Miranda không chỉ rời khỏi văn phòng, mà còn ra khỏi biên giới. Gần một tiếngtrước đây bà nhảy lên chiếc Concorde đi gặp mấy nhà tạo mốt châu u và hiểnnhiên biến tôi thành cô gái hạnh phúc nhất trần gian. Emily vẫn cố thuyết phụctôi là Miranda sẽ ra nhiều lệnh hơn khi bà ra nước ngoài, nhưng tôi không tincô. Giữa lúc hoạch định từng giây phút quý như vàng mà tôi sẽ sống trong hai tuầntới thì có email của Alex.
Cưng có khỏe không? Hy vọng em có một ngày tốt lành. Chắccòn tốt lành hơn khi bà ấy đi khỏi, đúng không? Hãy tận hưởng đi. Anh chỉ địnhhỏi em có thể gọi cho anh lúc ba rưỡi được không. Anh có một giờ nghỉ trước tiếttập đọc và muốn nói với em một chuyện. Không có gì trọng đại, nhưng anh muốnnói chuyện với em. Yêu em, A
Tôi lập tức thấy lo và viết lại, hỏi có chuyện gì không,nhưng chắc anh đã ra khỏi mạng ngay nên không thấy trả lời gì cả. Tôi ghi nhớtrong đầu là đúng ba rưỡi sẽ gọi điện cho anh. Cảm giác tuyệt vời của tự do khibiết bà ta không có mặt và phá ngang vào chuyện của tôi. Cẩn thận, tôi lấy mảnhgiấy của Runway và viết GỌI ĐIỆN CHO A,3.30 CHIỀU rồi dán vào cạnh màn hình. Vừađịnh gọi điện cho một cô bạn học cách đây một tuần đã nói vào hộp thoại thì tôinghe có chuông điện thoại.
“Văn phòng Miranda Priestly,” thiếu chút nữa thì tôi thởdài. Bây giờ là lúc tôi không muốn nói chuyện với bất cứ ai trên thế giới này cả.
“Emily, chị đấy à? Emily?” Giọng không lẫn được, nó nói quađường dây và dường như lan tỏa khắp văn phòng. Từ chỗ mình ở góc bên kia Emilykhông thể nghe được gì, mặc dù vậy cô ngó qua phía tôi.
“A lô Miranda. Andrea đây. Tôi có thể giúp bà chuyệngì ạ?” Quái quỷ, bà ta mò đâu ra điện thoại nhỉ? Tôi thoăn thoắtđiểm lại hành trình mà Emily đã in ra phân phát cho mọi người trongthời gian Miranda vắng mặt. Bà cất cánh chưa đầy sáu phút mà đã gọitừ ghế phi cơ.
“Tôi hy vọng chị có thể. Tôi vừa đọc bản kế hoạch.Lịch hẹn làm tóc và trang điểm trước bữa ăn tối thứ Năm vẫn chưađược khẳng định.”
“Vâng, Miranda, lý do là ông Renaud chưa khẳng địnhchắc chắn được với những người làm hôm thứ Năm, nhưng ông ấy nói là99 phần trăm sẽ ổn cả, và...”
“Aan-dree-aa, chị trả lời cho tôi: 99 phần trăm cógiống như 100 phần trăm không? Có giống như khẳng định chắc chắnkhông?” Tôi chưa kịp trả lời thì đã nghe bà nói với ai đó, chắc lànhân viên hàng không, rằng bà “không thể quan tâm đến các quy định vàhạn chế sử dụng đồ điện tử” và người ta hãy “đem nó đi quấy rầyngười khác”.
“Nhưng như vậy là vi phạm quy định, thưa quý bà, vàtôi xin đề nghị bà tắt điện thoại cho đến khi chúng ta ổn định độcao. Đơn giản vì rất nguy hiểm,” giọng người kia van nài.
“Aan-dree-aa, chị còn nghe tôi không? Chị...”
“Thưa quý bà, tôi buộc phải kiên quyết. Xin bà tắtmáy ngay cho!” Cơ miệng tôi sắp bị chuột rút vì cười – tôi hình dungrõ là Miranda ghét bị gọi là “quý bà” ra sao, vì ai cũng biết làngười ta chỉ nói vậy với bà già.
“Aan-dree-aa, cô phục vụ này bắt tôi phải cúp máy.Tôi gọi lại, khi cô phục vụ này cho phép. Cho đến lúc ấy chị lokhẳng định lịch hẹn thợ làm tóc và trang điểm đi, và bắt đầu phỏngvấn cô trông trẻ mới đi. Chấm hết.” Sau một lần cuối “quý bà” củanhân viên hàng không nói với Miranda là điện thoại tắt.
“Sếp muốn gì?” Emily hỏi, trán dồn nếp nhăn lo lắngthực sự.
“Sếp đã nói đúng tên tôi ba lần liền,” tôi hể hảnói, thích thú kéo dài sự nóng ruột của Emily. “Ba lần liền, chịcó tin nổi không? Tôi cho rằng đó là khởi đầu một tình bạn tuyệtvời, phải không? Ai dám nghĩ thế cơ chứ? Andrea Sachs và MirandaPriestly – tình bạn bất diệt.”
“ Andrea, sếp nói gì?”
“ À, bà ấy muốn khẳng định chắc chắn lịch hẹn thợ làm tóc vàtrang điểm hôm thứ Năm, vì chắn chắn 99% vẫn chưa đủ để yên tâm. Còn chuyện phỏngvấn gì đó với cô trông trẻ mới thì phải, chắc là tôi hiểu nhầm chăng? Ba mươigiây nữa sếp sẽ gọi lại.”
Emily hít một hơi thật sâu và cố lấy hết nghị lực để chịu đựngsự ngu xuẩn của tôi. Quả không dễ dàng cho cô. “ Không, chị không hiểu nhầmchút nào cả. Sau khi Cara không làm ở chỗ Miranda lâu nữa, tất nhiên là bà cầnmột cô trông trẻ mới.”
“ Sao cơ? Không làm ở chỗ Miranda nữa nghĩa là gì? Không ởchỗ Miranda nữa thì ở đâu cơ chứ?” Tôi khó tin là Cara không kể với tôi là cô độtngột cắt việc.
“ Miranda cho là Cara thích làm ở một nơi khác hơn,” Emilynói – nhất định là một cách nói ngoại giao hơn từ miệng Miranda. Cứ như Mirandacó chút đồng cảm nào với số phận của người khác!
“ Emily, tôi xin chị, nói cho tôi biết chuyện gì đã xảy ra.”
“ Tôi hiểu theo lời Caroline là mới đây Cara đã bắt bọn trẻlên phòng vì chúng cãi lại cô ấy. Miranda thấy Cara tự ra quyết định kiểu ấy làkhông thích đáng. Tôi hoàn toàn đồng ý với bà trong chuyện này. Nói cho đúngthì Cara không phải là mẹ bọn trẻ, phải không nào?”
Nghĩa là Cara bị sa thải vì cô bắt hai đứa trẻ ngồi phòngsau khi chúng cãi cô? “Vâng, tôi hiểu ý chị. Rõ ràng nghĩ chuyện tương lai củabọn trẻ không phải là nhiệm vụ của người trông trẻ, “tôi gật gù đầy vẻ nghiêmtrọng. Cara đã đi quá giới hạn của mình.”
Emily không bập vào ý mỉa mai rõ rệt của tôi đã đành, cô còncó vẻ không hề nghi ngờ gì. “Chính xác. Thêm vào đó là Miranda luôn luôn bấtbình chuyện Cara không biết tiếng Pháp, làm thế nào bọn trẻ con học nói không bịpha cách phát âm Mỹ được?”
Tôi cũng không biết làm thế nào đây. Bọn trẻ vẫn đi học ởtrường tư thục, học phí mỗi năm 18.000 dollar và cả ba giáo viên tiếng Pháp đềunói tiếng Pháp là tiếng mẹ đẻ mà? Mẹ chúng cũng sống nhiều năm ở Pháp, mỗi nămmấy lần qua đó, nói và viết tiếng Pháp hoàn hảo, phát âm cực du dương mà? “ Chịnói đúng. Không biết tiếng Pháp không trông trẻ được. Tôi hiểu rồi.”
“ Ừ, thế nào thì thế, bây giờ chị chịu trách nhiệm tìm mộtcô trông trẻ mới. Đây là số điện của dịch vụ
mối người vẫn cộng tác với mình,” cô nói và gửi qua emailsang chỗ tôi. “Họ biết Miranda kỹ tính sao rồi – hàon toàn có lý, tất nhiên –và thường rất cố gắng trong tuyển chọn.
Tôi cảnh giác nhìn cô, không hiểu cuộc đời cô ra sao trướckhi biết Miranda Priestly? Tôi mở mắt ngủ một lát, cho đến khi lại có chuông điệnthoại. May thay, Emily bắt máy.
“ A lô Miranda. Vâng, vâng, tôi nghe rõ. Không. Tuyệt đốikhông có vấn đề. Thợ làm tóc và trang điểm hôm thứ Năm đã chắc chắn. Và Andreađã lấy các thông tin đầu tiên về cô trông trẻ. Khi nào về, bà sẽ có ba ứng cửviên tử tế đợi phỏng vấn tuyển chọn.” Cô nghiêng đầu, để bút trượt trên môi. “À, vâng. Vâng, khẳng định chắc chắn. Không, không phải 99 phần trăm, 100. Nhấtđịnh. Vâng, Miranda. Vâng, chính tay tôi làm việc đó mà, và tôi tin chắc. Mọingười đều hồi hộp đợi . Okay. Chúc bà một chuyến bay tốt đẹp. Vâng, khẳng địnhrồi. Tôi gửi fax ngay. Okay. Good-bye.” Cô đặt máy và toàn thân run lên vì giậndữ.
“ Tại sao bà ấy không hiểu ra nhỉ? Tôi nói là lịch hẹn thứNăm đã được khẳng định. Nhắc lại lần nữa. Tại sao phải nhai đi nhai lại nămmươi lần? Chị có biết bà ấy nói gì không?”
Tôi lắc đầu.
“ Chị biết bà ấy nói gì không? Trong khi bà ấy bù đầu vìcông việc thì tôi phải viết lại kế hoạch làm việc là lịch hẹn cho thợ làm tócvà trang điểm đã được khẳng định và fax sang khách sạn Ritz để lúc đến nơi làbà ấy có bản kế hoạch đã sửa đúng. Tôi làm tất cả cho bà ấy, hiến cả cuộc đờicho bà ấy, vậy mà phải chịu những lời lẽ như thế?” Trông cô nước mắt lưngtròng. Dù có hồi hộp theo dõi Emily trong cơn giận dữ hi hữu chống lại Miranda,tôi vẫn phải tiếp tục cẩn trọng vì bất cứ lúc nào cũng có thể diễn ra cú thụtvòi kiểu Runway. Bây giờ phải nói đúng giọng: thông cảm, nhưng không hùa vàobè.
“ Emily, không phải lỗi chị, hoàn toàn không phải. Mirandabiết chị làm việc vất vả ra sao và chị là một trợ lý cừ. Nếu bà ấy không cho rằngchị làm việc tốt thì đã tống chị đi từ lâu rồi. Bình thường ra bà ấy đâu có ngạichuyện đó.”
Emily đã chặn xong nước mắt và chuyển sang giai đoạn tháchthức, nghĩa là trong thâm tâm cô nhận là tôi đúng, nhưng sẽ bảo vệ Miranda ngaynếu tôi đi quá trớn. Trong môn tâm lý học tôi có nghe giảng về hội chứngStockholm, khi nạn nhân hòa đồng với thủ phạm, nhưng không bao giờ hiểu rõ thựctế ra sao. Có lẽ khi nào có dịp tôi nên quay video một trong những tiểu cảnh vớiEmily và tôi rồi gửi cho giáo sư làm tài liệu trực quan dạy sinh viên năm thứnhất. Tiếp tục cẩn trọng nữa thì quá mệt, tôi lấy hơi và liều bước tiếp.
“ Bà ấy điên mà, Emily,” tôi nói khẽ và chậm, đợi cô thuận ýmình. “ Không phải lỗi chị, mà là lỗi bà ấy. Bà ấy là người rỗng tuếch, nông cạnvà cay đắng, có hàng núi quần áo lộng lẫy và cũng chỉ có thế mà thôi.”
Vẻ mặt Emily căng lên trông thấy, da má và cổ căng ra như sắprách và tay cô không còn run nữa. Tôi biết cô sắp nghiền nát tôi bất cứ lúcnào, nhưng không dừng được nữa.
“ Chị đã bao giờ thấy bà ấy có bạn bè nào không? Tất nhiên,suốt ngày những nhân vật trọng yếu nhất gọi điện đến, nhưng không phải để nóichuyện với bà về con cái, gia đình hay bố mẹ. Họ gọi vì họ muốn gì đó ở bà.Nhìn từ bên ngoài thì dĩ nhiên cực kì ấn tượng, nhưng chị tưởng tượng xem, mọingười đều gọi điện cho chị vì họ …”
“ Chấm dứt!” Cô hét lên, và nước mắt lại tràn xuống mặt. “Câm ngay mồm đi! Chị bước vào văn phòng này và tưởng mình hiểu hết mọi chuyện.Nàng công chúa chuyên mỉa mai và đứng cao hơn tất cả! Nghe đây, chị không hiểugì cả, không hiểu tí gì cả!”
“ Emily!”
“ Không Emily gì cả, Andy, để tôi nói hết. Tôi biết Mirandalà người khó tính. Tôi biết đôi khi bà ấy như mất trí. Tôi biết tình trạngkhông bao giờ được ngủ và luôn sợ bà ấy có thể gọi điện, và không ai trong đámbạn bè mình thông cảm. Tôi biết hết! Nhưng nếu chị thấy thế là đáng ghét, nếuchị không làm gì khác ngoài kêu ca suốt ngày về công việc, về Miranda, và về tấtcả mọi người, sao chị không biến đi? Vấn đề thực sự ở đây là quan điểm của chị.Nếu chị bảo Miranda điên, được, còn tôi cho là nhiều người, rất nhiều ngườinghĩ rằng Miranda có tài và năng khiếu, và bảo chính chị mới là điên vì không bỏhết sức phụng sự cho người đàn bà kiệt xuất này. Bởi vì bà ấy là người kiệt xuất,Andy, thực sự kiệt xuất.”
Tôi cân nhắc một lát và phải công nhận cô nói đúng. Trong tầmđánh giá của tôi, Miranda là một chủ bút thượng hạng. Mỗi bài đưa vào tạp chí đềuđược bà biên tập từng chữ, và bà không ngần ngại đạp đổ tất cả để bắt đầu lại lầnnữa, kệ cho hậu quả ra sao đối với mọi người. Tuy từng biên tập viên thời trangtự quyết định phục trang đem chụp ảnh, nhưng duy nhất Miranda chọn ra toàn bộquần áo và từng người mẫu. Cả những cộng tác viên phụ trách hình ảnh thật racũng chỉ thi hành chính xác và cụ thể yêu cầu của Miranda. Bà nói lời cuối cùng– thường cũng cả lời đầu tiên và lời quyết định – trong mỗi số báo, từ vòngtay, túi xách, giày, phục trang và đầu tóc cho đến bài viết, phỏng vấn, ảnh,người mẫu, cả đến địa điểm chụp hình và thợ nhiếp ảnh. Không nghi ngờ gì, bà đứngở vị trí tiên phong bảo đảm cho thành công đáng kinh ngạc của Runway, tháng nàyqua tháng khác. Thiếu Miaranda thì Runway không còn là Runway, không là gì cả,điều đó tôi cũng rõ như mọi người khác. Mặc dù vậy tôi vẫn chưa chấp nhận, tạisao bà có quyền đối xử thô bạo với mọi người như vậy. Bà có đủ tài năng khiến mộtcô người mẫu châu Á chân dài mắt gườm gườm mang áo dài Balmain trong một ngõ nhỏở San Sebastian mà vẫn được kính cẩn tôn sùng, song tại sao năng khiếu ấy chophép bà không phải chịu trách nhiệm về cách hành xử của mình? Đó là chuyện tôichưa hiểu nổi, nhưng tôi biết rồi, tôi chỉ là một đứa ngu xuẩn, trái hẳn vớiEmily.
“ Emily, tôi chỉ muốn nói rằng chị là một trợ lý xuất sắc củaMiranda, và bà ấy may mắn có được một người làm việc gian khổ và tận tụy như chị.Chị chỉ nên hiểu rằng chị không có lỗi khi bà ấy có gì không hài lòng. Bản chấtbà ấy là không hài lòng. Chị đã làm tất cả những gì có thể.”
“ Tôi biết, tôi biết chứ. Nhưng chị không tôn trọng Mirandađủ mức, Andy. Hãy suy nghĩ lại đi. Bà ấy đã được rất nhiều và đã phải hy sinh rấtnhiều, nhưng mọi nhân vật siêu thành công ở mỗi lĩnh vực đều thế cả. Hãy chỉcho tôi một giám đốc, một đối tác kinh doanh hay một đạo diễn phim nào mà đôikhi không phải tỏ ra khắc nghiệt? Đó là một phần của công việc thôi.”
Về chuyện này, có thể nói là chúng tôi sẽ không dung hòa đượcquan điểm. Rõ ràng là Emily đã hiến mình cho Miranda và Runway và mọi thứ trongđó, còn tôi thì đơn giản không hiểu nổi lý do tại sao. Cô hòan toàn không khácgì hàng trăm trợ lý riêng và trợ lý biên tập và trợ lý phó tổng biên tập và phótổng biên tập và tổng biên tập khác của tạp chí thời trang. Nhưng dù vậy tôi vẫnchưa hiểu vì sao. Như tôi đã từng trải nghiệm, mỗi người trong số họ đều bịlãnh đạo trực tiếp của mình hạ nhục, đàn áp và hành hạ đủ điều – để rồi lại ápdụng chính những biện pháp đó với những người dưới quyền mình sau khi đượcthăng chức. Để đến cuối bậc thang dài lê thê và gian khổ họ có thể nói là, tađã ngồi hàng đầu ở show thời trang của Yves Saint-Laurent và thỉng thoảng vớ đượcchiếc túi Prada miễn phí? Quỷ cái vận đồ Prada - Chương 12-P2
Đã đến lúc dàn hòa. “ Tôi biết,” tôi thở dài đầu hàng trướcsự cứng đầu của cô. “ Tôi hy vọng chị hiểu ra rằng chị làm bà ấy hài lòng khiôm mấy việc chết tiệt ấy, chứ không phải ngược lại.”
Tôi đợi cú phản công tức thì, nhưng Emily chỉ cười. “ Chị biếtđấy, tôi đã nói với bà ấy cả trăm lần là lịch hẹn hôm thứ Năm đã được khẳng địnhrồi.”
Tôi gật đầu. Trông cô vui vẻ đáng ngờ.
“ Tôi đã nói dối trơn tuột. Tôi chẳng gọi ai hay khẳng địnhchuyện gì hết!” Cô nói như hát.
“ Emily, chị nói nghiêm chỉnh đấy chứ? Thế bây giờ chị sẽlàm gì? Chị thề sống thề chết là đã tự tay hàon tất vụ này.” Lần đầu tiên từkhi vào làm việc ở Runway tôi muốn ôm chầm lấy cô.
“ Andy, nghĩ cho kỹ xem, chị có thật lòng tin là một ngườicòn đủ trí khôn lại lắc đầu khi Miranda gọi làm tóc và trang điểm? Cả sự nghiệpcủa hắn có thể thăng thiên,ai điên mà bỏ lỡ dịp này. Tôi tin là hắn đã vào kếhoạch từ lâu, có thể chỉ phải thay đổi kế hoạch đi lại hay gì đó. Tôi không khẳngđịnh lại lịch hẹn, vì tôi biết hắn sẽ làm. Hắn chẳng có sự lựa chọn nào khác,vì đó là Miranda Priestly!”
Giờ đến lượt tôi muốn trào nước mắt, song tôi chỉ nói: “ Tôicần biết gì khi tuyển cô trông trẻ mới? Có lẽ tôi nên bắt tay vào việc luôn.”
“Ừ,” cô đồng ý, rõ ràng đang rất hài lòng với nước cờ thôngminh của mình. “Có lẽ là một ý hay đấy.”
Cô gái đầu tiên mà tôi phỏng vấn sửng sốt trông thấy.
“Trời ơi!” Cô rú lên khi tôi hỏi trong điện thoại, liệu côcó sắp xếp thời gian đến gặp tôi ở văn phòng. “ Trời ơi! Chị có nói thật không?Trời ơi!”
“Hừm, thế nghĩa là có hay không?”
“Trời ơi, có, có, có, có! Ở Runway? Trời ơi! Tôi mà kể chocác bạn tôi thì họ lăn ra chết mất. Chết đứ đừ. Chị nói đi, ở đâu và bao giờ.”
“Chị đã hiểu là Miranda đang đi xa và không trực tiếp gặp chịđược?”
“Vâng, tôi biết rồi.”
“Và chị cũng biết là chị sẽ trông hai con gái của Miranda?Và công việc này không liên quan gì đến Runway cả?”
Cô thở dài như cam chịu một sự thật buồn thảm, khốn khổ. “Vâng, tất nhiên. Trông trẻ, tôi rõ rồi.”
Rõ đâu mà rõ. Vì lúc xuất hiện tuy bề ngoài cô ta khá thíchhợp với các đòi hỏi ( cao lớn, chải chuốt không chê được, khá đúng mốt , và suydinh dưỡng nghiêm trọng), nhưng hỏi đi hỏi lại sẽ làm việc ở đâu trong ban biêntập
Tôi bắn sang một tia mắt chết người, song hình như cô khôngđể ý. “ Hừm, chả ở đâu cả. Chị nhớ là ta đã nói chuyện đó rồi chứ? Tôi chỉ đượcMiranda ủy nhiệm nói chuyện trước, và bây giờ ta đang ở văn phòng thôi. Còn haiđứa song sinh của bà ấy không sống ở đây, chị hiểu chứ?”
“ Có chứ, có chứ,” cô nói theo, nhưng tôi đã cho cô ra ngoàidanh sách.
Ba người tiếp theo của công ty mối người đợi sẵn ngoài khu lễtân cũng không hơn gì: tuy bề ngoài họ thích ứng với đòi hỏi của Miranda – quảthật công ty biết chính xác nguyện vọng của bà – nhưng không ai trong số họ đủtin cậy để tôi cho trông giữ đứa cháu tương lai, và đó là tiêu chuẩn mà tôi đặtra khi chọn người. Một người đã học nuôi dạy trẻ ở Cornell, nhưng khi tôi khéoléo nhắc là việc này hơi khác so với công việc ngày xưa thì cô chỉ trố mắt ranhìn tôi. Một cô khác từng đi với một cầu thủ bóng rổ nổi tiếng của NBA và quađó “ quen giới nổi tiếng”. Khi tôi hỏi cô đã va chạm với con cái những người nổitiếng bao giờ chưa thì cô bất giác chun mũi và nói, con cái người nổi tiếng “luôn thuộc loại khó tiêu”. Gạch tên. Ứng viên thứ ba sáng giá nhất, cô lớn lên ởManhattan, vừa tốt nghiệp ở Middlebury và muốn làm trông trẻ một năm để kiếm đidu lịch Paris. Nghĩa là cô biết tiếng Pháp? Vâng. Vấn đề duy nhất : cô là ngườithành phố từ đầu đến chân mà lại không có bằng lái xe. Có nguyện vọng học láixe không? Không, cô thấy đường sá đã đủ ùn tắc lắm rồi. Số ba thế là cũng bị loại.Thời gian còn lại trong ngày tôi vắt óc tìm cách thể hiện một cách khéo léo choMiranda biết là một cô gái hấp dẫn, thể thao, thạo cư xử trong giới thượng lưu,nhà ở Manhattan, biết lái xe và biết bơi, có bằng đại học, nói tiếng Pháp vàxông xênh giờ giấc thì khó thích hợp làm nghề trông trẻ lắm.
Không hiểu bà có đọc được suy nghĩ của tôi không mà lập tứccó chuông điện thoại. Tôi nhẩm tính và biết ngay là Miranda đã xuống sân bayCharles de Gaule. Lịch trình chính xác từng giây mà Emily cẩn thận in ra cho biếtMiranda đang trên xe về Ritz.
“Văn phòng Miran…”
“Emily!” Bà rít lên. Tôi khôn hồn nhận ra không phải lúc cảichính, “Emily! Lái xe đưa một chiếc điện thoại khác loại tôi vẫn dùng, có nghĩalà tôi không có một số điện thoại nào cả. Không thể chấp nhận được. Làm sao tôicó thể chỉ đạo công ty từ đây mà lại thiếu danh sách điện thoại được? Chị nốimáy cho tôi ngay với ông Lagerfeld.”
“Vâng, Miranda, bà đợi một chút.” Tôi chuyển bà sang chế độchờ và gọi Emily cầu cứu, tuy rằng nuốt chửng cả ống nghe điện thoại còn dễ tìmra Karl Lagerfeld trước khi Miranda nổi cơn lôi đình cắt điện thoại, chỉ để gọilại ngay lần nữa và hỏi: “Ông ấy đâu rồi? Tại sao chị không tìm thấy ông ấy? Chịkhông biết sử dụng điện thoại hay sao?”
“ Sếp muốn nói chuyện với Karl,” tôi gọi Emily. Cái tên khiếncô tức khắc lao vào lục đống giấy tờ trên bàn.
“Okay, nghe đây, mình còn hai mươi đến ba mươi giây nữa. Chịchọn số Biarritz và lái xe, tôi thử gọi Paris và trợ lý,” cô nói trong khi taythoăn thoắt ấn số. Tôi nhắp chuột vào danh sách hơn một nghìn tên mà hai chúngtôi cùng có trong ổ cứng và lấy ra đúng năm số để thử gọi: số chính ở Biarritz,số phụ ở Biarritz, Studio ở Biarritz, bể bơi ở Biarritz, lái xe ở Biarritz. Xemmục “ Karl Lagerfeld” tôi biết Emily còn bảy số nữa để thử gọi, ngoài các sốkhác ở New York và Milan. Chúng tôi sẽ chết trước khi xong việc.
Sau số chính ở Biarritz, tôi đang gọi số phụ thì đèn đỏ ngừngnhấp nháy. Emily thông báo, phòng trường hợp tôi chưa nhận ra, là Miranda đã bỏmáy, mặc dù bà mới đợi mười lăm giây là cùng – nghe chừng hôm nay rất vội. Tấtnhiên điện thoại lại réo chuông ngay, tôi nhìn Emily với ánh mắt van nài, và côrủ lòng thương. Câu chào cũng bị cắt giữa chừng giống như tôi lúc nãy, rồi cô gậtđầu đầy vẻ nghiêm trọng và hứa hẹn gì đó với Miranda. Như có phép màu, tôi gọiđược đến bể bơi ở Biarritz và gặp một phụ nữ không biết lấy một chữ tiếng Anh bẻđôi. Nỗi ám ảnh phải nói tiếng Pháp có lẽ là nguyên nhân?
“Vâng, Miranda, vâng, Andrea và tôi vẫn đang gọi thử. Chỉvài giây nữa thôi. Vâng tôi hiểu mà. Không, tôi biết là rất thất vọng. Nếu tôiđược phép chuyển bà sang chế độ chờ, mười giây thôi, nhất định sẽ tìm được ông ấy.Okay?” Cô nhấn nút và lật đật chọn số tiếp. Tôi nghe cô cố gắng lắp bắp bằng thứtiếng Pháp bồi với ai đó, người ấy xem ra không biết Karl Lagerfeld là ai.Chúng tôi thế là chết. Chết cứng. Tôi toan cắt cú điện thoại với bà người Phápdở hơi cứ tiếp tục hét om lên trong máy thì đèn đỏ lại tắt.
“Bà ấy đi rồi!” Tôi nghe tiếng mình như tiếng bác sĩ cấp cứukhi xoa bóp tim.
“Nhấc máy đi!” Emily hét và tay vẫn thoăn thoắt bấm số.
Điện thoại đổ chuông.
Tôi nhấc máy và không cần phải mở mồm vì biết rõ ai bên kiađầu dây.
“Aan-dree-aa! Emily! Ai cũng được! Tại sao tôi đang nói vớichị chứ không phải với ông Lagerfeld? Tại sao?”
Linh tinh mách bảo tôi hãy im mồm và đợi cho cơn chửi mắngqua đi, nhưng như mọi khi, linh tính của tôi lại sai.
“A lôôô! Có ai đấy không? Chuyển tiếp một cuộc gọi hình nhưquá khó khăn đối với cả hai trợ lý của tôi hay sao ấy nhỉ?”
“Không phải, tất nhiên không, Miranda. Tôi xin lỗi…” Giọngtôi run rẩy nhưng tôi không sao kiềm chế được. “…nhưng có vẻ như không thể tìmra ông Lagerfeld. Chúng tôi đã thử gọi đến tám số…”
“Có vẻ như không thể tìm ra,” bà nhại lại với giọng chualoét, “Chị nói có vẻ như không thể tìm ra nghĩa là gì?”
Chữ nào trong bảy chữ ấy khiến bà không lĩnh hội được nhỉ?Tôi ngạc nhiên. Có. Vẻ. Như. Không. Thể. Tìm. Ra. Đối với tôi thì quá rõ ràngvà chính xác: chúng tôi không tìm thấy thằng cha đó! Vì thế mà bà không thể nóichuyện với hắn được. Nếu bà tìm ra ông ấy thì bà đã tha hồ nói chuyện. Một triệucâu trả lời nanh nọc quay cuồng trong đầu tôi, nhưng tôi chỉ lúng búng như mộthọc trò bị cô giáo phạt vì nói chuyện riêng trong lớp.
“Vâng, Miranda, nghĩa là chúng tôi đã gọi tới tất cả các sốcó trong danh sách ở văn phòng, nhưng ông ta không có mặt ở bất cứ đâu.:
“Ở đâu được cơ chứ!” Bà nói như hét. Vẻ điềm đạm và lạnhlùng mà bà cố giữ đột nhiên biến mất. Bà lấy hơi một cách cường điệu và nhẹnhàng tiếp: “Aan-dree-â, chị có biết là tuần này ông Lagerfeld đang ở Pariskhông?” Tôi cảm thấy như đang ngồi trong lớp dạy tiếng Anh cho người nướcngoài.
“Tất nhiên, Miranda. Emily đã thử hết các số ở…”
“Ngoài ra, chị có biết là ông Lagerfeld đã nói là trong thờigian ở Paris có thể gọi ông vào số di động?” Mỗi sợi cơ trong họng bà cố gắng hếtsức để làm cho giọng bà điềm đạm và bình thản.
“À không, trong danh sách điện thoại ở văn phòng không ghi sốdi động, do vậy chúng tôi không biết là ông Lagerfeld có điện thoại di động.Nhưng Emily vừa gọi được trợ lý của ông ấy và sẽ có số điện thoại ngay.” Emilygiơ ngón tay ra hiệu cho tôi trước khi ngoáy một dòng ra giấy và liên tục lalên: “Merci, vâng cám ơn, tội định nói là merci!”
“Miranda, tôi có số điện rồi. Tôi nối máy cho bà ngay nhé!”Tôi cảm thấy mũi phồng ra vì tự hào. Làm việc quá giỏi ! Thành tích quá caotrong điều kiện stress ! Chiếc sơ mi dân gian xinh xắn của tôi mà hôm nay hai –không phải một, mà hai – trợ lý thời trang khen ngợi, lúc này đã có hai vết mồhôi dưới nách, nhưng không sao ! Tôi sắp cho ngay con mẹ điên rồ này ra khỏi cúđiện thoại đường dài – hồi hộp thật.
“Aan-dree-aa?” Nghe như một câu hỏi, nhưng tôi chỉ tập trungdò ra quy luật của sự lẫn lộn tên tuổi bừa bãi này. Ban đầu tôi cho là bà cốtình làm thế để chúng tôi tự cảm thấy mình nhỏ nhoi hơn, hèn kém hơn, nhưng rồitôi nghĩ rằng trong mắt bà chúng tôi đã nhỏ nhoi và hèn kém đủ rồi, do đó bàlàm thế vì chẳng thể bận bịu với những chi tiết ngớ ngấn lặt vặt như tên tuổicác trợ lý của mình. Emily khẳng định nghi vấn này của tôi và nói, Miranda gọicô lúc thì Emily, lúc thì Andrea hay Allison – người tiền nhiệm của cô. Tôi thấynhẹ người hơn.
“Vâng ạ?” Giọng tôi lại the thé, bực thật! Bao giờ thì tôigiữ được chút tư thế và bản lĩnh trước mặt bà ta.
“Aan-dree-aa, tôi không hiểu việc gì khiến chị phải nhặng xịlên vì số di động của Karl Lagerfeld, tôi có nó đây rồi? Ông ấy đưa tôi trướcđây năm phút, nhưng điện thoại bị ngắt và khi tôi bấm số thì lại không được.”Bà nói câu cuối, tựa như cả thế giới này – trừ bà ra – là nguyên nhân gây ra sựnhầm lẫn và khó chịu vừa rồi.
“Ồ, thì ra bà có số điện thoại? Và bà biết là suốt buổi cóthể gọi ông ấy qua số này?” Tôi hỏi, chỉ vì Emily – nhưng vô hình trung lại chọctức Miranda thêm.
“Tôi nói chưa đủ rõ hay sao? Nối tôi ngay với số03.55.23.56.67.89. Ngay lập tức. Hay việc đó quá khó ?”
Emily chầm chậm lắc đầu vẻ nghi hoặc trong khi vò mảnh giấycó số điện thoại mà chúng tôi vất vả mãi mới kiếm được.
“Không, không, Miranda, tất nhiên là không. Tôi nối máyngay. Một giây thôi”. Tôi chuyển sang chế độ hội nghị, chọn số và nghe giọng mộtngười đàn ông lớn tuổi nói “A lô!” và lại bấm nút hội nghị lần nữa. “ÔngLagerfeld đấy, Miranda, tôi nối máy," tôi nói như nữ nhân viên tổng đàivào thời xảy ra những câu chuyện trong phim Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên. Rồithay vì ấn nút “loa” để tôi và Emily cùng nghe, tôi đặt máy luôn. Mấy phút liềnchúng tôi ngồi im lặng và tôi phải rất kìm mình để không chửi um lên, rồi lấykhăn lau mồ hôi trán và chầm chậm hít một hơi thật sâu. Emily lên tiếng đầutiên.
“Để tôi không hiểu đúng việc này: bà ấy có số điện thoạitrong tay nhưng không biết bấm số ra sao?”
“Hoặc có thể không thích bấm số chăng?” Tôi chêm vào, khôngchịu để tuột mất dịp hợp sức chống lại Miranda vì biết rằng rất hiếm khi có cơhội làm cùng với Emily.
“Lẽ ra tôi phải biết,” cô lắc đầu, cứ như là thất vọng khủngkhiếp về chính mình. “Đúng là tôi phải biết mới phải. Bà ấy liên tục gọi tôi đểtôi nối máy với những người ở phòng bên hay ngồi trong khách sạn cách đó hai phố.Tôi nhớ là ban đầu tôi thấy chuyện này vô cùng kỳ cục – gọi từ Paris về NewYork để sai nối máy với ai đó ở Paris. Bây giờ thì đó là chuyện thường, đương nhiên,nhưng khó hiểu là lần này tôi lại không đoán trước có gì xảy ra.”
Tôi toan chạy xuống căng tin ăn trưa thì lại có chuông điệnthoại. Tin vào lý thuyết Sét-chẳng-đánh-ai-hai-lần, tôi hào hiệp nhấc máy.
“Văn phòng Miranda Priestly.”
“Emily! Tôi đứng dầm mưa ở phố Rue de Rivolo và lái xe biếnđâu mất. Biến mất! Chị có hiểu tôi không? Biến mất! Chị tìm ông ta ngay chotôi!” Tôi chưa thấy bà ta ở trạng thái kích động như thế bao giờ.
“Một giây thôi, Miranda. Tôi có số điện thoại của ông ấyđây.” Tôi tìm tờ in lịch trình vừa để ra bàn, nhưng chỉ nhìn thấy đủ loại giấytờ, bản tin lạc hậu và một chồng báo Runway cũ. Chỉ có ba, bốn giây trôi qua,nhưng tôi có cảm giác như đứng cạnh Miranda và ngắm nước mưa xối lên chiếc áolông Fendi của bà và làm nhòe nhoẹt lớp phấn trên mặt. Bà sẽ giơ tay tát vào mặttôi và gọi tôi là cục cứt vô dụng, bất tài, vụng về, một kẻ hèn đớn hết chỗnói. Tôi không có thì giờ để bình tĩnh lại và nhớ ra rằng bà cũng chỉ đơn thuần(về lý thuyết) là một con người, nay đứng trong mưa và đổ giận dữ lên người trợlý ở cách đó gần sáu nghìn cây số. Không phải tội tôi. Không phải tội tôi.Không phải tội tôi.
“Aan-dree-aa! Tan tành đôi giầy tôi rồi! Chị nghe chứ? Chịcó chú ý nghe không đấy? Chị tìm ông lái xe ngay đi!”
Một dự cảm bất thường chực trào lên – trong cổ tôi như có cụcgì chặn ngang, cơ gáy cứng đờ, trạng thái dở khóc dở cười, và khóc hay cười đềudở. Chắc Emily linh cảm được điều gì, cô đứng phắt lên và trao cho tôi tờ lịchtrình. Thậm chí cô đã đánh dấu ba số điện thoại của lái xe: số trong ôtô, số diđộng và số nhà riêng.
“Miranda, tôi phải để bà đợi một giây để gọi cho lái xe. Đượckhông ạ?” Tôi chẳng đợi câu trả lời, tuy biết bà sẽ phát điên, và chuyển sangchế độ chờ rồi gọi Paris lần nữa. May mà ông lái xe nhận điện ngay khi tôi bấmsố đầu tiên và chuông reo lần đầu tiên. Rủi quá, ông không biết tiếng Anh. Tôichưa bao giờ có hành động hủy hoại mình, nhưng lúc đó không biết làm gì hơn làdập trán mình xuống mặt bàn. Sau ba cú dập thì Emily chuyển cuộc gọi sang bànmình. Cô chuyển sang hét, không phải vì mong ông lái xe qua đó có thể hiểu tốthơn thứ tiếng Pháp dở ẹc của mình, mà để ông nhận ra mức nghiêm trọng của tìnhthế. Lái xe mới luôn luôn cần một chút dạy dỗ, đặc biệt là phải dạy họ quênngay lập luận ngớ ngẩn là cứ để Miranda đợi bốn mươi lăm giây hay một phút, bà ấykhông chết ngay đâu mà sợ! Chính xác đó là cái khiến Emily và tôi phải cho họ mởmắt ra.
Sau khi Emily cho ông lái xe nghe đủ những lời nhục mạ đểông vội phi về nơi ông thả Miranda xuống trước đó ba, bốn phút, chúng tôi gục đầuxuống bàn. Tôi hết cả đói bụng, và lấy làm ngạc nhiên. Phải chăng chứng bệnhRunway đã lây sang tôi? Hay chất adrenaline và thần kinh hợp sức chặn cơn đói?Đúng rồi! Bệnh gầy ở Runway không xuất phát từ ý chí, mà đơn thuần là phản ứngcơ thể trước sự khủng bố triền miên và không khí phiền muộn đè lên bao tử. Tôidự định sẽ nghiên cứu hiện tượng này kỹ hơn; rất có thể Miranda tinh ranh hơntôi nghĩ và chú ý biến thành một con quỷ để hù mọi người cho gầy nhom đi.
“Ơ kìa các quý bà! Ngẩng đầu lên nào! Quý bà có thể tưởng tượngMiranda nhìn thấy mình ngay lúc này không? Bà ấy sẽ không vui đâu!” James líulo ngoài hành lang. Anh xịt một thứ gôm gì đó cho tóc lật ra sau, mốt này tênlà “Đầu giường” (Tên rất choáng, ai mà cưỡng lại được?”), và mặc một kiểu áo cầuthủ bóng đá bó sát người in số 69 ở ngực và lưng. Hiện thân của sự tinh tế vàkhiêm nhường, như mọi khi.
Hai chúng tôi không thèm nhìn anh. Đồng hồ mới chỉ bốn giờ,theo cảm giác thì đã nửa đêm.
“Okay, để tôi đoán nhé. Mẹ già gọi điện liên tục vì mẹ đánhmất bông tai ở đâu đó giữa Ritz và Alain Ducase, mẹ sai các chị tìm ngay về, kểcả khi các chị đang ở New York chứ không phải Paris.”
Tôi khịt mũi. “Anh tưởng là vì chuyện vặt ấy mà chúng tôi khốnkhổ thế này à? Đó là việc của chúng tôi. Ngày nào cũng làm. Nghĩ ra thứ gì hayhơn đi.”
Thậm chí Emily cũng cười. “Thật đấy, James, thế chưa đủ. Mộtbông tai thì bất cứ thành phố nào trên thế giới tôi cũng chỉ tìm thấy sau mườiphút,” cô nói, mặt mũi chợt vui vẻ hẳn lên vì những lý do mà tôi không hiểu nổi.“Chỉ đáng gọi là một thử thách, nếu sếp không nói là đánh mất ở thành phố nào.Nhưng tôi cuộc là rồi chúng tôi cũng làm được.”
James làm ra vẻ sợ hãi và đi giật lùi ra khỏi văn phòng. “Tốtthôi, chúc các quý bà một ngày đẹp nhé! Ít nhất thì sếp cũng chưa làm quý bà gụchẳn. Tôi khuyên các quý bà hãy cảm ơn Chúa về chuyện đó, các quý bà trông cònvượng sắc lắm. Tạm biệt…”
“CHỚ VỘI VÃ THẾ, CẬU ĐỒNG CÔ!” Ai đó hét rất to ngoài hànhlang, giọng the thé. “TÔI BẢO CẬU QUAY TRỞ LẠI NGAY VÀ NÓI CHO CÁC CÔ GÁI BIẾT,CẬU NGHĨ GÌ KHI MẶC LÊN NGƯỜI THỨ GIẺ RÁCH NÀY SÁNG SỚM NAY!” Nigel véo taitrái của James và kéo anh ta đến giữ hai bàn chúng tôi.
“Kìa, Nigel.” James rên rỉ và làm ra vẻ bực bội, song anhthích thú ra mặt khi được Nigel tóm. “Anh cũng ưa cái áo của tôi đấy chứ!”
“ƯA CÁI ÁO NÀY? CẬU NGHĨ LÀ TÔI ƯA CÁI KIỂU ĐỒ THỂ THAO SẶCMÙI MỒ HÔI MÀ CẬU ĐANG MẶC À? JAMES, CẬU PHẢI NGHĨ LẠI ĐI, OKAY, OKAY?”
“Áo bóng đá mặc bó thì có gì sai? Tôi thấy nó rất hot.”Emily và tôi gật đầu, hùa về phe James. Có thể chiếc áo không hẳn đại diện chothẩm mỹ cao, nhưng James mặc trông cực sành điệu. Ngoài ra thì, kể cũng khá khótiêu khi được một người góp ý về mốt mà người này mang quần bò may bó in sọc ngựavằn, áp pull đen cổ chữ V và sau lưng có trổ hình lỗ khóa để hở cơ lưng cuồn cuộn,đi kèm mũ cói và một vệt thoang thoảng (tôi công nhận là rất khéo!) kẻ mắt bằngphấn đen.
“CẬU BÉ, THỜI TRANG KHÔNG SINH RA ĐỂ CẬU TRƯNG SỞ THÍCH TÌNHDỤC CỦA MÌNH LÊN ÁO. KHÔNG, KHÔNG, KHÔNG PHẢI THẾ. CẬU MUỐN KHOE MỘT ÍT DA THỊT?HOT ĐẤY. CẬU MUỐN KHOE MỘT CHÚT ĐƯỜNG CONG GỢI CẢM CỦA TUỔI TRẺ? HOT ĐẤY. NHƯNGQUẦN ÁO KHÔNG PHẢI LÀ NƠI CẬU NÓI CHO MỌI NGƯỜI BIẾT CẬU THÍCH LÀM TÌNH Ở TƯ THẾNÀO. BẠN ƠI, GIỜ ĐÃ HIỂU CHƯA?”
“Được, Nigel,” James đóng vai kẻ thua trận rất thuyết phục đểkhông lộ ra rằng anh rất thích được Nigel chú ý quan tâm.
“ĐỪNG GỌI TÔI LÀ NIGEL, CƯNG ƠI, GIỜ THÌ BIẾN RA CHỖ JEFFYNGAY. NÓI LÀ TÔI CỬ CẬU ĐẾN, VÀ JEFFY HÃY ĐƯA CHO CẬU CÁI ÁO QUY KIỂU MỚI CỦACALVIN MÀ CHÚNG TÔI ĐẶT MUA ĐỂ ĐI CHỤP ẢNH Ở MIAMI, THỨ ĐỒ CHO CÔ NGƯỜI MẪUXINH ĐẸP MẶC ẤY. LẠY CHÚA, THẰNG CHA NÀY NGON QUÁ, NHƯ THANH SÔ CÔ LA SỮA VẬY.ĐI ĐI NÀO, VÀ NHỚ QUAY VỀ CHO TÔI XEM.”
James chạy vụt đi như một con thỏ đồ chơi vừa được lên giâycót và Nigel lại quay sang với chúng tôi. “CÁC CÔ ĐÃ GỬI PHIẾU ĐẶT ĐỒ CHO BÀ ẤYCHƯA?”
“Không, sếp chưa muốn chọn trước khi nhận được catalog.”Emily chán nản đáp. “Sếp nói là hôm nào quay về đặt cũng chưa muộn.”
“ĐƯỢC, NHỚ CHO TÔI BIẾT TIN SỚM ĐỂ TÔI THỐNG NHẤT CHƯƠNGTRÌNH DẠ HỘI.” Ông đi ra kho quần áo, chắc để chộp được James.
Tôi đã từng trải qua quá trình đặt quần áo cho Miranda, quảlà không sung sướng gì. Ở các buổi trình diễn thời trang, bà đi đi lại lại giữacác sàn diễn với cuốn sổ ghi chép, qua đó chuẩn bị buổi diễn hoành tráng tạisân khấu duy nhất có trọng lượng Runway, nơi bà cho xã hội New York biết làtrong mùa tới phải mặc gì, và giới trung lưu Mỹ muốn được mặc gì. Hồi đó tôichưa linh cảm được rằng Miranda sở dĩ chú ý theo dõi các mốt trên sàn diễn đếnthế, một phần cũng vì ở đó lần đầu tiên bà nhìn thấy những gì chính bà sẽ mặctrong mấy tháng tới. Quỷ cái vận đồ Prada - Chương 12-P3
Sau khi Miranda quay về văn phòng được mấy tuần, Emily đượcbà đưa danh sách các nhà tạo mốt mà bà muốn xem catalog : những người thuộc diệnxét chọn vội cuống lên để nộp sách cho bà, trong khi ảnh chụp thời trang đôikhi còn chưa kịp rửa chứ chưa nói đến chuyện tút sửa và tập hợp thành sách sưutập mẫu. Trong lúc đó toàn bộ nhân sự của Runway đứng nghiêm sẵn sàng đợi bộcatalog. Đứng đầu dĩ nhiên là Nigel, với nhiệm vụ thẩm định chung và chọn đồriêng cho Miranda. Nếu cần, ông lấy thêm một người ở bộ phận phụ kiện giúp ôngchọn giày và túi tương thích, đôi khi cả một biên tập viên thời trang cử đến đểthống nhất kết luận, nhất là khi có hàng trọng lượng hơn như măng tô lông thúhay áo dài dạ hội. Khi các ban phòng đã tập hợp tất cả những hàng được đặtthành một tổng thể thuyết phục thì thợ may riêng của Miranda đóng đô tại Runwaymấy ngày liền để sửa những gì cần thiết. Không ai lấy được đồ ra nữa vì Jeffyđã dọn toàn bộ kho quần áo để Miranda và thợ may chiếm toàn bộ phòng. Lần thửáo đầu tiên, tình cờ tôi đi qua và nghe Nigel rống lên: “MIRANDA PRIESTLY! VỨTNGAY CÁI GIẺ RÁCH ẤY XUỐNG! MẶC ĐỒ ĐÓ BÀ TRÔNG NHƯ CON NGỢM, NHƯ MỘT CON CAVE RẺTIỀN!” Tôi dán tai vào cánh cửa để nghe – liều vô cùng vì cửa có thể bật ra bấtcứ lúc nào – cốt chỉ để chứng kiến cảnh bà ta hạ nhục Nigel theo kiểu rất riêngkhông ai bắt chước được. Thay vào đó, tôi không nghe thấy gì ngoài lời làu bàuđồng ý và tiếng quần áo sột soạt kéo qua đầu.
Đến giờ thì tôi đã phục vụ Miranda được một thời gian, dườngnhư niềm hân hạnh được đặt quần áo mới cho bà sẽ chuyển sang tôi. Mỗi năm bốn lần,chính xác như máy đồng hồ, bà giở xem các catalog hàng mẫu, tựa như chúng chỉin ra cho riêng bà, và chọn đồ bộ của Alexander McQueen và quần của Balenciaga nhưngười ta chọn rau ở siêu thị. Một mảnh giấy vàng dính vào chiếc quần vải thun cắtbó của Fendi, một mảnh nữa vào giữa bộ đồ của Chanel, mảnh thứ ba với chữ“KHÔNG” to đùng dán đè lên chiếc áo quây bằng lụa. Cứ thế tiếp tục, trang nàyqua trang khác, mảnh giấy này tiếp mảnh giấy kia, cho đến khi toàn bộ trang phụccho mùa tới được bà chọn xong, trực tiếp từ sàn diễn – nhiều thứ thậm chí cònchưa may xong.
Tôi đã quan sát Emily khi fax đơn đặt hàng cho Miranda đếncác nhà tạo mốt khác nhau. Cột để điền cỡ và màu bao giờ cũng để trống. Ai biếtgiá trị Manolo của mình thì cũng phải biết Miranda ưa loại nào. Nhưng chỉ chọnđúng cỡ thì chưa xong – khi mọi thứ chuyển tới Runway, chúng đều phải cắt ngắnhay chiết bớt để trông như đồ may đo. Khi toàn bộ trang phục đã đặt, gửi đến,chữa lại cho vừa khít và được lái xe riêng chở bằng Limousine đến nhà thìMiranda mới nhả đồ của mùa cũ ra: lúc văn phòng chất đầy túi rác đựng đồ Yves,Celine và Helmut Lang. Đồ cũ nhất từ bốn đến sáu tháng, giỏi lắm mới được mặc một,hai lần hoặc chưa bao giờ đụng đến người, và tất cả đều thời trang kinh khủng đếnnỗi đôi khi cũng chưa có mà mua ở đa số các cửa hàng. Nhưng đối với Miranda, nếuđó là đồ của mùa trước thì chúng chỉ có giá trị như đồ ăn thiu.
Năm thì mười họa tôi cũng kiếm được thứ mặc vừa, một chiếcáo quây hay áo khoác ngoại cỡ, nhưng nói chung không có nhiều triển vọng vì mọithứ đều cỡ 32. Thường là chúng tôi phân phát đồ này đến người quen có con gáidưới 12 tuổi là những người duy nhất khả dĩ mặc vừa. Tôi tưởng tượng ra cảnh nhữngđứa bé gái với thân hình con trai vung vinh đi lại trong chiếc váy Prada hay áohai dây quyến rũ của Dolce & Gabbana. Nếu thấy được một thứ gì thực sự thờithượng thì tôi giải phóng nó khỏi túi rác và cất xuống dưới bàn, đợi đến khilén lút đem ra được khỏi văn phòng. Chỉ cần đảo nhanh vài lần vào trang eBayhay tạt vào mấy cửa hàng đồ cũ sang trọng ở đại lộ Madison là tôi đã cải thiệnđồng lương còm của mình được chút đỉnh rồi. Không phải là ăn trộm, tôi nghĩ thế,mà là sử dụng tài sản được giao phó một cách có ích.
Miranda còn gọi điện sáu cuộc nữa giữa sáu và chín giờ tối –đối với bà thì nửa đêm là ba giờ sáng – để sai nối máy với một số người đã đếnParis từ lâu. Tôi hờ hững thi hành, không có gì trục trặc lớn, rồi xếp đồ đạc đểchuồn nhanh trước khi điện thoại réo chuông. Mãi đến khi mệt mỏi khoác măng tôlên người, tôi mới chợt thấy mảnh giấy mà tôi đã dán cạnh màn hình để không thểquên được – nhưng rồi vẫn cứ quên: “GỌI ĐIỆN CHO A, 3.30 CHIỀU”. Đầu óc tôi chợtchao đảo, kính áp tròng đã từ lâu khô quắt lại thành hai miếng thủy tinh nhỏ tícứng quèo, và bây giờ còn thêm tiếng mạch đập thình thịch trong đầu. Không phảiđau nhói, chỉ là cảm giác khó ở ngột ngạt không rõ ở đâu, nhưng lờ mờ, nghiệtngã, ngày càng rõ hơn cho đến khi nó thương hại khiến tôi ngất xỉu đi hay làm vỡbung đầu ra. Mê muội vì những cuộc điện thoại xuyên lục địa và cuống cuồng lo sợmà tôi quên dành ba mươi giây để làm cái việc Alex nhờ. Đơn giản là quên bẵngđi một việc dễ dàng như gọi lại cho một người chua bao giờ cần đến mình chuyệngì cả.
Tôi ngồi xuống bên bàn trong văn phòng quạnh quẽ và tối đènvà cầm lấy ống nghe còn nhớp dính mồ hôi bởi cuộc nói chuyện với Miranda cáchđây ít phút. Điện thoại ở nhà Alex rung chuông rất lâu rồi bật sang ghi âm,nhưng gọi di động thì Alex bắt điện ngay.
“Chào em.” Anh nhìn số máy hiện lên và biết tôi gọi. “Hômnay ra sao?”
“Như mọi hôm thôi, không quan trọng. Alex, em muốn xin lỗilà lúc ba rưỡi không gọi lại cho anh. Em không nên bắt đầu giải thích thì hơn, ởđây như một trại điên, bà ấy liên tục gọi điện và…”
“Thôi được rồi, không có gì ghê gớm cả. Em này, hiện tạikhông tiện lắm. Mai em gọi anh được không?” Có vẻ như anh không tập trung, giọnganh nghe xa lắc như gọi từ bốt điện thoại công cộng ở một làng ven biển đầu kiathế giới.
“À, vâng, nhưng mọi việc okay cả chứ? Anh muốn nói nhanhnhanh cho em biết anh định nói gì lúc chiều à? Em thực sự lo là có chuyện khôngổn.”
Anh im lặng một lát rồi nói: “Nhưng thật ra anh không thấyem có vẻ lo lắng. Anh nhờ em một lần duy nhất là gọi cho anh vào một giờ thuậntiện cho anh – chưa kể là sếp em đang ở nước ngoài – nhưng em không làm đượctrước sáu tiếng. Không thực sự là dấu hiệu cho thấy em quan tâm, đúng không?”Giọng anh không có chút mỉa mai hay chê trách, anh chỉ tổng hợp các sự kiện.
Tôi cuốn dây điện thoại quanh ngón tay đến khi nghẽn máu, khớpxương lồi lên và đầu ngón tay trắng bợt, lưỡi tôi chợt có vị mặn: tôi đã cắnmôi đến bật máu.
“Không, không phải em quên,” tôi nói dối để tránh lời cáo trạngchưa nói ra, “em chỉ không rỗi lấy một giây, và không muốn vừa nhấc máy lên gọiđã bị cắt ngay. Em muốn nói là bà ấy gọi em chiều nay tối thiểu hai chục lần, lầnnào cũng có chuyện khẩn cả. Emily về nhà lúc năm giờ và để em lại một mình vớichiếc điện thoại. Miranda thì gọi điện không nghỉ lấy một phút. Cứ mỗi lần em địnhgọi cho anh thì bà ấy lại xuất hiện ở máy kia. Em, anh biết đấy…”
Những lời xin lỗi như bắn súng máy nghe rất thảm hại, ngay cảvới tôi, nhưng tôi không ngừng lại được. Alex biết rõ cũng như chính tôi ở chỗđơn giản là tôi quên bẵng việc này. Không phải vì anh không quan trọng trongtôi, mà vì tất cả những gì không liên quan tới Miranda đột nhiên vô nghĩa khitôi vào đến văn phòng. Ở khía cạnh nào đó, bản thân tôi cũng không hiểu nổi. Lạicàng không thể giải thích cho người ngoài, nói gì đến chuyện hy vọng họ sẽthông cảm là thế giới này ngoài chẳng còn gì quan trọng nữa. Đặc biệt phức tạpkhi đó chính là chuyện mà tôi ghét nhất, huống hồ là những người quan trọng nhấtđời tôi.
“Này, anh phải quay ra chỗ Joey và hai đứa bạn nó kẻo chúngnó phá tan nhà cửa ra mất.”
“Joey? Anh đang ở Larchmont à? Bình thường anh có phải trôngnó vào thứ Tư đâu ? Mọi việc ổn cả chứ? ” Hy vọng với câu hỏi thăm mà tôi nghĩlà thân thiện này sẽ đánh lạc hướng anh khỏi chuyện rành rành là sáu tiếng liềntôi không nghĩ đến gì khác ngoài công việc của mình. Anh sẽ kể cho tôi nghe làmẹ anh bận gì đó ở chỗ làm, hoặc phải đi họp phụ huynh, và người trông trẻ mọihôm không thể đến được, Alex không có thói than phiền, nhưng ít nhất cũng kểcho tôi nghe chuyện gì xảy ra.
“Ổn cả, ổn cả, mẹ anh chỉ phải đi họp gấp, Andy, bây giờ anhkhông thể nói lâu hơn. Anh chỉ định báo cho em một tin mừng, nhưng em không gọilại,” anh nói không chút biểu cảm.
Dây điện thoại thắt chặt quanh ngón giữa và ngón trỏ đến nỗimáu đập thình thịch. “Em xin lỗi,” tôi không nói được gì hơn. Đúng, anh nóiđúng, tôi thật vô cảm khi quên gọi lại cho anh, nhưng bây giờ thì tôi quá mệt mỏiđể nghĩ ra chiến lược tự vệ phức tạp nào khác. “Alex, em xin anh, đừng làm thế.Anh có biết là từ bao lâu rồi không có ai đem lại cho em một tin mừng trong điệnthoại không? Anh nói đi!” Tôi biết là anh không thể từ chối một lời đề nghị hợplý như thế, và quả nhiên.
“Có gì kinh khủng lắm đâu. Anh tổ chức xong mọi thứ cho cuộchọp mặt bạn cũ đầu tiên của chúng mình.”
“Gì cơ? Thật hả? Chúng mình sẽ đi?” Thỉnh thoảng tôi vẫn hayhỏi anh – một cách hờ hững và qua loa, như tôi cố ra vẻ thế - liệu chúng tôi cócùng nhau đến cuộc họp mặt cựu sinh viên, nhưng Alex không trả lời chắc chắn, mộtchuyện khá lạ, và không muốn quyết định rõ. Tuy hãy còn quá sớm để lập kế hoạch,nhưng khách sạn và nhà hàng ở Providence thường bị đặt chỗ hết trước vài tháng.Cuối cùng, trước đây vài tuần tôi quên đề tài này đi và nghĩ rồi cũng sẽ tìm đượcchỗ nào đó. Còn Alex hẳn nhiên là nhận ra tôi cực kỳ muốn cùng anh đến đó, vàđã lo hết mọi chuyện.
“Ừ, chuyện xong hết rồi. Mình có một chiếc xe thuê, một chiếcjeep nhé, anh đã đặt một phòng ở Biltmore.”
“Biltmore! Anh không đùa đấy chứ? Anh lấy được phòng ởBiltmore? Không thể tin nổi.”
“Em vẫn hay nói em muốn ở đấy một lần mà, thế là anh thử. Thậmchí anh còn đặt một bàn lớn cho mười người ăn sáng ở Al Forno. Anh và em có thểcùng lúc mời các bạn mình đến.”
“Không thể tin nổi. Anh đã lo mọi thứ xong cả rồi?”
“Tất nhiên. Anh cũng muốn kể cho em và chứng kiến em nhảycẫng lên ra sao, nhưng em chắc là quá bận bịu nên không gọi lại được.”
“Alex, em vui quá đi mất. Em không biết phải nói gì,và không thể tin là anh đã tổ chức xong mọi thứ. Tha lỗi cho em lúcnãy, nhưng em chỉ muốn tháng Mười đến ngay thôi. Mình sẽ có một kỳcuối tuần tuyệt vời, đó là công của anh.”
Chúng tôi còn nói mấy phút nữa, và khi đặt máy thìanh không có vẻ bực mình nữa. Bù lại thì tôi không muốn động đậy taychân vì mệt. Kết quả của mọi nỗ lực để dàn hòa với anh, để tìmlời thuyết phục anh rằng không phải vì coi thường anh mà tôi không gọiđiện, song cũng để tỏ lòng hàm ơn và vui sướng. Tôi không nhớ đã rađến ô tô ra sao và có thân thiện chào hỏi Mr. Fisher ở tiền sảnh haykhông. Tôi kiệt quệ đến tận xương tủy, kiệt quệ đến nỗi lại thấylòng mình gần như thanh thản, và nhẹ cả người khi thấy cửa phòngLily đã đóng, không thấy cả vệt đèn dưới cửa. Tôi ngẫm nghĩ có nêngọi đồ ăn, nhưng nghĩ đến chuyện đi tìm thực đơn và điện thoại đãthấy ớn – lại một bữa ăn bị bỏ qua.
Thay vì ăn, tôi ngồi phệt xuống ban công sứt sẹo bêtông và không bàn ghế, ngon lành rít một điếu thuốc. Tôi không còn đủsức mà phả khói ra, cứ để nó tự bay khỏi miệng. Một lúc sau cótiếng mở cửa và Lily loẹt quẹt ra hành lang. Tôi nhanh tay tắt đèn vàngồi trong bóng tối. Nói luôn mồm mười lăm tiếng liền, thế là đủrồi.