Vừa ở đấy mà đã biến mất. Nhưng chút ký ức, chút dấu vết nhạt nhòa vẫn còn ở lại, dầu chỉ trong thoáng chốc, rồi cả điều ấy củng tan đi.
Chỉ mẩy tiếng trước, khi Kwang Meng bắt chuyến buýt dài lê thê leo từ Đường East Coast đến bãi biển Tanah Merah ở Changi, buổi chiểu vẫn rực rỡ và nóng phừng phừng. Bãi biển thứ Nảm vắng tanh vắng ngắt, Kwang Meng*15 lang thang trên bờ, cảm thấy bãi biển này chỉ dành cho riêng anh. Cũng như buổi chiều, dành riêng cho anh thôi. Anh đã “tuyên bố chủ quyền” khi quyết định giả ốm trốn khỏi văn phòng. Ong sếp họ Tan cứ làu bàu quạu quọ:
“Được rồi. Nhưng phải đến gặp bác sĩ công ty đấy! Mà mai anh phải đi làm đấy, đang có cả đống việc đây. Nếu không thì phải xin bác sĩ giấy chứng nhận ốm nhé!”
Đi đến phòng khám của bác sĩ Chan là một thủ
1. Tên nhân vật này theo chữ Hán là “Quang Minh".
tục dễ dàng. Bác sĩ Chan sẽ hỏi: “Cậu không khỏe à?” Đám nhân viên văn phòng gọi đó là câu hỏi mồi chào. “Vâng, bác sĩ à, cháu mệt quá.”
Thì cũng đúng thôi mà, Kwang Meng nghĩ.
Dạo này anh thực tình không khỏe. Rỗng cúi, cô đơn, chán chường, ẩn ức tình dục, rồi còn cảm lạnh và chứng Ko kinh niên nữa chứ. Ây là chưa tính đến cái công việc thảm đạm này.
“Mệt à? Cậu có sốt đâu?” bác sĩ Chan dò hỏi, y tá ngoài kia đã đo nhiệt độ cho anh và ghi vào tấm phiếu đặt ngay ngắn trên bàn giấy.
“Có đau đầu không?”
“Có ạ, chưa bác sĩ, đau đầu quá.”
“Lần nữa hả?”
“Vâng, lại đau nữaễ”
“Hiểu rồi. Cậu muốn nghỉ chứ gì?”
“Vâng, thưa bác sĩ.”
“Được rồiắ Nghỉ nửa ngày.”
Bác sĩ Chan viết giấy chứng nhận bệnh tình và kê cho anh vài loại thuốc. Bước ra ngoài, Kwang Meng ném gói thuốc nhỏ vào máng nước rồi đón xe buýt tới bãi biểnể
Thủy triều ở mức vừa đủ, lên hai mét rưỡi, theo tờ Straits Times sáng nay. Bơi lội là một trong vài điểu Kwang Meng thực sự thích. Đặc biệt là đi bơi ở biển. Trong hồ bơi anh cảm thấy chật chội tù túng. Không có chỗ duỗi chân tay, clo làm xốn mắt, và sau khi bơi cả ngưòi anh lúc nào cũng xông lên một mùi khai đáng nghi. Kwang Meng không bao giờ tin tưởng những tay bơi khác, bởi chính anh luôn thực hành đầy đủ cái nghi thức nghiêm trang là phải tiểu ngay khi mức nước ở ngang thắt lưng. Một cảm giác thực buồn cười, xè xè một dòng chảy nhỏ vào bể nước, chỉ thấy một chút lực cản. Điều đó đã trở thành một cơn thúc đẩy tự nhiên, như sông ngòi kiểu gì cũng tìm vê' biển, tìm về người mẹ chung. Người mẹ chung hả? Cái thùng rác của vũ trụ thì đúng hơn.
Sau một sổ thử nghiệm, anh đã tự định ra cho mình một kiểu bơi thoải mái, mở đầu bằng vài cú bơi sải, khoảng chín nhịp, thong thả bơi ếch khoảng mười sáu nhịp, lười nhác bơi ngửa mười một nhịp, tiếp tục ở tư thế bơi ngửa nhưng không cử động tay chân, thỉnh thoảng còn gọi là nổi bồng bềnh, rồi lại lơ đãng bơi ngửa chỉ với vài cử động nhịp nhàng của chân, đôi tay hầu như không chuyển động, khoảng hơn hai mươi nhịp như thế chì vòng lại bước đầu tiên, dần dần khoảng thời gian thả mình cho nổi bồng bềnh lại dài thêm.
Đôi lúc Kwang Meng chỉ nhẹ nhàng thả người xuống nước (người khác thì sẽ lao mình xuống và gọi đó là lặn) và nhìn thấy một thế giới mới mẻ lặng yên. Vào những ngày nắng đẹp, như Kwang Meng thích gọi, khắp quanh anh là màu “xanh ngán ngắt”. Anh sẽ nhịn thở, tận hưởng vài phút giây êm đểm, cuối cùng đến lúc thấy khó chịu, anh để hơi thở tràn ra qua cái miệng mở hờ và hai lỗ mũi, sục thành bọc khí bay lên nhẹ nhàng như những giấc mơ, rồi chuồi lên mặt nước trước khi hết hơi.
Đôi lúc, vào những ngày Chủ nhật nắng nóng bãi biển chật kín người, Kwang Meng sẽ nhìn thấy những bóng mây nhỏ đuổi nhau trên các biển trắng lóa. Một cơn gió trào qua, mảng ghép hình xám thẫm ấy lững thững trôi qua những chân thể đủ màu, trắng, vàng, nâu của người đi tắm.
Lúc này đây, theo hướng gió chiều, anh đi vê' phía khu vực Espỉanade - đường dạo chơi nhô ra biển, đến tựa người vào bức đê biển xi măng. Có bao nhiêu tàu thuyền neo lại ngoài kia. Có phải đấy cũng là những con tàu tối hôm qua, hay cả tuần trước? Anh không biết. Chúng giống hệt nhau. Từ nơi đang đứng, anh không phân biệt được rành rẽ từng cái. Mà thực ra anh cũng chẳng quan tâm. Lúc nào chúng cũng như neo lại ngoài kia, dẫu anh biết những con tàu dọc ngang đại dương ấy sẽ chỉ ghé lại Singapore trong vài ngày, thậm chí chỉ vài giờ. Rồi những tàu khác lại thay thế chúng. Từ mọi góc biển chân trời. Nhưng với Kwang Meng, chúng lúc nào cũng như nhau. Những con tàu buổi tối.
Một tiếng trôi qua, anh vẫn đứng đó. Phía bên trái, một đám mây đen sà xuống đe dọa, treo lửng lơ ngay phía trên khu cao ốc chưng cư mới ở Katongẻ Đêm nay sẽ mưa. Trong không khí đã đùng đục tiếng sấm. Kwang Meng sợ sấm. Đôi lúc, anh cảm thấy ông trời đang nhắm xuống mình. Tờ Straits Times hôm trước đăng bài về một tay chơi golf bị sét đánh chết ở câu lạc bộ Island. Lãng xẹt! Đùng một cái! Mà người ta chết vì sét như thế nào nhỉ? Có để lại chút dấu-vết gì không? Xác chết có tan hoang lắm không? Giống như bị điện giật vậy. Chuyện ấy cũng hay xảy ra: chỉ đơn giản là ai đó mở radio hay ti vi ra mà sửa. Người ta bảo ít dấu vết lắm, chỉ có vết bỏng nhỏ ở ngón cay. Thế thôi. Vậy mà người ta chết. Lạ thật. Dòng điện ấy, khó hiểu thật.
Sấm lại vang rến. Mọi người quanh anh bắc đầu rời đi, tránh cơn mưa đang tràn tới. Vê' nhà thì an toàn hơn, phải rồi, phải vê' nhà. Kwang Meng quay người bước đi. Sắp đến giờ cả nhà phải vê' ăn tối. Mặc dù thật lòng anh chỉ muốn ở ngoài, nhưng hồi nãy khi lục lọi ví tiền, Kwang Meng nhận ra anh chỉ đủ tiền trả vài ly bia Tiger nếu muốn tới quán bar.
Anh bước về phía Collyer Quay để đón xe buýt, sóng biển vỗ bờ bên trái. Bên phải anh, bên kia đường, câu lạc bộ Cricket Singapore đứng khệnh khạng ở một góc đường Padang. Là một dấu tích của thời thuộc địa quá khứ, những chiếc xe có tài xế riêng vẫn đậu ngoài cửa, trong khu đậu xe chỉ dành riêng cho thành viên. Những ông chủ người Anh đang dở đường vào với những ly whiskey Stengah và Brandy Dry. Anh thoáng thấy những “cậu bồi” người Hoa mặc đồng phục trắng. Buồn cười thật, làm thế nào những người Anh có thể vô tư gọi những ông già Hải Nam là “cậu bồi”? Vẫn bước đi, Kwang Meng cảm thấy, tòa nhà ấy chẳng phải chỉ là dấu tích dù độc lập đã vể[1]. Những người Anh đeo bám họ thật dai dẳng, anh thầm nghĩ khi đi qua Hội trường và Nhà hát Tưởng niệm Victoria bên tay phải, rồi bâng ngang cầu Connaught đến tòa nhà Fullerton kiểu đế quốc xám xịt và đường bệ gần bên. Tất cả những cái tên thuộc địa ấy đóng dấu mọi nơi, tẩy mãi không hết. Thảo nào người Anh vẫn thấy nơi này như ở nhà. Họ vẫn còn bám lấy các câu lạc bộ Gricket, câu lạc bộ Tanglin, câu lạc bộ Polo của họễ
Kwang Meng bắt kịp chuyến xe vừa trờ tới.
[1] Bối cảnh cuốn sách là năm 1965. Singapore trờ thành một nước cộng hòa độc lập năm 1965.