- Nhưng … nếu thế… nếu thế… thì… thì ta vào đi…
Một đoàn tàu phanh rít lên ken két chạy theo đường phụ vào đề-pô. Mấy người say rượu ngồi trên hè của một quán giải khát nheo mắt nhìn chúng tôi.
Mi-xu ngập ngừng bước theo tôi, đầu cúi thấp, và trong vẻ mặt của cô ta có một cái gì trẻ con, yếu đuối, bất lực.
Thật là lạ, nhưng sự ham muốn của tôi bỗng biến mất.
Thay vào đó, trong người tôi xuất hiện một sự thương hại mà từ trước tới nay tôi không hề có. Cả một cái gì như lòng hối hận nữa.
Tôi xuống dốc quá chừng! Chỉ có kẻ đểu cáng nhất mới lỡ lợi dụng những tình cảm của một người bất lực yếu đuối như thế kia để thỏa mãn dục vọng của mình.
- Hừm… Nhưng cô nghĩ lại có quá muộn không đấy? - Tôi vẫn tiếp tục đóng cái vai cũ.
- Anh vẫn còn giận à? Anh tha cho em.
- Đủ rồi! cô làm tôi chán ngấy lên rối. Tôi không còn muốn đi đến đó nữa.
Nói xong, tôi bước nhanh theo lối đi bộ nhỏ hẹp về phía nhà ga. Mi-xu, như một con chó, thất thểu đi theo tôi. Một người đàn ông vấp phải cô, buông ra mấy câu chủi tục. - Đợi em với. Em thở không ra hơi nữa.
- Cái gì?
- Anh bước đi như lính ấy. Đến sân ga, tôi đi chậm lại. Mi-xu thở hổn hển, mặt cô tái xanh, mồ hôi đọng trên sống mũi thành giọt. - Thế nào, tim cô đau à?
- Không, bao giờ em cũng ra mồ hôi như vậy.
- Hừm…
- Anh tha cho em. Em có lỗi, nhưng thực ra em không muốn làm anh giận.
Trên sân ga gió thổi mạnh. Những cô gái làm ở quán ăn đêm, vừa hết giờ làm việc đã chạy rất nhanh - đến nỗi bùn không kịp rời ra khỏi giầy của họ - xuôi theo bờ dốc ngọn đồi để xuống sân ga. Nếu như lúc đó tôi hiểu được vì sao họ lại vội vã như vậy, có lẽ tôi cũng hiểu được cả Mi-xu đang đứng trước mặt tôi: Mỗi người trong bọn họ ở nhà đã có chồng, con, tình yêu, hạnh phúc gia đình đang chờ đợi… Còn Mi-xu…
- Em phải làm gì bây giờ? Đèn quảng trường cạnh ga đã tắt hết, chỉ còn cửa sổ hai, ba nhà còn sáng. Cạnh một cửa sổ như vậy, một ông già mặc bộ quần áo cứu quốc quân màu xanh rách tả tơi như bù nhìn đuổi chim đang đứng ôm hòm gỗ quyên bố thí.
Mi-xu chạy đến chỗ ông già.
- Thôi đi, ông ta chẳng bán gì đâu. Giả danh đi quyên góp, nhưng thực ra được bao nhiêu ông ta đều chiếm riêng cho mình cả.
Nhưng Mi-xu đã mở chiếc ví đỏ của mình, rút ra đồng mười yên, bỏ vào hòm gỗ. Ông già rút từ túi vải bên sườn ra một hộp giấy đen nhỏ.
- Anh xem này, - Mixu giơ chiếc thánh giá bằng sắt rẻ tiền lên mỉm cười một cách ngớ ngẩn, cho rằng tôi cũng sẽ vui mừng với món hàng của cô ta. - Cho cháu thêm hai cái nữa. - Mi-xu lại ném thêm hai đồng mười yên vào hòm, và ông già, vẫn thản nhiên, chìa ra cho cô ta thêm hai hộp giấy màu đen.
- Em mua cái đồ vứt đi ấy làm gì?
- Em đánh mất lá bùa hộ mệnh của em rồi. Còn một thánh giá này em tặng anh.
- Anh cần cái của này lắm đấy!
- Anh cầm lấy đi. Nhất định nó sẽ mang may mắn đến cho anh. - Cô ta cố sức nhét hộp giấy vào tay tôi và toét rộng miệng ra cười.
- Thôi, đủ rồi, - tôi nhăn mặt. - Đi về nhà đi.
- Thế anh không giận em nữa chứ? Không giận thật chứ? Anh có muốn chủ nhật sau gặp nhau nữa không? Em có thể đến nhà anh…
Nghe những lời cuối, tôi nhăn mặt lại, và cô ta hiểu ngay rằng không thể làm được điều đó. Tôi hình dung ra Na-ga-xi-ma sẽ cười giễu tôi như thế nào - và cả những đứa bạn khác nữa, - nếu cô ả quê mùa này đến nhà tôi.
Cô ta đã làm cho tôi phát ngấy. Sau khi nói rằng tự tôi sẽ hẹn bao giờ gặp nhau lại, không chào tạm biệt, tôi sỗ sàng đẩy Mi-xu về phía nhà ga. Vừa đi, cô gái vừa ngoái nhìn tôi; khi cô ta khuất hẳn, tôi cảm thấy trong lòng một sự nhẹ nhõm.
Mệt mỏi và cau có, tôi chán ngán lê bước về nhà. Na-ga-xi-ma đang nằm, dải băng quấn ngang mũi, chăn kéo lên tận cằm.
- Thế nào?
- Cái gì thế nào? - Tôi lầu bầu, cởi quần dài, vội vàng chui xuống dưới tấm chăn ẩm. Hình như Na-ga-xi-ma còn muốn hỏi thêm một điều gì đó, nhưng tôi đã thụt đầu vào trong chăn, và anh ta đành thôi không quấy tôi nữa.
Hai ngày sau tôi đến gặp Kim. Tôi tin rằng mình đã chiếm được cảm tình của anh ta và hy vọng sẽ kiếm được một việc làm gì đó.
Kim vẫn ngồi chỗ lần đầu tiên tôi thấy anh ta. Gác hai chân lên bàn, anh ta đang say sưa ngoáy mũi.
- A, chào cậu! - Anh ta nhìn tôi chằm chằm và mỉm cười ranh mãnh. - Sao cậu lại vẫn cau có thế? Chắc lại cãi nhau với bồ?
- Tôi cần việc làm. Bây giờ không còn lúc nghĩ đến con gái nữa.
- Việc làm à? Hừm… thật ra thì cũng có thể tìm được, - anh ta nói, miệng nhai kẹo cao su.
- Anh biết đấy, tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì, nếu được…
- Tớ có một việc đặc biệt cho cậu. Nếu cậu làm tốt, tớ sẽ trả hậu. Hình như có lần cậu bảo rằng biết lái xe.
- Đúng thế.
- Tốt lắm.
Tôi lập tức đoán rằng việc chẳng phải đơn giản, một khi Kim đã rào đón trước tôi như vậy. Có thể là buôn lậu chẳng hạn? - Trong thời gian gần đây báo chí thường viết về những vụ người nước ngoài mang hàng buôn lậu qua Hồng- kông.
- Cậu làm người môi giới.
- Môi giới à? Thế có phải mang vật nặng không?
- Ôi đồ ngốc!
Kim phá ra cười đến nỗi làm bụi trên bàn tay sạch, rồi anh ta cầm lấy điện thoại, nói một tràng bằng tiếng Triều Tiên, cuối cùng kết thúc bằng tiếng Nhật:
- Tất cả sẽ ổn thỏa. - Và, đặt ống nghe xuống, nhổ miếng kẹo cao su trong miệng ra, nói: - Nào chàng sinh viên, đi thôi.
Chúng tôi bước ra đường phố lát đầy vàng của những chiếc là mùa thu. Những cô nữ sinh trung học mặc váy ngắn, tay sách cặp chạy ngang qua chúng tôi, miệng líu ríu một điều gì đó.
- Nếu không thích việc này, tớ có thể tìm cho cậu một việc khác.
- Việc gì?
- Chân tay, - Kim nhìn tôi từ đầu đến chân, - Nhưng theo tớ, việc này không hợp với cậu. Nó cần phải có sức khỏe và một số điều kiện khác nữa.
- Thế tôi phải làm những gì?
- Bám lấy bọn đàn bà người Mỹ. bọn chúng nhiều đứa điên lắm. Tớ sẽ làm quen cậu với một ả…
Bây giờ chẳng cần thiết kể lại những gì Kim thì thầm vào tai tôi lúc đó. Tôi cần phải đi lại gần gũi với một trong số những người đàn bà da trắng làm hộ lý trong quân đội chiếm đóng và sống tại các khách sạn ở Ca-đa.
Đi lại gần gũi với đàn bà? Chẳng lẽ đó chính là cái mà chiều qua tôi tìm cách để đạt được với Mi-xu?
- Không, việc này không hợp với cậu, - anh ta có vẻ tiếc rẻ nói. - Cậu nên làm người môi giới thì hơn.
Tất nhiên, tôi còn tiếc nhiều hơn Kim. Đời tôi xuống dốc đến thế là cùng! Anh ta đánh giá cái thể xác của tôi! Và tự tin, không nghĩ đến chuyện sẽ bị tôi phản đối, đề nghị với tôi một việc như vậy! Nhưng thực ra, Kim đã biết tôi là người như thế nào rồi.
Nghề môi giới - nó cũng lương thiện như nghề làm đĩ. Trên đời này có có nhiều người đàn ông không tự mình chiếm được trái tim đàn bà. Vì vậy, người làm nghề môi giới phải giúp đỡ những kẻ hèn nhát đó.
Có cái gì là không có ở Tô-ki-ô những năm sau chiến tranh!
Ban đêm, trong công viên U-e-nô, những người đàn ông mặc váy, trát phấn nem luốc, đi lang thang. Khắp nơi, những kẻ môi giới chạy đi chạy lại tìm khách hàng.
Nghề môi giới… Trước đây tôi chưa hề nghe là có nghề như vậy. Nhưng, bước theo kim, tôi hiểu rằng: chính tôi, bằng kinh nghiệm của chính bản thân mình, sẽ buộc phải tin điều đó - than ôi - không phải là điều bịa đặt.
Chúng tôi đi dọc theo theo một bãi tập cũ. Trước chiến tranh, ở đây là doanh trại của một sư đoàn cận vệ. Bây giờ những đường hào mọc lút đầy cỏ, sụp lở, đọng nước lầy lội. Gió thổi qua bãi tập bốc mù mịt. Thời đó, ở ngoại ô Tô-ki-ô có rất nhiều chỗ trở nên hoang tàn như vậy.
Những chỗ này là nơi những người làm nghề môi giới tiến hành công việc của mình, nhờ đó mà đĩ điếm và tình dục đồng giới tha hồ phát triển. Chiến tranh không chỉ tàn phá đất đai, mà cả tâm hồn con người.
- Ta đi đâu đây?
- Đến nơi rồi, - Kim hất đầu chỉ về phía trại lính trông giống như một dãy chuồng ngựa.
Ở đó, một người đàn ông mặc áo da đen đứng cạnh chiếc xe hơi cũ hiệu “Đát-tô-xan”.
- Cậu này là sinh viên. Muốn việc làm. Tôi biết cậu ta. Có thể tin tưởng được. - Kim vỗ nhẹ lên vai tôi.
Trên má phải của người đàn ông có một vết sẹo.
Ông chăm chú nhìn tôi.
- Anh biết lái xe không?
- Biết.
- Tốt lắm
Tôi học được nghề lái xe khi làm ở khu vực quân sự Mỹ.
- Đã lái xe như thế này chưa?
- Rồi.
- Thế này nhé, tôi sẽ ở đây đến tối. Trong thùng xe có một chiếc áo vét mới. Anh thay áo và khoảng mười giờ đến nhà hát “Hi-ga-xi-mi-a-cốt-da” ở Xun-da- cu. Ở đó, anh sẽ thấy một người đàn ông chừng năm mươi tuổi, để ria. Đó là khách hàng của anh. Tên ông ta là Ca-me-ta. Quản đốc xưởng của một nhà máy nào đó. Nhưng điều đó đối với anh không quan trọng. Hiện nay ông ta đang yêu một diễn viên múa. Vai trò của anh trong vở kịch này là: anh cần phải làm cho cô diễn viên kia tin rằng ông ta là một quản đốc của một nhà máy lớn.
- Nhưng tôi…
- Biết rồi, biết rồi. Anh giả đóng vai lái xe của ngài quản lý. Hãy cố đóng cho thật tốt. Rõ chưa?
- Rõ rồi.
- Ngày mai đưa xe đến đây và trả lại áo. Tạm thời trả cho anh ba trăm yên. Sau này tiền công sẽ phụ thuộc vào chính bản thân anh.
Chia tay với Kim và người đàn ông mặc áo da, tôi đi về nhà. Bước qua một con hào, tôi nhổ nước bọt xuống bãi nước bẩn.
“Giá bây giờ có được một ả thật kháu” - tôi nhớ lại những lời tôi và Na-ga- xi-ma thường nói khi nằm trên nệm nhìn trần nhà.
Nhưng hóa ra khát khao đó không chỉ có những chàng sinh viên nghèo. Chẳng lẽ khi tôi về già cũng sẽ cố tìm cách chiếm đoạt một cô diễn viên nào đó thông qua những người môi giới? Nhưng thực ra, việc này có liên quan gì đến tôi? Tôi cần việc làm, chẳng có gì phải bàn cãi ở đây cả.
Gần mười giờ tối, tôi ngồi vào chiếc “Đát-tô-xan” cũ kỹ, rời khỏi bãi tập, và theo lời dặn, đi đến nhà hát nổi tiếng “Hi-ga-xi-mi-a-cốt-da”. Nơi ngay sau chiến tranh đã cho ra sân khấu trình diễn những điệu thoát y vũ và những diễn viên múa khỏa thân.
Người đàn ông để ria đang đi đi lại lại chờ ở chỗ hẹn trước. Ông ta làm ra vẻ đọc báo, nhưng thực ra đang chăm chú nhìn bốn phía. Điệu bộ ông ta gợi lên trong tôi cảm giác vừa buồn vừa thương hại cùng lúc.
- Ông là Ca-me-ta?
- Vâng. Anh ở đằng ấy đến?
- Vâng đằng ấy.
- Đấy, như người ta nói, sự may mắn, - ông ta bối rối nói. Rồi rút ra từ trong túi một chiếc khăn mùi xoa rất sạch, xỉ mũi.
Một con người cẩn thận, - tôi nghĩ. - Cẩn thận và nhát gan. Có lẽ không bỏ việc một ngày nào. Hơn nữa lại là một người cha đứng đắn của một gia đình đứng đắn. Những ngày chủ nhật quây quần với vợ con, nằm trên đi-văng nghe đài, răn dạy con, buổi tối uống một trai rượu vang loại tốt.
Nhưng con người cẩn thận này một lần cùng với các bạn đồng nghiệp trẻ của phòng mình và… Cô diễn viên múa sẽ không thèm để ý đến một người đàn ông năm chục tuổi nếu ông ta không phải là quản lý hoặc giám đốc. tôi hình dung ra cảnh ông ta ghen tị nhìn viên quản lý của mình…
Sau khi học xong đại học, tôi cũng sẽ trở thành quản đốc phân xưởng một xí nghiệp hoặc nhà máy nào đó. Cuộc đời hiện ra với tôi vô dụng và kinh tởm.
- Gọi cô ấy ra chứ?
- Vâng, tôi nhờ anh.
- Tên cô ấy là gì?
- I-ne-ta.
Ở cầu thang và trong hành lang không có ai cả. Phía trên nghe có tiếng kèn. Một thanh niên mặc áo vàng đứng giở tập bản nhạc trước cánh cửa có đề chữ “Người lạ miễn vào”.
- Xin lỗi anh, có thể đề nghị chị I-ne-ta được không ạ?
- Anh cần chị ta để làm gì?
Tôi đưa cho anh năm điếu thuốc lá Mỹ mà Kim giao cho tôi, anh ta liền gật đầu, mở cửa:
- I-ne-ta, chị có khách.
Trong phòng thấp thoáng vô số những bóng người khỏa thân, một số diễn viên múa nữ đang đứng trên bàn ăn súp mì sợi, số khác, mặc váy đỏ trong suốt đứng hút thuốc lá, nói chuyện với nhau. Một cô gái tách ra khỏi đám mặc váy đỏ, vừa gãi chiếc mông trắng, vừa đi về phía tôi.
- Tôi nghe anh đây.
- Ngài quản lý… - tôi bắt đầu nói.
- Quản lý à?
- Vâng, ngài quản lý Ca-me-ta mời chị đi dùng bữa. Ngài đang chờ ở phía dưới.
Tôi gãi mông, cô gái mở to cặp mắt kẻ rất công phu:
- Cụ quản lý… - nhìn bộ mặt son phấn, không tỏ ra cảm xúc gì của cô ta, tôi nhớ lại nụ cười của Mi-xu.
- Ông ta đúng là quản lý thật à?
- Vâng, ngài ấy là cấp trên của tôi.
- Tôi sẽ ra ngay bây giờ.
Nháy mắt với chính mình, tôi đi xuống cầu thang với nụ cười thỏa mãn trên môi.
- Thế nào?
- Ổn cả. Nhưng đừng quên rằng ông là quản lý đấy nhé.
Tôi cho xe chạy từ trong góc phố ra, giúp Ca-me-ta đang luống cuống khi thấy I-ne-ta xuất hiện ngồi vào xe. Cô ta đã kịp khoác lên người một chiếc áo màu xanh loại rẻ tiền, vừa nhai kẹo cao su vừa lẩm bẩm một điều gì trong mũi.
- Thưa ngài quản lý, ngài ra lệnh đi đâu ạ? - tôi hỏi.
- Ờ - ờ - ờ…Ca-me-ta rặn trong cổ họng như thể bị chứng táo bón. Ngoài ra ông ta không thể nói gì thêm. Có lẽ tôi cần phải giải quyết lấy việc này.
- Ở các khách sạn “Xin-ki-ô” và “Xu-kít-đi” bây giờ đầy người. Hơn nữa có thể có người trông thấy ngài. Tôi nghĩ không nên đến đó.
- Ừ - ừ - ừ…
- Hay là ta đến “Xin-du-cu”. - Tôi quay lại phía cô gái. - Ngài quản lý thường đến “Xin-ki-ô” và “Xu-kít-đi” để bàn công việc, còn “Xin-du- cu” thì ít đến. Ở đó không ai biết ngài.
- Nhưng “Xin-du-cu” là …
- Tất nhiên đấy không phải là khách sạn sang trọng. Nhưng ngài quản lý dậy chúnĐồng hồ treo tường trong xưởng đóng hộp chỉ bảy giờ.
- Ôi mệt quá, - I-ô-côi-ma I-ô-xi-cô vươn vai, lấy tay che miệng ngáp rồi đứng dậy khỏi bàn. - Làm thế đủ rồi.
Xưởng đóng hộp đặt trong một ngôi nhà gỗ nhỏ. Ném số thuốc còn làm dở vào thùng, I-ô-cô nhắc ấm chè từ bếp điện xuống.
- Cậu ở lại à?
Mi-xu gật đầu, đón chén nước từ tay I-ô-cô.
- Cậu có chuyện gì thế, thời gian gần đây cậu thường hay ở lại làm đêm.
- Không sao. Cậu đừng lo.
- Nhưng nếu như cậu về muộn, nước trong buồng tắm nguội đi, cậu lại không tắm rửa được. Mà này, hôm nay sao lão Ta-gu-ta lại có gì không bằng lòng đấy. Kêu ca về cậu…
- Cái gì?
- Cậu chẳng nghe tớ gì cả. Tớ nói rằng đêm qua lúc về nhà cậu không đóng chặt cửa và Ta-gu-ta chửi cậu về chuyện ấy đấy.
I-ô-cô treo chiếc tạp dề dính đầy thuốc của mình lên tường và đưa bản tay xoa vai, nói.
- Thôi, tùy cậu… còn tớ về đây.
- Tớ không giữ cậu đâu.
- Tạm biệt.
- Chào cậu.
I-ô-cô ra về, còn Mi-xu ở lại một mình trong sự im lặng của gian xưởng vắng vẻ. Bên ngoài, gió thổi xào xạc, những đường dây điện kêu rít lên, cây cối nghiêng ngả. Mặc dù cách Tô-ki-ô chỉ khoảng hai mươi phút tàu hỏa chạy điện, ở đây vẫn còn giữ lại được một vài cánh rừng phong.
Những cánh rừng này và những ngôi nhà nông dân lợp cỏ lác vẫn còn nguyên, thậm chí cả sau trận ném bom khủng khiếp năm 1945. Từ nhà ga xe lửa, một dãy phố buôn bán chạy dài về phía rừng. Trên dãy phố này, cũng như trước chiến tranh, có các cửa hiệu bán măng sào, hiệu cắt tóc, cửa hàng đồ hiệu của một tay địa chủ trong vùng. Những cánh đồng trồng hành bắt đầu ngay từ cuối dẫy phố. Đất ở đây đen, màu mỡ, và hành thu hoạch rất khá. Giữa cánh đồng hành là một ngôi nhà bốn góc không lớn lắm - đó là xí nghiệp dược phẩm, nơi Mi-xu làm việc. Sau chiến tranh, vợ chồng nhà Va-ca-bai-a lập nên ở đây một xưởng làm xà phòng, nguyên vật liệu là dầu cá. Xà phòng giặt không sạch, mùi hôi, nhưng hồi đó đến thứ hàng này cũng hiếm, và xí nghiệp nhanh chóng phát đạt. Hai vợ chồng thuê một số công nhân, rồi một số nữa, mở rộng sản xuất. Từ lâu, vùng này đã nổi tiếng một loại thuốc dân gian chữa bệnh ngoài da “A-ca-ta”. Nhiều người địa phương biết phương thức chế tạo thuốc này, và hai vợ chồng Va-ca-bai-a có đầu óc kinh doanh đã không quên bỏ qua điều đó. Thế là bên cạnh xà phòng họ bắt đầu cho sản xuất thêm “A-ca-ta”.
Trong xưởng đóng đồ hộp có bốn người đàn ông làm việc. Mi-xu và I-ô-cô thỉnh thoảng đến giúp họ chùi chai lọ và đóng hộp thuốc. Thông thường, họ phải dùng cồn xúc sạch đựng thuốc và xếp chúng vào hòm. Buổi tối ở xí nghiệp, người ta đóng hộp xà phòng.
Từ trước đến nay Mi-xu ở lại đêm khi nào người ta yêu cầu. Còn thường ngày, ăn tối ở xưởng xong, cô chạy vội về nhà, tắm rửa, rồi cùng I-ô-cô đi dạo phố hoạc giở xem những quyển tạp chí mốt trong cửa hàng sách. Nhưng từ ngày ấy cô đã năm lần ở lại làm đêm. Năm đêm - đã là hơn năm trăm yên, ngày hai mươi này cô sẽ được lĩnh. Để có một nghìn yên, cần phải làm thêm năm đêm nữa.
Một nghìn yên! Đó là… Một tuần trước đây, vào ngày hôm sau của lần gặp gỡ thứ hai với anh sinh viên, cô trông thấy ở cửa hàng hiệu may y phục thời trang một chiếc áo vét nữ màu vàng. Không phải chiếc áo khoác ngoài rẻ tiền mà cô vừa mua ở quầy cạnh ga, mà là áo vét nữ, loại các ngôi sao điện ảnh Ta-ca-mi-ne Hi-đê-cô và Xu-ghi I-ô-cô vẫn mặc. Nhẹ như bông, mỗi lúc cầm như sáp tan trên tay, trước đây đến trong chiêm bao cô cũng không dám mơ tới. Nhưng bây giờ cô quyết định mua nó, dù có đắt đến bao nhiêu. Và cô còn thấy những đôi tất nam. Cũng cần phải mua cả chúng nữa. Bởi vì tất anh ấy đã rách nát cả! Ngày hôm ấy ở nhà trọ, khi cởi tất anh ấy vừa gãi chân vừa nói:
- Anh đã quen như thế này rồi. Mà thủng thế này thì cũng việc gì! Nhét nó xuống sâu hơn trong giầy và không ai trông thấy nữa cả.
- Nếu lần sau mà tặng anh ấy ba đôi tất, chắc anh ấy phải mừng lắm! Mi-xu mỉm cười đầy hạnh phúc.
“Lần này mình sẽ đến nhà anh ấy, giặt dũ cho anh ấy, mạng lại tất”.
Cô hình dung ra cảnh cô sẽ ngồi giặt trong căn phòng sáng sủa, đầy ánh mặt trời của anh sinh viên. Giống hệt như bộ phim mà Mi-xu xem ba tháng trước đây. Trong phim cũng có một cô gái giặt sơ mi cho anh sinh viên.
“Mình sẽ giặt suốt ngày, miễn sao anh ấy chỉ việc học, không phải lo gì khác!” Trước mắt cô lại hiện ra những cảnh trong phim, và Mi-xu thở dài.
Có người vào gõ cửa sổ.
Đó là Ta-gu-ta, công nhân của xưởng. Ông ta sống cùng gia đình ở trong xí nghiệp.
- Chẳng lẽ cô không biết rằng cấm không được ở lại trong xí nghiệp sau tám giờ à?
Với Mi-xu và I-ô-cô, Ta-gu-ta bao giờ cũng nghiêm khắc.
- Nhưng, chú Ta-gu-ta…
- Tôi không muốn nghe gì hết cả. Hôm qua cô về không đóng cửa xưởng, hôm nay lại ở khuya. Nếu mất cái gì, ai sẽ chịu trách nhiệm? Cô à?
Ta-gu-ta thích đọc những lời giáo huấn dài dòng. Ông ta có thể nói luôn mồn như nhai kẹo cao su.
“Cái lão Ta-gu-ta này thật đáng ghét”.
Nghe tiếng chân Mi-xu ngoài hành lang, I-ô-cô ra mở cửa. Căn phòng họ thuê của ông Xin-tô, thầy dạy thổi sáo cho các học sinh địa phương, ở tầng hai. Trước đây căn phòng này là nhà kho, do đó nó ngoảnh mặt về phương bắc, và thậm chí trong những ngày nắng, mặt trời cũng không thể chiếu sáng vào tận đấy được.
Nằm trên giường, I-ô-cô cừa nhai đậu nành tẩm đường vừa giở xem quyển tạp chí “Những ngôi sao điện ảnh”. Cô là người hâm mộ tài năng của I-xi-maha. Trên giường cô treo vô số ảnh của diễn viên này. Thậm chí có lần I-ô-cô còn viết cho anh ta một lá thư:
“Anh I-xi-ha-ma, - cô vừa ngậm đầu chiếc bút chì hóa học, vừa viết, - anh sống ra sao? Còn tôi sống bình thường và làm việc tốt. Tôi xem tất cả những phim anh đóng. Tôi là việc ở xí nghiệp dược phẩm… Tôi… “ và vân vân…
I-ô-cô viết sự thật. Quả là cô đi xem tất cả những phim có I-xi-ha-ma đóng. Đôi khi để làm được việc đó cô phải đến các quận khác của thành phố. Thêm vào đó, mỗi phim của I-xi-ha-ma cô đều xem đến hai ba lần. Bỏ thư vào thùng bưu điện ở đối diện xí nghiệp, I-ô-cô chờ thư trả lời rất lâu. Nhưng mãi I-xi-hama vẫn không viết cho cô
- Cậu không quên đóng cửa chứ? - I-ô-cô đặt tờ tạp chí xuống chăn, hỏi.
- Ta-gu-ta đến và lại mắng tớ.
- Cái lão khó chịu thật. Người ta bảo lão hám gái lắm.
Hai cô gái không thích Ta-gu-ta. Thứ nhất, ông ta không che giấu thái độ xấu của mình đối với họ; thứ hai, ông ta là một người đặt điều khủng khiếp và thậm chí đã tung ra những điều bịa đặt về họ giữa đám đàn ông. Thường thường, khi chỉ có hai người với nhau, các cô gái hay thảo luận về Ta-gu-ta, phẫn nộ, chửi rủa ông ta; nhưng lần này, không chú ý nghe lời người bạn gái đã bắt đầu câu chuyện thường lệ. Cô nhớ lại cái ngày khi những hạt mưa tí tách rơi từ bầu trời xám xịt như mảng mền bông xuống mặt đất… đường phố đẫm nước mưa… cửa sổ nhà trọ đêm cũng đẫm nước mưa… ánh điện Xi-bui-a mờ mờ qua làn nước mưa… người đàn bà đi ngược lên dốc trơn…
Ngày hôm ấy thật buồn, và nói chung, thật kinh khủng.
Cô không muốn cái đó lặp lại. Cô rất đau. Giá như I-ô-xi-ca yêu cô không có cái đó! Nhưng anh ấy giận dữ, thất vọng khi Mi-xu từ chối, và nói rằng không thể có tình yêu mà không có cái đó. Còn Mi-xu không biết phải làm gì khi nghe anh ấy nói như vậy. Từ thủa nhỏ, tim cô cứ như vỡ ra mỗi lúc trông thấy người nào bất hạnh hoặc đau khổ, đặc biệt khi nguyên nhân của sự đau khổ đó lại chính là cô. Và đêm hôm đó ở quán trọ trên dốc đổ sũng nước cũng vậy. Cô rất đau. Nhưng vì I-ô-xi-ca cô chịu đựng.
Chưa bao giờ giữa cô và I-ô-cô có điều gì bí mật nhưng bây giờ cô không dám nói với bạn: cô xấu hổ.
- Tớ muốn ngủ, I-ô-cô ạ.
- Thì ngủ đi.
Mi-xu muốn suy nghĩ về một điều gì đó vui sướng, trong sáng, và cô bắt đầu nghĩ đến chiếc áo vét nữ màu vàng. Chỉ còn năm ngày nữa cô sẽ được mặc chiếc áo đẹp đẽ này đến nơi hò hẹn. và bây giờ I-ô-xi-ca có đưa cô đi tới đâu cô cũng không còn phải xấu hổ nữa.
Đã một tuần qua, mà I-ô-xi-ô-ca chẳng có tin gì tới. Hàng ngày, cô hồi hộp chờ một lá thư hay một tấm bưu thiếp, nhưng vẫn chẳng có gì cả. Hết giờ làm việc về, cô không thể đi bình thường, mà cứ rảo bước dần, và cuối cùng là chạy, thở hổn hển, cô mở cửa và lập tức nhìn ngay về phía cuối hành lang, nơi có chiếc bàn chủ nhà thường để thư từ hai cô gái.
Lại thêm hai tuần nữa mà luồng ánh sáng xuyên qua tấm cửa kinh cửa sổ từ lâu không lau chỉ chiếu sáng những bực cầu thang đầy bụi.
- Hôm nay không, nhưng ngày mai sẽ có, nhất định sẽ có… - Mi-xu áp chiếc thánh giá nhỏ lên ngực. - Ngày mai… ngày mai…
Rồi ngày mai cô lại áp thánh giá lên ngực và hy vọng vào ngày mai kế tiếp nữa.
Tấm bùa cô mang trước đây rồi đánh mất và thay bằng chiếc thánh giá này, cô mua ở Ca-va-cô-xi, quê cô.
Ca-va-cô-xi… Quê hương… Đã từ lâu nơi đó trở thành quán trọ cho các võ sĩ đạo… Buôn bán sầm uốt… Đời sống sung túc… Đến trong chiến tranh, ở đó cũng không bị bom…
Mi-xu là con gái một của bố cô, trước khi người dì ghẻ với ba đứa con của mình về ở. Bà ta không phải là người xấu, nhưng Mi-xu lập tức hiểu rằng sự có mặt của đứa con chồng làm bà ta khó chịu. Còn Mi-xu luôn luôn cảm thấy nặng nề nếu như cô làm phiền người khác, vì vậy cô bỏ nhà đi và bây giờ sống một mình giữa những người xa lạ.
Lại đến ngày chủ nhật. Thường xuyên vào các ngày này Mi-xu và I-ô-cô ăn trưa xong là đi đến rạp chiếu bóng “Mi-na-ga-xi-ma-mi-cát-de: ở phía sau mấy dẫy quầy buôn. Đấy là rạp chiếu bóng duy nhất trên đường phố của họ, với giá vé bốn chục yên thường chiếu hai bộ phim Nhật Bản, và trước lúc vào cửa có phát những tờ chương trình in mực xanh nhòe nhoẹt trên giấy vàng khè. Trong phòng chiêu, trẻ con kêu khóc, đàn ông hút thuốc thản nhiên, từ buồng vệ sinh bốc ra mùi khó chịu. Nhưng hai cô gái không để ý đến điều đó. Vừa nhai chân mực khô, họ vừa tìm chỗ, ngồi xuống và dán mắt vào màn ảnh đặt trong khung gỗ thếp vàng. Thường thường, nội dung phim họ đã biết trước qua tạp chí “Những ngôi sao điện ảnh”. Nhưng thú vị biết bao khi được nín thở nhìn tất cả những điều đó tận mắt.
Nhưng chủ nhật tuần này hai cô gái không đến rạp “Mi-Na-ga-xi-ma-mi-cátde”, họ quyết định đi Xe-ít-tô, nơi những diễn viên điện ảnh nổi tiếng Tat-da-ki Đi-un, Xu-ki-ô-ca và Ti-a-ki và - còn nổi tiếng hơn nữa - Mi-phu-ne Tô-xi-rô và Phut-di-ca Xu-xu-mu, sống. Cả xưởng phim lớn nhất cũng ở đó.
Một trong những đường nhựa thẳng tắp hai bên đường toàn anh đào chạy thẳng từ ga Mu-xa-xi-nô đến Xe-ít-dô. Sau mười phút đi xe lửa điện, họ xuống ga Xe-ít-do. Hai cô gái tưởng mình như rơi vào một đất nước xa lạ nào khác. Những biệt thự trắng tinh nằm khuất giữa một màu xanh ngọc bích, những con đường đi bộ được quét sạch bóng. Sao mà ở đây khác hẳn đường phố bẩn thỉu của họ với những bức tường lở khói, những cửa hiệu nhỏ bé bán măng xào, những nhà xí hôi thối! Một thanh niên người Âu cưỡi chiếc xe đạp đắt tiền đi từ trong cổng biệt thự ra.
Đúng, Mi-phu-ne Tô-xi-rô và Xu-ki-ô-ca Ti-a-ki sống ở đây. Hai cô gái nhìn nhau và thở vào thật sâu.
- Thế đấy!
- Tuyệt thật!
Hãnh diện rằng giờ đây họ đang thở cùng một bầu không khí với các diễn viên nổi tiếng, hai cô gái đi chầm chậm dọc theo phố.
Họ đọc những tấm quảng cáo gặp trên cổng và gặp rất nhiều những tên người nước ngoài: Đơ-gie-mi Đan, Lu-i-xơ Liu-i-xơ… Từ các phòng vọng ra tiếng chó bécgiê, tiếng đàn dương cầm…
Mặt trời đã thấp xuống, những đám mây nơi chân trời ngả sang màu hồng, nhưng họ vẫn còn đi mãi, đi mãi trên đường phố sạch sẽ, trong lòng chất chứa những rung cảm thiêng liêng.
Bỗng I-ô-cô kêu thốt lên.
- Cái gì thế? Đau tim à? - Mi-xu chạy vội đến bên bạn.
- Không. Xem kìa!. Xem kìa…
Thì ra đó là nhà của Ta-ca-mi-ne Hi-đê-cô.
I-ô-cô mặt tái nhợt, dừng lại cạnh nhà. Trên cổng có một bảng đề “Ta-ca-mine Hi-đê-cô”, còn bên cạnh trong ngoặc ghi “Hi-rai-a-ma” Đó là họ thật của nữ diễn viên. Là những người bạn thường xuyên đọc tạp chí “Những ngôi sao điện ảnh”, các cô gái còn biết nhiều chi tiết hơn thế nữa kia.
- Chẳng lẽ đây là nhà của chị ấy à?
- Tất nhiên. Xem bảng đấy kìa.
Ngôi nhà chẳng có gì đặc biệt, cũng như các ngôi nhà Nhật Bản bình thường khác, chỉ thêm mấy cây hoa leo quấn quanh một khung thếp vàng đặt trước cửa sổ, và phía sau khung là mấy khóm hoa hồng.
Trong nhà im lặng, có lẽ không ai có nhà. Cô bé I-ô-cô sững sờ đứng nhìn quanh và bỗng nhiên ngập ngừng đi đến bên thùng gỗ dùng để đựng thực phẩm treo ở cổng, mở ra.
- Cậu làm gì thế? - Mi-xu ngạc nhiên.
Nhưng I-ô-cô đã lôi ra một chai sữa không.
- Cậu điên đấy à… Người ta trông thấy kìa!
- Không sao. Ai cần cái chai không này làm gì! Mà có thể sáng nay chính chị Ta-ca-mi-ne Hi-đe-cô đã uống sữa từ cái chai này? Tớ lấy nó về làm kỷ niệm. Thế cậu không muốn lấy à? - Và I-ô-cô bắt đầu nhặt ở trong vườn, biết đâu nữ nghệ sĩ đi dẫm lên những hòn sỏi này?
Với cảm giác lẫn lộn bối rối và xấu hổ, Mi-xu đứng nhìn bạn. Có thể, một tuần trước đây cô cũng đã vui mừng chạy đi nhặt sỏi trong vườn nhà Ta-ca-mine Hi-đe-cô, nhưng bây giờ cô cho sự phấn khởi của bạn là ngây ngô, sự say mê của I-ô-cô đối với I-xu-ha-ma và Xa-tô-u là trẻ con.
“Còn mình, mình đã gặp I-ô-xi-ô-ca và đã biết bí mật của đàn ông”.
Mi-xu cảm thấy buồn, cô nhìn I-ô-cô với vẻ kẻ cả.
- Thôi đủ rồi, ta về thôi.
Trên đường về, họ trông thấy nhà của Ki-xi-ca-va A-ki-ra, diễn viên hài kịch. Anh ta cũng thuộc vào số người được hai cô gái hâm mộ. Người to cao, cân đối như một lực sĩ, giọng nói dễ nghe, dịu dàng, A-ki-ra thường biểu diễn cùng với Ta-ca-mi-ne Hi-đe-cô. Anh ta, như một diễn viên nổi tiếng cần phải có, là chủ một biệt thự sang trọng xây theo lối châu Âu. Một chiếc chăn rất lớn phơi trong sân biệt thự.
- Ôi - ôi - ôi, - I-ô-cô phá ra cười, - chăn của Ki-xi-ca-va to quá, gấp đôi của chúng mình.
Mi-xu im lặng nhìn chiếc chăn đôi.
Họ về nhà lúc chập choạng tối.
Trong toa xe lửa chạy điện người chật ních. Phần lớn là những cặp vợ chồng mang theo con cái trở về nhà sau chuyến đi chơi ngày chủ nhật. Mi-xu và I-ô-cô vất vả mãi mới chen ra được sân ga.
- Đợi tớ một tý nhé?
- Cậu đi đâu?
- Một tí thôi.
Để bạn đứng đấy, Mi-xu chạy đến dẫy hàng có ánh điện sáng mờ mờ đằng xa. Lạy chúa! Trong quầy hàng hiệu may Âu phục thời trang, dưới ánh đèn màu, vẫn còn treo bộ áo da cổ lông trắng, đôi găng tay tượt tuyết và chiếc áo vét nữ.
“Đến ngày hai mươi cần phải làm thêm năm trăm yên”. Và đây, ngày lĩnh lương. Mi-xu đến sớm hơn mọi người, dọn dẹp xong, thỉnh thoảng lại chạy ra xem đồng hồ. Thường ngày, thời gian lúc nghỉ trưa trôi qua rất nhanh, nhưng hôm nay kim đồng hồ dường như cứ đứng ỳ tại chỗ.
- Mi-xu, cô có việc gì thế? Sao cứ chạy ra chạy vào như vậy? - Vợ viên quản lý hỏi cô.
Sau bữa trưa, viên quản lý ngồi trên xe đạp đi đến ngân hàng.
Vào ngày lĩnh lương, tâm trạng mọi người đều thoải mái. Những người đàn ông tụ tập trước của văn phòng không bịa đặt nói nhảm như thường lệ, mà huýt sáo những bài ca mốt.
- Bây giờ tôi sẽ phát lương.
Công nhân rút thẻ của mình trong túi bảo hộ lao động và lần lượt đi vào phòng quản lý; Lúc trở ra mỗi người cầm một phong bì. Chỗ của mọi người trong hàng được xếp theo tuổi đồi và chức vụ, tay nghề, vì vậy mà Mi-xu và I-ôc-ô đứng sau cùng.
- Người sau cùng bao giờ cũng gặp may, I-ô-cô cười nói. - Mẹ tớ thường bảo vậy.
Ta-gu-ta đang đứng trước bàn viên quản lý.
- Lần này là cuối cùng. Xin anh hãy tin tôi. Tôi sẽ cố không vay nữa. -Thấy các cô gái, Ta-gu-ra bối rối.
- A! chào các cô! - Viên quản lý thở ra nhẹ nhõm, quay về phía hai cô gái và giở sổ lương.
- I-ô-côi-a-ma - hai ca đêm. Mô-ri-ta - Mười ca đêm. Khá lắm! Đây, nhận lấy. Nhưng đừng tiêu hoang nhé.
Rút từ ngăn bàn ra hai phong bì tiền lương, ông ta bỏ cả tiền công làm ca đêm vào đấy.
Ta-gu-ta nhìn hai cô gái bằng ánh mắt ghen ghét.
Từ văn phòng, Mi-xu và I-ô-cô đến xưởng đóng hộp. - Cái lão Ta-gu-ta thế nào ấy nhỉ? - I-ô-cô ngạc nhiên hỏi. - Nợ lút đầu, không mang gì về nhà cả, lại còn vay tiền để uống rượu và chơi bạc.
Trong giờ nghỉ chưa, họ thường thấy Ta-gu-ta cùng mấy người bạn ngồi vào góc xưởng đánh bài. Mi-xu còn biết nhiều điều về ông ta nữa, nhưng giờ đây cô không quan tâm đến Ta-gu-ta.
Đã qua rồi những đêm mất ngủ, khi cô ở một mình trong xuởng vắng dùng cồn rửa chai lọ, nghe tiếng gió rít buồn bã ngoài trời. Thế là xong! Bây giờ cô có thể đi mua ngay chiếc áo vét màu vàng cho cô và tất cả cho I-ô-xi-ô-ca.
- I-ô-cô!
- Gì thế?
- Tớ cần đi đường này chừng mười lăm phút.
- Để làm gì?
- Muốn mua một vài thứ.
Mi-xu cởi áo lao động, đi giầy và bước ra đường. Một cơn gió lạnh thổi bụi bốc mù mịt cạnh một xí nghiệp.
Cạnh cổng, Ta-gu-ta đang đứng cùng một người đàn bà và hai đứa trẻ - một đứa trên lưng và một đứa trên tay mẹ. Gió đưa vẳng đến câu chuyện của họ.
- Thôi đi về nhà. - Người đàn bà là vợ của Ta-gu-ta. - Tôi không phải xin cho tôi. Hãy thương lấy các con.
- Tôi đã nói với cô rằng không thể được! Không thể được, thế thôi! - Ta-gu-ta dẫm chân hét.
Mi-xu không muốn nhìn thấy cảnh người khác cãi nhau, cô đứng nấp vào sau cánh cổng.
- Ôi, phát ngấy lên rồi.
Vợ của Ta-gu-ta vẫn buồn rầu đứng giữa đường. Ngay đầu ngọn gió.
- Chào chị, - Mi-xu chào chị ta.
- A, chào cô! Cô đi đâu đấy?
- Đến cửa hàng ạ. Em muốn mua một vài thứ.
- Mua à? Còn chúng tôi thì không dám mơ gì đến chuyện mua bán nữa cả. - Chị ta lắc lắc đứa trẻ sau lưng. - Cha của chúng lại không mang gì về cả.
Chị ta kể rằng một nửa số tiền lương Ta-gu-ta đem đi uống rượu, chơi bài, và hiện nay đi đâu không biết. Ngày mai nhất thiết phải trả tiền ăn sáng ở trường cho con trai, đã ba tháng chưa trả, - nhưng Ta-gu-ta không chú ý đến gia đình gì cả, thậm chí đến một cặp sách cũng không mua nổi cho đứa trẻ.
- Còn may là tôi làm được ít nhiều. Và anh ấy cứ ỉ vào tôi, đến nỗi chẳng ngó ngàng gì đến công việc nữa cả. Nhưng nếu như không có lương của tôi thì làm sao sống được.
Chị ta than vãn rất lâu cho số phận cay đắng của mình. Khi đứa bé trên lưng bắt đầu khóc, người đàn bà khẽ lắc lắc đôi vai, và đứa trẻ lại nín lặng, há hốc miệng chăm chú nhìn Mi-xu. Khuôn mặt đứa trẻ xanh xao, trên môi có mấy vết lở nhỏ.
- Vâng, tình cảnh các chị tội thật. Nhưng biết làm sao bây giờ? - Chờ được lúc thuận tiện, Mi-xu chào chị ta, đi tiếp.
Đến các quầy hàng có thể đi tắt qua đất hoang; và Mi-xu, nóng lòng mua ngay chiếc áo vét nữ, rảo bước gần như chạy những gò, hố mấp mô.
- Mẹ ơi, về thôi, - đứa bé nói bằng một giọng thảm thiết. Gió mang tiếng khóc của nó đuổi theo Mi-xu, - Về nhanh lên.
- Ôi chúng mày làm tao chán ngấy lên rồi! - Người đàn bà nói.
Bụi do gió cuốn lên làm mờ mắt Mi-xu, còn những giọng nói theo gió vẳng lại như cắt tim cô ra làm từng mảnh.
Tiếng khóc của đứa bé… lời van của đứa lớn… giọng nói đau khổ của người mẹ… ông già trong bộ quần áo cứu quốc quân rách nát như bù nhìn đuổi chim… người đàn bà nặng nề leo lên dốc… cơn mưa tẻ ngắt… những cửa sổ ướt đẫm nước mưa của quán trọ đêm… chiếc giường ẩm ướt và còn nữa… còn một giọng nói… Một giọng nói mệt mỏi của ai đó…
“Mày cần phải quay trở lại gặp người đàn bà ấy, tiền của mày sẽ cứu được chị ta và mấy đứa con."
“Tao biết, tao biết cả. Cả việc mày muốn mua chiếc áo vét nữ màu vàng, cả việc để đạt được mục đích đó, mày đã phải làm việc một mình, khi tất cả ngủ ngon. Tao biết. Nhưng chính vì vậy mà tao muốn mày phải đưa một nghìn yên kia cho mấy đứa trẻ và người mẹ của chúng”.
“Không, không. Tại sao mình lại phải đưa? Mình chẳng có liên quan gì ở đây cả. Đấy là lỗi của Ta-gu-ta, lão ấy phải chịu trách nhiệm với gia đình”.
“Đúng, nhưng không phải chỉ mình lão ta. Tất cả mọi người đều phải chịu trách nhiệm. Cần phải biết thông cảm trước nỗi đau khổ bất hạnh của người khác, phải biết coi chúng như chính mình… Trên ngực mày có cây thánh giá…”.
Dường như Mi-xu cảm thấy hơn là hiểu được ý nghĩa của những lời nói trên. Trước mắt cô chập chờn bộ mặt tái nhợt xanh xao của đứa bé, đôi mắt nhìn chăm chú và những vệt lở đỏ hồng quanh vành môi. Tim Mi-xu nhói lên. Cô không đủ sức để nhìn thấy chúng, nhưng chúng cứ hiện ra rõ mồn một trước mắt cô, làm cô không thể chịu đựng nổi.
Lấy tay dụi mắt, Mi-xu quay trở lại gặp người đàn bà.
- Chị ơi! - Người đàn bà và mấy đứa con quay lại phía cô. - Chị cần bao nhiêu tiền? Em cho vay.
Mi-xu chìa bàn tay nắm chặt tờ giấy một nghìn yên. Cô cố nở một nụ cười, nhưng miệng lại méo xệch thảm hại.
- Nhưng cô đừng nói gì với ông Ta-gu-ta nhé.
Vừa lúc đó Mi-xu bỗng cảm thấy đau nhói ở cổ tay.
Những vết tím thẫm đỏ bằng đồng tiền xuất hiện ở tay cô hơn nửa năm nay. Chúng không đau và không ngứa, nhưng một lần khi I-ô-xi-cô ôm lấy người cô, cổ tay cô bỗng đau nhói lên…
Lại thêm nửa tháng nữa qua. I-ô-xi-cô vẫn bặt tihn như cũ. Có chuyện gì xảy ra với anh ấy? Hay là anh ấy quên rồi? Hay là ốm đau gì? Đúng, có lẽ anh ấy ốm. Nằm một mình và không ai chăm sóc. Mi-xu lo lắng.
Tuy anh ấy có nói rằng không bao giờ được đến nhà anh ấy, nhưng nếu như anh ấy ốm thật thì sao? Không cần phải đến, cần phải đến…
Và thế là vào trưa một ngày thứ bảy Mi-xu mặc chiếc áo khoác ngoài đã cũ màu da cam và bước ra khỏi nhà.
Khi qua hiệu may y phục thời trang cô ngoảnh mặt đi và rảo bước nhah hơn. Từ bé, cô đã có thói quen nén những ước muốn của mình lại.
Mi-xu đã biết nơi ở của I-ô-xi-ô-ca. Nhận được lá thư đầu tiên, cô đã cất phong bì với địa chỉ người gửi. Hôm nay cô lấy nó ra và bỏ vào túi áo. Sau đó, tìm trên bản đồ Tô-ki-ô trên tường văn phòng và biết rằng khu phố của I-ô-i-ôca ở cách ga Ô-tra-nô-mit-du không xa, cô đi đến Xin-du-cu. Đến đó cô chuyển sang xe lửa điện và hai mươi phút sau xuống tàu. Một nhân viên đường sắt còn trẻ sau khi đọc địa chỉ trên phong bì của Mi-xu, chỉ đường cho cô.
Mặc dù đã về chiều, ngoài đường phố vẫn cón ấm. Một đám sinh viên đội mũ lữoi trai vuông bốn góc và những cô gái tay xách cặp đứng tụ tập quanh các quầy sách và bán cà phê. Cô liếc nhìn họ, hy vọng sẽ thấy I-ô-xi-ô-ca.
Đi hết khu phố Xi-un-ga-đai, Mi-xu rẽ sang tay trái như anh nhân viên đường sắt chỉ dẫn. Cô còn phải hai - ba lần đưa phong bì ghi địa chỉ hỏi những người qua đường trước khi đến được ngôi nhà một tẩng có cánh cửa ra vào bị vỡ và được dán lại bằng giấy báo. Khi Mi-xu đẩy cửa, cánh cửa kêu rít rất to. Trong hành lang không có ai. Mấy đôi ủng lính và giầy phụ nữ nằm ở góc.
- Xin lỗi! - Mi-xu lên tiếng gọi to.
- Cô cần ai? - Một giọng phụ nữ không còn trẻ đáp lại, và một người đàn bà to béo đầu trùm khăn, tay cầm que thông lò bước ra hành lang. - Cô cần gì? - Bà ta hỏi với giọng không lấy gì làm cởi mở lắm.
- Cháu… cháu đến tìm I-ô-xi-ô-ca.
- Tìm I-ô-xi-ô-ca à? - Người đàn bà nhìn Mi-xu từ đầu đến chân. - Thế cô là ai?
- Cháu … cháu là người quen của anh ấy. Anh ấy có nhà không ạ?
- Không. Đã từ lâu không biết biến đi đâu mất. Thậm chí không trả tiền nhà lẫn tiền điện, còn trong phòng bẩn thỉu đến không bước chân vào được nữa.
- Thế anh ấy đi đâu rồi ạ?
- Đi đâu à? Tự tôi cũng đang muốn biết điều đó. Tôi không lấy tiền đặt trước và hắn trả ơn tôi như thế đấy! Bọn sinh viên ngày nay đều như vậy cả. Không còn có thể tin ai được nữa.
Thất vọng, Mi-xu chạy ra khỏi nhà. Cô vội vã đi ngược lên phố Xi-un-gađai. Ở đây toàn là sinh viên đội mũ lưỡi trai bốn góc thoa dầu Va-dê-lin.
- Tối nay ta đi chơi ván cờ chứ?
- Không tớ đi đánh bi-a.
Những câu chuyện ồn ào của đám sinh viên lại càng làm Mi-xu nhớ đến I-ô-xi-ô-ca. Cô nhìn lại quầy bán sách và nhìn sâu vào trong, hy vọng thấy I-ô-xi-ô-ca ở đâu đấy. Cô nhìn cả vào quán trà. Nhưng không ở đâu có I-ô-xi-ô-ca cả.
Mặt trời đang lặn, nhuốm một nửa bầu trời trong ánh lửa màu đỏ sẫm. Người chen chúc nhau ở cửa bán vé tàu. Mấy cậu bé chạy đi chạy lại bán báo buổi chiều.g tôi phải tiết kiệm và mình cũng giữ đúng nguyên tắc đó.
- Anh là lái xe của ngài Ca-me-ta à?
- Vâng đồng thời là thư ký.
Tôi đã nhập vai đến nỗi tự mình cũng tin vào những lời bịa đặt của chính mình. Nhưng liếc thấy trong gương bộ mặt của ngài Ca-me-ta đang ngồi bối rối cạnh cô diễn viên múa, tôi quay lại với thực tế: “Có lẽ ông ta cần một cốc để mạnh dạn hơn”.
Tôi dừng xe cạnh khu thủy tạ “Mu-xa-xi-nô”.
Từ đây xuống đến tận nhà ga, những quán ăn nằm áp sát vào nhau như những hộp diêm. Mùi dầu mỡ, mùi thịt rán bay đầy phố, những cô bồi bàn lớn tiếng mời gọi khách hàng.
- Ở đây cũng có thể dùng tạm được, thưa ngài quản lý.
Khi Ca-me-ta bước ra khỏi xe, tôi khẽ xô ông ta: Này đừng ngượng, hãy bạo lên. Ông ta lảo đảo, suýt ngã.
- Có nên tiêu phí ở chỗ này không? - Ông ta lo lắng hỏi.
- Đâu có! Ở đây chỉ cần trăm yên là đủ.
Tự tôi cũng đi vào một hiệu khác và gọi món thịt cá voi rán. Xong tôi ra ngồi vào xe, vừa ngáp vừa nhìn ra bốn phía, đợi những khách hàng đáng kính của tôi. Một lát sau. I-ne-ta chạy ra.
- Tai họa! Ngài quản lý say rồi!
- Thế thì hỏng hết mất!
Tôi không đợi sự việc lại chuyển hướng như vậy. Tôi vẫn phải bằng mọi cách thi hành đầy đủ nhiệm vụ của người mặc áo khoác da giao cho. Có khi nào tôi còn gặp may như hôm nay nữa không?
- Thưa bà kính mến, tôi muốn thưa với bà một chuyện. Ngài thủ trưởng của tôi đã mất trí vì bà đấy… Bà nên dịu dàng hơn với ông ta.
- Dịu dàng hơn?
Người đàn bà dướng đôi lông mày vẽ dài ra rất khéo nhìn tôi rồi phá lên cười. Trên má cô ta hiện lên mấy lúm đồng tiền.
- Thế anh không biết gì cả à?
- Tôi cần phải biết gì mới được chứ?
- Ôi, đồ ngốc. Chẳng lẽ Kim không nói gì với anh cả à?
- Kim? Sao lại Kim ở đây?
Cô gái lại phá ra cười. Những điều cô gái sau đó kể cho tôi nghe, thật ra mà nói, không phải là điều bất ngờ đối với tôi. Tôi cũng đã ít nhiều đoán ra rằng giữa Kim, người mặc áo da và cô gái này có một sự liên hệ nào đó, nhưng không nghĩ rằng vở diễn của họ lại chặt chẽ đến vậy. Tự bản thân các cô gái không tiện - và cũng khó - kiếm đựoc khách hàng. Nhưng phái một làm nghề môi giới đến loại người thộn như ngài Ca-me-ta này, ông ta sẽ không sợ bị lừa và xì tiền ra ngay.
- Ngài Ca-me-ta đến kìa! - cô diễn viên múa kêu to. Ca-me-ta chuếnh choáng say, râu ria ướt đẫm rượu. Cô diễn viên liếc nhìn sang phía tôi.
- Ta đi thôi, khi ngài quản lý còn chưa tỉnh lại.
- Đúng thế, - Ca-me-ta sảng khoái nói. - Nhanh lên, tài xế, không, đồ quỷ sứ, ngày mai ta đuổi cổ đi đấy.
Vừa dậm Pê-đan, tôi lại cố hình dung ra cảnh Ca-me-ta trong gia đình của mình. Đấy, cuối tuần ông ta sẽ từ nhà máy trở về nhà (có lẽ ông ta ở ngoại ô thành phố). Ngoài hiên những chiếc áo quần trẻ em đang phơi khô dần. Ca-me- ta giúp vợ dọn dẹp nhà cửa suốt ngày chủ nhật nằm trên đi-văng nghe đài. Còn buổi sáng thứ hai cẩn thận và lịch sự, ông ta đến nhiệm sở của mình.
Trong khu phố Tu-đa-ghe-ni, khu phố của khách sạn và nhà trọ, nơi chúng tôi đi ngang qua, rất im ắng. Lũ chuột bị choáng bởi ánh đèn pha, chạy vội ra sau lưng những thùng rác và các hàng rào bằng gỗ không sơn. Cô diễn viên, với vẻ mặt trầm ngâm, tụa vai vào cửa xe, khẽ hát:
Người đàn bà mà tôi ruồng bỏ,
Giờ đang vui với ai,
Ở đâu?
Tôi không quên được đôi mắt nâu,
Của những người mà tôi ruồng bỏ.
Đôi mắt vẫn đang nhìn tôi đâu đó,
Vẫn về ám ảnh tôi đêm đêm…
- Bài hát gì đấy?
- Sao, anh không biết à? Đây là bài ca của Mi-nê.
- Ờ - ờ - ờ…
Đó là Ca-me-ta và cô diễn viên dang nói chuyện với nhau sau lưng tôi. Mười phút sau, họ cùng nhau đi qua chiếc cổng ngoài còn chưa thắp đèn để vào sân trong tối tối mờ mờ của một ngôi nhà trọ đêm…
°
Qua mấy chiếc cổng ngoài còn chưa thắp đèn, chúng tôi đi vào sân trong tối mờ mờ của ngôi nhà trọ đêm. Tôi khẽ mở cửa và để Mi-xu vào trước. Trong hành lang có hai đôi giầy - một đôi của đàn ông đã lâu không đánh, đế dầy cộm, một đôi của đàn bà sạch sẽ nhưng đã bong đế. Cô hầu phòng mặt gầy choắt xuất hiện, thái độ mời mọc, hỏi chúng tôi cần phòng suốt cả đêm hay chỉ một lúc. Nhận được câu trả lời, cô ra hiệu mời đi theo mình. Chúng tôi lên tầng hai. Trong phòng có mùi hôi hám, chắc là nhà vệ sinh ngay ở đâu bên cạnh.
Cô hầu phòng đi ra, để hai chúng tôi lại một mình.
Trên chiếc bàn thấp có một ấm chè đã nguội, một cái khay và mấy chiếc chén. Mi-xu ngồi bất động, hai tay đặt lên đầu gối, đầu cúi thấp. Để xua đuổi sự bối rối, tôi ngáp thật to và ngắm nghía tờ giấy bọc kẹo sô-sô-lát nằm trên khay. Trê 1ca6 n tờ giấy có ghi “Mô-na-cô, đặc biệt ngon khi hai người ăn chung”.
Có một người nào đó trước đây dùng tay đập muỗi trên bức tường xám, để lại những cánh muỗi khô và dấu vết của bàn tay.
Cửa sổ được bịt bằng những tấm ván để người ngoài đường khỏi tò mò nhìn vào. Trong góc còn một chiếc chăn và một bình nước.
Tôi nhìn qua khe hở giữa những tấm ván ra đường phố. Trời mưa. Một người đàn bà cầm ô che đang nặng nề leo dốc, nơi tuần trước tôi và Mi-xu cãi nhau. Một đoàn tàu chậm chạp bò theo nhánh đường phụ vào đề-pô, người nhân viên đường sắt mặc áo mưa đang huơ đèn - có lẽ ra hiệu cho thợ lái tầu trên đầu máy
- Đến đây với anh, - tôi cố nói ra vẻ tự nhiên, nhưng hóa lại quá to, thêm vào đó giọng như đứt quãng. - Nào đến đây. Chẳng lẽ em không thấy anh buồn lắm à? - Tôi biết cách tác động đối với cô ta. Ông già xem tướng ở quán ăn hôm nọ nói nhiều điều vớ vẩn, nhưng vẫn có phần đúng: Mi-xu quá thương và tin người - có lẽ và đã sống khá lâu ở nông thôn, giữa những con người chất phác, hoặc vì xem nhiều phim và hay đọc tạp chí “Những ngôi sao điện ảnh”. Đúng thế hay không, không biết, nhưng hôm nay, làm ra vẻ ốm đau, bất hạnh, tôi đã dễ dàng lôi được cô ta đến cái quán trọ này. - Sao em lại còn bắt anh phải chịu đau khổ thêm nữa? - Úp mặt xuống gối, tôi phải cố nhịn được cười.
Túm lấy tay Mi-xu, tôi dùng sức kéo cô ta đến cạnh; và ôm chặt lấy ngang vai, tôi bắt đầu mở khuy chiếc áo khoác ngoài rẻ tiền trên ngực cô ta. Mi-xu giơ hai tay lên ôm mặt.
Vừa lúc đó tôi chợt thấy trên cổ tay Mi-xu một vết tròn màu đỏ thẫm to bằng đồng xu bé. Không, đây không nốt ruồi mang hạnh phúc, đây là một vết tròn lạ lùng, gợi lên một cảm giác khó chịu.
- Cái gì ở cổ tay em thế?
- Em không biết. Nó sinh ra nửa năm nay rồi.
- Em đã đến bác sĩ khám chưa?
- Chưa. Để làm gì? Vì nó không đau và thậm chí cũng không ngứa.
Trong áo khoác ngoài, Mi-xu mặc một chiếc áo sơ mi đàn ông đã cũ, và trong nữa là bộ ngực còn chưa nảy nở với những núm vú nhỏ.
- Anh đừng nhìn thế, em xấu hổ lắm…
Cởi chiếc áo sơ mi ra khỏi người Mi-xu, tôi thấy giữa ngực chiếc thánh giá nhỏ cô ta mua của ông già nọ vào chủ nhật tuần trước. Chỉ có khác là sợi dây lụa đã thay cho chuỗi xích. - Vứt cái của nợ này đi. - Tôi dứt đứt dây và ném chiếc thánh giá sang một bên.
Khi tôi bắt đầu hôn, trên sống mũi cô ta hiện lên một nếp nhăn.
- Ôi, đau quá!
- Đồ ngốc!
Sự việc kết thúc nhanh chóng một cách bất ngờ. Một cơn buồn nôn kéo lên cổ, và tất cả xung quanh trở nên bẩn thỉu, kinh tởm: bức tường xám với những con muỗi bẹp gí và dấu bàn tay… chiếc khăn len dầy… bình nước nằm trong góc… và cô ta… một con bò cài núc ních, lười biếng… bộ ngực cáu bẩn mà tôi vừa hôn xong, chiếc mũi tẹt… những sợi tóc bết dính và mảng trán đẫm mồ hôi. Vết tròn màu đỏ thẫm trên cổ tay… Ôi, ngu ngốc, bẩn thỉu! Điếu thuốc trong miệng đắng nghét, khó chịu. Ngoài cửa sổ mưa vẫn rơi, bầu trời xám xịt như chiếc mền bông bẩn, úp trên những ngôi nhà cũng xám xịt. Ở một nơi nào đó, phía sau những mái nhà này, là văn phòng của Kim. Có lẽ anh ta bây giờ gác chân lên bàn ngoái mũi. Còn ở một nơi khác phía đằng kia thành phố Tô-ki-ô, con người cẩn thận Ca-me-ta đang che ô vội vã bước theo đường phố lầy lội để đi về nhà… Ôi, tất cả sao mà đáng nguyền rủa, đáng kinh tởm đến thế!
- Anh I-ô-xi-ô-ca!
- Gì đấy?
- Anh lần đầu đấy à?
- Im đi!
- Bây giờ anh không còn buồn, anh…
- Cô có thể im đi được không?
Tôi chậm chạp xỏ chân vào đôi tất cứng đờ vì mồ hôi và bẩn, khoác áo lên người.
Trên đường đến ga, tôi im lặng, còn Mi-xu, như một con chó ngoan ngoãn, bước theo sau và cứ muốn bắt chuyện. Tôi phải cố kìm hãm lắm mới không chủi cho cô ta một thôi - lúc đó sao tôi cảm thấy kinh tởm cô ta đến thế.
Trên sân ga, một nhân viên đường sắt dùng loa phóng thanh cầm tay đề nghị hành khách ra khỏi mặt đường tàu. Không nhìn lại Mi-xu, tôi lẩn vào đám đông hành khách và nhảy lên cửa một toa tàu vừa đứng bánh.
- Thế lần sau chúng ta gặp nhau ở đâu?... - Mi-xu hét lên sau lưng tôi, nhưng cửa toa đã đóng sập lại, và tôi không còn nghe thấy cô ta nói gì thêm.
- “Ai còn gặp cô nữa? Tôi không muốn trông thấy mặt cô nữa đâu! Đồ ngốc! Đồ thộn! Cô cần cho tôi không nhiều hơn so với những người này, những con người mà giờ đây tôi đang giẫm lên chân, đang dùng khuỷu tay, dùng vai chen lấn để vào toa. Và bất cứ một người nào cũng xa lạ đối với tôi như cô mà thôi!” - Tôi nghĩ trong bụng như vậy, có thể chỉ là để mong tự bào chữa cho mình.
Tàu chuyển bánh. Mi-xu với vẻ mặt căng thẳng bước bên cạnh cửa toa, rồi chạy theo. Tôi ngoảnh mặt đi.
Bánh tàu gõ đều xuống những chỗ nối trên đường ray. Tôi nhớ lại bài hát của cô diễn viên múa:
Người đàn bà mà tôi ruồng bỏ,
Giờ đang vui với ai,