Những Giấc Mơ Từ Cha Tôi - Hồi Ký Barack Obama Giới thiệu


Giới thiệu
Trong cuốn hồi ký trữ tình, cuốn hút và không ủy mị này, con trai của một người cha châu Phi và người mẹ Mỹ da trắng đã đi tìm một ý nghĩa thực tế cho cuộc đời mình với tư cách là một người Mỹ da đen.

Bắt đầu ở New York, nơi Barack Obama nghe tin về cha mình - một hình tượng ông biết như một huyền thoại đúng hơn là một con người - bị chết trong một tai nạn xe. Cái chết đột ngột này đã khơi dậy một cuộc phiêu lưu cảm xúc - thoạt đầu đến thị trấn nhỏ ở Kansas, từ đó ông lần tìm về cuộc di cư của gia đình bên mẹ đến Hawaii, và rồi đến Kenya, nơi ông gặp gia đình bên nội ở châu Phi, đối mặt với sự thật đắng cay về cuộc đời của cha, và cuối cùng là hòa giải sự thừa hưởng được phân tách của mình. Thông qua cuốn sách này, bạn đọc có thể biết được tiểu sử của Barack Obama, cùng với một chuyến hành trình tìm kiếm những sự thật về gia đình của ông và chủng tộc. Bút pháp của Obama sắc bén nhưng khoan dung. Đây là một cuốn sách đáng đọc và nghiền ngẫm.

“… Ngoại trừ một ngày nọ. Đó là một ngày nắng nóng và lặng gió, Toot về nhà và thấy một đám trẻ con tụ tập bên ngoài hàng rào bao quanh ngôi nhà. Khi Toot tiến lại gần hơn, và có thể nhận ra những tiếng cười cay nghiến, những nét nhăn nhó của sự giận dữ và khinh miệt trên khuôn mặt của những đứa trẻ. Chúng hò hét trong âm điệu chát chúa và thay đổi luân phiên.

“Người tình của mọi đen!”

“Một gã Yankee bẩn thỉu!”

“Người tình của mọi đen!”

Khi thấy Toot bọn chúng tản ra, nhưng ngay lúc đó một thằng bé trong đám ném một viên đá có sẵn trong tay qua hàng rào. Đôi mắt Toot dõi theo đường bay của viên đá cho đến khi nó rơi xuống gốc cây. Và ngay lập tức bà hiểu được căn nguyên của sự phấn khích này: mẹ tôi và một cô gái da đen cùng tuổi nằm úp cạnh nhau trên bãi cỏ, váy tốc lên trên đầu gối, những ngón chân cấm xuống mặt đất, đầu tựa lên hai bàn tay ngay trước một trong những cuốn sách của mẹ tôi. Từ đằng xa hai cô gái dường như có vẻ thanh thản bình yên dưới bóng mát của ngọn cây. Ngay lúc Toot mở cánh cổng và bà nhận ra cô gái da đen kia giật mình đánh thót còn mắt mẹ tôi ánh lên những giọt nước mắt. Hai cô gái vẫn còn bất động, tê cứng vì sợ hãi, cho đến khi Toot cuối xuống và đặt hai bàn tay lên đầu họ.

“Nếu các con thích chơi với nhau”, bà tôi nói, “vậy thì vì sự tốt đẹp các con hãy đi vào nhà. Cả hai con. Đi nào”. Bà bế mẹ tôi lên và chìa tay cho cô gái kia, nhưng trước khi bà muốn nói một điều gì đó, cô gái bổng vụt bỏ chạy, đôi chân dài của cô như chân của một con chó đua khi cô chạy mất hút ra đường.

Gramps giận dữ khi biết những gì đã xảy ra. Ông hỏi mẹ tôi và ghi lại tên những đứa trẻ. Ngày hôm sau, ông nghỉ làm buổi sáng và đến gặp hiệu trưởng của trường. Ông đích thân gọi điện đến bố mẹ của những đứa trẻ lăng mạ kia để phê bình thẳng thắng. Và với mỗi vị phụ huynh, ông đều nhận cùng một sự phản hồi:

“Tốt nhất là hãy nói chuyện với con gái ông, Ông Dunham à. Những cô gái da trắng không được chơi với những đứa da màu trong thị trấn này”…”.

- “Thật cuốn hút…cuốn sách miêu tả một cách thuyết phục hiện tượng phụ thuộc vào hai thế giới khác nhau, và rồi chẳng phụ thuộc vào bên nào cả.” - The New York Times Book Review

- “Với bút pháp trôi chảy, bình thản, thấu suốt, Obama đưa chúng ta tiến thẳng đến điểm giao nhau của những vấn đề hệ trọng nhất về nhân diện, giai cấp và chủng tộc.” - Washington Post Book World

- “Với cách thể hiện trong sáng… sống động và sâu sắc… Quyển sách này phải được đặt bên cạnh những tác phẩm như Sắc Màu Của Nước của James McBride và Cuộc Sống Trên Ranh Giới Màu Da của Greg William như một câu chuyện về cuộc sống bao quát toàn bộ những vấn đề chủng tộc tại Mỹ.” - Scott Turow

- “Một trong những cuốn sách đắt lực nhất về sự khám phá nội tâm mà tôi từng đọc, và hơn thế nữa nó khơi mở cho chúng ta đi sâu hơn vào những vấn đề không những về chủng tộc, giai cấp và màu da mà còn về văn hóa và tính chất sắc tộc. Cuốn sách được viết một cách sống động, trình bày khéo léo và tình tiết được sắp xếp như một quyển tiểu thuyết hay.” - Charlayne Hunter-Gault

- “Trong Những Giấc Mơ Từ Cha Tôi Barack Obama đưa chúng ta trên một chuyến hành trình tìm kiếm những sự thật về gia đình và chủng tộc. Bút pháp của Obama sắc bén nhưng khoan dung. Đây là một cuốn sách đáng đọc và nghiền ngẫm.” - Alex Kotlowitz

- “Những Giấc Mơ Từ Cha Tôi là một cuộc nghiên cứu nhạy cảm và tinh tế về chuyến hành trình của tác giả trẻ tài hoa này vào thế giới tuổi trưởng thành, cuộc tìm kiếm của anh về cộng đồng và vai trò của mình trong đó, một cuộc tìm kiếm sự cảm thông đối với cội nguồn, và sự khám phá của anh về chất thi vị của cuộc sống con người. Mẫn cảm và uyên thâm, cuốn sách này sẽ nói với bạn một điều gì đó về chính mình dẫu bạn là da đen hay da trắng.” - Marian Wright Edelman

Lời tựa cho ấn bản 2004

Gần một thập kỷ đã trôi qua kể từ khi quyển sách này lần đầu tiên được xuất bản. Như tôi đề cập trong phần giới thiệu ban đầu, cơ hội để viết quyển sách này đã đến trong lúc tôi đang học ở trường luật, kết quả của cuộc bầu cử của tôi với tư cách là chủ tịch người Mỹ gốc Phi đầu tiên của tờ Harvard Law Review. Theo sau sự ủng hộ khiêm tốn nào đó của công thúng, tôi đã nhận được một đề bạt từ nhà xuất bản và tiếp tục làm việc với niềm tin rằng câu chuyện về gia đình tôi, và những nỗ lực của tôi để hiểu câu chuyện đó, có thể nói trong một cách nào đó đối với những rạn nứt chủng tộc tiêu biểu cho kinh nghiệm nước Mỹ. cũng như trạng thái nhân diện dễ thay đổi - những bước nhảy qua thời gian, sự xưng đột về văn hóa - vốn đánh dấu cuộc sống hiện đại của thúng ta. Như phần lớn những tác giá đầu tay, trong tôi đầy những hy vọng và nản lòng về việc xuất bản cuốn sách - hy vọng rằng cuốn sinh có thể thành công vượt quá những ước mơ tuổi trẻ của tôi, và nản lòng rằng tôi đã không nói được những gì đáng nói. Hiện thực nằm ở đâu đó giữa hai điểm này. Những bài phê bình có phần ưu ái. Người ta thật sự thờ ơ trước những đề mục mà chủ biên của tôi sắp xếp. Doanh số bán ra không mấy thuyết phục. Và, sau vài tháng tôi tiếp tục công việc của đời mình khi chắc rằng sự nghiệp viết lách của tôi sẽ không sống lâu, nhưng vui vì đã sống qua giai đoạn này với lòng tự trọng ít nhiều còn nguyên vẹn.

Tôi ít có thời gian cho việc ngẫm nghĩ về mười năm tiếp theo. Tôi điều hành một dự án đăng ký cử tri trong đợt bầu cử năm 1992, bắt đầu một hoạt động dân quyền, và khởi sự giảng dạy luật hiến pháp tại trường Đại học Chicago. Vợ tôi và tôi đã mua một ngôi nhà, với hai cô con gái tinh nghịch, khóe mạnh và dễ thương làm niềm hạnh phúc, và vật lộn để trang trải những hóa đơn. Khi cơ quan lập pháp tiểu bang khuyết một ghế vào năm 1996, vài người bạn đã thuyết phục tôi vận động chức vụ đó, và tôi đã thắng. Tôi đã được nhắc nhở, trước khi nhậm chức, rằng sân khấu chính trị tiểu bang thiếu vẻ rực rỡ nơi nguyên mẫu Washington của nó; nơi đây người ta bằng lòng dốc sức một cách thầm lặng, chủ yếu vào những đề tài vốn có nhiều ý nghĩa chỉ với một vài người nhưng lại chẳng là gì cả với thậm chí một người bình dân nhất trên đường phố (chẳng hạn quy định về những ngôi nhà lưu động, tác động thuế khóa của sự khấu hao thiết bị nông trang). Tuy nhiên, tôi rất hài lòng với công việc, chủ yếu vì quy mô của chính trị tiểu bang cho phép những kết quả cụ thể - sự mở rộng về bảo hiểm y tế cho trẻ em nghèo, hoặc cải cách những điều luật phi lý - trong một khung thời gian có ý nghĩa. Và cũng vì trong tòa trụ sở quốc hội của một tiểu bang công nghiệp lớn, ta nhìn thấy diện mạo quốc gia trong dòng luân chuyển không dứt: những bà mẹ nội thành và những người nông dân trồng bắp và đậu, những người lao động công nhật nhập cư bên cạnh những ông chủ đầu tư ngoại ô - tất cả chen chúc để được lắng nghe, tất cả sẵn sàng kề lên câu chuyện của mình.

Vài tháng trước đây, tôi đã giành được sự đề cử của Đảng Dân chủ cho chiếc ghế thượng nghị sĩ Mỹ tại bang Illinois. Đó là một cuộc đua khó khăn, trong một đấu trường đông nghịt những ứng cử viên lỗi lạc giàu kỹ năng và chỗ dựa tài chính; không có sự hậu thuẫn về mặt tổ chức hoặc tài chính cá nhân, một người da đen với cái tên buồn cười, tôi bị coi như một đấu thủ ít có cơ may. Và vì thế, khi tôi giành được đa số phiếu trong cuộc bầu chọn ứng viên Đảng Dân chủ, chiến thắng trong những khu vực da trắng cũng như da đen, trong các vùng ngoại ô cũng như ở Chicago, thiến thắng này là sự lặp lại vẻ vang thắng lợi của tôi khi được bầu làm chủ tịch tờ Law Review. Những nhà bình luận lớn đã biểu lộ sự ngạc nhiên và hy vọng chân thành rằng thắng lợi của tôi đã báo hiệu sự thay đổi trên quy mô rộng trong nền chính trị mang tính chủng tộc của chúng ta. Trong phạm vi cộng đồng người da đen. có một sự cảm nhận về niềm kiêu hãnh liên quan đến thành tựu của tôi, một niềm kiêu hãnh được trộn lẫn với sự thất vọng mà năm mươi năm sau phán quyết bước ngoặt trong vụ án Brown và Bộ Giáo dục và bốn mươi năm sau khi thông qua Đạo luật quyền bầu cử chúng ta vẫn nên tán dương cái tiềm năng (và thỉ là tiềm năng. bởi tôi có một cuộc tổng tuyển cử gay go sắp đến) rằng tôi có thể là người Mỹ gốc Phi duy nhất - và người thứ ba kể từ Thời tái thiết - phục vụ trong thượng viện. Gia đình. bạn bè tôi và tôi hơi bối rối bởi sự quan tâm. và luôn nhận thức về vực thẳm giữa tính hào nhoáng khắc khe của những bình luận truyền thông và những hiện thực hỗn độn, thế tục của cuộc sống như bản chất của nó.

Cũng như sự phản ứng dồn dập của công chúng thúc đẩy sự quan tâm của nhà xuất bán của tôi một thập kỷ trước, thì một loạt những mẩu tin mới mẻ này đã cổ vũ việc tái bản nó. Lần đầu tiên trong nhiều năm, tôi rút ra một bản và đọc vài chương để xem giọng văn đã thay đổi bao nhiêu qua ngần ấy thời gian. Tôi thú nhận dã rất thường cau mày với mỗi một lần chọn từ kém cỏi, một câu cắt xén vụng về, một sự diễn đạt tình cảm dường như quá dễ dãi hoặc quá lọc lõi Tôi có xu hướng muốn cắt quyển sách xuống còn năm mươi trang hoặc gần thế, vì một sự cảm kích sâu sắc đến ám ảnh của tôi về tính chất khúc chiết. Tuy nhiên, thật tình tôi không thể nói giọng điệu trong quyển sách này không phái của tôi - rằng hôm nay tôi đã kể câu chuyện thật khác xa với mười năm trước, ngay cho dù một số đoạn tỏ ra phiền phức về mặt chính trị, đầy những bình luận học thuật và mang tính bới móc đối thủ.

Dĩ nhiên, điều đã thay đổi một cách triệt để và quyết đoán là bối cảnh trong đó quyển sách có thể được đọc. Tôi bắt đầu viết từ bối cảnh cơ sở là Thung Lũng Silicon và sự bùng nổ thị trường chứng khoánt sự sụp đổ của Bức tường Berlin; Mandela - trong từng bước chậm chạp, ngoan cường - đã đứng lên từ một tù nhân để lãnh đạo một quốc gia; việc ký kết những hiệp ước hòa bình ở Oslo. Về đối nội, những tranh cãi văn hóa của chúng ta - xung quanh chuyện"'súng đạn, phá thai và nhạc rạp - dường như quá gay gắt bởi chính vì Con đường thứ ba của Bia Clinton, một thế độ phúc lợi trung dung không có tham vọng lớn lao cũng không có những thách thức gay go. dường như thể hiện một sự nhất trí mang tính cơ bán và phổ biến về những vấn dễ cơm áo, một sự nhất trí mà ngay cả chiến dịch vận động đầu tiên của George W. Bush, với khẩu hiệu "bảo thủ trong tình thương" của nó cũng phải gật gù tán thưởng. Về đối ngoại, nhiễu tác giả đã tuyên bố sự kết thúc của lửa sử, uy thế của những thị trường và nền dân chủ tự do, sự thay thế những hận thù và chiến tranh xưa cũ giữa các quốc gia bằng những cộng đồng và sự tranh giành thị phần.

Và rồi vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Thế giới đã rạn nứt. Việc nắm bắt trọn vẹn ngày hôm đó, cùng những ngày tiếp theo vượt quá kỹ năng viết lách của tôi - những chiếc máy bay, như những bóng ma, đâm sầm vào một khối kính và thủy tinh, rồi sự sụp đổ từ từ của những tòa tháp thành những đống đổ nát oằn oại; những dáng hình đầy tro bụi thất thểu trên đường, sự đau đớn và kinh hoàng. Tôi cũng không làm ra vẻ hiểu được thứ chủ thuyết hư vô cay nghiệt nào đã khích động những tên khủng bố và đồng đảng của thúng ngày hôm đó. Năng lực thấu cảm, khả năng chạm đến tâm can người khác cũng không thể giúp tôi thâm nhập vào những cái nhìn trống rỗng của những kẻ sát hại người vô tội trong sự thỏa mãn khó hiểu và thản nhiên của chúng.

Điều tôi biết là vào ngày đó lần sử đã quay lại với một sự trả thù, rằng, thật ra, như Faulkner đã nhắc chúng ta. quá khứ không bao giờ thết và chôn vùi - thậm chí nó không phải là quá khứ. Lịch sử chung này, cái quá khứ này, tác động trực tiếp đến tôi. Không đơn thuần là những quả bom của Ai Qaeda đã đánh dấu, với một sự thính xác kỳ quái lên một số cảnh quan nào đó trong cuộc đời tôi - những tòa nhà. những con đường và những gương mặt ở Nairchi. Ban, Manhattan, không đơn thuần bởi vì, như hậu quả của ngày 11/9, tên tuổi tôi là một mục tiêu hấp dẫn mạnh mẽ của những trang web nhạo báng từ những phần tử cộng hòa quá đố kỵ. Nhưng còn bởi vì sự xung đột cơ bản - giữa những thế giới dư dật và cùng túng; giữa hiện đại và cổ xưa, giữa những người mang trong mình sự đa dạng hỗn độn thái quá, đầy va chạm, trong khi một mực bám vào một hệ thống giá trị trói buộc chúng ta với nhau, với những người tìm kiếm. dưới bất kỳ lá cờ, khẩu hiệu hoặc niềm tin thiêng liêng nào, một sự thắc chắn hoặc đơn gián hóa nhằm biện minh cho sự tàn ác đối với những người không giống như chúng ta - là cuộc xung đột dựng nên, trên một tỉ lệ thu nhỏ, trong sách này.

Tôi biết, tôi đã thấy sự tuyệt vọng và hỗn loạn của tình trạng bất lực; nó giày xéo thế nào cuộc đời những em bé trên đường phố Jakarta hoặc Nairobi rất giống như cám nó giày xéo cuộc đời những trẻ em ở khu vực South Si de của Chicago, lối đi hạn hẹp thế nào cho chúng giữa một bên là sự lăng nhục và một bẽn là sự thịnh nộ tuôn trào, thật dễ dàng làm sao để chúng trượt vào con đường bạo lực và tuyệt vọng. Tôi biết phản ứng của những kẻ có quyền đối với tình trạng hỗn loạn này - luân phiên giữa một sự tự mãn trì độn và, khi sự hỗn loạn đó đã tràn ra ngoài những ranh giới cấm đoán của nó, thì một kiểu áp đụng vũ lực cứng nhắc và thiếu suy nghĩ, những án từ kéo dài và những thứ vũ khí hạng nặng rắc rối - là không thích đáng với tình hình. Tôi biết rằng sự cứng rắn của những lập trường, sự bám riết vào trào lưu chính thống và bộ tộc, sẽ hủy diệt tất cả chúng ta.

Và vì vậy về phía tôi, cái gì là một nỗ lực tha thiết, sâu sắc hơn để hiểu được sự giằng co này và tìm một chỗ đứng của tôi trong đó, đã hồi quy về một cuộc tranh luận chung rộng lớn hơn, một cuộc tranh cãi mà trong đó tôi thể hiện vai trò của mình một cách thuyên nghiệp, một cuộc tranh cãi sẽ định hình cuộc sống chúng ta và con cháu thúng ta trong những năm tới.

Những hàm ý hình sách vế tất cả vấn đề này là một chủ đề cho một quyển sách khác. Thay vì vậy ở đây tôi sẽ kết lại bằng một nhận định cá nhân. Hầu hết những nhân vật trong sinh này vẫn là một phần của cuộc đời tôi, dù trong nhiều mức độ khác nhau - một chức năng công việc, trẻ em, địa lý và những bước ngoặt của số phận.

Một trường hợp ngoại lệ là người mẹ đã mất của tôi với một sự chóng vánh tàn ác về căn bệnh ung thư chỉ vài tháng sau khi cuốn sách này được xuất bản.

Bà đã dành mười năm qua để làm những gì bà yêu thích. Bà đi khắp thế giới làm việc trong những ngôi làng xa xăm ở châu á và Châu Phi, giúp phụ nữ mua một chiếc máy may hoặc một con bò sữa hoặc một sự học vấn có thể mang lại cho họ một vị trí vững chắc trong nền kinh tế thế giới. Bà giao du với bạn bè đủ mọi tầng lớp. những chuyến đi bộ dài, ngắm trăng. và lùng sục trong những chợ địa phương ở Delhi hoặc Marrakesh để tìm một số thứ vặt vãnh, một cái khăn choàng hoặc một tác phẩm điêu khắc đá có thể giúp bà vui hoặc thích mắt. Bà viết báo cáo, đọc tiểu thuyết, chọc ghẹo bọn trẻ, và mơ về những đứa cháu.

Chúng tôi thường gặp nhau, mối liên hệ giữa thúng tôi không hề đứt. Trong suốt thời gian viết sách này, bà đã đọc bản thảo, hiệu chỉnh những câu thuyền mà tôi hiểu sai. cẩn trọng tránh phê bình những mô tả tính cầm của tôi về bà nhưng lập tức giải thích hoặc bênh vực trước những khía cạnh ít tô vẻ về tính cách của cha tôi. Bà đối mặt với căn bệnh này bằng sự can đảm và hài hước. và đã giúp em gái tôi và tôi vững bước trong cuộc sống của mình, bất thấp sự khiếp sợ, phủ nhận, hoặc những hoang mang bất chợt trong lòng chúng tôi.

Đôi khi tôi nghĩ rằng giá tôi biết bà sẽ không sống sót qua căn bệnh. có thể tôi đã viết một quyển sách khác - ít hơn về sự hòa giải với người cha vắng mặt. nhiều hơn dành cho sự tán dương một người đã luôn là người đồng hành đơn độc trong cuộc đời tôi. Tôi nhìn thấy bà, niềm vui của bà, khả năng kinh ngạc của bà. nơi hai cô con gái của tôi. Tôi cố không thể hiện nỗi thương tiếc sâu sắc của tôi đến thế nào với bà. Tôi biết rằng bà vẫn là người ân cần, rộng lượng nhất mà tôi từng biết, và rằng những gì tốt nhất tôi có đều nhờ nơi bà.

 

 

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/74470


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận