Người Bên Này Trời Bên Ấy Truyện 11


Truyện 11
Cắt
Suýt nữa thì nó đã thoát được ra khỏi nhà. Chỉ một tí nữa thôi. Chỉ vài ba bước chân. Chỉ cần nó chạy khỏi góc vườn sang phía nhà hàng xóm. Chỉ cần qua cái góc khuất ấy, khuất tầm nhìn từ trong nhà nhìn ra, thì không ai phát hiện ra I1Ó nữa.

Đúng lúc ấy thì anh bếp nhìn thấy nó. He Ram. Anh kêu lên. Trời ơi. Anh hoảng hồn. Việc quan rrọng nhất anh được giao hóm nay là không được để nó lên ra khỏi nhà. Anh tung cặp chân hươu vọt theo. Đuổi theo. Mắt anh tinh. Chán anh nhanh. Mắt: thời ở nhà quê, chăn dê chăn cừu, mắt anh có thể tia trúng một con cừu lạc lấp ló xa xa cả cây số. Chân: anh có lần tay vung gậy, miệng la hét, chân hươu đuổi một con sói độc chạy chí chết. Nó từ đây không dám bén mảng đến gần đàn gia súc của anh.

Lần này thì anh đuổi theo thằng bé. Cặp chân hươu đấu với cặp chân của một chú nhóc mới lớn nần nẫn những thịt. Không sánh được. Anh túm lại được nó.

Cậu, hôm nay cậu ra khỏi nhà thì cậu chết mà tôi cũng chết. Anh van vỉ, cay lôi nó xềnh xệch trên vía hè, trở lại cổng nhà. Sáng sớm nav cha mẹ nó đã đe anh, chú ở nhà, ldiòng được cho chằng bé bước chân ra cổng. Tai họa đến nơi rồi. Bản thân chú đàn ông đàn ang, ra cổng lớ ngớ chúng nó chộp được thì chú cũng chết. Củng chẳng cần ông bà chủ phải nói thêm. Anh bếp đã biết tai họa gì đang treo trên đầu đàn ông xứ này rồi.

Chỉ có trẻ con như thằng bé mười bốn tuổi này mới không biết. Chỉ một tí nữa là nó vẫy được tắc xi để đến trường. Hôm nay là Ngày Thiếu Nhi toàn quốc. Bao nhiêu hoạt động hấp dẫn đang chờ chứng nó ở trường, ở những nơi công cộng. Truyền hình đài báo tưng bừng đang làm cho chúng nó càng náo nức lên.

Nhưng Ngày Thiếu Nhi năm nay, ai mà biết được chuyện gì sẽ xảy ra với đám con trai của mình.

 

*   *

Ngày Thiếu Nhi toàn quốc. Từ năm 1963, Ấn Độ lấy ngày sinh của thủ tướng Nehru làm Ngày Thiếu Nhi toàn quốc. Ngày 14 tháng 11 hàng năm. Vị thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Ấn Độ từng nói: Future of India is based on today’s child. Tương lai Ấn Độ tùy thuộc vào đứa trẻ hôm nay. Nehru là người bác người ông của thiếu nhi. Các trường học, các khu vui chơi giải trí trống phách rùng rùng. Triền miên những cuộc thi thể dục thể thao và thi trí tuệ. Tràn lan những cuộc thi viết tiểu luận và diễn thuyết cho trẻ. Trẻ em được phụ huynh và người lớn tặng quà. Ngập trong quà.

*

■* *

Nhưng ngày 14 tháng 11 năm 1975 thì có khác.

Cha mẹ giữ con cái ở hết trong nhà. Nhất là đám con trai. Cái đám ngứa chân ngứa tay ấy chí chực khuất mắt phụ huynh là ra khỏi nhà. Chúng không thể ngồi yên trong một ngàỵ nhiều cám dỗ như thế này. Không chịu ngồi yên tại nhà. Thế thì chúng bị nhốt. Mẹ ở nhà thì mẹ để mắt, nhất cử nhất động đều không qua mắt. Cả cha cả mẹ đi làm thì có anh bếp và chị giúp việc. Nhìn chăng là không thoát.

*

*   *

Bắt đầu từ tháng tám. Sau lễ kỷ niệm Ngày Độc Lập 15-8, thủ đô New Delhi hình như vắng hẳn đi. Khó mà tìm được người giúp việc. Khó mà tìm được nhân công bốc vác cho các bến tàu, vận chuyển nguyên vật liệu cho các công trường. Người lao động chân tay đồng loạt biến mất khỏi thành phố. Nơi cư trú của họ trong các khu ổ chuột cũng vợi đi một nửa. Chỉ còn lại đàn bà và đám con gái nhỏ. Bố đã mang con trai trốn biệt về quê. Ở quê cũng nguy. Đoàn thanh niên Quốc Đại trống phách rùm beng loăng quăng trong các ngõ xóm. Vô phúc để cho họ tóm được mà xem. Cứ chập tối là không ai dám ra khỏi nhà.

Người ta đẩy lên thùng xe thêm hai người đàn ông vừa bị tóm. Thùng xe đã gần đầy. Đám bị bắt hầu như đã tự giam mình trong nhà suốt ngày. Chờ đến lúc này trời tối mói đánh liều mò đi mua sữa và bánh trái sau một ngày bấm bụng nhịn. Liều thì mới bị tóm sống như thế này. Liều thì mới ân hận, ân hận thì đã muộn. Liều thì chết.

Đám đàn ông đưọc đổ xuống một điểm y tế mới dựng lên. Trong khu vực công viên gần một bệnh viện. Giống như một điểm hiến máu nhân đạo. Cảnh sát bảo vệ vòng ngoài. Vòng rrong thì đầy ắp thanh niên cảm tình của đảng Quốc Đại. Không ai vào đây mà thoát ra được.

Loa phóng thanh vang vang. Mera Bharat Mahan. Tổ quốc Ấn Độ của tôi thật là vĩ đại. Hãy vì tương lai đất nước. Một tương lai văn minh, thịnh vượng và hùng mạnh. Hãy xóa bỏ đói nghèo. Giàu có hay đói nghèo là do chính mình định đoạt. He Ram, trời ơi, nghe ra trái với thần thánh trên cao. Người ta sinh ra từ đẳng cấp nào thì sẽ ở đẳng cấp đó cho đến hết đời. Con vua thì lại làm vua. Sinh ra đã nghèo thì làm sao tự định đoạt cho mình một tương lai giàu sang được.

Đám đàn ông bị lùa dần dần vào trong những lều bạt. Dụng cụ y tế canh cách loảng xoảng. Mùi cồn và mùi thuốc sát trùng. Bác sĩ dỗ, nhẹ thôi, tiểu phẫu ấy mà. Một mũi thuốc tê làm mất cảm giác. Chẳng còn biết đau đớn hay là người ta đang làm gì mình. Vào đến đây thì chẳng còn ai chống cự được nữa.

Xong. Được ra khỏi lều. Được phát một gói chực phẩm khẩu phần bồi dưỡng và một chai nước ngọt có ga. Được tặng một cái đài cá nhân, loại radio đám đàn ông ưa thích, thường mang theo người lên xe buýt, dí tai vào nghe tường thuật bóng chày cricket. Người Anh mang cheo thói mê cricket đến xứ này và làm nửa tỉ đàn ông mê mẩn. Nhận được tặng phẩm, hầu như ai cũng táy máy mở nghe ngay. Đang có trận cricket rranh cúp quốc gia.

“Đội Delhi đang dẫn trước”. Một người rú lên.

Cắt

Kẻ hân hoan người xịu xuống. Râm ran tranh cãi. Cái bọn tay gỗ ấy đánh chác gì, cầm chày mà quật không xong, bắt bóng cũng chẳng nổi. Thê mà nó lại đang rhắng, chắc có uẩn khúc gì đây. Đám ủng hộ thì vằn mắt quát lại. Suýt nữa thành ra ẩu đả.

Bỗng nhiên một gã khóc hu hu.

“Em bị bắt nhầm rồi. Em chưa có vợ con. Từ nay em biết sống ra làm sao đây?’

Đám thanh niên Quốc Đại mắng lại:

“Im mồm. Đứa nào vào đây chẳng nói là chưa vợ chưa con. Bắt đống về nhà kiểm tra mới thấy con cái lăn lóc đầy nhà, ăn đói mặc rách. Cho sướng mà không biết sướng”.

Bên ngoài kia vẫn ca hát miễn phí. Toàn các ca sĩ lùng danh ở thủ đô, có cả những ngôi sao toàn quốc. Người Ấn mê hát ca nhảy múa. Khóc đấy mà cười ngay đấy, thấy múa thấy ca là xông đến nhập vào hòa tan luôn.

Thằng bé bị anh bếp nhốt lại trong nhà. Đang phụng phịu thi hai thằng bạn cùng lớp kéo đến. Hai thằng kia cũng trốn nhà và đã trốn thành công. Chúng  nhảy lên tắc xi đến rủ thêm thằng bạn. Anh bếp lắp bắp khi ra mở cửa cho chúng. He Ram, trời ơi, các cậu ra khỏi nhà mà không bị chúng nó tóm cổ à. Các cậu vào nhanh nhanh để tôi khóa cửa, không thì chết cả nút bây giờ.

Vào đến trong phòng thằng bạn, chỉ có ba đứa với nhau, hai thằng kia mới giục chằng bé chuẩn bị đến trường luôn. Thế các cậu chưa biết chuyện gì à? Biết rồi, biết mới đi.

“Hôm nay ra đường là bị bắt, bị cắt chim đây”.

Thằng bé nhấn giọng vào từ cắt chim. Nó đang hoảng. Chuyện cắt chim là nó vừa nghe anh bếp kể. Anh ấy còn kể rằng đâỵ là chủ trương của đoàn Thanh niên Quốc Đại, thực hiện kế hoạch làm giảm tỷ lệ tăng; dân số trên khắp đất nước.

“Thì chính là chúng tớ rủ cậu đi xem cắt chim nó ra làm sao mà”.

Một thằng bảo.

“Vả lại hôm nay tớ phải tham gia cuộc thi diễn thuyết ở trường”.

Thằng kia bảo.

Thi diễn thuyết. Ăn liên hoan. Nếu bị bắt thì cũng vui. Sẽ biết được người ta cắt chim ra làm sao. Người thì bảo cắt mất cái cần. Người thì bảo cắt mất đôi hạt.

Một thằng còn nghe cha mẹ nó thì thào bằng tiếng Anh, nghe rõ từ castrate. Thiến. Nghe nói thiến không đau. Đã có thuốc tê rồi. Chỉ như ong đốt nhẹ một cái mà thôi.

“Thôi nhanh lên. Cậu có đi không thì bảo?’

Thằng bé đã biết sợ từ lúc anh bếp nói. Nó không đi.

Đồ hèn. Hai thằng kia mắng. Rồi chúng bỏ thằng bạn, chúng đi ra cổng. Phải đi cho kịp. Vẫn háo hức như lúc đến.

Nhưng vẫn tán tành cuộc liên hoan của một Ngày Thiếu Nhi.

Ngày tết thiếu nhi  14-11-1975 phải hủy bỏ. Các bậc phụ huynh giữ hết con cháu trong nhà, không cho đến trường, không cho đến các điểm công cộng.

Chỉ có các điểm triệt sản đàn ông là đông người. Hát hò rộn rã. Loa đài oang oang. Đoàn thanh niên rầm rập trên toàn quốc. Xe đi gom người chốc chốc lại đổ xuống những đám đàn ông con trai. Ngơ ngác, van xin, khóc lóc.

Kế hoạch triệt sản tất cả những đàn ông nào đã có vợ và có con. Hai con rồi là đủ. Ba bốn năm con là thừa. Con trai lớn lên thất học chỉ có đứng ngồi ở chợ người chờ bán sức lao động. Con gái lớn lên không lấy được chồng vì cha mẹ không kiếm đủ hồi môn. Gia đình nghèo đói làm cho cả đất nuớc nghèo đói. Sanjay Ganđhi, chàng lãnh tụ trẻ của đoàn Thanh niên Quốc đại quyết định thực hiện kế hoạch triệt sản trên toàn quốc. Cưỡng bức. Ấn Độ đã phải trả giá và mãi mãi sẽ phải trả giá cho một đời sống dân chủ, không ai chịu ai, không ai nghe ai, không ai phục ai. Phải cưỡng bức. Tỷ lệ sinh hàng năm là 2%. Đất nước một tỉ người, mỗi năm đẻ thêm ra xấp xỉ hai chục triệu người. Ấn Độ mỗi năm đẻ ra một nước Uc.

Không, chúng ta quyết không chịu tiếp tục vô minh, quyết không chịu tăm tối, quyết không chịu đói nghèo. Vị lãnh tụ hai mươi chín tuổi đã ra khẩu hiệu như vậy. Anh ta như cánh tay đắc lực cho bà mẹ là thủ tướng Indira Gandhi. Người con trai giúp mẹ trông coi công tác thanh niên.

Đến tận bảy giờ, vẫn có người cho là Sanjay Gandhi phát xít, rằng việc ấy là vết nhơ trong một nền dân chủ lâu đời. Người ủng hộ thì vẫn tiếc cho cái kế hoạch chết yểu, một trong những lý do dẫn đến sự sụp đổ sau đó của chính phủ của bà Indira Gandhi. Chính sách phát triển nhiều khi cũng cần đến sự cứng rắn độc tài. Kế hoạch ngày ấy mà thực hiện được thì nước Ấn Độ bâv giờ đã thật sự phát triển, cái việc triệt sản cưỡng bức ấy mà.

Mỗi đàn ông sau khi triệt sản, được tặng thuốc, tặng quà, đặc biệt là một chiếc đài để nghe tường thuật bóng cricket.

Hai đứa bạn hùng dũng đi ra cổng, đúng lúc bó mẹ thằng bé về. Anh bếp đá điện thoại đến công sở, và bố mẹ nó vội vàng lái xe đâm bổ về. Gặp luôn hai thằng bạn của con đi ra. Không được đi đâu cả, vào hết trong nhà. Người lớn quát. Anh bếp và chị giúp việc chạy ra cùng lùa hai thằng kia vào, khóa chặt cổng ngõ.

Hai thằng bé bị giữ lại ra sức xin xỏ cha mẹ của thằng bạn. Viện đủ mọi lý do. Chúng cháu phải đến trường để thi hùng biện. Phải đến trường để thi chạy tiếp sức. Phải đến trường để nhận quà của thủ tướng Indira Gandhi tặng cho trường.

Chúng tốn công vô ích. Một lát sau đến lượt cha mẹ chúng lục tục kéo đến. Chủ nhà đã kịp điện thoại báo tin. Con ai nhà ấy bắt về. Thằng chủ mưu vụ phiêu lưu tí nữa còn bị bố nó cho ăn tát.

Tiếc. Chỉ một tí nữa thì chúng đã biết người ta cắt chim ra làm sao.

Mời các bạn đón đọc truyện tiếp theo!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/50044


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận