Nhật Ký Nàng Mưa Chương 4

Chương 4
Thêm một bước chân trong cuộc đời em.

Mùa đông năm 2014, cũng một mùa đông, nhưng lạnh lẽo hơn mùa đông năm ấy.

Người đàn ông bước xuống xe, đi vội đến phía tôi, trên môi nở một nụ cười nhàn nhạt. Tôi biết với anh, ấy đã là khó khăn lắm mới có thể.

Không hiểu tại sao, giữa dòng người qua lại đông đúc trên đường đi. Anh có thể nhìn thấy tôi rõ rệt đến mức ấy, thời gian này anh bận rộn công việc nên hai người không hay gặp nhau cho lắm. Có chăng là một vài lần tôi ghé thăm thàng bé Minh, bắt gặt anh, nhưng  chỉ là chút khoảng khắc chạm mặt. Giữa chúng tôi như có một bức tường vô hình ngăn cách cả lời nói và hành động.

Nhưng ngày hôm nay đây, giữa dòng đời xuôi ngược nườm nượp người đi qua bên cạnh anh, ở lại bên kí ức của anh, em vẫn muốn hỏi một điều tưởng chừng là ngu ngơ đến muôn thởu?

Tại sao là em? Sao lại là em?

Có một chiều tà cuối mùa đông năm nay, trên con đường tấp nập người qua lại, vội vàng rồi cũng chậm rãi. Như anh cố gắng chạy đến bên người con gái anh yêu thương, cuối cùng cũng chỉ biết bối rối, lặng lẽ, lặng lẽ ôm thật chặt cô ấy. Ẩn hiện qua những lớp người lướt qua, đợi cho đến khi ánh hoàng hôn cuối cùng vừa chấm tắt. cuối cùng anh cũng tự tìm được chút ấm áp mộng mơ.

Tôi cùng anh dùng cơm tại một nhà hàng nổi tiếng trong thành phố, riêng lần này không có  Minh và bác gái đi cùng. Chỉ hai người thôi, trong một gian phòng trên tầng ba đã được bao trọn. trên bàn ăn, cánh hoa hồng tươi mát tỏa sáng dưới ánh nến lung linh sắc màu. Bên cạnh còn có tiếng nhạc du dương từ ba người phục vụ lịch thiệp đứng trên sân khấu.

-Vẫn là anh của ngày xưa!- tôi cười, nhấp ly rượu vang, không còn cảm thấy không gian cầu kì bên cạnh mình. Hiện tại chỉ có thể bình thản nhìn người đàn ông đối diện, gần hai năm qua đi, Vũ Lập bây giờ đã là một thương nhân độc thân có giá trên thương trường và đời tư. Hình ảnh của anh đăng đầy trên tạp chí hàng tuần, ấy lại là thú vui cuối tuần nhàm chán của tôi nữa.

Nói một cách khác, tôi vẫn còn quan tâm anh theo một cái cách nào đó.

Anh mỉm cười nhã nhặn, rót thêm rượu vào ly, ánh mắt nhìn tôi phủ thêm một lớp sương mờ, không cảm xúc. Tôi tự hỏi về một Vũ Lập còn ôm tôi vừa nãy.

Lại cười. Như thế vẫn tốt hơn, hãy cứ làm một người như trước mặt em đây, mạnh mẽ đi qua những nỗi đau, nhìn người đối diện như chưa từng bị tổn thương. Dù sao, con đường của anh đang rất rộng mở.

Lại nhớ đến chuyện năm xưa. Chuyện của năm 2012.

Cuối năm thứ tư, tôi tiếp tục đi làm thêm, số tiền còn lại không đủ để tôi có thể xin một việc làm ổn định, hơn nữa, thằng bé Minh ở quê cũng cần một số tiền đóng học phí. Mấu chốt của vấn đề việc làm hiện tại trong xã hội bây giờ là đầu vào, kẻ không có tiền, dù có năng lực, vẫn là bị xếp ra lề so với những kẻ chui tay trong. Có tiền là có giai cấp, có thể tôi nghĩ sai, nhưng trong xã hội ngày nay, kẻ không tiền không thể sống, kẻ khôn ngoan kiếm ra tiền. thời gian cho đến lúc ra trường còn một năm rưỡi nữa, nếu thời gian này không dành dụm sớm muộn gì cũng thành kẻ thất nghiệp.

Nhiều lúc ngồi ngẫm nghĩ cũng thấy cuộc sống của mình thật thiếu thốn, giá mà cuộc sống không thay đổi, giá mà còn có cha mẹ ở bên, ít ra tôi không cảm thấy mình cô độc. hiện tại là bây giờ, tôi thấy bản thân không còn chỗ dựa những lúc mệt mỏi tột độ, chỉ duy nhất còn đứa em trai tên Minh là động lực sống của mình. Tôi xin việc được ở một quán ăn gần trường vào buổi sáng từ 6 giờ đến 11h45, lương  một tháng được triệu rưỡi, bao ăn trưa. Công việc này không ổn định, số tiền hàng tháng dành dụm được trừ đi chi tiêu sinh hoạt không thể đủ để năm sau xin việc, vì thế mà tôi không ngừng tìm kiếm thêm một công việc nào đó vào buổi tối, việc học tập trên trường tôi vẫn có thể cố gắng tập trung được. tôi cố gắng chi tiêu tiết kiệm hết mức, không thể cứ thế sống buông thả như bạn bè mà không nghĩ đến tương lai, cũng may từ trước tới giờ sống ở kí túc xá của trường nên có thể giảm được một khoản thuê nhà khá lớn.

Đất nội thành rất đắt, thuê một căn phòng nhỏ bây giờ ít nhất cũng từ triệu rưỡi trở lên, chưa kể giá điện nước gấp ba, bốn lần so với nông thôn.trong khi giá kí túc của Bách Khoa chỉ 120k một tháng, giá điện nước sinh viên cũng rẻ bất ngờ.

Nhớ về một ngày nào đó hai năm về trước, khi ấy, hạnh phúc lớn nhất tôi có thể tìm thấy là gặp lại những người thân đã thất lạc từ lâu. Con người mà, tôi cũng chỉ là một người bình thường biết vui vẻ với chuyện trước mắt, ai có thể đoán được rằng việc gặp được người đàn ông đó đã thay đổi cuộc đời mình nhiều đến tận về sau.

-Anh là Lập thật ư?- tôi giật lấy gấu áo anh, ánh mắt nhìn người trước mặt nửa vui mừng, nửa lo âu, như không tin vào mắt mình. Người đàn ông mặc đồng phục cảnh sát cúi xuống nhìn tôi cau mày.

-May? Là cô?- câu nói ấy vừa cất lên, nước mắt tôi trào ra không thể kiềm nén, tìm được rồi, tôi tìm được rồi. Tìm được họ rồi.

Khi Legolas cùng Phạm Duy không biết từ đâu chạy đến đồn cảnh sát, đã nhìn thấy tôi gào khóc thảm thiết,tay ôm chặt một người đàn ông lạ hoắc. Miệng lẩm bẩm trách móc, động tác như một đứa trẻ. Cuối cùng thì tôi cũng chịu bình tĩnh lại, ngạc nhiên nhìn hai người họ, bối rối gãi đầu.

-Chuyện gì thế này? có đau không?- Phạm Duy lao lên trước nắm lấy cánh tay đang bị thương của tôi đã được băng bó cẩn thận trước khi đến đồn cảnh sát.

-Không có gì, vết thương không sâu lắm, sao hai người lại đến đây?- Legolas đứng phía sau nhìn chằm chằm vào người đàn ông trước mặt, ánh mắt dò xét một lượt, cũng không đoái hoài đến tôi. Khuôn mặt biểu lộ rõ ý không hài lòng.

-Chuyện là thế nào, sao lại thành ra thế này?

-Vừa nãy ở quán ăn xảy ra đụng độ, tôi cản họ nên không tránh khỏi….á. Phạm Duy….!- tôi cúi đầu, tay không bị thương vội xoa xuýt cái u trên đầu vừa bị anh trừng phạt ,lại nhìn lên, thấy ánh mắt lo lắng kèm phẫn nộ của anh. Miệng không thốt thêm được nửa lời.

-Ngốc, không phải chuyện của em, xem vào làm gì. ở đấy không có người sao, lại để một cô gái…hừ. không biết em nghĩ gì nữa?

- Dù sao….cô ấy cũng đã làm rất đúng. Được rồi, khẩu cung cũng đã lấy xong rồi. mọi người có thể ra về.- Vũ Lập không quên đưa túi xách cho tôi, Phạm Duy không đáp gì, chỉ thuận tay nhận lấy rồi kéo tôi ra phía cửa, Legolas đi theo phía sau vẫn không nói nửa lời. Bước được vài bước, tôi ấm ức quay đầu lại, ánh vui mừng khi thấy Lập vẫn đứng nguyên chỗ cũ nhìn theo ba người.

Ngập ngừng:

-Anh Lập… chúng ta có còn gặp lại?

-Sẽ gặp lại.- Anh gật đầu, trên khuôn mặt không biểu thị cảm xúc, nhìn sâu hơn, tôi cũng chỉ thấy được một chiếc mặt nạ xám ngắt, lạnh lẽo đi bên anh. Dáng người ấy xa dần theo nhịp bước, lần ngoảnh lại cuối cùng, tôi thấy mảng màu xanh rêu phản chiếu từ bộ đồng phục của anh mờ nhạt sau lớp cửa kính của đồn cảnh sát.

Anh ấy tên là Vũ Đăng Lập.

Tôi quen anh từ hồi còn tiểu học, cũng chỉ nhớ mang máng có vài lần bác Thùy hễ có dịp lại đưa anh về quê đến nhà tôi chơi với rất nhiều bánh kẹo, có một lần bác không quên mua cho tôi cái diều hình chim én trông lạ hoắc.

Tôi chẳng thích.

Mấy đứa trẻ trong làng thích thú túm lại xin chơi cùng, nó không được đẹp cho lắm nhưng dùng tạm cũng chả sao. Tôi được một phen phổng mũi khoe khoang, nhìn mấy khuôn mặt ghanh tị xấu xí của bọn nó đến buồn cười.

Tôi cá là ngày ấy, mỗi khi chúng nó đọc truyện tranh Đôrêmon, nhìn thấy nhân vật Xêkô liền nghĩ ngay tới tôi. Một nhân vật thực tế điển hình.

Hồi đó công nhận là tôi ghét Vũ Lập kinh khủng, thậm chí đến mức cáo với bác Thùy lần sau không được đưa anh Lập về chơi nhà mình nữa. Hỏi mới biết nguyên do tại Vũ Lập suốt ngày làm bộ lạnh lùng, không nói nửa lời, cũng không cười mỗi khi tôi lon ton lấy lòng. Người lớn hỏi câu nào thì trả lời câu ấy, tôi mở băng hài cho xem thì chẳng chịu cười. Nhét cả đống băng trong nhà cho anh ấy chọn cũng chẳng được một cái ưng ý, báo hại có đứa ngây ngốc ngồi chỉ chỏ từng cái băng một thuyết minh chủ đề phim kèm theo tóm tắt nội dung bằng giọng liến thoắng .

Còn nữa, anh hơn tôi tận sáu tuổi lận,cao hơn tôi gấp đôi, khiến mỗi lần nhìn anh mà mỏi nhừ cả cổ.

 Người lớn được một phen cười đến chảy nước mắt, trong khi hai đứa bé thì ngơ ngác nhìn, một xấu hổ đến đỏ mặt, một dóng to đôi mắt giảo hoạt liếc nhìn hai người phụ nữ xinh đẹp rồi lại quay sang chướng ngại vật lớn gấp hai mình. Trăm sự chả hiểu mô tê gì.

Một thời gian sau không thấy nhà có khách, tôi ngày nào cũng gặn hỏi mẹ khi nào thì bác Thùy về chơi. Mẹ cười hỏi vặn lại không biết tôi nhớ bác hay nhớ bánh kẹo bác mang về nữa.

 Tất nhiên là bác rồi, mà thật ra là đều như nhau, bác Thùy rất tốt, lại luôn ôn hòa cưng nịnh đứa cháu gái là tôi như con cái của mình. Thế cho nên mỗi lần về, bác luôn mua cho tôi rất, rất nhiều bánh kẹo ăn cả tuần không hết.

Mà kẹo cũng rất ngon, lại đủ nhiều để tôi có thể mang cho mấy đứa nhỏ hay bị tôi chọc đến giận dỗi nhà bên cạnh, cứ mỗi lần đi chơi về mà thấy kẹo để trên bàn là y như rằng, tôi lại được nghe thấy tiếng gọi thân thuộc từ người phụ nữ trung niên mang một nét đẹp dịu hiền như các bà tiên trong phim cổ tích.

Từ ngày nhỏ tôi đã ý thức được anh em, họ hàng thân thích của mình rất ít. Bất quá cũng vì không có một đứa em họ hay anh chị nào nên tôi chỉ biết chơi cùng mấy đứa trẻ trong làng. Mẹ một mình nuôi tôi ăn học, đảm nhiệm thêm vai trò một người cha, vất vả cho tôi hạnh phúc gia đình để con bà không bao giờ thấy thiếu thốn.

Tôi còn nhỏ cũng không thấy cuộc sống của mình quá chênh lệch so với bạn bè đầu làng cuối xóm, chúng cũng không giống như những đứa trẻ xấu xa trong phim hay chêu trọc tôi này nọ. Có lẽ chúng giống như hình tượng nhân vật Nôbita thật, vì điều này mà tôi thấy mình may mắn. mặc dù trong kí ức của tuổi ấu thơ luôn thiếu một người cha, nhưng cũng đọng lại những kỉ niệm đẹp, không bao giờ muốn bỏ qua.

Quay lại lối suy diễn trẻ con ngày ấy, tôi cho rằng cổ tích thì sẽ có hoàng tử và công chúa. Bác về, Vũ Lập cũng sẽ về...hoàng tử sẽ chơi cùng cô công chúa tên May nhỏ nhắn, xinh xắn.

Lần gặp thứ hai với Vũ Lập là tại một quán cà phê nằm sát đồn cảnh sát, nơi anh làm việc. Một tuần sau khi vết thương đã hồi phục lành lặn, lớp da non đã nhú lên che liền viết thương bên cánh tay trái. Đợi mãi cũng không thấy Vũ Lập liên lạc, trong khi bên cạnh tôi lúc nào cũng xuất hiện mấy cái bóng dáng quen thuộc đến nhàm chán luôn lải nhải hết chuyện này đến chuyện nọ. Một là Phạm Duy luôn theo sát bên tôi, quả quyết rằng, tôi không thể tiếp tục dạy Linh nếu chưa khá hơn hẳn. Một còn lại là cậu bạn Legolas lúc nào cũng lôi ra chuyện cạy khóe tôi mỗi khi cậu ấy phải còng lưng chép bài cho cả hai. Lí do đơn giản khiến cậu ấy nhai đi nhai lại là “ karate đai đen rồi còn bị thương được, lại còn do một đống côn đồ võ mèo võ chuột, chẳng thể hiểu nổi bà đần đến cỡ nào”. Nguyên văn ấy là câu nói của cậu ấy, tôi không nói sai nửa lời. lại bụp miệng cười, cũng may thật, nếu không có vết thương này, liệu tôi có gặp được Vũ Lập.

-Kính chào quý khách!- cô nhân viên mỉm cười, anh gật đầu nhìn thoáng qua chiếc bàn tôi đang ngồi cạnh cửa sổ hướng ra phía con đường râm, gió riết rắt lọt qua khe kính, vi vu như điệu nhạc.

-…Anh uống gì?- tôi bối rối đứng lên, Vũ Lập lẳng lặng cởi chiếc áo khoác bên ngoài, vắt nó lên ghế ngồi, rồi ra hiệu cho nhân viên phục vụ.

-Một cà phê đen.

Anh vẫn như con người của ngày xưa, không có mấy thiện cảm với tôi. Mặt thay đổi của anh ấy rất ít ngoài vẻ bề ngoài trông đã chín chắn phần nào nếu không muốn nói là thật sự trưởng thành già dặn. Có chăng chẳng qua cũng chỉ thêm một tầng sương mù bao quát lấy dáng người thanh cao, khó gần ấy. giờ thì tôi biết, gặp lại tôi khiến Vũ Lập chẳng hài lòng chút nào. Có lẽ thế, và đúng là như thế.

-Vâng, thế bác gái vẫn khỏe chứ ạ?- không biết nên bắt đầu chủ đề từ đâu? Tôi thuận miệng chào hỏi vài câu cho có lệ, dù sao thì mục đích cuộc nói chuyện ngày hôm nay đây, cũng phải rất thận trọng và cân nhắc kĩ càng.

- Khỏe, chúng ta vào chủ đề chính luôn đi.- tôi ngẩng mặt lên nhìn chăm chú vào khuôn mặt người đối diện, lạ là anh không né tránh mà đáp lại bằng ánh mắt dù hơi khó chịu nhưng vẫn kiên định chờ đợi câu trả lời.  trên đôi môi còn nở một nụ cười chế giễu, nếu tôi nhìn không nhầm.

Hai tay vô thức nắm chặt quai túi xách, tim bỗng chốc tăng nhịp đập khiến bản thân cảm thấy khó thở, khí lạnh như xộc vào, tia run sợ hiện lên khi nhìn thẳng vào ánh mắt ấy. tôi sai chăng? Phải chăng cuộc hẹn này là không nên có? Mặc dù bản thân đã trăn trở mất ngủ nhiều đêm qua. Thật sự nếu có sự lựa chọn khác không quá khó khắn, tôi đã cương quyết không đến gặp anh ta.

-Ừm, chuyện của Minh, là em…trai của anh, anh có thể...

-Thằng bé ấy có liên quan đến tôi sao?- còn chưa kịp nói hết câu, Vũ Lập đã thẳng thắn chen ngang vào khiến tối thật sựu thấy quẫn bách.

-Anh Lập…Minh dẫu sao cũng là em trai anh.

- Cô nói sai rồi, em cùng cha khác mẹ mới đúng chứ- Vũ Lập cười, nhấp môi lên ly cà phê đặc quánh, đuôi mắt rung lên, cong cong, ý cười càng thêm sâu đậm….tay tôi đang run nhẹ, hai môi cắn chặt vào nhau.

- Sao thế, không vừa lòng chăng? Tôi không nói nó là đồ con hoang đã là nhẹ tay lắm rồi. nói thẳng ra yêu cầu của cô đi, tiền thì tôi sẽ chuẩn bị.

-Vũ Lập…anh! – tôi thật sự sốc khi vừa nhìn thấu tâm can anh ta, những tưởng anh ta là người thấu tình đạt lí. Xem ra, đúng là một sai lầm khi tìm đến Vũ Lập. Rõ ràng ngày hôm ấy, khi nhìn thấy anh ta, tôi đã vui mừng đến nhường nào, xúc động đến nhường nào.

-Cho tôi gặp bác gái, tôi nghĩ rằng chúng ta nói chuyện không hợp nhau. –hít hơi thật sâu, cố gắng kìm nén những giọt nước mắt lắng đọng nơi khóe mắt. Những giọt nước mắt nặng trĩu, nặng trĩu.

-Tôi sẽ không nhắc lại lần nữa, tiền cô cần bao nhiêu, tôi sẽ đưa, chỉ cần không quá đáng. Cô tốt nhất đừng để nó bước vào cuộc sống của tôi.

-Vũ Lập, anh thay đổi rồi, anh đã thay đổi rồi, tôi thực không ngờ…dù sao, nó cũng là em của anh, dù gì trong người nó cũng có một phần dòng máu họ Vũ. Tôi nghĩ nên để thằng bé tìm về với cội nguồn của mình. Tốt hơn hết, tôi muốn nghe ý kiến của bác Thùy, chứ không phụ thuộc vào lời nói của anh.

-Cô nghĩ mẹ tôi thật sự sẽ đón nhận đứa con hoang ấy sao, May, cô ngây thơ quá, cô cũng vẫn chỉ là đứa bé năm, sáu tuổi về trước.

-Không, anh Lập, anh sai rồi. nhưng nếu thật sự đến bác Thùy cũng nghĩ như anh, tôi thật thất vọng. nếu đúng như thế, được, nó không phải em anh, vậy nó sẽ là em trai tôi. Tiền thì chúng tôi không cần, chúng tôi nghèo túng thật, nhưng chí ít tôi cũng không cho phép bản thân đi bán thanh danh của mình.- Nước mắt trào ra, tôi uất ức nhìn Vũ Lập lần cuối trước khi lao đi. Tôi thà là cả đời này lao đầu vào kiếm tiền nuôi Minh nên người còn hơn nhận tiền của anh ta để giấu gém bí mật này.

Năm năm trước, ba của Vũ Lập gian díu với tình nhân ở bên ngoài, có một đứa con riêng. Chuyện to tát đến mức mẹ anh quyết định li hôn, chẳng bao lâu sau thì bác trai lâm bệnh qua đời. Người tình nhân năm xưa nhẫn tâm để lại đứa con nhỏ trong cô nhi viện, câu được một người đàn ông giàu có khác, bay sang tận canada hưởng hạnh phúc ngắn ngủi. mẹ tôi lại chính là người đã cưu mang Vũ Minh sau lời hứa với người bạn cũ trước lúc trút hơi thở cuối cùng.

Tôi còn nhớ vào một chiều giông mưa, mẹ về nhà dắt theo đứa trẻ chừng một tuổi, người lem luốc những vết bẩn, khuôn mặt nũng nịu, ánh mắt nhỏ ươn ướt lúc nào cũng có thể òa khóc. Từ ngày ấy trở đi, tôi đã có thêm một đứa em, mặc dù không phải máu mủ, ruột thịt của mình. Mãi đến khi mẹ tôi mất, tôi mới biết được nguồn gốc câu chuyện qua lá thư bà để lại. Nhớ lá thư ấy bây giờ vẫn còn nằm trong chiếc rương gỗ, đặt sâu ở vị trí trong cùng, 4 năm trôi qua, nó giờ đã ố nhòa, những vết màu theo thời gian chẳng bao giờ xoa dịu. Nó nhắc nhở tôi phải che chở cho đứa em trai bé bỏng mà mẹ luôn cố gắng bao bọc và trân trọng.

Hai tuần trôi qua, Vũ Lập vẫn không có ý định liên lạc. Tôi chắc hẳn rằng anh ta sẽ không cho bác Thùy biết về chuyện chúng tôi đã gặp nhau. Nhớ ngày ấy, mẹ tôi cương quyết nhận nuôi Minh, liệu chuyện ấy có ảnh hưởng đến tình bạn giữa mẹ và bác Thùy. Ít nhiều gì nhất định sẽ có. Phải chăng như lời Vũ Lập nói, suy nghĩ của tôi còn quá đơn thuần, lúc nào cũng muốn đơn giản hóa mọi việc thay vì đối mặt với thực tế. Nếu như thế thật thì tôi làm sao có thể một mình lo cho thàng bé Minh những tháng ngày về sau đây.

Tôi không tự nhận mình là người tốt, chuyện nuôi nấng Vũ Minh đến tuổi này cũng không phải công lao của bản thân tôi. Tất nhiên chuyện bạn phải chấp nhận một đứa trẻ không thân thích, càng không quen biết làm em trai của mình là chuyện chẳng dễ dàng gì thậm chí gọi là phi lí. Nhưng hiện tại là bốn năm đã qua đi, bốn năm tình cảm chị em bên nhau, nương tựa vào nhau trên con đường đời gian truân đã là một trong những nguyên nhân gắn kết thứ tình cảm ruột thịt không thể rời. Hơn nữa, cũng năm ấy, mẹ mang thằng bé về, năm ấy, bà cũng ra đi để lại lời trăn trối muốn tôi phải thương yêu, lo lắng cho thằng bé không kém hơn thứ tình cảm mà bà dành cho tôi-đứacon gái duy nhất của bà.

Ông trời ơi, nói tôi phải làm sao đây, khi ấy, tôi khóc, chỉ biết ôm chặt thằng bé mà khóc.

Những giọt nước mắt rơi đi không thể lấy lại được, cũng có những kí ức của tuổi thơ mang tên người mẹ ấy đã đi qua, triền miên đau đớn như muốn chết đi để được đi theo bà. Để có thể gọi một hình bóng bằng tiếng “Mẹ”.

Gạt dòng nước mắt, tôi tự chấn tĩnh lại bản thân để tính bước tiếp theo nếu thật sự không thể hoàn thành tâm ý của mẹ. Dù sao thì tôi vẫn còn đây, tôi nhất định nuôi Vũ Minh nên người. Quyết định như thế và không cần phải lo ngại những gì phía trước.

Các chương khác:

Nguồn: truyen8.mobi/t133031-nhat-ky-nang-mua-chuong-4.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận