Quan Cư Nhất Phẩm
Tác giả: Tam giới đại sư
Chương 176: Thiên địch.
Dịch:lanhdiendiemla.
Sưu Tầm: Soái Ca
Một chút ánh sáng yếu ớt được thắp lên, nhưng càng làm đại điện Ngọc Hi Cung trở nên âm u.
Ánh lửa như hạt đậu được đốt lên mới làm mắt Lý Phương loáng thoáng nhìn thấy cảnh tượng, mặt ông ta trong nhợt, trán đầy mồ hôi, nhưng không lo lau đi, mà dùng tốc độ nhanh nhất, đem ngọn nến vừa mới bị tắt châm lên.
Trong đại điện dần dần sáng lên, khuôn mặt gầy tuấn tú âm hiểm của hoàng đế cuối cùng hiện ra, chỉ thấy mặt ông ta như mùa đông băng giá bên ngoài, không nói một lời.
Lý Phương nơm nóp lo sợ châm hết nến lên, thừa lúc lau mồ hôi lén nhìn hoàng đế, chỉ thấy Gia Tĩnh vẫn ngồi ngây ra, thẫn thờ nhìn phía trước.
Lâu, rất lâu sau Gia Tĩnh mới lên tiếng:
- Hôm nay là ai canh bên ngoài.
Lý Phương vội đáp:
- Bẩm vạn tuế ga, là Từ các lão.
- Bảo ông ta vào đây nói chuyện.
Hoàng đế yếu ớt cúi đầu xuống. nguồn tunghoanh.com
Tới khi Từ Giai được Lý Phương hối hả dẫn vào, Gia Tĩnh đã nằm ngửa mặt trên giường bát quái, dường như đã ngủ rồi.
Hai người không dám quấy rầy bệ hạ, chỉ đành yên tĩnh quỳ trên mặt đất, đợi hoàng đế hỏi.
Không biết qua bao lâu, giọng hoàng đế như từ cõi xa xăm truyền tới:
- Từ Giai, Trương Kinh là người ngươi tiến cử. Trẫm cũng theo lời ủy thác trọng trách kháng Oa, luôn thỏa mãn mọi yêu cầu của ông ta, tận lực ban cho quyền sinh quyền sát, hết sức tin tưởng trọng dụng. Dù là Nghiêm Tung cũng chưa bao gờ có quyền bính như thế.
Nói tới đó, Gia Tĩnh vỗ mạnh lênh gối tựa màu vàng, trên cánh tay gầy gò gân xanh nổi lên, ông ta ngồi bật dậy, mắt nhìn Từ Giai trừng trừng, như muốn ăn thịt người, nói như quát:
- Nhưng ông ta thì sao? Ông ta báo đáp trẫm thế nào? Tác oai tác quái, độc đoán ngang ngược, bo bo giữ mình, dung dưỡng giặc cướp. Đúng là không biết tới vua cha gì nữa, làm người ta tức giận.
Ông ta siết chặt gối, móng tay nhọn cắm sâu vào.
Từ Giai nghe thế thức thì lòng giá lạnh, mắt hiện lên nụ cười gằn của Nghiêm các lão. Ông ta biết chút ưu thế mình khó khăn lắm mới giành được đã chảy hết ra biển rồi. Hơn nữa bản thân còn đang đối diện cục diện vô cùng hiểm nguy, vì kẻ đó đã coi mình là đại địch.
Ông ta thiếu chút nữa ngất xỉu, vội nhéo mạnh lên đùi, dập đầu nói:
- Mong bệ hạ lấy long thể làm trọng, chớ để tức giận làm tổn hại sức khỏe.
- Đám nô tài rác rưởi các ngươi sắp làm giang sơn của trẫm mất rồi, còn bảo trẫm bảo trọng cái gì.
Gia Tĩnh đá văng khay ngọc trước mặt, rít lên:
- Các ngươi nói vì giặc Oa tung hoành mấy tỉnh, cho nên muốn thiết lập tổng đốc, thống nhất đại quyền kháng Oa, trẫm nghe các ngươi; các ngươi nói muốn nam công bắc thủ, trước tiên toàn lực giải quyết giặc Oa mời quay về đối phó với Thát Tử phía bắc, trẫm cũng nghe các ngươi! Trẫm cho các ngươi sự tín nhiệm quý báu nhất, nhưng các ngươi báo đáp trẫm ra sao?
Gia Tinh vun cả hai hay lên, nói như phát rồ:
- Phương án nam binh bất động, co mình không đánh, mặc cho giặc Oa cướp bóc chốn trọng địa tiền lương của ta! Chém giết bách tính Giang Nam! Phương bắc cũng án binh bất động, trốn kín không đánh. Làm tên nô lệ Yêm Đáp kia đánh thẳng vào mặc cho hắn cướp bóc ngoài thành Bắc Kinh, làm cho cửa nhà của trẫm một cảnh hoang tàn, trăm họ lầm than. Tội các ngươi đáng chết vạn lần.
Tiếng nói thảm thiết cuồng nộ như con thú hoang bịa thương, hiển nhiên cảm giác thất bại trong lòng Gia Tĩnh đã tới mức không hơn được nữa.
Từ Giai và Lý Phương chỉ còn biết ra sức dập đàu, chảy nước mắt khuyên vạn tuế gia bớt giận.
Gia Tĩnh vừa ném đồ, vừa dùng tiếng Hồ Quảng chửi rủa, chẳng ai hiểu ông ta đang chửi cái gì. Cuối cùng đập hết đồ rồi, tiếp nữa chỉ còn cách đập cả Từ Giai và Lý Phương Thôi, ông ta mới ngồi phịch xuống giường, dựa vào thành giường thở hồng hộc.
Lý Phương vội đi tới vỗ lưng cho vạn tuệ gia, vừa khóc nói:
- Chủ nhân nếu còn khó chịu cứ đánh nô tài đi, nếu có thể khiến chủ nhân hả giận, đánh chết nô tài cũng đáng.
Từ Giai dập đập bình bịch nói:
- Bệ hạ, tất cả đều là tội của chúng thần, thần nguyện ý từ chức, gánh vác hết tội lỗi, chỉ ngàn vạn mong bệ hạ bảo trọng long thể ...
Nói rồi tháo mũ bỏ sang bên, rạp đầu xuống đất.
Phát tiết thống khoái một hồi, lại qua một phen khuyên giải chân tình của hai người, Gia Tĩnh gần hết giận, nói:
- Từ Giai, khó khăn của ngươi trẫm cũng hiểu ... Lần này Thát Đát bao vây kinh thành, cũng nhờ ngươi ứng phó thỏa đáng mới không làm nhục quốc thể, trẫm thừa nhận cái ân tình này của ngươi ....
Từ Giai khấu đầu luôn miệng nói không dám. Thát Đát mà Gia Tĩnh nói chính là thủ lĩnh A Lặc Thản Hãn của bộ lạc Cổ Ngõa Lạt người Mông Cổ, suất lĩnh mấy vạn kỵ binh, vòng qua phòng tuyến thùng rỗng kêu to của Đại Minh, tấn công vào Kế Môn cánh cửa của Bắc Kinh, cướp bóc sạch các phủ xung quanh, nhìn chằm chằm vào thủ đô Bắc Kinh.
A Lặc Thản Hãn tục xưng là Yêm Đáp, hắn không tấn công Bắc Kinh, không phải do quân Minh giỏi, mà quân của hắn qua ít . Thái độ thù địch không thay đổi của Đại Minh trong suốt một trăm bảy mươi năm, khiến cho các bộ lạc Mông Cổ phải sinh tồn hoàn cảnh ác liệt thiếu thông, không cách nào khôi phục được sự cường thịnh của tổ tiên, đã mất đi cả hào khí lẫn thực lực công chiếm Bắc Kinh.
Ngược lại phía bên Đại Minh, từ khi Minh Thành Tổ rời đô về Bắc Kinh, luôn coi thủ đô là tấm lá chắn, lấy thiên tử bảo vệ cánh cửa quốc gia, dùng thái độ mạnh mẽ nhất bảo vệ Trung Nguyên và Giang Nam sau lưng, mặc dù sau biến loán Thổ Mộc Bảo, quân lực của Đại Minh từ mạnh sang yếu, nhưng thái độ cứng rắn đó chưa bao giờ mất.
Nói một câu vô lại là :" Chẳng phải chỉ là đánh tới Bắc Kinh sao? Kinh thành của chúng ta bị đánh quen rồi, dù sao ngươi cũng chẳng hạ nổi Bắc Kinh, sớm muộn gì cũng phải về."
Có điều ngài Gia Tĩnh ngày đêm cần cù khổ tu, chẳng mời được Ngũ Đế tới, lại gọi được ôn thần Yêm Đáp, mặc dù không sợ lắm, nhưng trong lòng ức chế ra sao khỏi nói cũng biết. Ông ta cũng biết chuyến này hết hi vọng vào Tam Thanh Đạo Quân rồi, vội vàng một mặt lệnh quân đội cần vương các nơi, một mặt tìm Nghiêm Trung, bảo ông ta toàn quyền phụ trách, tranh thủ đuổi cái đám trời đánh kia đi.
Nghiêm các lão vạn vạn lần không chịu làm con dê thế tội, ông ta vội vàng tìm binh bộ thượng thư Đinh Nhữ Quỳ, bảo người ta tranh thủ đuổi cái đám trời đánh kia đi.
Đinh Nhữ Quỳ cũng chẳng tìm được nhân tuyển thích hợp làm dê thế tội, chỉ đành ủy khuất nhận lệnh. Nhưng dạo quanh kinh doanh một vòng trở về, Đinh đại nhân muốn treo cổ quách cho xong. Bởi vì mười hai kinh doanh biên chế mười bốn vạn quân, tính cả số già yếu bệnh tất còn chưa tới năm vạn, chín vạn huynh đệ còn lại chỉ có cái danh không biết xác ở chốn nào.
Đinh thượng thư trong coi binh bộ, tất nhiên biết chín vạn huynh đệ kia không phải là đào ngũ tập thể, mà là bị đám quan quân kinh doanh kia nuốt chửng, tức là khai khống người ăn tiền. Ông ta chỉ đành mang cái mặt đưa đám đi tìm Nghiêm các lão, nói ngàn vạn lần đừng đánh Thát Đát, không đánh chúng ta còn là con hổ giấy, đánh rồi là lộ bem hết.
Nghiêm các lão nghe xong cũng điếng người, trầm ngâm hồi lâu, cuối cùng ra chỉ thị:
- Chúng ta có thể đàm phán với bọn chúng.
Đinh thượng thư tiếp tục phải làm con dê thế tội, ông ta lén lút phải người rời thành, nói rõ ý định với Yêm Đáp :" Ra giá đi, thế nào mới chịu cuốn xéo?"
Yêm Đáp là người thống khoái, đáp :" Mở cửa thông thương là xéo ngay." Kỳ thực bộ lạc sở dĩ trăm năm như một cướp bóc biên cương Đại Minh, trừ khoái cảm không làm mà có ăn ra, còn có một nguyên nhân không thể bỏ qua, là bọn họ trừ trâu bò dê ngựa ra thì cái gì cũng thiếu ...cho nên khi cướp bóc nhìn thấy dao thái rau cũng vui sướng hơn thấy vàng bạc châu báu.
Kỳ thực Đại Minh cũng không phải là thích ngược đãi, hơn một trăm năm trước, Đại Minh mở cửa thông thương, cho phép bọn họ dùng trâu ngựa đổi lấy như yếu phẩm sinh hoạt. Đây vốn là chuyện rất tốt, thiết lập trên cơ sở bình đằng. Trên thực tế, Đại Minh rộng lớn chẳng thiếu thứ gì, căn bản chẳng thèm chút gia súc của Mông Cổ; còn người Mông Cổ thấy biên phòng của Triêu Minh càng lỏng lẻo, tựa hồ dễ ức hiếp, cảm thấy ép mua ép bán là lựa chọn không tệ.
Nhất là Yêm Đáp và Tiểu Vương Tử Tha Đa, đôi cha con thổ phỉ này lấy đồ kém chất lượng thay đổ thật, lấy ít lừa nhiều, lấy bò gầy ngựa mù đổi trà và lụa của Đại Minh. Người Đại Minh mặc dù bản lĩnh không đồng đều, nhưng thái độ với Mông Cổ thì cứng rắn như nhau, tất nhiên không chịu ngậm bồ hòn làm ngọt như triều Tống.
Vài lần không đổi được đồ như thế, đám thổ phỉ liền trực tiếp ra tay cướp bóc, giết chết quan viên thông thương của Đại Minh, hậu quả tất nhiên là đóng cửa giao thương, muốn thứ gì thì cướp thôi.
Hiện giờ Yêm Đáp muốn triều Minh khôi phục thông thương, có khác gì kề dao lên cổ Gia Tĩnh, bắt ông ta tiếp tục đồng ý cho người Mông Cổ ép mua ép bán.
Loại điều kiện này Đinh thượng thư không dám đồng ý, Nghiêm các lão cũng không dám đồng ý, chỉ đành báo lên với Gia Tĩnh, xin bệ hạ định đoạt.
Gia Tĩnh cũng đau đầu hết cách, liền gọi đám ăn hại trong nội các lại, mang quốc thư của Yêm Đáp ra, hỏi bọn họ làm sao?
Thường ngay nội các do Nghiêm các lão một tay định đoạt, các học sĩ khác chỉ là đồ trang trí thôi. Cho nên khi Nghiêm các lão cũng thành đồ trang trí, đại điện liền chìm trong im lặng khiến hoàng đế phát cuồng.
Hoàng đế nổi giận, nhìn Nghiêm Tung:
- Ngươi nói đi chứ.
Nghiêm các lão bị ép quá, chỉ đành liều:
- Tới mùa đông là giặc tự lui thôi.