Hoa Linh Lan Chương 1


Chương 1
Một cuộc đời “Lạ”

Cuộc sống có nhiều thứ rất “Lạ”. Lạ đến nỗi nhiều người không thể hiểu nổi tại sao nó lại “Lạ” đến như vậy.

Khi xem một bộ phim, bạn sẽ thấy cuộc đời mỗi nhân vật đều trôi chảy theo một thứ logic kỳ quoặc. Có những chuyện xảy ra như thể tất cả đã đươc an bài từ trước. Phim, đươc an bài bởi biên kịch và đạo diễn. Thế có bao giờ, bạn nhìn lại cuộc đời mình một cách tỉ mỉ? Xâu chuỗi lại các sự kiện mà mình đã đi qua, rỗi bỗng thốt lên: “Thật lạ” và bỗng chốc chẳng thể tin rằng những điều ấy đã xảy ra với chính bạn không? “Nó” thì luôn xâu chuỗi, thói quen xâu chuỗi đã khiến cuộc đời nó sao mà trở nên lạ quá chừng.

Liệu ai đã từng trải qua cuộc đời như nó?

Lạ như nó?

Ảo như nó?

Và… Điên khùng như nó?

Ngay từ khi  sinh ra, nó đã đã là một thiếu sót của tạo hoá nếu không muốn nói là thiếu sót “quá – trầm – trọng”.

Như một sự sắp đăt oái oăm của số phận, mẹ nó bị ngã khi đang cố gắng đi bộ băng qua đường để về nhà nấu cơm kịp cho bố nó đi làm ca tăng ca.

Chỉ là một cú ngã thôi, có gì nhiều để nói?

Có ai ngờ được một lần vấp ngã ở đời, có thể thay đổi cuộc đời của biết bao nhiêu con người sau đó?

Một cú ngã chẳng đầu chẳng cuối, chẳng sắp đặt chẳng phải cố ý sỗ sàng nhưng  lại để lại hậu quả nghiêm trọng khiến mẹ nó bị sinh non. Đứa trẻ đã chẳng được sinh đủ tháng đủ ngày… Trên cái con đường định mệnh của người mẹ ấy, từng vết máu theo năm tháng rồi cũng sẽ phai màu. Những nỗi đau thì lại chỉ mới chớm hình thành thôi… hôi tanh và đeo đẳng.

Con trai của người phụ nữ xấu số ấy – là nó, là nó chứ chẳng phải một đứa ngớ ngẩn nào đã dị tật tinh hoàn bẩm sinh do sự cố vô tình  và dở hơi như thế đấy.

Sự việc đáng tiếc này đã không mang lại cho nó một tuổi thơ bình thường, một cuộc sống bình thường và một sự trưởng thành bình thường.

Chưa đầy 3 tuổi, nó đã phải tham gia hàng loạt các xét nghiệm giới tính, chưa kể sự vật lộn với việc tìm ra con người thật của mình, kéo theo đó là việc chữa trị…v.v. Người ta nói, đó là độ tuổi lý tưởng để tiến hành phẫu thuật đối với một bé trai chẳng may mắc dị tật như nó. Bởi ở tuổi đó, nhận thức giới tính của trẻ nhỏ chưa được hình thành rõ ràng.  Nên nếu phẫu thuật sớm như vậy, lớn lên đứa trẻ ấy sẽ không còn nhớ và biết gì về chuyện đã qua hay ca phẫu thuật nữa.

Ca phẫu thuật ấy đúng là đã diễn ra. Nó không còn nhớ và đã quên tất cả.

Mọi việc đã qua đúng như bác sĩ nói, những thứ không đáng nhớ thì không cần nhớ làm gì. Nhưng bản thân nó không nhớ không có nghĩa là những người khác sẽ quên, nhất là trong một xã hội mà người ta luôn tìm tòi cái người khác muốn quên để nhắc đi nhắc lại đầy đay nghiến.

Nó lớn lên, phát triển bình thường, chẳng còn chút ký ức nào về ca phẫu thuật khi bé, cũng chẳng thế nào hình dung ra cái dị  tật bẩm sinh của min….

Nhưng cuộc sống là vô vàn những sự  trả giá, vô vàn những sự “ban ơn”. Lớn lên trong một tuổi thơ không cha và ám ảnh bởi những câu chuyện về chính bản thân nó mà người ta kể lại, hoặc rỉ tai nhau trong một ngóc ngách nào đó. Cùng với sự “ban ơn” đó, những bí mật về nó đã chẳng còn là bí mật nữa.

Cha nó rất tin vào Chúa. Niềm tin ấy khiến ông trở thành một người cuồng tín như chính gia đình mình. Ông được nhào nặn ra để tin vào những năng lực siêu nhiên, tin vào những điều không nên quá tin và tin cả vào những điều vô lý nhất. Cho dù niềm tin ấy có làm ông đau đớn, làm vô vàn những kẻ xung quanh ông phải chịu sự tổn thương to lớn đến nhường nào.

Người cha sùng đạo của nó luôn bị ám ảnh rằng, đứa con ông sinh ra là  một sự trừng phạt của chúa trời nên đã bị dị tật ở ngay phần quý giá nhất của đàn ông. “Ngài”  – “Chúa” của ông, đã mang đến thế giới, đặt vào vòng tay ông một con quỷ dữ, một dị nhân không ra nam cũng chẳng ra nữ.

Đối với cha nó, đó là điềm báo của chúa, đó là ám hiệu mà Ngài gửi xuống cho ông. Nhưng ông không hiểu ám hiệu ấy là gì. Dần dần, cha nó trở thành một người kỳ lạ, ông nhìn thằng con hang ngày để cố tìm ra đáp án của đức tối cao gửi xuống cho mình. Ám hiệu đó là gì?  Điều đó làm cha nó không thể trụ vững nổi, tâm lý ông yếu dần đi, việc nghĩ quá nhiều và tưởng tượng những điều cao siêu về bản án tử hình của chúa đã làm ông trở nên điên loạn. Một thời gian sau, ông đã phải nhập viện để điều trị tâm thần.  Bệnh của ông không những không đỡ đi mà lại ngày một nặng hơn. Từ một người đàn ông bình thường, bỗng dưng ông trở thành kẻ hoang tưởng. Và từ đó, tại tâm thần trở thành “nhà” ( hay “nhà tù? ) của ông. Ông không ra khỏi đó được nữa.

…………………….

Khi lấy cha nó, bước chân vào một gia đình nề nếp, phong kiến với quá nhiều quy tắc cổ hủ. Mẹ nó đã phải chịu đựng và nhẫn nhịn rất nhiều. Nhất là khi, cha nó lại là con trưởng trong gia đình. Trọng trách sinh ra một thằng con hiến dâng đức tin cho thần thánh càng đặt nặng gánh lên vai bà.

Đáng ra, con trai bà đã phải là một niềm kỳ vọng lớn lao hơn bất kỳ sự mong mỏi, khao khát, đợi chờ nào của cái gia đình ấy. Song, mọi chuyện không dễ dàng như vậy. Giờ đây, người phụ nữ này sống cô đơn không chồng, cùng một đứa con với rất nhiều lời đàm tiếu. Cuộc đời dường như đẩy bà tới rìa của số phận. Hắt hủi và xua đuổi sự lương thiện cũng như phủ nhận mọi sự cố gắng của bà. Người đàn bà ấy đơn độc và đau khổ hơn bao giờ hết.

Nhưng…

Bà không đầu hàng.

Không có gì có thể làm cho người phụ nữ kiên cường ấy đầu hang. Dù đôi mắt vẫn còn đẫm những giọt nước mắt đau thương. Nhưng bà không nhường bước chân tiến về phía hạnh phúc cho định mệnh.

Một mình người mẹ ấy, một mình người đàn bà khốn khổ ấy đã gánh vác” nỗi oan nghiệt” này, yêu thương và chạy chữa hết mức có thể cho đứa con của mình. Bởi vì bà yêu con trai bà, bởi vì bà tin nó thực sự là một món quà quý giá, bởi vì đứa trẻ ấy vô tội và bởi vì …bà tin rằng ngày mai trời lại sang.

Người mẹ ấy đã thành công khi trả lại cho con trai mình đúng số phận của một người đàn ông đầy đủ.

Từng ngày, từng ngày nó lớn lên không cha. Bỡ ngỡ mỗi khi vào nhìn một người nửa người nửa quỷ điên loạn ngớ ngẩn trong khung cửa sắt trại tâm thần. Nó được mẹ dậy cách nhận thức rằng, người đó là cha mình và phải hết lòng kính trọng ông. Còn cha nó, dù ngày ngày, người ta dậy ông rằng nó là con trai mình, ông cũng không thể nào nhận ra điều đó. Ông đang sám hối, ông vơ hết tội lỗi vào mình trong tấm thân tàn tạ, xác xơ. Mặc cho những cái nhìn đau đớn của vợ con ông vẫn đau đáu đó.

…………………….

Người ta vẫn bảo rằng, cha mẹ và môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách của một đứa trẻ. Nếu đứa trẻ ấy sống trong một môi trường buôn chuyện và có những người cha người mẹ vô trách nhiệm thì chúng sẽ học được những lời nói sắc như dao đâm và cái thói xà tâm sẵn sàng đâm để làm đau người khác. Việc làm của người lớn, đôi khi chẳng có ác ý gì, chỉ đơn giản là để thỏa mãn thói tò mò và tật thích đong đưa buôn chuyện của họ. Nhưng từ những thứ “không ác ý” ấy lại đặt nền móng cho những thứ đầy độc địa mà chẳng ai hay.

Đám trẻ con cùng khu phố được truyền nhiễm tính “ác khẩu” của cha mẹ chúng. Bọn trẻ không gọi nó bằng tên mà đặt cho nó biệt danh là “thằng không chim”.

Trẻ con thì biết gì mà đặt biệt danh như thế? Trẻ con thì nghĩ gì khi tẩy chay bạn bè mình? Trẻ con sẽ chẳng biết làm điều xấu, nếu người lớn không dậy chúng!

Ban đầu, cũng chỉ là việc người lớn truyền tai nhau lý do vì sao ông chồng nhà kia “mất tích”. Từ hồi bà vợ sinh non, không bao lâu chẳng thấy ông chồng đâu nữa, chỉ thấy ngày ngày người phụ nữ không chồng ấy ôm con ra khỏi nhà đều đặn trong suốt nhiều năm ròng và chẳng tỉ tê gì cho hang xóm biết. Họ đồ rằng nhà này có biến cố lớn lắm. Rồi họ “điều tra” và phát hiện ra ông chồng nhà đó bị tâm thần.

Miệng lưỡi thế gian thật hiểm ác khôn lường. Trên đời này chẳng việc gì là có thể dấu diếm. Người ta vẫn “tìm tòi” cả những việc chẳng lien quan hay ảnh hưởng gì tới cuộc sống của mình, chỉ đơn giản bởi vì người ta mốn biết.

Thế rồi, đám hang xóm nói với nhau về lý do ông ta bị điên đột ngột là do sinh ra một thằng con không có chim. Đây quả thực là một chuyện “TO LỚN” lắm.  Họ nói nhà này chắc do ăn ở thất đức nên bị trời phạt. Rồi họ cứ hở ra thời gian rảnh là lại tìm tới nhau để phân tích chuyện này. Những người già cổ hủ thì tỏ ra kinh tởm, đám phụ huynh hiện đại và suy nghĩ “thoáng” hơn một chút thì “chỉ” nhẹ nhàng cấm con cái mình không được chơi với con nhà đó và bắt chúng phải tránh xa nó.

Mẹ nó không biết điều này, bà quá bận rộn với việc kiếm tiền nuôi một người điên trong trại và lo cho con trai đã quá thiệt thòi của bà một cuộc sống ấm no. Bà nghĩ, trẻ con thì có gì mà phải lo phải nghĩ? Hơn nữa, đối với bà, con trai bà hết sức bình thường, bởi vì bác sĩ đã giúp nó từ bỏ cái quá khứ dị tật kia.

Thằng bé cũng chẳng bao giờ kể với mẹ về chuyện bị  bạn bè tẩy chay. Ngay cả ở lớp của nó, có một thằng cùng khu phố đã rêu rao với  đám nhóc rằng, biệt danh của nó ở nhà là  “thằng không chim”, và mẹ của thằng nhóc  đó cũng xấu tính ko kém với tài lẻ buôn dưa lê của bà ta về gia đình nó với tất cả những phụ huynh trong lớp mà bà ta vô tình hay cố ý lê la bắt chuyện được.

Nó ngày một thu mình lại. Cho đến một ngày mẹ nó nhận ra rằng, con mình dường như  đang quá bàng quan với thế giới xung quanh. Bà lo lắng khi thấy thằng bé ăn  ít và ngày một gầy đi. Bà chợt nhận ra mình đã bỏ mặc con lâu quá, chưa bao giờ nghe nó nói về mọi thứ xung quanh, chưa từng tâm sự với nó về một ngày của nó ra sao khi ko có mẹ bên cạnh. Bà cảm thấy có lỗi, bận rộn không còn là lý do cho bà thoái thác những trách nhiệm phải làm với đứa con bé nhỏ, tội nghiệp.

Bà chú tâm hơn tới con mình và để đau lòng nhận ra sự  thật tàn nhẫn rằng thằng bé đang bị gạt ra khỏi rìa cuộc sống của chính nó. Bà rất phẫn nộ khi biết rằng những người xung quanh mình lại nhẫn tâm đến vậy. Những người phụ nữa đang nói về mẹ con bà với những lời lẽ cay độc kia, họ cũng có con cái, có gia đình nhưng tại sao lại thiếu đi tình thương và sự đồng cảm. Họ cũng yêu thương con mình bằng cả trái tim và tấm lòng người mẹ, sao họ lại thiếu đi sự cảm thông tối thiểu với một đứa trẻ thiệt thòi cùng một bà mẹ đơn độc? Ôi cái cuộc đời này, ôi những con người ấy khiến bà rơi nước mắt. Tình thương yêu đào xới trong sự kiếm tìm khó khăn.

Ngay lập tức những ngày sau đó, bà quyết định tìm lại một cuộc sống mới cho hai mẹ con.  Bản năng của một người mẹ, bản năng tự vệ và cả bản năng sinh tồn nữa, tất cả những bản năng cơ bản ấy của một con người, của một người phụ nữ đã thúc đẩy bà một lần nữa lại tiếp tục cố gắng giúp đỡ con mình hòa nhập với thế giới bên ngoài.

Sẽ ko còn những người hàng xóm ác í và những đứa trẻ reo rắc thị phi. Sẽ ko còn một cuộc sống kì thị đẩy con bà ra khỏi số phận của nó – một người bình thường đến hoàn hảo.

Trong thoáng chốc, bà nghĩ  về thần thánh, về chúa trời. Bỗng dưng bà thấy thật chua chát. Chúa trời của chồng bà đã khiến ông trở nên điên loạn. Thánh thần của những người hàng xóm kia đã khiến họ có những suy nghĩ hoang đường.

Rồi bà tự hỏi mình rằng thực sự thì “bọn họ” có tồn tại không? Nếu họ tồn tại thì chẳng phải họ đã rât nhẫn tâm khi đối xử với mẹ con bà như vậy sao?

Người đàn bà ấy ngước lên nhìn bức hình vẽ cây thánh giá treo trên nó là hình dáng của một người đàn ông nhân hậu. Người đàn ông này có phải là chúa của chồng bà? Bà lại ngước lên bầu trời cao xanh thăm thẳm, nhìn những đám mây mà người ta nói đó là nơi thánh thần ngự trị và… bà hét lên: “Tôi thách các người đấy!!!”. Rồi bà giật tấm hình xuống quăng đi. Vậy là từ khi đó, từ giờ phút đó, bà đã sống một cuộc sống đầy thách thức, thách thức hơn bao giờ hết.

Kể từ ngày  hôm đó, bà và con bà trở thành người “vô  đạo”. Bà nói với con trai mình rằng: “Chúng ta không tôn thờ ai hết. Không ai có thể tạo ra số phận của chúng ta bởi vì chính chúng ta mới là người quyết định nó. Con phải luôn nhớ điều đó!”

…………………….

Bà định bán căn nhà ở khu phố cổ mà hai mẹ con đang sống, nó đầy rẫy những kỷ niệm đượm buồn, đầy rẫy nước mắt. Và hơn hết, bao quanh nó, đầy rẫy những kẻ vô lương. Bà gọi nó là “căn nhà khốn khiếp!”…. và  sau này, cụm từ ấy luôn được nó nhắc lại mỗi khi kể về căn nhà cũ của mình với một ai đó. Đúng, bà định bán “căn nhà khốn khiếp” nhưng đó chỉ là “ý định” của một mình bà thôi. Mà căn nhà thì lại chẳng phải là của riêng một mình người mẹ đơn độc ấy.

Có lẽ bởi người đàn bà này đã thách thức chúa trời và thành thần, nên họ đã chống lại bà. Đột ngột, mẹ chồng của bà lên “căn nhà khốn khiếp” và tuyên bố dõng dạc rằng bà ta sẽ đòi lại tất cả sau “bao nhiêu năm tôi ngậm đắng nuốt cay.” Người phụ nữ già nua với ánh mắt sắc nhọn ấy đã chỉ thẳng vào mặt mẹ nó và nói sa sả những lời lẽ cay độc.

Mẹ nó đã không làm gì được, bà chợt nhớ ra rằng mình đã quên đi việc “căn nhà khốn khiếp” này ko phải của bà, bà ko có quyền bán nó. Nhưng bà uất ức, uất ức vì bà ko đáng bị mẹ chồng miệt thị đến vậy. Đây ko phải là lần đầu tiên, người đàn bà kia chửi con dâu của mình. Đối với bà ta, mẹ của nó chưa bao giờ có vị trí trong gia đình sùng đạo này cả. Chính mẹ nó là con quỷ cái mà quỷ dữ đã gửi gắm vào nhà bà ta, cướp đi con trai bà ta và sinh ra một “dị nhân kinh tởm”. Sau khi bố nó vào trại tâm thần, bà ta đã từ mặt “hai sứ giả của quỷ dữ” và ko giữ một liên lạc nào nữa với 2 mẹ con.

Vậy mà, lần này, ko hiểu vì lý do gì, bà ta lại xuất hiện, lại miệt thị, và lại tiếp tục lấy đi, thứ  duy nhất mà hai người còn lại.

Một lần đi lấy chồng, suốt đời là người nhà chồng. Mẹ chồng, suốt đời là mẹ mình. Mẹ nó nhớ rõ điều đó mỗi ngày, chính vì thế mà ngồi im đó, cúi gằm mặt và lặng thinh chịu đựng tất cả.

Với số tiền  ít ỏi kiếm được nhờ việc lao động miệt mài vì tương lai đứa con trai của mình, mẹ nó  cũng chỉ có thể thuê nhà, chứ chẳng thể mua được một căn hộ nào cả. Bằng bản lĩnh của một người phụ nữ cung Bọ Cạp, mạnh mẽ và kiên cường, mẹ nó đã đứng vững theo thời gian và hình thành cho con mình một cuộc sống mới, không miệt thị, không bon chen, không phải thu mình trong không gian cô đơn quá hẹp.

Bà tưởng mình đã thắng chúa và thánh thần. Nhưng bà đã nhầm, chúa đã cướp linh hồn của con trai bà đi. Bà đã ko biết rằng, phần “hồn” đó của con trai bà chưa một ngày  được lớn lên yên ổn….

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/92096


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận