Người Bên Này Trời Bên Ấy Truyện 10


Truyện 10
Họ ở lại để chờ nhau
 Tôi vừa nhìn thấy Savino.

Ở khu vực quần thể đồng hồ mặt tròi cổ Jantar Mantar, tôi thấy Savino. Ria mép, chòm râu cằm, gưang mặt người Ý đặc trưng.

Mười tám năm tôi mới trở' lại New Delhi. Tôi vừa bước vào quần thể đài thiên văn cổ gần khu mua sắm bùng binh Connaught Place thì thấy Savino. Tôi bưót vào lúc anh ra đi ra. Lên một chiếc xe lam người Ấn gọi là scooter. Tôi gọi nhưng không kịp.

Mười tám năm trước Savino và tôi là bạn cùng phòng.

Trong ký túc xá nghiên cứu sinh, mấy năm trời tôi lần lượt được phân chung phòng với ba cậu người Ý, một cậu Hàn Quốc, một cậu người Mỹ.

Cậu người Ý đầu tiên là Alessandro, gọi thân mật là Sandro, một nhân viên phòne; thị chính Roma. Lấy được học bổng đi nghiên cứu một năm, cậu ta xin nghỉ việc ở phòng thị chính mà sang Ấn Độ.

Cậu người Ý thứ hai là Savino. Savino người vùng Venice. Cậu ta bảo tôi đừng gọi là Venice theo kiểu Anh Mỹ, hãy gọi thành phố của cậu là Venezia. Cũng như tên tao vậy, không thể phát âm theo kiểu Anh Mỹ là Xevinâu, tao là Xavinô. Nó nói mệt mỏi, kiểu mệt mỏi vì nhiều lần phải chỉnh sửa với nhiều người.

Từ đấy, tôi trêu nó, gọi nó là Mitxtư Xcvinâu.

Savino hai mươi tám tuổi, mới cưới vợ được một năm. Nó sang Ân Độ cũng chỉ vì lấy được cái học bổng nghiên cứu Ấn Độ học. Đâm đầu đi ngay. Bập vào Ấn Độ cũng như một lần trót thử ma túy. Nghiện. Am ảnh. Hành. Nhớ quay nhớ quắt. Một thứ ma lực hút ta vào và đời ta mãi mãi không thể nào binh yên được nữa. Nó đã một lần đi du lịch Ấn Độ. Hơn một tháng để rồi quay về Venezia thấy thành phố không còn đứng vững chãi trên những con kênh mà bắt đầu nổi bập bềnh. Vẫn là Savino ấy, nhưng bây giờ là Savino quay cuồng, Savino chới với, Savino héo hon, như cái dây leo bị bứt ra khỏi thân cổ thụ.

Giải pháp cho một anh chàng bỗng nhiên ra người như vậy có khi là lấy vạ. Đôi khi. Ma lực này triệt riêu một ma lực khác. Tình yêu có khi là một cục tẩy. Xóa đi những đam mê si mê u mê trưóc đó. Thì Savino cũng đã tin như vậy. Cô vợ là thành viên trong một dự án chống ngập nước cho chành phố Venezia. Thành phố càng ngày càng ngập sâu trong nước. Những con thuyền gondola mơ mộng không thể bù lại cho nguy cơ thành phô sẽ chìm xuống. Dự án của cô là xây đập ngăn nước, hệ thống van tự động gồm những lá thép tự đóng mớ theo thúy triều, mỗi lá thép nặng hàng chực tấn Một dự án thật nặng đò, tốn thật nhiều thòi gian thật nhiều công sức. Nhưng cái tốn ấy lại thành một ma lực trong mắt Savino. Cô vợ trở thành một nhân vật mà nó ngưỡng vọng.

Nhưng rồi hình ảnh Ân Độ trở lại. Hình ảnh Ân Độ trớ lại thì Savino như người tái nghiện. Xin được học bổng. Xin được vợ cho phép ra đi. Hứa hẹn với nhau trước mắt là đi tạm một năm. Một năm thôi.

Savino chọn Ấn Độ mà không chọn những cái nôi văn minh khác của nhân loại như Ai Cập, Ba Tư,

Trung Quốc. Ân Độ là một bảo tàng sống. Hầu như những gì của năm nghìn năm trước đều được bảo tồn và truyền thẳng đến thời hiện đại. Từ tấm sari của phụ nữ, mấy nghìn năm trước nó cũng như thế, cải tiến cải cách đến mấy thì vẫn sáu thước vải ấy, vẫn cách quấn ấy. Từ phong tục tập quán ấy, cừ nếp sống cộng đồng ấy, từ sự bảo thủ báo tồn báo lưu ấy. Còn nhũng cái nôi văn minh kia thì bị thiên tai động đất tàn phá, bị con người và các cuộc cách mạng tàn phá, còn đâu nguyên lành. Savino báo thế.

Vừa mới đến Ân Độ được một thời gian thì Savino lăn ra ốm. Cảm sốt. Có lẽ vì nó cứ mặc cái áo dài kurta- pyjama của đàn ông Ấn mà đi lại giữa trời lạnh. Mùa đông ấy có ngày nhiệt độ xuống còn dăm bảy độ. Nó nằm sốt. Không kêu rên. Hoàn toàn bất động như tử thi. Tôi nấu mì cho nó ăn. Kiểu mì nước có cà chua có hành như canh trứng. Nó ăn được. Lạ miệng. Khen ngon. Mồ hôi toát ra đầm đìa mà khen xúp mì Việt thật là ngon.

Hết ốm. Trở dậy được, nó biến mất tăm suốt ngày. Ngày nào cũng vậy. Đêm xuống thì có một cô người Pháp đưa về ký túc xá bằng xe máy.

Tôi biết cô ngưòi Pháp này. Cũng đã được cô chở bằng xe máy về ký túc xá. cô là Julie. Bạn cùng rnrờng.

Chuyện đi xe máy với cô cũng là một kỷ niệm. Hôm ấy sau buổi làm việc với giáo sư hướng dẫn, tôi ngồi chờ ở bến xe buýt. Chờ ê ẩm. Chờ vã mồ hôi. Cái nóng mùa hè ơ New Delhi có khi đến bốn mươi lăm độ. Thình lình có tiếng xe máy phanh kít rồi mới mờ nhòe bỏngxc máy dùng ngay trước mặt. Người ngồi trên xe, đội mũ bảo hiểm, hóa ra là Julie. Cô nhận ra côi và dừng xe lại. Đi. Đi đâu? Lên xe tôi đưa về. về đâu, tôi đi mua vé tháng xe buýt mà. Thì đi mua vé tháng. Tôi báo khóng. Cô ta báo đi. Thôi, tôi đi xe buýt thôi. Đi nào, tiện đường mà, ngại gì.

Lời qua tiếng lại giằng co ớ bến xe buvt cũng ngại. Tôi đành leo lên ngồi sau Julie. Một chiếc xe máy Vespa Bajaj liên doanh giữa Ấn Độ và Vespa. Đường phố chủ yếu là ô tô. Đôi ba cái xe máy trên đường trớ nên lạc lõng. Trên xe lại là một cô người Âu mộr cậu người Á. Ngồi rheo kiểu ngóe ôm măng. Tôi chưa ăn món ngóe ôm măng của người miền núi xứ mình, nhưng nghe kể nồi măng đang sôi sùng sục, người ta thả những con ngóe sống vào. Gặp nước sôi, phản ứng bản năng của ngóe ta là vồ lấy một cây măng, ôm chặt cứng, ôm cứng như thế mà chết. Chính xác là cảm giác của tôi lúc ngồi ôm Julie trên chiếc xe máy của cô.

Về sau thấyjulie tối rồi đem trả Savino về bằng xe máy, tôi biết thế là có thêm mộc con ngóe óm măng nữa.

Một hôm chuyện trò đùa cợt chế nào đấy, rồi dẫn đến chỗ tôi bảo Savino hãy nhớ đến dự án chống ngập nước cho thành phố quê nhà Venezia. Nó kêu lên thôi dừng nhắc nữa mày ơi.

Julie không ở trong ký túc xá nữ mà thuê nhà ở bên ngoài. Cô không có học bổng mà đi học tự túc. Cái lần chở tôi đi mua vé tháng, cô phàn nàn về người Ấn. Cô bảo cô chỉ thích Ấn Độ ở cái nền văn minh cổ mà thôi, thích tất cả những gì của Ấn Độ trước khi người Anh đến. Còn bây giờ, tại sao người Ấn nào chơi với người nước ngoài cũng nghĩ họ phải được một cái gì đó. Tôi bảo cô nói vậy có thể vì chưa có sự hiểu nhau với người Ấn đấy thôi. Tôi đùa thêm, cô nên lấy chồng Ấn Độ, cô sẽ hiểu người Ấn hơn.

Julie bảo, thì chính chồng tôi là người Ấn mà.

Đến thế tôi hiểu lý do một cô gái Pháp phóng xe máy Vespa trên đường phố New Delhi. Hiểu ]ý do một cô gái Pháp dừng xe máy ở bến xe buýt và ồn ã giục tôi trèo lên xe.

Julie lấy chồng Ấn khi anh ta sang Pháp du học. Cô theo chồng về đây được hai năm thì ly dị. Xong xuôi, cô ở lại. Ở lại để nghiên cứu về Ấn Độ.

Và ngày ngàv chở xe máy đưa anh chàng Savino đi nơi này nai khác.

Một chủ nhật, Savino không biên ra đường mà ngồi nhà. Nó phát hiện ra có một cái tổ bồ câu bên ngoài cửa sổ. Bồ câu làm tổ trong góc cái máy quạt nước làm mát kiểu Ấn. Phía trong nhà cũng có một tổ chim sẻ gác trên khung cửa sổ. Chúng tôi đã vô ý mở cứa sổ suốt ngày, cả khi đi vắng, và chỉ trong dăm ba ngày lũ chim sẻ đã kịp vào làm tổ trong nhà. Trên sân thượng ký túc xá, hàng ngày chim công vẫn bay từ bên công viên sang. Lũ khỉ cũng đàn đàn lũ lủ từ bên ấy kéo sang. Xứ này không sát sinh nên người và thú chia nhau không gian sống. Bày giờ thì đến gia đình nhà sẻ cũng vào lấn đất lấn không gian trong phòng tôi.

Savino đưa ray vẩy vẩy như xua trước tổ chim sẻ. Con sẻ mẹ bay vụt ra, lượn khắp căn phòng hẹp. Quáng mắt, hoảng hốt, nó đâm đầu vào cửa kính, quay lơ xuống nền nhà.

Savino rú lên như chính nó bị quay lơ ra đấy. Tròi ơi. Nó e;ọi tôi. Tôi chạy đến nhặtr con sẻ lên, nhẹ nhàng đặt trên bệ cửa sổ. Một lúc thì con chim hoàn hồn. Nó run rẩy đứng dậy. Run rẩy giũ minh, lắc đầu, vẫy cánh. Nâng cánh lên hạ cánh xuống mấy lần như tập vẫy. Vẫy vẫy. Rồi con sẻ vẫy cánh bay lên được. Nhận ra đường mà bay ra khỏi phòng được.

Savino ngồi ôm đầu trong góc phòng suốt từ đó cho đến tối. Hơn nủa ngày trời. Ngồi im. Không kêu than, không rền rĩ, không lên tiếng thắc mắc. Không những câu đại loại con chim mẹ có còn dám quay về tổ nữa hay không. Nó chỉ ngồi ôm đầu. Chiều tối tôi quay về vẫn thấy nó ngồi ôm đầu. Không nói năng gì hết. Tôi rủ ăn món mì nước nấu với trứng mà nó thích, nó vẫn ngồi im.

Sáng hôm sau, nó bảo sẽ đi mua vé quay về Ý. Tôi là người đầu tiên nó báo cho biết. Sau đó là ban giám hiệu nhà trường, để làm thủ tục thôi học. về thôi. Tao phải về thôi.

Sau Savino, một cậu người Ý mói đến lại được phân vào phòng tôi. Sergio, người Napoli. Tôi bảo trước cậu ta cũng có hai người Ý ở phòng này, một là người Roma, một Venezia. Sergio bảo bọn Ý miền Bắc ấy chắc nhẹ nhàng lịch sự ít nói, không như tao. Đúng. Sergio nói luôn mồm, ồn ã. Nhiều lúc tôi phái ra hiệu bảo nó hạ cái chiết áp volume xuống một tí. Căn phòng quá chật, loa phóng thanh của nó thì quá to.

Đám chủnẹ tòi lúc trà dư tửu hậu cũng nói chuyện về tính cách Bắc Nam. Bắc Ý và Nam Ý. Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam. Bắc Triều Tiên và Nam Hàn. Anh chàng Paul xứ Scotland cũng thừa nhận miền Bắc và miền Nam nước Anh cũng không khác. Vị trí địa lý có ảnh hưởng nhiều đến tính cách con người.

Tôi nhắc chuyện Sandro và Savino từng ở phòng này, đều nhẹ nhàng, kín đáo. Phải rồi, Sergio quang quác lên, bọn miền Bắc ấy bao giờ chả tinh tế lịch thiệp sâu sắc, nhưng muốn gì cũng chẳng nói toẹt ra, ai mà biết được chúng đang nghĩ gì.

Gần một năm sau, Savino viết thư điện tử cho tôi. Tuớng là nó đã nguôi quên xứ Ân này rồi. Tưởng là chúng tôi không còn liên lạc gì nữa. Đột nhiên nó viết email. Mày bảo Julie viết thư cho tao nhé. Tao gửi rất nhiều thư mà cô ấy không hồi âm.

Tôi điện thoại cho Julie. Không đi gặp trực tiếp. Nhỡ đâu đến gặp, cô ta lại bắt trèo lên xe máy chở về.

Mấy năm ở New Delhi rồi, tôi vẫn chưa quen được cái việc ngồi trên xe máy mà phóng qua phố phường. A lô Julie đấy à, Savino nhắn cô viết thư cho cậu ấy đấy. Rồi, hiểu rồi, có gì đâu mà viết. Giọng rất bình thường, như khi cô rủ tôi đi mua vé tháng xe buýt. Rồi cô nói thêm, anh ấy có thể sang đây mà, nếu cần đến thế.

Mấy năm sau này, không thấy cả hai nhắc gì chuyện ấy nữa. Savino không nhờ tôi nhắn Jule hồi âm. Julie cũng không gặp tôi.

Mười cám năm. Trở lại Delhi lần này, tôi không hề nghĩ gì đến Savino. Savino ở tận Venezia, không có gì kết nối hình ảnh anh ta với xứ Ấn nữa, mà lại sau một thời gian dài đến thế.

Vậy mà thình lình tôi đã nhìn thấy Savino.

Có thể tôi sẽ đi tìm Julie. Bằng ấy năm rồi, tôi cũng đã không nghĩ sẽ gặp Julie ở đây. Nhưng một khi đã nhìn thấy Savino còn lang thang xứ này, tôi lại nghĩ khác. Biết đâu Julie đã ở lại xứ Ân từ bấy đến giờ. Biết đâu cô đã kịp lấy một chàng Ấn khác.

Biết đâu những người nước ngoài ở lại xứ Ấn để chờ nhau.

Mời các bạn đón đọc truyện tiếp theo!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/50039


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận