Người Bên Này Trời Bên Ấy Truyện 9


Truyện 9
Người lái xe ở sứ quán

Pritam đến lái xe cho các nhà ngoại giao Việt Nam đúng vào năm ta bát đầu mở lãnh sự quán đầu tiên tại New Delhi. Trận thắng Điện Biên Phủ 1954 mới qua được vài ba năm. Hòa bình trên miền Bắc mới được vài ba năm. Chưa mở đại sứ quán tại Ấn Độ mà mới chỉ là tổng lãnh sự quán. Pritam năm ấy là một chàng trai Ấn mười chín tuổi. Lái xe. Ba mươi tư năm sau, lúc rỗi đến làm việc, ông vẫn lái xe cho cơ quan đại diện ngoại giao ta, từ lâu đã nâng cấp lên thành đại sứ quán. Một mình ông đã lái xe cho gần mười đời đại sứ, hai ông sứ trong số đó về sau đã thành ngoại trướng. Có đôi lần hai ông ngoại trưởng trở lại New Delhi công trác, hỏi thăm Pritam có bảy đứa con gái, đã cô nào lấy chồng chưa? Pritam vẫn chắp tay cung kính gọi hai ông là quý ngài đại sứ Your Excellency như ngày trước. Thưa quý ngài đại sứ, đã có một đứa lấy được chồng rồi ạ.

Pritam Singh theo đạo Sikh. Ỏng vấn một cái khăn xếp trên đầu, vẻ hùng dũng như mọi người đàn ông đạo Sikh. Những người An cao lớn, râu ria, đội khăn vào trông càng mạnh mẽ. Người Sikh tôn trọng sự phát triển tự nhiên của mọi vật, kể cả côn trọng sự phát triển của râu tóc, không can thiệp bằng cách cắr tỉa xén cạo. Có khi tôi thấy Priram gội đầu xong, sấy khỏ cóc, ra chỗ nhà để xe vãn lại mái tóc dài chấm mỏng, cuốn lên đầu, rồi vấn khăn lên. Lại chỉnh tề gọn gàng như thirờng.

Một buổi chiều, ông sứ tản bộ ra vườn cây phía sau trụ sở. Ông cầm cái vòi nước đi tưới cho các luống hoa các gốc cây to. Người làm vườn hoảng quá, chạy ra xin lại cái vòi nước. Ông sứ xua tay báo cứ để ông tưới. Ông vốn xuất thán cán bộ quân đội chuyển ngành, bộ đội chẳng bao giờ nề hà việc gì, vả lại hình như ỏng cũng muốn tỏ tác phong quần chúng, đi sâu đi sát người bình dân. Đấy là về sau mọi người phán đoán thế. Cũng có thể chỉ là ông ngồi làm việc lâu nhức mỏi xương cốt, ông muốn vận động chân tay một rí. Nhưng mà nạười làm vườn theo đạo Hindu, đẳng cấp thấp của anh ta mới phái làm việc ấy. Anh ta xin lại cái vòi nước công cụ lao động mà không được. Anh ta phải chắp tay vái ông sứ, việc của con, xin ông để con làm, xin ỏng. Thấy thế ông sứ cũng hơi ngơ ngác.

Lúc ấy Pritam mới phải chạy ra. Giải thích. Đạo Hindu phân chia con người thành bốn đẳng cấp, bên dưới bốn đẳng cấp còn có một tầng lứp cùng đinh hoặc hạ lưu. Anh chàng làm vườn thuộc đắng cấp thứ tư, Sudra, chỉ chuyên làm đầy rớ. Ồng sứ không thể làm công việc của đầy cớ, nếu có người Ân nào nhìn thấy ông làm vậy, họ sẽ sỉ mắng anh ta, sẽ nghĩ là anh ta làm việc không tốt và ông chủ đang cho anh ta một bài học. Thậm chí người ta còn nghi ngờ ông chủ có khi cũng xuất thân từ dẳng cấp thấp. Ai có việc của người ấy, điều này thì Pritam không nói: ỏng sứ đang tranh mất việc của người khác. Người Việt gọi là cướp cơm chim.

Đạo Sikh của Pritam nhìn chung không phân biệt đẳng cấp như đạo Hindu. Hiến pháp Ấn Độ cũng chống lại việc phân biệt đẳng cấp của đạo Hindu. Nhưng phép vua thua lệ làng, ý thức đẳng cấp vẫn ăn sâu trong trí não tim óc người Hindu, nhất là tầng lớp bình dân, nhất là ở vùng sâu vùng xa.

Có lần một gia đình Việt kiều đến sứ quán nhờ can thiệp giúp với chủ nhà. Họ là con cái của một cặp chồng Ấn vợ Việt. Ông nhà buôn Ấn sang định cư ở Việt Nam lấy bà nhà buôn Việt ở khu phố cổ. Cả hai đều mất đã lâu ở Việt Nam. Đầu những năm 1980, đời sống khó khăn quá, người vượt biển di tản đàn đàn lũ lũ. Mấy anh chị em nhà này chợt nhớ ra mình có dòng máu Ấn, mình cũng có một phần ngoại quốc. Làm đơn. Xin được hồi hương về Ấn Độ. Hồi hương. Thực ra là lần đầu tiên đến Ấn Độ. Họ vốn sinh ra và lớn lên trong phố cổ, võ vẽ chút tiếng Anh, tiếng cha đẻ Hindi thì hoàn toàn không biết. Cứ nghĩ ra khỏi đất Việt cho thoát cảnh nghèo, ra khỏi đất Việt thì đến đâu cũng là đổi đời. Nào ngờ xứ Ấn trên một tỷ người có hơn ba trăm triệu người sống dưới mức nghèo đói. Hơn ba mươi phần trăm. Tiểu lục địa Ấn Độ rộng lớn bao dung, nhưng cũng đầy phép tắc tôn giáo và đầy định kiến đẳng cấp. Đang ở Việt Nam muốn gì làm nấy, muốn gì ăn nấy, muốn bày bừa thì bày bừa, sang đến đây như sang một thế giới khác hẳn. Người Hinđu không ăn thịt bò, bò là thần. Người Hồi giáo kỵ thịt lợn, lợn là bẩn. Bà chủ nhà là người sùng đạo, bà ăn chay nghiêm ngặt. Tôn giáo Hindu của bà chu nhận tinh thần không sát sinh của đạo Phật. Sát sinh được thì sẽ có lúc sát nhân được, họ suy luận đơn giản như thế. Vậy mà đám dân gốc Ấn từ phố cổ Hà Nội sang thì mua thịt lợn thịt bò về nấu nướng tưng bừng dậy mùi lên. Bà chủ nhà hoảng quá. Kinh quá. Được một tháng bà bảo: Thôi, các vị đi đi, tôi không cho các vị thuê nhà nữa, tôi sợ các vị lắm, con gì các vị cũng ăn được.

Con gì các vị cũng xơi được. Các vị phải đi. Thành phố rộng mênh móng gần hai chục triệu dân, nhà cửa không thiếu, nhưng không phải là tìm được ngay nhà khác để thuê cho hợp túi tiền. Khóc lóc sụt sùi. Pritam phải đến can thiệp giúp. Ông nói với chủ nhà thế nào đó, hứa sẽ không nấu nướng tưng bừng thế nào đó, hứa sẽ không gặp con gì cũng ăn thế nào đó. Bà chủ nhà nể cái chỉnh tề đàng hoàng của Pritam và lời hứa tôn giáo của Pritam mà đồng ý cho đám thuê nhà được ở lại.

Xong chuyện với mấy người Việt kiều thì lại gặp chuyện với anh lái xe người Việt ở sứ quán. Anh là người của đoàn xe trong nước gíri sang. Ngang ngang. Bương bướng. Bấr ngờ mà bực mình, với bất cứ ai, anh có ngay trò phản ứng đối phó. Anh ghét ông phó sứ cứ hay tỏ vẻ lên giọng dạy dõ bảo ban, cứ coi cả sứ quán như một lớp vỡ lòng. Một lần ông phó đi dự chicu đãi của đại sứ quán Nhật, anh ta đưa ông đến khách sạn năm sao Ashoka. Tiệc tàn, các vị chánh sứ phó sứ đứng ở lối ra chớ nhàn viên khách sạn nói vào micrô, gọi xe của từng sứ quán đến đón người. Đến xe của sứ quán Việt Nam, gọi mãi chẳng thấy xe nào tiến đến. Chờ cho đến khi tan hẳn, mọi người về hết rồi, vẫn không thấy. Ồng phó sứ phải lảng ra đường, xa xa đi cho các nhà ngoại giao khác không bắt gặp, rồi tiện chân đi bộ về, đường không quá xa. Hôm ấy anh xe lên cơn tức, anh bỏ ông phó sứ lại, anh đánh xe về trước, bụng nghĩ cho lão này đi bộ.

Sứ quán có mười hai nhà ngoại giao và năm nhân viên gồm kế toán, điện đài, cơ yếu, trà nước cấp dưỡng, lái xe. Chí có các nhà ngoại giao được tiêu chuẩn mua hàng miễn thuế như máy điều hòa nhiệt độ, rủ lạnh, tivi, nhu yếu phẩm. Đấy thuộc đặc quyền ưu đãi miễn trừ vì

Ấn Độ đánh thuế hàng nhập khẩu rất nặng. Nhưng tiêu chuẩn mua về không phải của ai nấy hưởng mà toàn bộ gộp lại chia đều theo đầu người, như vậy mỗi nhân viên cũng được hưởng một suất, không thua kém cán bộ ngoại giao. Mười hai suất chia đều cho mừời bảy người. Anh xe người Việt cho rằng như vậy vẫn chưa đủ. Ràng cán bộ ngoại giao chỉ ngồi máy lạnh suốt ngày mà tỏ vẻ tỏ vẻ hơn người khiến anh ngứa mắt. Hàng ngày anh phải chở cái đám ngứa mắt ấy tù nhà ớ đến trụ sở để làm việc, sáng phái đưa đi chiều phải đưa về. Anh dấy lên phong rrào đấu rranh, nếu không có nhân viên chúng mình thì đám ngứa mắt ấy không thể làm việc được. Kích động. Gây chuyện. Cánh nhân viên chần chừ không hướng ứng. Anh có cách của anh. Anh phoi cái xe mười lăm chỗ ngồi ra ngoài nắng chứ khóng đỗ trong bóng râm. Mùa hè nhiệt độ ngoài trời bốn lăm bốn bảy độ. Xe lại thuộc loại đời cũ, không có máy điều hòa. Sau một ngày làm việc, cán bộ trèo lên xe, vừa ngồi xuống đã bật dậy ngay. Bỏng phao càu. Giẫy đành đạch. Ghế ngồi đã hiến rhành cái chảo gang. Đùa nhau là được xơi món chim quay, từ đấy, lên xe thì phải kê cái cặp lên ghế rồi ngồi lên cặp, hoặc kê quyển sách dầy. Hàng ngày. Chiều chiều.

Pritam nhận ra vấn đề. Không phải là óng đối đầu với anh xe người Việt. Chỉ đơn giản là ông nhận ra nếu cái xe cú phơi dưới nắng suốt ngày như vậy thì không ai vào ngồi trong ấy được. ông chủ động đánh xe vào trong bóng một cái cây to. Được vài hôm, anh xe Việt ra quát Pritam không được động vào xe của anh ta.

Rồi trong một cuộc họp cơ quan, anh xe bảo Pritam đã năm mươi lăm tuổi. Theo quy định ở Việt Nam, năm mươi lăm tuổi phải nghỉ lái xe, mắt không tinh tai không thính phản ứng không nhanh nhậy, nhỡ gây tai nạn thì cơ quan cố mà chịu.

Đến lúc ấy mọi người mới nhớ ra quy định của ngành lái xe. Nhớ ra thì mới gật gù. u nhí, Pritam toàn lái cho đại sứ đi làm việc, khi cần thì đưa các mađam đi chợ mua sắm, khi cần thì đưa cán bộ đi gặp các bộ các ngành. Không ai nghĩ là ông ấy đã già, chỉ cần một lần phản ứng không chính xác. Một lần thôi.

Quyết định cho Pritam nghỉ, đi tìm thuê người lái xe khác. Được tin, vợ con ông kéo đến gặp ông sứ. Khóc quá. Một bà vợ với sáu đứa con gái. Toàn bộ là bảy cô, nhưng đã cưới chồng được cho cô cả. Cưới cho cô cả xong thì sạt nghiệp. Hồi môn nhà chồng thách cưới là phải đủ đồ đạc trong nhà: một xe máy Vespa Bajaj, một tivi, một tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, các loại thiết bị dụng cụ gia đình, vân vân. Tài sản gom góp mấy chục năm, cưới chồng cho cô cả rồi thì hết sạch. Còn sáu đứa con gái nữa ai rước đi cho. Nguồn sống cả nhà trông vào đồng lương còm của Pritam, bây giờ ông nghỉ thì sống bằng gì.

Chắng nỡ để Pritam nghỉ. Mặc dù vẫn có vài nhân viên eo sèo nhắc nhở chuyện vi phạm quy định của nhà nước về tuổi hưu của lái xe. Đôi lúc có ai rrong sứ quán mời chén rượu, Pritam cũng uống. Uống rồi ra ngồi một mình ngoài vườn hoặc trước nhà để xe. Gưưng mặt đỏ hồng lên. Dạo Sikh của ong không quá nghiêm ngặt với rượu. ông không có con trai. Càng cố thì càng đẻ ra con gái, cứ thế mà sòn sòn ra bảy đứa con gái. Đứa con út lại còn bị bệnh đao. Đời ông, chắc không ước gì hơn là có một tấm con trai.

Kéo thêm được gần hai nãm nữa, rốt cục Pritam phải nghỉ. Năm mươi bảy tuổi, ba mươi tám năm làm việc cho đại sứ quán. Từ anh chàng mười chín tuổi chưa vợ con, qua một thời trai đẻ ra mộr đống bầy đứa con gái, rồi thành một ông già phải về vườn. Ông được nhận ba mươi tám cháng lương ứng với sô' năm làm việc, tháng lương thời ấy cũng chẳng nhiều nhặn gì. Chẳng biết có đủ tiền để cưới chồng cho mấy cô con gái hay không.

Nhiều năm sau, ở Mỹ tỏi thấy bà mẹ hơn bảy mươi tuổi của chị Jane vẫn lái xe băng băng. Jane là nghiên cứu sinh để lấy bằng tiến sĩ quan hệ quốc tế, chị đăng ký vào lớp tôi giảng về văn hóa phương Đông để lấy thêm tín chỉ credit, coi là lấy thêm cho đủ điểm để có thể làm luận văn tốt nghiệp. Chị bị trượt chân ngã gẫy tay. Bà mẹ chị bảy mươi lăm tuổi phải lái xe vài ba trăm cây số từ Virginia lên trường đại học ở bang Maryland chăm nom con gái. Bà cám cảnh con gái sống độc thân. Bà lái xe hơi cũng như ở ta đi cái xe đạp xe máy mà thôi. Biết tuổi của bà già lái xe băng băng kia, tôi bỗng nhớ đến Pritam. Ông làm nghề lái xe, ông chuyên nghiệp lái xe, mà phải về hưu ở tuổi năm mươi bảy. Bà già này chắc lái xe từ tuổi đôi mươi, giờ hơn bảy chục mà chẳng có quy định nào cấm bà tiếp cục lái.

Gần hai chục năm sau tôi mới trớ lại New Delhi. Vẫn nhớ đường đến nhà Pritam. ông bây giờ đã bảy mươi lăm, đi lại chậm chạp, nói năng chậm chạp. Tôi biếu ông chai rượu Nếp Mới. Một mảnh Việt Nam bất chợt trở lại với anh chàng lái xe cho sứ quán Việt Nam ngày trước. Tôi biếu ông một tờ xanh, nói là để ông uống rượu. Một mảnh Mỹ kim mà ngày trước ông lĩnh lương mỗi tháng đôi ba tờ. Vợ con ông mang bánh trái ra mời. Thứ bánh gulab jamun bầng sữa cô lại, nén lại xôm xốp như quả bóng bàn màu trắng, rưới nước xốt đường theo kiểu bánh trôi nước, mà dịch giả cuốn Cuộc đời của Pi đã đoán là một quả bóng nào đó kiểu An Độ. Tôi ăn được hai quả bóng ấy cho mọi người vui lòng. Ngọt khủng khiếp là bánh kẹo xứ Ân.

Tôi định kể cho Pritam biết là anh xe Việt Nam ngày trước đã mất rồi. Mất vì bị ung thư đã gần mười năm rồi. Nhưng tòi dừng lại, không kể, ông có hỏi đâu, gợi lại làm gì. Rồi tôi hói ông đã cưới chồng được thêm cho cô nào nữa. Thêm được hai đứa. Ông bảo. Chồng chúng nó ít học, lao động chân tay, cho nên giá thách cưới may mà cũng không cao. Bây giờ chỉ còn tồn kho bốn đứa này đây. Ông nói và khoát tay chỉ mấy cô đang ra ra vào vào giữa căn bếp và phòng khách.

Mời các bạn đón đọc truyện tiếp theo!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/50037


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận