Quan Cư Nhất Phẩm
Tác giả: Tam giới đại sư
Chương 171: Hoài bão của Thẩm Mặc.
Dịch:lanhdiendiemla.
Sưu Tầm: Soái Ca
Có vứt bỏ mới có thu hoạch, người trưởng thành thực sự không ham cầu bù đắp toàn bộ thiếu sót trên đời, chỉ kết hợp tình hình thực tế, lấy ra phương án thiết thực nhất mới là thái độ làm việc thực sự.
Ví như hai người biết rõ ràng, giặc Oa chiến đấu lâu ngày trên lục địa, kỹ thuật hải chiến dần yếu đi. Vì thời đại đó, chiến thuật trên biển chẳng qua là thuyền lớn thắng thuyền nhỏ, thuyền nhỏ thắng bè nhỏ, nhiều thắng ít mà thôi, tác dụng từng cá nhân bị hạn chế tới mức tối đa.
Nếu như đem quân phí lục quân lấy ra một nửa kiến thiết hải quân, liền có thể lập ra một đội thủy sư vô địch, tiến có thể đánh tận sào huyệt của giặc Oa, lui có thể bảo vệ bờ biển.
Thích Kế Quang rất cuồng nhiệt với điều này, hắn cứ như nhìn thấy cảnh mình suất lĩnh đội thủy sư hùng mạnh đem kẻ xâm lược đuổi hết đi. Nếu có một ngày như thế, kiếp này coi như không sống uổng.
Cho nên khi Thẩm Mặc muốn gỡ tờ giấy đó từ trên tường xuống, hắn liền giữ lấy nó, dùng ngữ khí gần như cầu khẩn nói:
- Có thể nghĩ thêm một chút, biết đâu linh cảm lóe lên, có biện pháp giải quyết thì sao?
Thẩm Mặc nhìn hắn, dùng ngữ khí gần như tàn khốc nói:
- Nếu như điều này không bỏ đi, ta dám đảm bảo, toàn bộ kế hoạch của chúng ta sẽ bị Trương bộ đường vứt vào sọt rác.
- Vì sao?
Thích Kế Quang nhìn y trừng trừng, như một đứa trẻ con bị cướp mất đồ chơi.
- Chu Hoàn từng đề xuất phát triển hải quân.
Thẩm Mặc nói:
- Tao ngộ của ông ta chính là viết xe đổ.
- Có lẽ ông ta không tìm đúng phương pháp thì sao? Không thể vì một người bị nghẹn, mọi người cùng bỏ cơm chứ.
Thích Kế Quang chẳng phải là người dễ bị thuyết phục.
Thẩm Mặc vỗ vai hắn, nói:
- Nào, ngồi xuống nghe ta nói.
Thích Kế Quang nghe lời ngồi xuống, nhưng mặt vẫn ương ngạnh như cũ.
Thẩm Mặc không nói ngay, ánh mắt của y nhìn vào cầu đối của Thích Kế Quang treo ở trong phòng : "Phong hầu phi ngã ý, đan nguyện hải ba bình." Thẩm Mặc tự hỏi mình không có được cảnh giới cao như thế, nhưng y cũng không muốn làm một kẻ chỉ biết ngoi lên trên, chỉ biết kiếm lợi tránh hại. Như thế dù lên quan nhất phẩm, phong tước thế tập, cũng chẳng qua là một trong số quan viên dung tục trong vô số quan viên Đại Minh. Sao xứng đáng với sinh mạng thứ hai trời cao ban cho.
Vậy phải đem phấn đấu cá nhân và chữa bệnh vì nước nhà thống nhất lại. Đó là hoài bão của Thẩm Mặc, cũng là lý tưởng đầu tiên của y lập nên trong kiếp này. Cho nên chuyến đi tới chiến tuyến này, đối với y mà nói tuyệt đối không phải chỉ là ứng phó với lệnh vua. Quan trọng hơn là thông qua điều mắt thấy tai nghe. Bắt mạch cho cái quốc gia to lớn lâu đời này, xem xem bệnh nó rốt cuộc ở đâu, còn cứu được hay không. Nếu cứu được thì cứu thế nào?
~~~~~~~~~~~~~~
Trong phòng yên tĩnh, Thích Kế Quang không nói một lời, tới khi Thẩm Mặc tự tỉnh lại.
Sắp xếp suy nghĩ, Thẩm Mặc nói:
- Cố nhân có câu: Quốc gia đại sự, tại tự dữ nhung. Có thể thấy từ xưa quân sự là chuyện căn bản của quốc gia, cho nên bất kỳ vấn đề quân sự nào cũng phải suy nghĩ ở hoàn cảnh chính trị. Hoàn cảnh chính trị cho phép thì ngươi làm, không cho phép thì đừng làm, nếu không ...
- Đừng cứ mãi lấy Chu đại nhân ra ví dụ nữa, để ông ta được yên nghỉ đi.
Nói xong, Thích Kế Quang cười trước, Thẩm Mặc cũng cười theo, cười xong, không khí khôi phục lại bình thường.
Thẩm Mặc tiếp tục nói:
- Nếu như huynh không dị nghị với điều này nữa vậy thì ta có thể thảo luận vì sao hiện giờ không thể phát triển hải quân rồi. Vì sở dĩ vấn đề liên quan tới nó sẽ gây ra hậu quả vượt khỏi vấn đề quân sự mà liên quan tới chính trị.
- Kỳ thực Đại Minh ta không phải không có thủy quân, chỉ là quy mô quá nhỏ, thuyền bè quá kém, căn bản không dám đối đầu với giặc Oa.
Đây không phải là luận đạo thư sinh như với Từ Vị, mà là thảo luận vấn đề nghiêm túc với một tướng quân. Không điều tra không có quyền lên tiếng. May là Thẩm Mặc đã điều tra, nên y có thể hiên ngang mà nói:
- Nếu như muốn chặn địch ở bên ngoài đất nước, ít nhất phải có hai trăm chiếc thuyền lớn, bốn trăm chiếc thuyền nhỏ, năm vạn thủy quân ... Huynh đã nghĩ là cần phải có bao nhiêu xưởng đóng thuyền, bao nhiêu nhân lực phục vụ cho nó? Một năm tiêu phí mất bao nhiêu tiền bạc?
- Ít nhất phải cần năm vạn người.
Thích Kế Quang nói:
- Cho dù chưng dụng dân phu, nhưng chỉ tiền lương thôi phải ít nhất một trăm vạn lạng, thêm vào chi phí đóng thuyền và ra biển tác chiến, cũng phải một trăm vạn lạng nữa.
Nói rồi cũng thấy bàn mấy con số này là vô nghĩa, liền bổ xung:
- Nhưng năm vạn người có thể từ lục quân chuyển sang, sẽ không nảy sinh chi phí mới.
- Cho dù theo cách của huynh , để một phần lục quân chuyển thành hải quân.
Thẩm Mặc chắp tay:
- Xin hỏi Thích tướng quân, ngài chuẩn bị điều từ bao nhiêu tỉnh, bao nhiêu phủ mới có con số này?
- Chuyện này ...
Thích Kế Quang ý thức độ khó của vấn đề, điều này có nghĩa là đem binh lực các tỉnh cắt ra một phần, đồng thời tài chính cũng phải cắt một phần tương ứng cho hải quân thông nhất quản lý.
Ở triều đại khác có lẽ không phải là chuyện khó, chỉ cần phương pháp tốt, có thể dùng tài chính TW thống nhất làm. Nhưng ở triều Minh thì vạn vạn lần không thể .. Vì triều Minh không có tài chính TW.
Theo lý thuyết mà nói, bộ hộ là tài chính quốc gia, phải quản lý thống nhất điều phối thu thế toàn quốc, là một ban lớn. Nhưng vì thái tổ hoàng đế không hiểu kinh tế, cho rằng thu tiền vào, rồi lại đem phát xuống thì quá hao phí nhân lực tài lực, là cởi quần đánh rắm, làm chuyện thừa thãi. Cho nên ông ta quy định, rất nhiều tiền địa phương phải tiêu thì không cần nạ vào quốc khố, cứ tự thu mà chi.
Ví dụ như vấn đề quân phí chiếm một khoản lớn nhất trong tài chính quốc gia, là do chính phủ địa phương dựa theo con số nhất định trực tiếp đi mua quân nhu, sau đó đưa tới vệ sở, bớt đi khâu bỏ vào quốc khố.
Tình huống như vậy nhiều lắm, đều bị lão Chu cho rằng là vì bớt được việc. Nếu không cũng chẳng xuất hiện chuyện quái đản là triều Đại Minh một bên là thu thuế cả năm được ba năm trăm vạn, một bên là người dân bị ép nộp thuế tới sống không nổi. Quan trọng nằm ở chỗ, tiền thuế quốc gia bị chính phủ địa phương cắt bớt tám phần một cách hợp pháp nhưng lại không hợp lý.
Dưới hoàn cảnh như thế, tác dụng của bộ hộ chỉ là giám sát thu chi tài vụ chính phủ địa phương, cho nên mới có sự tồn tại của mươi ba thanh lại ti. Còn về chuyện tiêu tiền, đều do địa phương tự giải quyết, chút tiền của quốc gia phải đề lại phát bổng lộc cho quan kinh thành, viện trợ khu thiên tai, cùng với sửa vườn cho hoàng đế.
~~~~~~~~~~~~~~~~
Hiểu rõ được điều này, Thích Kế Quang đành tự từ bỏ, đem toàn bộ tài chính các tỉnh gom lại quản lý thông nhất là đối đầu với toàn bộ quan viên địa phương ... Điều này chẳng bằng hắn một mình đơn thương độc mã đi diệt giặc Oa còn thực tế hơn.
Nhiệt tình cao vút trong chớp mắt bị suy sụp rất nhiều, Thích Kế Quang tự đứng dậy lấy tờ giấy kia ra khỏi tường, đững thẫn thở hồi lâu mới khản giọng nói:
- Chẳng lẽ hải quân Đại Minh sẽ vĩnh viễn vô vọng sao?
Thẩm Mặc lấy tờ giấy từ trong tay y, cẩn thận gấp lại, trầm giọng nói:
- Tin ta đi, ta là người hi vọng nhất trên đời Đại Minh có một đơn vị hải quân hùng mạnh, ta sẽ dùng toàn bộ sức lực thực hiện mộng tưởng này.
Đem nó đưa tới trước mặt Thích Kế Quang, kiên định nói:
- Cất kỹ lý tưởng chung của chúng ta đi, đợi tới ngày có thể thực hiện hãy trả lại cho ta.
Thích Kế Quang trịnh trọng gật đầu, thu lấy tờ gấy đó.
Bỏ qua vấn đề này, Thích Kế Quan rất ít khi đề xuất dị nghị với Thẩm Mặc, tiến triển vô hình trung nhanh hơn rất nhiều. Cuối cùng hai người dùng ba ngày chọn ra được tám mươi tám phương án khả thi.
Tiếp theo đó dựa theo tài liệu quý báu này viết thành đại kế luyện binh cuối cùng, cùng với báo cáo lên nha môn tổng đốc ... Hiển nhiên cái đầu là vấn đề thuần quân sự, cái sau chính trị là chủ.
Hai người liền phân công Thích Kế Quang viết kế luyện binh, còn chuyện chính trị giao cho Thẩm Mặc xử lý.
Đối với Thẩm Mặc mà nói, trọng điểm bản báo cáo này không phải là trình bảy rõ ràng quan điểm tư tưởng quân sự, mà làm sao đánh động được người cầm quyền, chính là Trương tổng đốc. Phải biết rằng vị Trương bộ đường này tổng đốc quân vụ lục tỉnh. Tức là trong phạm vi thế lực, ông ta thấy có thể làm được là làm theo.
Làm sao để đánh động cấp trên, nhất là cấp trên có chút cứng nhắc? Trước tiên phải làm ông ta tiếp nhận, nói cách khác điều phải nói không được quá xa rời nhận thức của ông ta; thứ đến là phải có điều mới mẻ lấy ra làm mắt người ta sáng lên mới được, nhai lại ý của người khác sẽ không xong; cuối cùng là phải làm ông ta thấy rằng làm thế chỉ có lợi cho ông ta mà không có hại. Nếu như làm được ba điều này, tin rằng Trương Kinh sẽ bị thuyết phục.
Suy đi nghĩ lại, Thẩm Mặc thấy trực tiếp đề xuất chiêu mộ tân quân có hơi kinh thế hãi tục. Vì chiêu mộ binh sĩ luôn thuộc quyền lực tổng đốc nha môn, hiện giờ một tên tham tướng cũng muốn xen vào, hiển nhiên là vượt giới hạn.
Thương lượng với Thích Kế Quang xong, y đem điều này sửa thành huấn luyên tân quân, tức là chỉ yêu cầu chính phủ chiêu mộ tân binh, giao một phần cho Thích Kế Quang huấn luyện, như vậy mới không khiến Trương đại lão nhìn thấy một cái là lôi cả mẹ ngươi ra chửi. Cuối cùng Thẩm Mặc đặc biệt thêm vào câu :" .. Mạt tướng cho rằng giết giặc luyện binh, có thể làm cả hai không ảnh hưởng tới nhau."
Tiếp đó là thể hiện đặc sắc, làm Trương đại lão phải sáng mắt lên, cảm thấy chỉ có lợi và không có hại. Thẩm Mặc chọn ra hai phương án vừa độc đáo lại không bị ăn chửi. Một là yêu cầu sáng lập binh doanh, khiến bộ đội lui lại có thể thay phiên, tiến có thể không lo lắng gì. Ngoài ra có một cách độc đáo hơn, là yêu cầu chuyên môn thành lập lính cấp dưỡng, một là có thể giảm bớt gánh nặng cho bộ đội, hai là tiếp tế cho bộ đội tốt hơn. nguồn tunghoanh.com
Đợi suy nghĩ xong, Thẩm Mặc liền dùng ngữ khí của Thích Kế Quang, viết thành ( ba việc góp ý của tân nhiệm tham tướng Ninh Thiệu Đài), che dấu đi kế hoạch hùng vĩ mà mười mấy ngày qua hai người dựng lên.