Nhất Phẩm Giang Sơn Chương 32 (Q1)

Nhất Phẩm Giang Sơn
Tác Giả: Tam Giới Đại Sư
Quyển 1: Thanh Bình Nhạc
Chương 032: Thù du

Nhóm dịch: Đọc Truyện Đêm Khuya
Nguồn: MeTruyen



Tửu lầu thông thường xét đến cùng vẫn là đồ ăn, vì để Truyền Phú một lần nổi tiếng, Trần Khác mất rất nhiều tâm tư. Ngoại trừ bảo đảm nguyên liệu tươi sống, phẩm chất hơn hẳn ra, còn tỉ mỉ bố trí thực đơn.. Ngoại trừ xào gan tim, xào rau xanh những loại mà thường ngày hay xào ra, càng cần có một số thức ăn kinh điển để tô điểm bề ngoài.

Ở Tứ Xuyên, tất nhiên phải lấy món cay Tứ Xuyên làm chính. Tuy không tìm được ớt cay, nhưng cái này không phải vấn đề. Loại ớt này, rõ ràng chỉ mới truyền vào Trung Quốc. Chẳng lẽ trước đó, người Tứ Xuyên thì không ăn cay sao?


Hiển nhiên không phải, hoàn cảnh địa lý Tứ Xuyên hàng năm ẩm ướt, khiến người Thục đối với vị cay có ham muốn tự phát từ bản năng. Trước đây rất lâu quả ớt không có trong món ăn Tứ Xuyên, người Thục dựa vào ba mùi, ba đồ gia vị cay chủ yếu này chính là tiêu, gừng và thù du. Trong đó thù du, lại là chủ tướng của vị cay.

Hai tháng nay, vì hiểu khẩu vị của người Thục, Trần Khác lợi dụng thời gian tự do quý giá, đến thử tửu lâu, hiệu cơm của huyện Thanh Thần làm nghiên cứu cần thiết, tuyệt không phải tham ăn. Hắn luôn nói với Lục Lang như vậy, phát hiện trong chả cá, canh thịt, mì của người Thục thích ăn, dùng dầu đỏ màu đỏ óng, khẩu vị cay cay, với dầu đỏ của cây ớt đời sau chế ra, cũng không khác nhau.


Hắn phát hiện rất nhiều cửa phòng bếp, quả thật đang treo từng xâu hạt màu đỏ, hỏi biết đó là thù du, tuy không phải ớt, nhưng tác dụng tạo ra vị cay giống nhau.

Sau đó hắn luôn nghiên cứu thù du, phát hiện vật phẩm này có thể dùng cho cách thủy. Nhưng dùng với rau xào, ưngoài vị cay ra còn có vị đắng, cũng không phải hàng cao cấp gì. Nhưng mà người Thục đảo lấy nước, qua một phen bào chế, làm thành dầu cay đỏ óng, và bỏ được vị đắng đi, có được vị cay nồng đậm thuần khiết còn hơn cả dầu ớt.

Phát hiện này làm Trần Khác thở phào nhẹ nhõm, bằng không hắn thật không dám bảo Truyền Phú mới học hai tháng thì khai trương... Món cay Tứ Xuyên muốn xuất ra cao thủ quả rất khó, nhưng có cách nhanh chóng, ảo diệu chính là dùng thành phần gia vị để che giấu.

Quả nhiên, từ sau khi Trần Khác dùng bí pháp nấu chế ra dầu đỏ, thức ăn của Truyền Phú nấu ra rất được được chào đón, kỳ thực chẳng qua chỉ là thêm một hủ dầu đỏ mà thôi.

Hơn nữa người hậu thế cũng hiểu lầm món cay Tứ Xuyên. Thực ra linh hồn của món cay Tứ Xuyên không phảy là quả ớt, càng không phải dàu đỏ, mà là cách dùng của đậu cà vỏ và gừng độc đáo của huyện Bì. Nói như vậy, có thể có rất ít người không hiểu, nhưng chỉ cần nghĩ đến cách làm kinh điển nhất của bốn món ăn giữ nhà của món cay Tứ Xuyên – đậu hủ ma bà, cung bảo kê đinh (món này gồm có thịt gà thái hạt lựu, rán sơ qua rồi đem đảo qua với ớt, lạc, thêm các gia vị phụ vào), ngư hương nhục ti (đó là món gồm có (tạm gọi là) nước sốt được chế từ đường, dấm, xì dầu, hành, bột ngọt, nước luộc thịt, và thịt lợn thái chỉ, xào chung với măng, mộc nhĩ, ớt tươi. Sau đó cho phần sốt đã chế ở trên bỏ vào thịt và đảo đều), hồi oa nhục (Món ăn bao gồm thịt lợn ba chỉ, cải thảo, ớt xanh, đậu tương cà vỏ, tương ngọt, xì dầu, rượu, hành, tỏi.
Thịt heo mang đi luộc, chín độ khoảng 80% (tức là thịt còn đỏ hồng) thì vớt ra thái thành những miếng dày cỡ 2mm. Cải, ớt cũng thái sợi, sau đó cho vào chảo xào nhanh tay trên lửa lớn và không lâu, vì nếu không rau cải sẽ ra nước khiến hương vị món ăn mất đi.
Vì thịt heo được làm chín hai lần nên mới có tên là hồi oa nhục, là chữ ‘hồi’ trong trở lại, lần nữa), đều là không bỏ ớt, thì có thể hiểu được một ít.

Sử dụng vị cay làm món cay Tứ Xuyên tươi sáng sinh động, nhưng cũng che đậy mùi vị thuần khiết. Bây giờ Trần Khác bức bách với điều kiện có hạn, không thể không giảm sử dụng ít cay. Nhưng chó ngáp phải ruồi, vẫn trở lại tướng mạo sẵn có của món cay Tứ Xuyên.



Khổ tâm của Trần Khác không có uổng phí. Người Thục và món cay Tứ Xuyên tuy sớm có mấy trăm năm, nhưng không chút ảnh hưởng vừa gặp đã yêu.

Vừng cay nóng, đậu hũ ma bà non thơm mềm tươi sống, giống như con gái Tứ Xuyên nóng bỏng, làm người ta nhiệt huyết sôi trào, dù chết không oán…

Tươi mới đó lại có cung bảo kê đinh thơm mùi quả vải, giống như ngọc bích của tiểu gia, dạy người ta cả người thoải mái, yêu không mở lời...

Ngư hương nhục ti mặn ngọt chua cay tươi ngon trong miệng, giống như giỏi hiểu ý người, hoa nương ở Câu Lan (ca kỹ ở nơi hát múa diễn kịch của đời Tống, Nguyên ở Trung Quốc) bách biến nhiều vẻ, cho bạn tất cả mọi thứ bạn muốn, làm bạn muốn ngừng mà không được...

Hồi oa nhục màu đỏ tươi sáng, béo mà không ngán, giống như cô gái thành thục thướt tha, thoạt nhìn như gọi hồn, ăn vào như mất hồn...

- Quả thật rất ngon.
Các thực khách vừa khoái chí ăn vừa không kìm được tự chủ hô:
- Trời ạ, trên đời này sao có thức ăn ngon thế này!

- Ô, ô, sau này ăn không được làm thế nào?
Lại có người vừa ăn vừa rơi lệ nói:
- Ta sẽ tương tư thành bệnh.

- Đến nỗi thế sao...
Ông chủ Lỗ bĩu môi, rất không phục nói:
- Không phải là mấy món rau, các ngươi nói có phải...

Nhưng kẻ nhàn rỗi của lão còn đâu tâm trí để tiếp chuyện, tranh thủ thời gian ăn, nói thêm một câu, thì ăn ít một miếng. Tất cả đều vùi đầu gắp liến thoắng, còn khó tránh khỏi xảy ra tranh giành kịch liệt.

- Cái này là của ta!

- Của ta!

- Ngươi bỏ ra, bằng không ta đánh cho một trận!

- Ai sợ ai! Hãy chờ ta ăn xong miếng thịt này...

Nhìn bộ dạng không ra gì của thuộc hạ, ông chủ Lỗ nặng nề thở dài. Thấy có người giơ đũa tới trước mặt mình, ông giơ tay ngăn lại tức giận nói:
- Đừng giành, đừng giành, cái đĩa này là của ta.

Buổi chiều hôm đó, những đám thực khách đó bị thức ăn ngon hoàn toàn chinh phục, lại kêu gọi dẫn bạn bè chen chúc tới. Cũng may Trần Khác sớm có dự tính, phái người giữ ngoài cửa, phát phiếu số cho thực khách đến sau, đi một bàn mới cho vào một bàn.

Không tới một khắc, một trăm số phiếu hôm đó được phát sạch, thị dân đến sau mặc kệ ở cửa tiệm đánh trống reo hò. Rất nhiều người ồn ào, nguyện mất tiền ăn cơm, những người nhận được phiếu số kia ý không vui, hét lên:
- Chẳng lẽ chúng tôi không có tiền thì không được? Bữa cơm này còn phải bỏ tiền ra ăn?

Có người bằng lòng bỏ tiền mua số phiếu trước mặt, đa số đều bị chịu khổ từ chối, nhưng cũng có người ra giá cao giành được... Nhìn thấy có người muốn dùng mấy trăm tiền mua một phiếu số, hôm sau một số kẻ nhàn rỗi mỗi ngày xếp hàng ở trước cửa Lai Phúc, nhận lấy phiếu số và bán lại. Hành động vô ý của Trần Khác, lại nảy sinh bọn đầu cơ sớm nhất. Nhưng thấy ở đâu có cầu, thì ở đó có cung, đương nhiên đây là nói sau này.


Nhưng phần lớn người vẫn không có được phiếu số, tiểu nhị khuyên bọn họ ngày mai hãy đến, bọn họ lại lo lắng ngày mai vẫn như vậy. Có người liền đề xuất, bây giờ nhận lấy phiếu số của ngày mai.

Bọn tiểu nhị không dám làm chủ, vội đi vào xin ý, không lâu đi ra, nói với mọi người:
- Ngày mai là giảm nửa giá.

- Chớ có huyên náo, cầm phiếu đi!
Mọi người thấy những thực khách đó ra khỏi tửu điếm, bộ dạng của mỗi một người đều khoái trá, cùng tán thưởng, trong lòng như bắt được vàng, hận không thể nhanh chóng vào khai nhãn, không ít người hỏi:
- Tiểu nhị ca, ta trả nguyên giá, có thể nhận trước không?

- Tiểu điếm thành kính làm ăn.
Tiểu nhị lắc đầu nói:
- Một lời hứa đáng ngàn vàng.

Mọi người đành thành thật xếp hàng lãnh phiếu số, trong đó không ít là vừa từ trong đi ra, có người bất mãn kháng nghị, dẫn tới nhìn bọn họ xem thường:
- Nhà ngươi ăn bữa trước hay bữa sau đấy?


Không tới nửa canh giờ, tiểu nhị không thể không ngừng phát phiếu:
- Thật xin lỗi chư vị, số phiếu của chúng tôi dùng hết rồi.
Trong lòng thán phục ngạc nhiên nói:
- Ước chừng môt ngàn phiếu, nhưng toàn bộ được phát hết rồi!
Gã đã làm nghề chạy bàn bảy tám năm rồi, nhưng chưa gặp qua cảnh tượng thế này.

Cho dù là tốc độ xào rau rất nhanh, cho dù chỉ làm hơn một trăm bàn, cũng làm Trần Khác và Truyền Phú bận tới nửa đêm. Lúc này tất cả cửa hiệu trong huyện đều đóng cửa hai canh giờ rồi.

Đưa mắt nhìn theo làn sóng thực khách cuối cùng rời đi lòng đầy mãn nguyện, Trần Hi Lượng và Trần Thầm đến giúp đã mỏi rời thắt lưng. Nghĩ tới trời nhá nhem tối mới đến, đều mệt thành thế này, hai người vội vàng đi ra sau bếp tìm Tam Lang.

Nhưng thấy cửa rèm kéo lên, Truyền Phú ôm hắn chạy ra, nhẹ nhàng giao cho Trần Hi Lượng nói:
- Sư phụ mệt đến mức ngủ rồi...

Trần Hi Lượng đón lấy Lam Lang, lúc ngủ say trên mặt thanh tú của hắn không có sự giảo hoạt thành thục. Lông mi hơi chớp động, cái mũi phì phò, mới làm người ta nghĩ tới, hắn vẫn là đứa trẻ mười tuổi.

Trần Hi Lương cõng Tam Lang trên lưng, nói với Truyền Phú:
- Ngày mai có thể làm nổi không?

- Có thể.
Truyền Phú biết, đây là đứa con thân yêu của sư công. Y gật đầu mạnh nói:
- Ngày đầu tiên không có kinh nghiệm, tay chân luống cuống, làm quá chậm. Người đến cũng quá nhiều, ngày mai thì tốt rồi.

- Ừ.
Trần Hi Lượng gật đầu nói:
- Ngày mai ta đến giúp ngươi.



Trong một đêm, danh tiếng của khách điếm Lai Phúc đã hơn hẳn hai nhà khác, trở thành duy nhất trong mắt dân chúng Thanh Thần. Ngay cả tri huyện đại nhân cũng nếm thử tay nghề của Truyền Phú, sau đó trở thành thực khách trung thành. Ông ta vốn muốn để Lai Phúc mỗi ngày đưa cơm, nhưng nghe nói rau xào nhất định phải ăn lúc còn nóng, sau khi nguội sẽ làm giảm màu sắc rất nhiều. Sau mỗi ngày ông ta tan tầm liền thay y phục chạy thẳng tới Lai Phúc dùng cơm, cũng không ngại chỗ này đơn sơ.

Đương nhiên, cái này cũng có liên quan đến việc quan dân thân của đời Tống, yêu thích dữ dân đồng nhạc. Cái này hoàn toàn không giống với huyện đại gia của hậu thế.

Rất nhanh, danh tiếng của Lai Phúc truyền tới các châu huyện lân cận, ngoài huyện dân chúng ào ạt hâm mộ danh tiếng mà tới. Phiếu số trực tiếp lãnh tới ba tháng sau, phiếu số có thể dùng trong ba ngày, càng bị đầu cơ tới trên một quan.

Một quan tiền cho dù ở Thành Đô cũng có thể bày một bàn yến hội ở tửu điếm xa hoa, còn trong quán nhỏ huyện thành này, lại chỉ là một cái giá nhập môn. Chuyện lạ hoang đường, nhưng tất cả thực sự xảy ra rồi.

Lai Phúc vừa hùng khởi, làm ăn của tửu điếm Lỗ gia xuống dốc không phanh. Ban đầu bán thức ăn không tệ, bây giờ mọi người cảm thấy mùi vị nhạt nhẽo, thà chịu tới Lai Phúc xếp hàng, cũng không ở đây ăn thức ăn của lão làm.


Mấy ngày đấu tranh tâm lý, ông chủ Lỗ Nhạc Ngư, cuối cùng vẫn là hạ quyết tâm mang theo một số hậu lễ như đầu heo, lá trà, tơ lụa, nhân sâm đi tới nhà Lai Phúc đền tội. Bản thân lão cũng có mấy phần khôn khéo của con buôn, biết mình đắc tội Truyền Phú thì rất không tốt, bèn lợi dụng thăm mẹ Truyền Phú để lấy lý do đến nhà... Lão biết Truyền Phú là hiếu tử, chỉ cần tranh thủ được mẹ của Truyền Phú, tất có thể có cơ hội chuyển biến.

Vốn quan hệ của lão và cha Truyền Phú là tốt, hai nhà còn có giao tình. Cho nên sau khi vào cửa, mở miệng cứ lão tỷ tỷ, thì dụ dỗ được mẹ của Truyền Phú. Đợi Truyền Phú trở về, mẹ quả nhiên khuyên y giúp ông chủ Lỗ.

Nhìn khuôn mặt nịnh hót của ông chủ Lỗ, Truyền Phú cười nói:
- Lúc trước ta cầu xin ông, tại sao ông không dạy ta?

- Ta...
Ông chủ Lỗ xấu hổ nói:
- Ta mưu đồ mặt tiền cửa hàng của nhà ngươi, cho nên mới bị ma quỷ ám ảnh.
Nói xong ôm quyền thở dài nói:
- Truyền Phú xin ngươi thương xót, ta trên có mẹ già tám mươi, dưới có con trẻ tám tuổi.


- Ta cũng có mẹ già, cũng có con trẻ, tại sao ông không thể thương hại ta?
Truyền Phú lắc đầu nói:
- Ông về đi, ta sẽ không dạy ông đâu.

Nguồn: tunghoanh.com/nhat-pham-giang-son/quyen-1-chuong-32-SuKaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận