Nhật Ký Vùng Tâm Chấn Chương 3


Chương 3
Chúng tôi đều chờ đợi và hy vọng…

Động đất xảy ra lúc gần 3h chiều ngày 11 tháng 3. Trước đó ngày 9 tháng 3 đã có một trận động đất vào buổi trưa. Tuy nhiên trận động đất lần này thực sự mạnh.

15 giây đầu: chờ xem động đất có giảm hay không.

15 giây sau: lấy được ba lô và 3 pack bánh mì, chạy ra khỏi nhà kịp lúc giá sách đổ xuống đúng chỗđang ngồi cách đó 15 giây.

15 giây sau nữa: chạy ra khỏi chỗ cửa sổ, vừa kịp lúc cửa kính các nhà đang bật tung ra vì rung lắc quá mạnh.

Sau đó thì đứng ở giữa bãi để xe, đất rung lắc mạnh khủng khiếp, tuyết bắt đầu rơi ngay sau đó. Vẫn kịp thời liên lạc được cho bạn bè để liên lạc về Việt Nam (VN) và một vài người xung quanh bật ti vi lên để xem tin tức, chúng tôi đã không hề biết rằng cách chỗ chúng tôi chỉ vài km, hàng ngàn người đã chết.

Dư chấn liên tục và một số nhà đã có cháy nhỏ. Xe cứu thương cứu hỏa và cảnh sát chạy khắp nơi. Liên lạc bịđứt liên tục và đến chiều thì các đường liên lạc đều đã bịđứt hết. Ngay lúc đó tôi và những người xung quanh đã biết rằng những đêm không ngủ bắt đầu.

Cho vào túi một ít đồ ăn nước uống, tôi bắt đầu đi tìm những người bạn của mình. Gần nơi tôi ở là kí túc xá (KTX) quốc tế của trường đại học Tohoku, tôi tìm đến phòng một người bạn, tủ và đồ đạc đã bị đổ hết xuống đất, các thứ khác trong phòng đều bị xô lệch. Đã có khá nhiều người tập trung tại phòng lobby của KTX. Ai cũng vô cùng lo lắng. Mỗi một lần dư chấn tất cả đều lao ra cửa. Một bạn Trung Quốc (TQ) vẫn rất bình tĩnh ngồi trong phòng đọc sách một mình, tuy nhiên nói chuyện với bạn ấy mới hiểu, bạn ấy đã không còn biết làm thế nào khác.

2011/03/11

4h chiều

... Tôi đến từ Việt Nam. Nơi không có động đất bao giờ...

... Còn tôi đến từ Trung Quốc, nơi có động đất cũng khá lớn đấy...

Chúng tôi quen nhau chỉ bằng hai câu nói như thế. Quốc tịch, tên, và động đất. 4h chiều, Sendai tuyết rơi trắng xóa. Chúng tôi bình thản ngồi nói chuyện với nhau và thỉnh thoảng ngước nhìn những tấm cửa kính rung lắc vì dư chấn.危ないだぞ (Nguy hiểm đấy!) Thực sự tôi không sợ vì đã có được thức ăn, nước uống cho bản thân đủ cho một vài ngày, hơn nữa những câu chuyện của người bạn ngồi bên cạnh cũng phần nào trấn an cả hai đứa. "Tôi tên là Minh Minh, M2, và tôi sẽđi tới Kyoto để làm việc trong một vài ngày nữa, thật xui xẻo".Tôi im lặng nhìn ra ngoài, mùa đông, trời bắt đầu tối.

7h chiều

Những người Việt đến 国際交流センタ (Trung tâm giao lưu quốc tế) gồm có sáu người, hai người tên là T và N, một cô bạn học cùng cấp 2 với tôi tên Nh (cô gái này sẽ được nhắc tới trong phần sau), một anh tên là T và một cậu bạn tên DMQ. Chúng tôi gom góp đồ ăn vào túi xách của tôi, mì gói, nước hoa quả, bánh mì và có cả bánh đậu xanh (mang sang để làm quà, nhưng giờ không ăn thì chắc không bao giờăn mất). Chúng tôi còn nhớ đến cả bếp ga du lịch và 5 hộp ga để ở nhà tôi và nhà DMQ. Tuy nhiên giờ thì hãy đợi ở lobby của KTX quốc tếđã. Tôi vẫn ngồi nói chuyện với Minh Minh trong phòng đọc sách, 7h tối, đã không còn nhìn rõ mặt nhau nữa rồi...

"Minh Minh, giờ cô định thế nào?"

"Tôi không gọi được bạn."

"Vậy cô định ăn uống ra sao?"

"Banana (cười)"

"Thế thì đi với group của tôi, ok?"

"Uhm, ok."

Vậy là chúng tôi kéo nhau ra trường cấp 2gần đó tị nạn, đã có hàng trăm người Nhật mang chăn chiếu mền mùng ra đó, còn chúng tôi vì thiếu kiến thức và thiếu chuẩn bị nên chỉ mang được vài chiếc chăn rất mỏng, ba chiếc vải bạt để nằm. Minh Minh, cô bạn mới quen đã may mắn tìm được group của cô ấy.

9h tối

Có thông báo rất cần tình nguyện viên làm lương thực và phân phát cho mọi người. Chúng tôi được phát lương thực là cơm gạo sấy (chỉ việc đổ nước vào gạo là ăn) cùng với wakame. Mỗi người được một suất bằng một nắm tay. Ăn đúng 3 phút là hết. Trời lạnh.

11h tối

Người Nhật rất pro trong chuyện chạy nạn. Ba anh chàng lái xe đến chỗ chúng tôi đang lánh nạn, đầu tiên xách vào 2 bộ futon. Sau đó một anh chàng xách vào một chiếc lòsưởi bằng dầu. Một anh chàng khác đã lấy được một ấm nước. Họ đốt lò sưởi dầu, đặt ấm nước lên trên đợi nước sôi cho vào phích. Anh chàng còn lại đặt tiếp một ấm trà lên trên và bắt đầu nghe tin tức từ ti vi bằng điện thoại, tất nhiên họ không lo thiếu điện, vì đã có sạc pin mặt trời.

Điện thoại chập chờn, chúng tôi bấm trong vô vọng mong nhận được một chút hồi âm của gia đình và bạn bè. Tôi may mắn dùng điện thoại không phải Iphone, vì thế tôi có thể liên lạc được khá thông suốt (Iphone mã đẹp nhưng bắt sóng kém nhất bọn.) Những tin nhắn động viên, những câu nói quan tâm khiến chúng tôi dần yên tâm (gia đình tôi chắc chắn biết tin động đất sớm nhất VN, trong lúc bắt đầu rung lắc, tôi đã có thể nhờ bạn bè liên lạc về cho gia đình yên tâm).

Tuy nhiên liên lạc nội bộ Sendai không thể được, chúng tôi lạc nhau mất rồi, thực sự chúng tôi

lo lắng. Có ai bị làm sao không? Có ai bị mất liên lạc không? Sau đó thì phải làm sao? Trẻ con phụ nữphải làm thế nào? Những câu hỏi ám ảnh.

Còn chúng tôi, không lò sưởi, không chăn đệm, và không có đồ nóng. Chúng tôi co ro dưới trời lạnh, xung quanh thỉnh thoảng lại rung lắc ghê người. Nh không ngủ được, ngồi nói chuyện với tôi, với mọi người và với chính bản thân đến tận sáng. Trong giấc mơ chập chờn, tôi thấy mình đung đưa theo những dư chấn nhỏ. Giữa những giấc mơ, tôi choàng tỉnh với những cơn rung lắc lớn cứ thế rập rình. Vẫn tự dặn mình sẽ phải cố tỉnh giấc đúng lúc để còn lao ra kịp lúc, tuy nhiên cơn đói ngủ cũng thắng. Một đêm ngàn thiên thu, hay cũng chỉ là phù du khoảnh khắc.

2011/03/12

6h sáng

Mắt thâm quầng sau một đêm chập chờn, chúng tôi quyết định họp ngắn. Kết quả là có thểsẽphải ở lại đây trong nhiều ngày. Đồ ăn và nước uống không đáng ngại, tuy nhiên phải ấm nếu không sẽ chết lạnh mất. Chúng tôi về nhà, mang theo nhiều chăn ấm và đệm tới. Vìquá mệt nên tôi, Nh và chị N đã ngủ một chút. Lại bồng bềnh trong giấc mơ chập chờn.

Một lúc sau có một anh tên là anh N đi xe máy tới gặp nhóm chúng tôi. Thực sự rấtcảm động. DMQ cũng đi xe máy để tìm những người Việt Nam rải rác khắp Sendai. Chúng tôi gặp nhau, những lời dặn dò, sau đó điện thoại liên lạc bắt đầu ổn định. Chúng tôi đã có thể biết có ít nhất 3 nhóm ở Sendai, một nhóm ở khu Hachiman chủ yếu là nghiên cứu sinh, một nhóm có 3 người gồm một cặp đang yêu và một cô bé tên Tr. một nhóm có tầm 10 người gồm các em học tiếng do anh TR lãnh nhóm. Theo suy luận về nơi ở thì có thể có 2, 3 nhóm khác nhau, nhưng chúng tôi không thể tìm cách liên lạc được hết do mạng di động lại chập chờn.Truyen8.mobi

Anh K (một Sempai của tôi ởđây) mang xe ô tô đến nơi chúng tôi ở, lại họp ngắn và quyết định DMQ và Nh sẽ tới nhóm ở một nhà gần Kawauchi campus. Tôi và những người còn lại sẽđi theo anh K về với nhóm Hachiman. Anh T đã lên lab để gặp thầy nên chúng tôi đi trước. Dọn dẹp đồ đạc rất nhanh, chia thức ăn và nước uống, tôi theo xe ô tô anh K lái để về Hachiman nơi có lò sưởi và có cả máy nổ phát chút điện buổi tối. Đi qua nhóm của Minh Minh, cô gái kéo tôi lại gần hỏi có thích xem anime không, cô sẽ copy cho 100GB để xem cho tới khi hết động đất.

Đến với nhóm Hachiman, chúng tôi nhanh chóng sắp xếp chăn chiếu, anh em gặp nhau rất cảm động.

Chúng tôi ở cùng với những người Nhật ở quanh đất, họ tổ chức rất tốt, nói chung là rất ok so với khi ở trường cấp 2. Chúng tôi có lò sưởi, có bếp ga, có ti vi và máy nổ, lại gặp anh chàng lai tên Rei người Nhật da trắng mũi cao. Thế nên chúng tôi đã nghĩ rằng có thểăn ở ngày này qua ngày khác ởđây. Buổi tối ăn cháo, không có điện, các anh em không còn việc gì khác ngoài đánh bài. Tôi ngủ lúc 9h, lần đầu tiên sau 15 năm. Một giấc mộng chập chờn ám ảnh, những tin nhắn thỉnh thoảng vẫn tới.

2011/03/13

Tỉnh dậy lúc 6h sáng vì quá lạnh, và một phần cũng vì ngủ sớm, tôi ra ti vi ngồi cùng với người Nhật xem tin động đất. Dân Nhật đều đã dậy từ 5h và nấu ăn bên ngoài. Họ ý kiến với chúng tôi vì chúng tôi đã ăn rồi mà chưa kịp dọn bàn. Mọi người dọn rồi rửa bát, quyết định bàn bạc với nhau xem nên làm gì.

Coop đã bắt đầu mở cửa. Chúng tôi quyết định đi xếp hàng mua lương thực và thực phẩm. Tiền mặt được tập trung, tôi cầm một mảnh giấy ghi những nhu yếu phẩm cần thiết. Chúng tôi có vẻđã quá lạc quan khi muốn mua gạo, thịt, rau, thậm chí cả hoa quả. Đến lúc chúng tôi ra đến Coop thì mới biết họ chỉ có cơm mìhộp và rau, thêm một ít những đồ lặt vặt. Tôi quyết định mua đủ cơm và rau, đúng theo lý thuyết của anh N: có đủ nước uống cơm và thịt rau thì đi cuối trời cuối đất cũng không sợ. Còn tìm mua gas, thì sáng ngày mai 7h sẽ có. Chúng tôi gặp nhóm couple, các bạn ấy góp đồ ăn mấy nhà lại, đủ cầm cự cả tuần. Bên đó lại có gas và nước, cuộc sống thật là thong dong, sáng ăn mì trưa ăn phở, hôm sau còn nấu cả xôi gấc, ôi các tình yêu của tôi.

Nói qua một chút để thấy người Nhật rất kiên cường. Họ rất có kỷ luật, nói1 là 1, 2 là 2. Giờ thì tôi đã hiểu vì sao nước Nhật cường thịnh và ngày xưa quân đội Nhật nổi tiếng dũng cảm, có lẽ vì ngay trong bản thân nhiều người Nhật đã cósự dũng cảm ấy. Họ có thể không còn gì ăn, nhưng vẫn kiên nhẫn xếp hàng dài hàng trăm người để mua nhu yếu phẩm. Họ không lợi dụng thiên tai để làm hàng nâng giá (vụ việc này tôi sẽnhắc tới sau). Họ tình nguyện thức canh cho cộng đồng ngủ cả đêm mà chỉ sưởi ấm bản thân bằng củi. Họ liều chết để sửa lại lò hạt nhân. Nhìn những hàng dài xếp hàng ở Sendai, tôi biết rằng nước Nhật không bao giờ có thểchết vì tinh thần Nhật dũng cảm.

Chúng tôi đi cùng nhau về nhà, vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ. Tinh thần lạc quan tràn trề, tôi nhận được điện thoại của một ai đó muốn hỏi tình hình sinh viên Sendai. Trả lời ngắn gọn, chúng tôi quay về và ăn mì gói cùng với một chị tên D. Ngoài trời có vẻhơi mưa mưa.

Buổi chiều thực sự chẳng còn việc gì làm, chúng tôi lên ga Sendai để xem xét tình hình. Một hàng dài đang xếp hàng đi Yamagata. Điện đã có ở ga Sendai và dần dần lan ra nhiều khu khác. Chúng tôi hết sức vui mừng khibắt được sóng wifi free ở gần một cửa hàng của softbank. Những người Nhật tụ tập ở các ổ cắm công cộng. Nhà cửa cũng bịhư hại một chút. Người ta đang phát thức ăn miễn phí cho người Nhật ở quanh ga Sendai và đường đi bộ. Chúng tôi online một lúc lâu, sạc pin điện thoại và nhắn về khắp nơi. Cuộc sống có vẻđã sắp sửa trở lại bình thường. Xe bus chạy theo lịch thường nhật, chúng tôi đã hy vọng sẽđược về nhà.

Tối hôm đó...

Ăn xong, chúng tôi nhận được tin lò hạt nhân bị nổ.

Ý nghĩ đầu tiên đến với tôi là sẽ phải tìm cách để chạy khỏi Sendai càng nhanh càng tốt. Mọi người rất hoảng hốt và sợ hãi theo dõi thông tin trên tivi. Chỉ là nổ hidro, tuy nhiên vẫn không thể dập tắt được nỗi lo của mọi người. Tôi nhìn bản đồ nước Nhật, không thể chạy qua Fukushima được nữa. Chỉcó đường chạy qua Yamagata, sau đó tìm cách để chạy tới Aomori hoặc xuống Tokyo từđó. Cả hai nơi đều có người Việt, tuy nhiên tại Yamagata tàu điện đã ngừng hoạt động. Xe bus thì bị dừng và có vẻ như là đường sân bay là đường duy nhất. Sau nửa giờ gọi điện thoại và thu thập rất nhiều thông tin, một cuộc họp đã được tổ chức giữa đại diện nhiều nhóm. Chúng tôi phân tích tình hình, và có ý kiến cho rằng chính phủ Nhật rất có trách nhiệm, họ sẽ không bỏ người dân. Còn việc tổ chức đi với số lượng lớn thì vì có trẻ em và phụ nữ, nên nếu đi bằng ô tô riêng thì không đủ, hơn nữa nếu đi bus thì phải ở lại Yamagata, mà sau khi nếm mùi ở Sendai thì có vẻ việc ở một nơi lánh nạn nào đó thì đúng là không ổn. Mặt khác có ý kiến cho rằng chúng ta đi không hề có một sự chứng nhận nào về giấy tờ, như vậy sẽ khó có giúp đỡ từ chính phủ Nhật. Vìthế sau khi tổng hợp các ý kiến, chúng tôi quyết định sẽở lại để xem xét tình hình.

Riêng cá nhân tôi nghĩ rằng họ có lý do để có thể không tuyên bố đầy đủ. Vì thế cho dù nước Nhật kiên cường nhưng tôi vẫn phải ra đi nếu cần thiết. Tìm cách liên lạc với rất nhiều người bạn Nhật ở Yamagata, tôi nhận được lời hứa sẽ đảm bảo chỗở cho tầm 40 người và sẽ tìm được một số cách để đi về Niigata hoặc men theo Akita để đi lên Aomori. Dù như vậy nhưng tôi cho rằng đây sẽ là phương án 2 và nếu có vấn đề gì thì tôi sẽ phải tìm cách để nhiều người có thể chạy trốn thảm họa.

Những cuộc điện thoại, những tin nhắn cứ thế ám ảnh tôi suốt trong giấc mơ ngắn ngủi và chập chờn. Trong giấc mơấy, trên bàn học trong căn nhà bừa bộn sau động đất của tôi có cuốn sách của Jiro Asada, "Người đón tàu".

Tại khu Hachiman, đại diện các nhóm không thể tập trung lại được nên chúng tôi quyết định sẽ liên lạc và họp qua điện thoại. Có rất nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên sau khi bàn bạc với nhau, chúng tôi kết luận có 3 dòng ý kiến chính.

Một nhóm ý kiến cho rằng tình hình vẫn trong tầm kiểm soát, vẫn có thể trông mong vào chính phủ Nhật và chính phủ Việt trong việc cứu trợ. Theo nhóm ý kiến này thì người Nhật rất có trách nhiệm, họ không bao giờ bỏ mặc dân chúng dù chỉ là một người. Mặt khác khi bỏ chạy khỏi Sendai, không có giấy tờ gì thì nhỡ có vấn đề gì ta sẽ chết kẹt, đường thì không ăn chắc, mò mẫm đi một hội rồi nhỡ cái hỏng xe, nhỡ cái động đất thì "có mà cắm trại ở giữa trời". Nói chung phái kiên định chỉ đi khi ăn chắc.

Một số thì cho rằng tình hình vẫn nguy hiểm, tuy nhiên nếu có thể bỏ chạy được thì cũng nên bỏ chạy, còn không thì ở lại vẫn an toàn.

Một nhóm thì nhất quyết cho rằng phải bỏ chạy. Không thể tin được rằng phóng xạ sẽ tới hay là không, không tới thì cũng tốt, nhưng nếu nó tới thì chúng ta nguy đến nơi. Nói tóm lại cần phải rời khỏi Sendai càng sớm càng tốt.

Biểu quyết cho thấy 80% theo nhóm kiên định. Vậy là quyết định ở lại Sendai.

2011/03/14

11h

Đang làm cơm ăn tạm với cá hộp thì có điện thoại, Minh Minh gọi.

"Đang ởđâu thế?"

"Đang ở nhà"

"Đi đi, ở làm gì?"

"Ở lại đi, đi làm gì?"

"Một nửa dân Trung Quốc đi rồi, còn cố mà ở

lại à?"

Một nửa dân Trung Quốc tức làtầm nửa vạn người đã rời khỏi Sendai tới Yamagata bằng nhiều cách như xe bus, taxi hay xe tự lái, quay sang anh Đ:

"Anh, tụi Tàu chạy một nửa rồi"

"Ơthếà, để anh gọi bọn Tàu xác nhận lại đã"

Blah blah blah, một em gái tên là Rin cuối cùng cũng xác nhận đang trên taxi đi Yamagata, nửa vạn dân Trung Quốc theo khuyến cáo của sứ quán đã lên đường rồi.

Hai anh em nhìn nhau. Sao họ lại đi nhanh thế được nhỉ. Đúng lúc đấy anh Đ nhìn thấy tin ở trên ti vi:

"Nổ lò tiếp theo rồi em ơi..."

Chúng tôi căng tai ra nghe, tin tức cực kỳ không tốt. Mới hôm qua thôi còn xác nhận kiểm soát được, đến hôm nay đã có tin lò nổ là sao? Tôi nghĩ ngay tới chuyện phải rút khỏi Sendai, không nên ở lại đây. Tôi sẽđi trước vừa đi vừa tìm đường, sau đó sẽ liên tục gửi các thông báo về cho những nhóm đằng sau để họ có thể rời khỏi Sendai một cách an toàn và nhanh chóng nhất.

Chúng tôi rời khỏi Sendai một buổi chiều, đã có hàng trăm người xếp hàng để đi tới Yamagata. Xung quanh Aobakuyakusho, xe cứu thương và xe cứu hỏa rú còi ầm ĩ, chắc đã có cháy lớn và có người bị thương ởđâu đó. Chúng tôi thấy cả xe cứu hỏa từ các thành phố lân cận đã tập trung tại trung tâm Sendai, cảnh tượng ấy làm cho tôi lo lắng. Càng về chiều trời càng lạnh, gió và tuyết tiễn chúng tôi rời khỏi Sendai.

Sendai

Đây là một thành phố nhỏở vùng đông bắc Nhật Bản. Tuy nó không phải là một thành phố có thểso sánh với Tokyo, Nagoya hay Osaka, nó vẫn được đặt là thủ phủ của miền đông bắc bao gồm Aomori, Iwate, Akita, Miyagi, Yamagata… Sendai có khoảng 1 triệu dân, diện tích khoảng 800 km2. Phía đông giáp biển là đồng bằng, phía tây là núi, chính là nơi đặt trường đại học Đông Bắc nổi tiếng.

Có một con sông có tên là Hirose chảy qua thành phố, được chọn là biểu tượng của Sendai. Sông Hirose mà đôi khi chúng tôi vẫn gọi đùa làsông lớn, thực chất chỉlớn vào mùa mưa, còn vào mùa khô nó chỉnhư một con suối hơi rộng một chút, thậm chí có đoạn có thể lội từ bờ bên nọ qua bờ bên kia. Nước sông rất sạch, trong vắt, nhìn thấy cả những hòn sỏi lấp lánh mỗi buổi chiều mùa hè.

Tôi đã biết những điều trên từ trước khi lên Sendai, khi đi tìm một thành phố cho 4 năm tuổi trẻ của mình. Tôi thích Sendai ngay từ khi nghe giới thiệu về nó, một thành phố không quá lớn, nhưng cũng không quá nhỏ, gợi cho tôi một chút gì đó về Hà Nội. Những ngày lang thang một mình trên những con đường ở Sendai, tạt vào một quán ăn nào đó và nói chuyện với người bán hàng về Sendai, tôi có cảm giác Sendai thật thanh bình và lặng lẽ, khác hẳn với Tokyo rộng lớn hay Osaka phồn hoa.

Trên chiếc xe bus rời khỏi Sendai, tôi nghĩ đến tất cả những kỷ niệm của mình ở nơi đây, tâm hồn trở nên nặng trĩu. Tôi đã nghĩ, liệu tôi có còn quay trở lại đây nữa không?

5h chiều

Chúng tôi tới Yamagata. Không phương hướng, không lối thoát, thậm chí điện thoại của chúng tôi cũng hết cả pin, mọi người bàn bạc rất nhiều về việc nên đi đường nào và các phương án để đi. Nổi lên trong sốđó là phương án chạy tới sân bay Yamagata, sau đó ở lại đó hòng lọt vào danh sách chờđểđược bay. Thông tin đường xe bus đi Tokyo mãi tới 17 mới có và chỗở cũng chưa có nốt làm mọi người khá hoang mang.

Còn tôi thì đã liên lạc với một anh tên H, anh nói một câu nói mà tôi sẽnhớ mãi không quên:

 "Tại sao các em lại không ra sân bay Sendai để bay xuống đây nhỉ?"

Thật sự biết ơn anh, anh H ạ, không có anh thì em đã không quyết tâm tìm đường ra khỏi Yamagata đến thế.

 Anh chàng bán khoai

Lúc đến ga Yamagata, chúng tôi đứng trước một xe khoai của anh chàng ngoài cửa ga. Anh chàng chừng 30 tuổi, trông có vẻ tốt bụng thân thiện. Cứ đứng đó mãi thì ngại, tôi biết ý hỏi mua anh ta vài củ, biết chúng tôi là người nước ngoài... anh chàng đáp lại bằng tiếng Anh: 20 phút mới được cơ. Vì không đói và phải đợi lâu quá nên tôi bảo thôi anh ạ. Thấy chúng tôi đang bàn luận tìm đường, anh chàng bỏ cả hàng khoai chạy vào ga hỏi cho chúng tôi. Một lúc sau quay ra hớt ha hớt hải, thông tin mà anh cung cấp trùng khớp với thông tin của Rin. Chúng tôi cũng yên tâm phần nào.

Vào một quán ăn trong ga Yamagata ăn tối. 6 người - valy hành lý chật cả quán. Bà chủ quán tóc ngắn đúng kiểu phụ nữ Nhật hỏi chúng tôi đến từ đâu, biết là đến từ Sendai, bà liền bảo nhân viên mang cho chúng tôi 8 cái bánh làm mọi người ai cũng cảm động.

Nước Nhật hùng mạnh làvì đâu? Theo tôi chắc chắn không phải từ những huy chương vàng olympic toán quốc tế, hay vô địch robocon(thành tích thi quốc tế của Nhật luôn kém hơn Việt Nam rất nhiều) màtừ những người bình thường như anh bán khoai và bà chủ quán. Sự dũng cảm của họ toát lên từ chính vẻ bình tĩnh và lịch thiệp. Tôi nhìn lại chính bản thân mình, hơi có một chút xấu hổ khi mình đã vội vã rời khỏi Sendai. Tôi nhìn xung quanh, có rất nhiều người Nhật cũng rời khỏi Sendai cùng với chúng tôi. Nhưng họ vẫn rất bình thản, như câu chuyện xảy ra vốn nó phải như thế. Nước Nhật mạnh mẽ, có lẽ một phần vì sự bình thản của họ trước tai ương nghịch cảnh.

Viện trợ thông tin

Cuộc chiến thông tin bắt đầu. Sau một hồi hỏi han khắp nơi, nhờ bạn Rin của anh Đ mà nhóm đã biết con đường chắc ăn nhất chạy thoát khỏi Yamagata đã được xác định đó là đường đi lên Tsuruoka, sau đó đi tàu điện lúc lắc xuống Niigata. Một cô gái tên Satomi ở tại Yamagata cũng đã giúp đỡ các thông tin về các tuyến xe bus. Tuy vậy phải kể đến anh chàng lái xe tên Yagi, chính anh chàng này đã cho tôi biết thông tin về tuyến xe bus đi thẳng từ Yamagata tới Niigata sáng mai, và tuyến xe này có tới 5 xe. Nh cũng đã liên lạc được với Lâm, một sinh viên ở Yamagata. Vậy là tuyến đường, chỗăn ở đều có. Chúng tôi vào một quán ăn vừa ăn vừa sạc pin điện thoại, sau đó đi theo Lâm về khu ký túc xá trường Yamagata ngủ.

Trong khi đó thì ở Sendai cũng có nhiều cuộc điện thoại, từ báo chí, sứ quán và từ nhiều người khác nữa rất quan tâm đến chúng tôi.

Tối hôm đó tôi cùng các bạn đã ở lại nhà của Lâm. Vysa cũng gọi cho Lâm, nhờ giúp đỡ mọi người và nhờ Lâm làm hướng dẫn cho mọi người chạy khỏi Yamagata. Rất biết ơn Lâm, vì không có em chắc bọn anh đã cắm trại ở bến xe bus như các bạn TQ. Ngủ muộn hơn mọi người vì phải xác định tuyến tàu và giờ tàu từ Tsuruoka đi Niigata, tôi đã nhận được một cú điện thoại của một bạn ở Vysa hỏi chúng tôi có cần gì không.

Tohoku cần gì? Vysa cung cấp gì?

Thông tin là quan trọng nhất, xe là quan trọng thứ hai, những cái khác thì nào ai đã vội nghĩđến. Kinh nghiệm cho thấy trong tình huống khẩn cấp, phải có những người thông thạo địa hình và có các mối quen biết rộng với người Nhật, rải họ đến các tỉnh để trực tiếp nắm thông tin và trực tiếp chỉdẫn cho anh em tại tỉnh đó. Không thể ngồi net để tra ra được các tuyến bus khẩn cấp, cũng không thể ngồi net để nắm được lượng xe bus và lượng tàu tăng cường. Rất may người Việt ở Tohoku quá ít, nếu không thì cuộc tháo chạy tán loạn sẽ bắt đầu ngay từ lúc nhóm scout của tôi ra đi.

2011/03/14

12h đêm

"A lô anh Thành à."

"Ừ."

Một cuộc điện thoại ngắn, thông báo lộ trình đi Tsuruoka rồi vòng xuống Niigata. Sau đó là việc bus đi Yamagata từ sáng sớm đã có cả trăm người đứng đợi. "Anh định 7h đi ạ? Thôi anh dậy đi từ 4h đi cho nó chắc ăn". Sau đó thì cập nhật thông tin những người đi cùng. Khoảng 20người sẽđi cùng anh sáng hôm sau, một số lượng người khá đông.

Tôi lại chập chờn với những giấc mơ ám ảnh. 4h sáng mai sẽ phải dậy để đi chờ đợi xe bus từ Yamagata đến Tsuruoka, hoặc đến Niigata, chúng tôi không dám chắc 100% vào những con đường chúng tôi chọn. 2h sáng, tôi biết cô bạn nằm trên giường đang rét run lên vì phải nhường chăn cho tôi và anh Đnằm dưới đất, đêm không ngủ thứ 3.

2011/03/15

4h sáng

"Nh ơi, dậy đi." Chúng tôi đều không ngủ, vì thế chỉcần gọi một

tiếng thì cả ba cùng dậy. Căn phòng của Lâm ở Yamagata nhỏ xíu, mọi người vệ sinh cá nhân nhanh chóng rồi ôm bụng đói đi rabến xe bus thật nhanh. Minh, một cậu sinh viên ở Yamagata cũng đi cùng chúng tôi. Bến xe bus có tầm ba chục người, chúng tôi đứng ngay sau họ. Chỉ nửa tiếng sau đã có tới hàng trăm người xếp hàng sau lưng chúng tôi. Trời bắt đầu sáng dần.

5h30 sáng

Có người của bến xecầm loa đi thông báo rằng sẽ có xe đi trực tiếp đến Niigata, vậy là thông tin từ bạn tôi là chính xác. Chúng tôi bắt đầu lấy vé, một xe chỉđi được 45 người, người số 45 là Minh, người cuối cùng trong nhóm VN. Vậy là một lần nữa chúng tôi lại may mắn khi có thểđi được cùng với nhau. Tôi thông báo lại tình hình cho những người đi sau, đồng thời gọi điện thoại cám ơn những người bạn Nhật ở Yamagata đã giúp đỡ thông tin cho chúng tôi. Book một vé xe bus thì thật là dễ dàng trong những ngày bình thường, tuy nhiên kiếm được thông tin về một chuyến xe bus khẩn cấp trong những ngày chạy loạn là không thể, nếu không có sự giúp đỡ của bạn Nhật. Nh đi mua đồ ăn sáng, suýt nữa bịlạc khỏi nhóm. Tôi đã nghĩ đi cùng con gái thì thật vất vả trong những ngày như thế này, nhưng đi cùng Nh tôi cảm thấy khá an tâm.

8h sáng

Sau 4 tiếng chờ đợi dưới giá lạnh gần 0 độ ở Yamagata, chúng tôi đã lên được xe bus để đi tới Niigata. Những con đường lòng vòng đi qua các rặng núi, cảnh tượng thiên nhiên rất đẹp, tuyết phủ kín những đỉnh núi ngăn cách Niigata với phần phía đông, những con sông lớn và những chiếc cầu vẫn đứng vững trong trận động đất kinh khiếp cách đó hơn 100 km. Xe chúng tôi im lặng theo dõi tin tức trên bảng điện tử treo trên xe. Nhìn những người Nhật và Trung Quốc xung quanh tôi, tự nhiên tôi có cảm giác yên tâm hơn rất nhiều. Nh ngồi cạnh tôi, mắt nhìn ra cửa, máy ảnh cả hai đều mang theo, nhưng tôi hoàn toàn không có tâm trạng muốn chụp bất cứ thứ gì hết. Ảnh của tôi sẽ ảm đạm, u buồn, khắc khoải, mà tôi thì hoàn toàn không muốn nhưthế.

Một cuộc điện thoại

"Em ơi đang ởđâu?"

"Em đang đi Niigata ạ."

"Xong rồi sao?"

"Em định về Tokyo."

"Đừng về Tokyo, lò số 2 lại nổ rồi, mọi người ở đây đang chạy chỗ khác, các em đổi hướng đi đi nhé."

Chúng tôi nghe tin, xôn xao cả lên. Nếu không về Tokyo thì chúng tôi chưa biết tính đường nào khác. Nh gọi cho giáo sư và được hướng dẫn hãy đặt vé máy bay đi từ Niigata về Osaka, tuy nhiên Nh từ chối vì không thể book vé cho nhiều người như thế. Minh, cậu sinh viên đi cùng chúng tôi từ Yamagata lo lắng, tuy nhiên cậu có vé đi về VN từ Narita nên không có vấn đề gì lắm. Anh T đã quyết định đặt vé về VN từ Narita nên sẽđi Tokyo luôn. Vậy là chúng tôi còn có 5 người. Đặt 5vé đi vòng xuống Nagoya, sau đó đi tàu từ Nagoya về Osaka là kế hoạch của nhóm chúng tôi. Tôi thông báo tình hình cho nhóm đi sau, sau đó Nh đã nhờ giáo sư đặt được vé cho cả 5 người. Mọi người đều vô cùng lo lắng, riêng tôi cảm thấy bình thản. Đã qua được những ngày sóng gió, thêm một ngày sóng gió thì cũng thế thôi mà.

13h chiều

Niigata là một thành phố khá lớn ở phía tây Nhật Bản, chúng tôi đặt chân đến đây trong một ngày ảm đạm. Trời mưa, lạnh buốt thấu xương, còn tôi thì chỉcó đúng một bộ quần áo trên người. Chúng tôi nhận báo miễn phí, thông báo về tin nổ lò số 2, chỉ sau đó 5 phút đã có 200 người xếp hàng mua vé Shinkansen để chạy về Osaka hay đâu đó. Tôi gọi điện thoại cho các sempai và bạn bè ở Tokyo, họ đều đang lên Shinkansen để về Osaka. Mọi người kéo nhau vào một quán ăn Trung Quốc, chúng tôi ngồi ăn và ngồi nghỉởđây vì đều đã kiệt sức sau một chuyến đi quá dài.Truyen8.mobi

Tôi update tình hình nhóm đằng sau, họđi theo hướng Tsuruoka vì đông người quá. Chỉ sau vài tiếng nữa chúng tôi sẽ gặp nhau, vậy là quá ổn. Những người đi theo làm sao biết được sự lo lắng và vất vả của tôi, của Nh, của anh Đ, của anh Thành để có thể tìm ra được con đường đi khỏi Yamagata? Nếu không có sự giúp đỡ của Rin bạn anh Đ, không bao giờ chúng tôi biết có thểđi vòng lên Tsuruoka và vòng xuống Niigata. Nếu không có sự giúp đỡ của Satomi và Yagi, không bao giờ tôi biết có thể có tới 10 chuyến bus cấp cứu đi từ Yamagata xuống Niigata. Nếu không có tin dân Trung Quốc chạy tới 6000 người, chúng tôi hẳn sẽ vẫn ôm nhau ở trên Sendai và thấp thỏm chờ đợi. Chúng tôi, những người tìm đường không dám ngủ, vì khi không chắc chắn đường đi thì chúng tôi rất có thể bị rớt lại và bị kẹt. Những người như tôi thì không sao, tôi có bạn bè, tôi có thể ngủ lại và kéo theo Nh và Đ là những người thân với tôi hơn trong nhóm. Thậm chí có những người tôi mới gặp lần đầu, trước đấy tôi chưa hề nói chuyện, vậy tôi có nên làm như thế không? (câu hỏi sẽ có người trả lời hộ ngay sau đây).

Hai nhóm chúng tôi gặp nhau chỉ sau đấy vài tiếng. Tôi gặp anh T và chị D, rất vui mừng vì đã thoát khỏi Yamagata. Những em đi cùng thì nhẹ nhàng thôi, chỉgiống một chuyến đi nghỉ mát ngắn ngày. Chúng tôi ăn, nói chuyện và bàn bạc về những kế hoạch sắp tới. Một anh chàng tên Gi sinh năm 83 ra nói chuyện với chúng tôi, nghe đâu cũng là con nhà thế gia lắm. Nhóm chúng tôi ngồi bàn bạc, tôi, Nh, anh Đ, và anh Thành. Chúng tôi hỏi ý kiến mọi người xem họ định như thế nào, có nhiều người muốn về VN ngay, chúng tôi quyết định liên lạc đến VNAirline để đặt vé cho mọi người. Đúng lúc đấy...

Anh chàng tên Gi, không hiểu bằng cách nào đã bán được cả chục vé cho những em công tử bột đi cùng chúng tôi. Các em ấy mới sang được mấy tháng, không biết tiếng Nhật, ở nhà thì được chiều, nên chỉ nghe nói có vé về ngay VN là trả tiền lấy vé liền mà không hề suy nghĩ. Một vé tới hơn 2000$, một con số kinh khiếp. Đến lúc đã có gần chục em mua vé, rồi một em vào nói chúng tôi mới biết có chuyện đẩy giá vé lên cao. Lập tức điện thoại đến VNAirline để check giá vé, 6 man 3 dưới 26 tuổi và 7 man 3 trên 26 tuổi, như vậy anh chàng tên Gi đã kiếm được hơn 400 triệu nhờ vụ nổ vu vơ ởđâu đó. Chúng tôi im lặng nhìn nhau. Nếu biết có người như thế, chúng tôi đã vứt anh ta ở Yamagata cho chết đói và chết rét ởđó. Chúng tôi lại im lặng và rất buồn khi phải đối diện với sự thực, là chúng tôi đã không làm sạch được tinh thần của dân Việt Nam. Một kẻ như thế nhẽ ra nên giết đi ở Yamagata, chứ không nên vớt hắn lên đến tận Niigata. Thật nhục nhã. Nhìn gương mặt những em "tưởng" là may mắn mua được vé về VN, tôi buồn, buồn vì một thế hệ thiếu kiến thức sống, buồn vì một thế hệ quá ngây thơ, buồn vìmột thế hệ thiếu sự dũng cảm, buồn vì một thế hệ thiếu sự kiên cường. Chúng ta vẫn nghĩ chúng ta kiên cường và dân tộc chúng ta là một dân tộc vĩ đại, tuy nhiên giờđây tôi đang đứng trước sự kiên cường và vĩ đại của người Nhật Bản, tôi tựhỏi nếu có một thảm họa như thếở VN, sẽ có bao nhiêu người tên Gi? Và có được bao nhiêu người như Satomi hay Rin hay Yagi?

Hơn lúc nào hết, ngay trong lúc này, tinh thần Nhật thể hiện vô cùng mạnh mẽ. Từ những người đang liều chết quên mình để sửa nhà máy điện tại Fukushima, cho đến những người đang tình nguyện thức thâu đêm suốt sáng để canh gác cho đồng bào ngủ trong các trại tịnạn. Từ những người lính làm việc ngày đêm trên những bờ biển phía đông phủ tuyết cho đến những đoàn dài đang xếp hàng trật tự kiên nhẫn hàng tiếng đồng hồ để mua vài hộp thịt, vài pack bánh mì. Họ có kỷ luật, và họ quyết tâm sống chết với nơi mình sinh ra. Tôi cảm nhận được trong ánh mắt của họ sự dũng cảm, không biết họ cảm nhận được trong tôi điều gì không?

Chúng tôi chia nhóm ở Niigata. Trời mưa lâm thâm. Chúng tôi ăn thêm một bữa nữa trước khi chia thành 4 nhóm, một nhóm đi xuống Osaka bằng tàu đêm, một nhóm đi nagoya về VN, một nhóm đi Tokyo về VN và tôi đi cùng 4 người nữa, đi bus đêm tới Nagoya rồi đi tàu về Osaka.

Lại một đêm không ngủ, những giấc mơ cứ thế chập chờn theo xe bus, lại động đất ở Shizuoka, tôi đang đi qua Shizuoka, điện thoại của tôi liên lục có những tin nhắn muốn nhận được route để đi khỏi Sendai. Họ muốn nhưng họ không thể, tôi cũng biết thế. Lại một đêm không ngủ trên chuyến xe bus may mắn tới Nagoya.

2011/03/16

Chúng tôi đến Nagoya vào 6h rưỡi sáng. Tôi chỉ cần ra mua vé tàu và chúng tôi lại lúc lắc với nhau đi tới Maibara, sau đó thì về Osaka. Một phần chúng tôi đi bằng vé 18 là vì đã an toàn, đâu cần phải đi nhanh. Một phần nữa vì chúng tôi đã hết tiền. Bỏ mất vé máy bay ở Yamagata, bỏ lại xe máy và tất cả đồ dùng ở lại Sendai, chúng tôi còn đúng máy ảnh và bộ quần áo trên người. Tôi đã 1 tuần không ngủ, 5 ngày không tắm và cũng chừng đó thời gian không giặt quần áo và cạo râu. Nhìn lại mình qua kính khi đi tới Maibara, mắt tôi đã trũng sâu và thâm quầng vì quá mệt mỏi, tôi chỉ ước ao tới Osaka thật nhanh, tôi sẽ đến nhà bạn, và ngủ một giấc thật say, thật lâu ởđó.

Chúng tôi chia tay nhau ở Shinosaka. Anh Đdẫn 2 người nữa đi tới nơi đã được sắp xếp. Tôivà Nh đi cùng nhau gặp một người phụ trách học bổng của Nh và một chịở Yamagata cũng đang ởđây. Sau đó chúng tôi đi Hankyu về tới Ishibashi, đến một ngã ba, tôi đi về một hướng, về nhà bạn tôi, Nh đi về nhà chị gái.

Nhóm ở lại Sendai cuối cùng cũng được sứ quán cứu thoát. Họđi ô tô trong đêm, từ 1h sáng tới Tokyo. Một số người mua vé về VN ngay. Số còn lại được anh Tính liên hệđã ở tại chùa Nisshin kutsu ở Tokyo. Nghe nói Tokyo cũng đang chạy loạn, những việc đơn giản như nấu cơm ăn hay làm reentry hay ngay cả gia hạn Visa cũng đã có người lo lắng giúp.

Tôi một mình kéo va li về đến nhà người bạn tôi ở Osaka. Không thể tin được, 3 ngày trước tôi còn đang bước chân trên những con đường ở Sendai, 3 ngày sau tôi đã vượt hơn hàng trăm km để về được tới Osaka. Oh-Saka, Oh-Saka, những con dốc cao thế nhỉ, tôi lại nhớ lần đầu tiên đặt chân đến Nhật Bản, chính là Osaka. Về đến Osaka tức làvề đến nhà, có bao nhiêu Sempai và Kohai ở Osaka sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi.

Vậy là cuộc tháo chạy kết thúc. Ngày hôm sau, tôi được tin khá nhiều anh chị em ở Sendai đã về được đến VN. Tôi vì còn vướng bận nhiều chuyện nên chưa thể về ngay, một phần khác vì tôi nghĩ người Nhật sẽ kiểm soát được tình hình. Một dân tộc vĩ đại như thế, chắc chắn sẽ không bao giờ bị khuất phục.

Tôi nhớ Sendai một thành phố nhỏ, tôi nhớ Tohoku Uni với những người bạn bây giờđã tan tác khắp nơi. Tôi nhớ những ngày tan học, chúng tôi đi bộ dọc theo sông Hirosegawa, yên bình và lặng lẽ. Tôi nhớ Minh Minh cô bạn tôi mới quen bây giờđã không biết đi đâu. Tôi nhớ cả những người bạn mãi mãi không bao giờ có thể liên lạc lại được nữa.

Di chuyển theo quãng đường hơn 1000km để chạy về được Osaka trong vòng 3 ngày thật là một kì tích! Ngày 17 tháng Ba, sau khi yên ổn ở Osaka, ngồi nghĩ lại, tôi bỗng thấy bồi hồi. Tất thảy những xúccảm trong sáu ngày vừa qua ùa về trong tâm trí tôi. Kết quả là bài thơ này ra đời1:

1 Bài thơ này được phổ theo tác phẩm “Đôi mắt người Sơn Tây”

Em ở Sendai chạy nạn về Anh Bùi tháo chạy cũng ra đi Cách bi ệt bao ngày vì đất động Chi ều xanh không thấy bóng Tiên Đài 2

Ngồi bus hôm nay người tha hương Nhóm ta cùng chạy về Tây phương Ta thấy Tiên Đài mây trắng l ắm Em có bao gi ờ em nhớthương?

Nhà máy bây gi ờ tan hết cả Điêu tàn thôi l ại nối điêu tàn Mỗi bữa l ại thêm nhi ều vụ nổ Ta nghĩ Tiên Đài l ệ chứa chan

Bạntôi em có gặp đâu không? Những xác người đang ngập cánh đồng Có những người đang còn kẹt l ại M ấy ngày rồi mỏi m ắt ngóng trông?

Đôi m ắt người Sentou U uẩn chi ều l ưu l ạc Buồn vi ễn xứ khôn nguôi

"Cho nhẹ lòng nhớthương Em mơ cùng ta nhé Bóng ngày mai quê hương

của nhà thơ Quang Dũng 2 Sendai t ức Tiên Đài

Đường Nội Bài ráo lệ"

Bao giờtrởlại về Thanh Diệp3 Ngồi ngắm rừng xanh ngắm nắng vàng

4

Sông lớn rộng nguồn quanh cầu đá5 Đêm dài khuya khoắt mải online

Bao giờ tôi gặp em lần nữa Ngày ấy ta cùng đi ngắm hoa Đã hết những ngày cùng loạn lạc Còn có bao giờ em nhớ ta...

Tôi đã không khóc trong suốt những ngày vừa qua, nhưng tôi đã khóc khi ở Osaka, tôi không thể nào gọi được cho một người bạn.

Chỉ là những câu trả lời auto vô vọng của tổng đài...

Sốđiện thoại nàykhông thể liên lạc được.

Phần kết

Chúng tôi đã tháo chạy. Tôi phải dùng từ tháo chạy, vì đơn giản nó đúng là một cuộc tháo chạy, dù là có kỷ luật. Chúng tôi học tập được người Nhật sự kỷ luật, nhưng chúng tôi thua kém người

3 Thanh Diệp: Aoba campus 4 Sông lớn: Hirosegawa 5Cầu đá: ushigoebashi

Nhật về tinh thần. Chúng tôi hoang mang, chúng tôi thiếu tin tưởng, chúng tôi thiếu kiên cường và mạnh mẽ.

Vì thế, nên gọi đây là cuộc tháo chạy thì đúng hơn.

Tuy nhiên tôi cũng muốn nói rằng chúng tôi cũng đã rất dũng cảm. Những người ra đi cùng với tôi dũng cảm, không phương hướng, không rõ ràng về đường đi lối lại, họ vẫn đặt niềm tin và đã đi cùng với tôi vượt gần một ngàn cây số để về được tới phía nam. Tuy thế những người ở lại còn dũng cảm hơn chúng tôi nhiều lần. Anh K, bạn Q,họ hoàn toàn có thể ra đi một cách nhanh chóng nhưng họđã ở lại chỉ vì vẫn còn nhiều người ở lại, còn nhiều người không nói được tiếng Nhật, những người đó cần có người giúp đỡ. Chúng tôi đã cùng nhau vượt qua được thảm họa nhờs ựdũng cảm như thế.

Mặc dù vậy, sự dũng cảm của chúng tôi rất nhỏ so với sự dũng cảm của người Nhật xung quanh chúng tôi. Tôi kính phục họ, một dân tộc vĩ đại. Những người Nhật tại Sendai đã rất bình thản nói với tôi rằng họ sinh ra lớn lên ởđây, họ sẽ gắn bó với mảnh đất này mãi mãi. Người Nhật nhanh chóng khôi phục các tuyến đường với tốc độ chưa từng thấy, nửa triệu người đang lánh nạn được cung cấp gần như đầy đủ những nhu yếu phẩm cần thiết, trật tự vẫn được duy trì trên khắp các đường phố, còn lò phản ứng hạt nhân đang được phục hồi nhờ tinh thần quả cảm của một những người cảm tử. Khắp nơi từ phía bắc cho tới phía nam, người Nhật kêu gọi đồng bào mình đóng góp hết sức cho công cuộc tái thiết. Truyen8.mobi

Tôi và bạn bè tôi đều nghĩ rằng nước Nhật sẽ vượt qua được thảm họa và lại trở nên hùng cường.

Chúng tôi đều chờđợi và hy vọng… 

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/16985


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận