Nhật Ký Vùng Tâm Chấn Mở đầu


Mở đầu
Nhật Bản, tản mạn câu chuyện thường nhật

Tốt nghiệp thạc sỹ tại đại học Thanh Hoa, Đài Loan, tôi có nhiều lựa chọn cho con đường sự nghiệp của mình. Bạn bè tôi, đứa đã sang Mỹ, đứa đã đi Úc, tôi quyết định chọn Nhật cho con đường học tập của mình bởi đất nước ấy có nhiều điều huyền bí, đất nước ấy nặng tình với dân tộc Việt Nam. Tôi muốn khám phá, muốn học hỏi, muốn là một phần trong mối quan hệ khăng khít giữa hai dân tộc.

Tôi đến Nhật Bản vào mùa đông năm 2009, để lại quê nhà người vợđang mang thai tháng thứ tám. Đặt chân lên Tokyo, tôi háo hức bước vào hành trình mới. Cuộc sống mới mở ra nơi đây. Ngồi máy bay về sân bay Sendai, tôi miên man nghĩvề những ngày phía trước, những ngày tôi sẽ được thoả sức thực hiện ước mơ của mình. Dưới sân bay, hai người bạn cùng phòng thí nghiệm đang chờđón tôi. Tôi được chào đón bằng một câu tiếng Việt: “Xin chào!” mà hai bạn của tôi học qua Internet. Những câu nói đầu tiên như thế làm tôi phấn chấn. Ngồi trên xe, các bạn hỏi tôi đủ chuyện. Các bạn thắc mắc ở Việt Nam người ở gọi là Osin, còn xe máygọi là Honda (miền nam) à? những từ tiếng Nhật đã được Việt hoá. Tôi thì hỏi các bạn một số câu, về giáo sư, trường lớp, về giờ giấc sinh hoạt. Nhiều câu hỏi nhận được những câu trả lời không liên quan vì các bạn không hiểu được thứ tiếng Anh không qua trường lớp nào của tôi. Gặp giáo sư, sau những cái bắt tay nồng ấm, thầy dẫn tôi sang chào cả nhóm. Tất cả nhóm đứng dậy chào hỏi tôi. Tôi giới thiệu về mình, trao bức ảnh tranh thêu Chùa Một cột cùng bánh kẹo Việt Nam tôi mang theo. Một bữa tiệc nhỏ được tổ chức dành riêng cho tôi. Tiệc có món sushi truyền thống với bia Asahi, rượu sake uống thoả thích.

Cuộc sống mới bắt đầu. Tôi ngày ngày lên phòng thí nghiệm, tối về chat chit với vợ con. Trong công việc, tôi có một tutor, người hướng dẫn làm thí nghiệm và vận hành các thiết bị máy móc. Ởđây, hoá chất cho nghiên cứu rất sẵn, cái nào thiếu có thể fax mua sau 2 ngày sẽ có. Các trang thiết bị hiện đại nhất đều được trang bị, tất cả các thành viên đều phải học cách vận hành. Mỗi người có 6 tháng để học những điều cơ bản và tự vận hành máy móc, sau đó aicũng phải tự làm công việc của mình mà không được hỏi người khác. Nơi đây, hỏi lại những điều đã hỏi là điều tối kị, nên những gì quan trọng đều phải ghi chép lại. Họ luôn đề cao tính trách nhiệm và sựtự lập.

Giáo sư của tôi còn rất trẻ. Thầy trưởng thành trong thời kỳ Nhật Bản đang học tập phương tây, nên cũng đã có thời gian tu nghiệp ở Thụy Điển. Thầy nói tiếng Anh lưu loát, và thường xuyên động viên sinh viên. Thầy rất thân mật và luôn khen sinh viên những khi ai đó có ý tưởng mới. Mỗi tháng tôi có 2h để thảo luận về công việc của tôi với thầy. Tôi luôn nhận được những lời khuyên hữu ích, những câu hỏi hóc búa cho công việc của mình.

Xin nói qua về thành phố nơi tôi sinh sống. “Sendai là một thành phố khá hiện đại, xanh tươi với hơn 1 triệu dân, cách Tokyo khoảng 400km về phía Bắc. Diện tích thành phố là 788,09 km², chạy dài từ Thái Bình Dương đến núi Ou, vốn là những ranh giới Đông - Tây của tỉnh Miyagi. Dân số trên 1 triệu dân, mật độ khoảng 1305 người/km2. Sendai thực sựđa dạng, đồng bằng ở phía Đông, vùng đồi ở giữa và núi ở phía Tây thành phố. Điểm cao nhất của thành phố là Đỉnh Funagata, cao


1.500 m so với mặt biển.

Sông Hirose có 45 km chảy qua Sendai. Dòng sông này được coi là biểu tượng của thành phố Sendai. Thành Sendai được xây dựng sát con sông, mục đích làsử dụng sông như một đường hào tự nhiên. Con sông Hirose nổi tiếng với nước sạch và cảnh đẹp tự nhiên, được Bộ Môi trường Nhật Bản bầu là một trong 100 con sông nổi tiếng nhất nước Nhật. Những ngọn núi ở Sendai là núi lửa ngừng hoạt động, tuy nhiên, nhiều suối nước nóng được tìm thấy ởđây. Khách du lịch thập phương đến đây rất đông vì ngoài thành phố tráng lệ còn có núi, có biển, có các đền thờ cổ kính… Có thể mua bán ở các phố sầm uất như Chuo-dor,

Dòng Hirose. Ảnh: Quang Đức.

Có thể leo núi Aobayama, đi thuyền trên sông Hirose và nhất là đi canot hay tàu thủy thăm vài chục đảo nhỏ nhắn nhưng xanh tươi trên biển Thái Bình Dương. Đặc biệt Sendai có khu đền cổ kính, thiêng liêng Aobayama với những cây thông cổ thụ cao vút và thẳng đứng, những vườn hoa Anh Đào và những ngôi đền có từ ngàn xưa. Sendai còn được gọi là ‘Thành phố Học viện’ (Học Đô) vì thành phố này có rất nhiều trường đại học so với dân số của nó.”

Tượng Lỗ Tấn tại đại học Tohoku. Ảnh: Quang Đức.

Đó là miêu tả của giáo sư Nguyễn Lân Dũng dành cho Sendai sau những lần giáo sư ghé qua đây. Sendai, phiên âm tiếng Nhật nghĩa là “người đàn ông ngồi trên núi”, nơi tập trung của trường đại học Tohoku tôi đang theo học đã hơn trăm tuổi. Du khách có thể tìm thấy ởđây một không khí yên bình khác hẳn với sự nhộn nhịp của Tokyo hay Osaka. Trường Tohoku là nơi Lỗ Tấn học những bài học đầu tiên về y khoa và dược học. Aicó lần ghé qua đây vẫn có thể tìm thấy tượng của Lỗ Tấn và ngôi nhà trọ học của ông từ đầu thế kỷ trước. 

Sống trong môi trường học thuật, tôi dần bị cuốn vào guồng quay của công việc. Lịch báo cáo kết quả nghiên cứu đã được sắp xếp từ đầu năm và bất di bất dịch. Hàng năm lại có lễ chia tay thành viên tốt nghiệp và đón sinh viên mới. Mỗi lần chia tay hay mừng gặp mặt là một lần cả nhóm đi party (ăn tiệc). Nói vềđi ăn hàng hay nhậu nhẹt thì người Nhật cũng như người Việt đều ăn uống đến hết khả năng. Điều làm tôi bất ngờ là bấy lâu nay nghe người Nhật tiết kiệm nhưng số lượng rượu bia họ tiêu thụ cũng phải ngang ngửa dân Việt Nam mình. Điều bất ngờ hơn nữa là phụ nữ cũng uống rượu như nam giới. Họ uống rượu pha hoa quả gọi là umeshu. Thỉnh thoảng đi ngoài đường thấy chị em dìu nhau ra khỏi quán nhậu, lê lết về nhà mới biết cảnh trong phim Hàn là thật. Có lẽ phụ nữở xã hội phát triển cũng có quyền như nam giới, quyền được uống không say không về, và uống đến quên đường về. Nhớ party năm nào ở chân núi Phú Sĩ, tôi đã lôi kéo được khoảng ba mươi người Nhật cùng đi hội thảo hoà chung vào văn hoá uống rượu của Việt Nam “Một, hai, ba Zô….” Nhóm tôi rất thích thú phong cách này, và mỗi lần như vậy họ lại uống hết cốc bia, và rất hãnh diện về khả năng của mình. Cuối năm đó, nhóm đã bình chọn sự kiện văn hoá nổi bật nhất trong năm cho phong cách uống rượu Việt Nam.

Lại nói vềăn uống, người Nhật có những bữa tiệc dài thâu đêm. Họ chỉ ngồi ăn snack với nhâm nhi rượu rồi nói chuyện đến khuya. Nhiều lần đi với nhóm, sau một hồi sung sức, tôi không trụ được đành ngồi ngủ gật đợi các bạn về. Mỗi lần đi party là nhóm lại thử một quán khác nhau. Sau party lần thứ nhất, một số thành viên lại kéo nhau về quán quen thuộc (quán ruột) ngồi đến khuya. Người Nhật thích ăn đồ tươi sống. Ví như rau cải bắp chỉcần trộn với dầu vừng và rau câu là cóthể dùng nhâm nhi với bia cả buổi. Hải sản tươi sống dùng làm sushi cuốn cơm hoặc sashimi ăn với gừng muối và mù tạt. Các loại cá hồi, tôm, mực, trứng cá đều có thể làm sushi. Thịt lợn sống thỉnh thoảng cùng trộn với rau ăn sống. Sushi ăn với dưa muối chua là nhất. Bia Asahi phải uống với sushi cá hồi, gỏi tôm thì cũng như thịt chó với rau thơm uống quốc lủi.

Tôi đã một lần được nghỉ tại khu resort ở Sendai sau một buổi ra mắt dự án. Nằm tại khu suối nước nóng, khu nghỉ dưỡng cung cấp các dịch vụăn uống, chăm sóc sức khoẻ. Cả nhóm thuê chung một phòng lớn như một gia đình. Sau khi ăn uống no say những món ăn truyền thống của Nhật, một vài bạn cùng đi tắm suối nước nóng. Tất cả xiêm y được trút hết, cả hội không quần áo chạy lông nhông ra tắm sạch bằng vòirồi ngâm mình vào hồ nước nóng tự nhiên. Người Nhật nói khi không còn quần áo, người ta không còn gì để giấu nhau, từđó loại trừ được nghi kị. Tắm suối nước nóng là một hoạt động giao lưu hiểu biết lẫn nhau thắt chặt tình đoàn kết. Tắm xong cả hội lại kéo về ngồi nhậu đến khuya, nói đủ chuyện trên trời, dưới biển. Giáo sư lẫn sinh viên cùng ngồi tán gẫu trong một không khí thoải mái đầm ấm.

Lại nói về nhà cửa, người Nhật thích làm nhà nhỏ, một phần để chống động đất, một phần để tiết kiệm cho việc sưởi ấm hay làm mát. Khuôn viên nhà bao quanh bởi khu vườn nhỏ trồng rất nhiều hoa và cây cảnh. Nghệ thuật trồng cây bonsai đã được phổ biến khắp thế giới. Trong vườn rất nhiều các loại cây, hoa được sắp xếp kín lối đi. Người Nhật không lát sân, mà thay vào đó là lớp sỏi có xen kẽ những phiến đá lớn tạo lối đi. Buổi tối thường chỉ thấy những ánh sáng mờ từ các căn phòng nhỏ tạo cảm giác ấm cúng. Đến Sendai, có thể thấy những toà nhà cao trong khu phố hiện đại toạ lạc tại trung tâm thành phố. Đi ra ngoại ô, hay men theo dòng Hirose hay theo các sườn núi trong thành phố ta có thể thoả sức nhắm những ngôi nhà xây theo phong cách cổ xưa với cấu trúc sân vườn đẹp mắt. Tôi sống trên đồi Mukaiyama, nơi có rất nhiều không gian để xây dựng những ngôi nhà như thế. Từđây, cũng có thể phóng tầm mắt bao quát toàn bộ thành phố. Một bên là thành phố hiện đại rực sáng trong đêm, một bên là những khu nhà cổ yên tĩnh lấp ló ánh đèn ấm áp.
Nói về ngắm hoa, người Nhật có lễ hội hanami, là một lễ hội tao nhã nơi đây. Từng nhóm chọn bãi cỏ dưới bóng hoa anh đào Sakura bày biện đồ ăn cùng với một bếp nấu trà và rượu sake. Người Nhật ngồi thưởng thức hoa, nhâm nhi chén trà từ bình minh đến khuất bóng hoàng hôn. Họ quý trọng vẻ đẹp, sự mong manh, trong trắng của loài hoa thoắt nở thoắt tàn này. Người Nhật thích khoảnh khắc hoa anh đào rụng, cũng là khihoanở tươi thắm nhất. Họ coi cuộc đời cũng như cánh hoa kia, ngắn ngủi mỏng manh có thể rụng xuống nhưng hương sắc còn mãi. Điều đó cũng tượng trưng cho tinh thần sống của họ, nhạy cảm, quyết liệt và cao thượng. Những Samurai Nhật xưa kia luôn đề cao khí tiết danh dự hơn cả mạng sống của chính mình. Tinh thần võ sĩđạo ấy vẫn còn ăn vào máu của thanh niên ngày nay, những người con nước Nhật dũng cảm, giàu lòng nhân ái, giàu đức hy sinh. 

Hoa anh đào nở bên ngôi nhà ở Sendai, Nhật Bản. Ảnh: Quang Đức.

Hoa anh đào nở bên núi Phú Sĩđã trở thành biểu tượng của ngành du lịch Nhật Bản.Giờđây Sakura nởđang trở thành biểu tượng hồi sinh của nước Nhật.

Nói về thiên tai, không nơi nào nhiều như nước Nhật. Động đất, sóng thần là những tai hoạ ghê gớm nhất với con người thì nước Nhật thường xuyên gánh chịu. Người Việt mình sống chung với lũ thì người Nhật sống chung với động đất. Người Nhật luôn chuẩn bị kỹ càng cho điều tồi tệ nhất có thể xảy racả về tinh thần lẫn hành động. Học sinh Nhật được dạy không nao núng trước bất kỳ hoàn cảnh nào. Ở nơi tôi làm việc hàng năm đều có diễn tập động đất, hoả hoạn và chúng tôi được dạy hơn lúc nào hết, trong thảm hoạ, chúng ta cần giữ trách nhiệm đối với cộng đồng.

Đôi lời lạm bàn về đất nước và con người Nhật Bản để bạn đọc có thể hiểu phần nào về cuộc sống thường nhật của họ, về những con người hồn hậu nhưng rất kỷ luật và trách nhiệm từ tấm bé. Những phẩm chất ấy ít phát huy trong ngày thường, nhưng trong thảm hoạ xảy đến, nó như nội lực tiềm ẩn đưa đất nước vượt qua cơn bão tố, vươn lên từ đống tro tàn.

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/16961


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận