiểm kia chính là hung thủ.

Tôi chưa hiểu hắn đưa chiếc hộp cho Carlotta Adams làm gì?

Xin lỗi, Hastings. Carlotta Adams không dùng thuốc ngủ hoặc ma túy bao giờ. Điều này cô em Lucie đã chứng thực và tôi cũng tin hoàn toàn. Cô diễn viên ấy khoẻ mạnh, sống lành mạnh trung thực, không thể sa vào nghiện ngập. Không một người nào trong số bạn bè của cô, kể cả bà giúp việc cũng bảo chưa bao giờ nhìn thấy chiếc hộp ấy. Vậy tại sao trong xắc của cô người ta lại thấy có chiếc hộp ấy ngay sau khi cô ấy chết? Hung thủ làm thế để tạo ấn tượng là Carlotta Adams chết do dùng ma túy quá liều và cô ấy vẫn thường dùng thứ ma túy Veronal ấy. Ta thử đặt trường hợp cô ấy gặp hung thủ sau khi hắn gây án, tuy chỉ gặp nhanh, trong vài phút, hai người cùng uống thứ gì đó đế ăn mừng cuộc đánh lừa thành công. Thế là hung thủ thả vào cốc của Carlotta Adams một lượng Veronal đủ để cô ấy nằm xuống ngủ và không bao giờ thức dậy nữa.

Khủng khiếp! - tôi kêu lên. Sau đó một lát tôi hỏi - Anh sẽ kể tất cả những điều vừa rồi với thanh tra Japp chứ?

Chưa đâu. Nếu nghe, Japp sẽ chỉ cười, bảo rằng cô Carlotta Adams viết trên một tờ giấy đã xé làm đôi, chứ có gì lạ. Japp là loại người không thích ai phản đốì ông ta bao giờ.

Tôi ngượng ngùng cúi mặt. Poirot vẫn nói tiếp:

Nếu Japp nói như vậy, cãi với ông ta thế nào? Chưa kể rồi ông ta lại xoay chuyển cuộc điều tra, và thế là chỉ thêm phức tạp.

Poirot ngừng một chút rồi nói tiếp:

Hastings, may mà hung thủ hơi thiếu sáng kiến. Hắn có thể dùng dao dọc chứ không xé như thế. Và nếu vậy, chúng ta rất khó phát hiện.

Cái chính là hắn vội vã. Không có thời gian.

Suy nghĩ vài giây, Poirot nói thêm:

Chắc anh cho rằng tên “D.” kia có chứng cứ ngoại phạm tuyệt vời, không ai có thể chối cãi chứ?

Tôi không tin là hắn có chứng cứ ngoại phạm, một khi hắn đã đến nhà Huân tước Edgware rồi lại đi cùng với Carlotta Adams.

Đúng thế. Hắn rất cần đến một chứng cứ ngoại phạm và tất nhiên hắn đã chuẩn bị cho nó. Nói cách khác, tên hắn bắt đầu bằng chữ “D.” hay đó tà tên mà Carlotta Adams đặt cho hắn?.. Ai có thể có tên bắt đầu bằng chữ D? Hastings ạ, chúng ta phải tìm cho ra hắn.

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/82586


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận