Quan Cư Nhất Phẩm
Tác giả: Tam Giới Đại Sư
Chương 842: Kỵ quyển bình cương
Dịch giả: lanhdiendiemla
Nguồn: Vipvandan
Đối với quân nhân mà nói, gửi hi vọng vào thời gian đánh bại đối thủ là suy nghĩ sỉ nhục, nhưng đối với chính trị gia mà nói, chỉ cần có kết quả vừa ý là được, còn về phương pháp ra sao không quan trọng, cho nên những lời hùng hồn của Thẩm Mặc chỉ là để nói với các chiến sĩ, nguyên nhân tại sao nội các khai chiến lúc này không nói rõ.
Thực tế cải cách của nội các chỉ ở giải đoạn thử nghiệm đã bị các phía kháng cự mạnh mẽ, nếu như tiến vào giai đoạn toàn diện thi hành, cục diện sẽ mất kiểm soát. Muốn quá độ vượt qua kỳ bố trí nguy nan nhất này, nội các cần cực lực tăng cường quyền uy...
Dưới thể chế của Đại Minh, ngoài cần hoàng đế toàn lực ủng hộ, còn phải được triều đình từ trên xuống dưới, ngoan ngoãn ngậm miệng nghe lời mới được.
Hoàng đế tất nhiên là ủng hộ các vị sư phụ rồi, nhưng muốn bịt miệng bách quan thì ngay hoàng đế cũng làm không được... Đừng nói Long Khánh, trừ Thái tổ Thành tổ giết người như ngóe ra thì không một vị hoàng đế nào làm nổi.
Hoàng đế không làm nổi, thần tử tất nhiên càng không làm nổi. Vậy chỉ còn một cách, đó là để quốc gia tiến vào trạng thái chiến tranh cấp thấp.
Đặc điểm lớn nhất trạng thái ngày là nghiêm pháp, hiệu quả, bớt nghị luật. Nội các có thể tập quyền mà không ai nói gì, hơn nữa không phải chiến tranh toàn diện, nên dù có thất bại cũng không tới mức không thể vãn hồi.
Đương nhiên, với trí tuệ của Cao - Thẩm - Trương, tuyệt đối không thể chỉ vì cải cách mà cố chấp phát động chiến tranh... Đó là điên chứ không không phải là cải cách.
Bọn họ đã cân nhắc kỹ rồi, cho rằng lúc này tiến hành chiến tranh cục bộ, nếu như thắng, sẽ xoay chuyển cục diện biên phòng bị động của Đại Minh.
Hiện giờ là giai đoạn suy yếu nhất của người Mông Cổ mấy chục năm qua, quân minh liên tục phái nhóm kỵ binh nhỏ giết gia súc, đốt cỏ ngoài biên ải, khiến các bộ lạc Mông Cổ tài sản nhân khẩu tổn thất lớn, bất tri bất giác suy yếu thực lực các bộ lạc biên cảnh Mông Cổ không ít.
Còn phương diện Mông Cổ, Yêm Đáp không giải quyết được sự thù địch của Ngột Thận Bộ, một khi Yêm Đáp suất đại quân xâm nhập Đại Minh như trước kia, phải lo tới việc bộ lạc hùng mạnh này sẽ chặn đường lui. Cho nên ngày nào còn chưa giải quyết được bộ lạc nàêm Đáp còn như vướng xương trong cổ, không để ý được tới việc khác.
Họa vô đơn chí, mấy năm qua các khu vực như Hô Hòa Hạo Đặc nơi đặt vương đình của Yêm Đáp, cùng địa khu Bản Thăng, liên tục gặp phải thời tiết ác liệt... Mùa đông lạnh cắt da, mùa hè mưa ít, khiến cỏ sinh trưởng khó khăn, thêm vào quân Minh phá hoại, khiến cuộc sống gian nan.
Vì duy trì sinh tồn bộ lạc, Yêm Đáp đành phải quên mình từng hạ lệnh "đối đãi tử tế với người Hán quy hàng", ngầm cho phép người Mông Cổ cướp bóc các khu vực người Hán quy thuận.
Hoa mầu của người Hán vốn sụt giảm nghiêm trọng, lại bị quý tộc Mông Cổ ngang ngược cướp bóc, cuộc sống rất khó khăn.
Đến thời Long Khánh, Thẩm Mặc dâu tấu xin ưu đãi người quy hàng, để giảm bớt thực lực của Yêm Đáp, sau khi triều đình chuẩn tấu, tin tức mau chóng truyền khắp Bản Thăng, khiến không ít người sinh lòng quay về nam, mau chóng có người lên kế hoạch hành động.
Nhóm người Hán quay về đầu tiên có tới năm bộ lạc, triều đình bỏ qua tất cả tội lỗi, đồng thời còn cho lập bách hộ, chọn đất để sống, dù sao biên cảnh không thiếu đất...
Thế là những người chờ đợi quan sát liền yên tâm, càng muốn quay về, khiến dân tâm ở Bản Thăng dao động lớn.
Đủ các loại dấu hiệu cho thấy đây là thời kỳ Yêm Đáp suy yếu nhất trong 20 năm qua, Thẩm Mặc triệu tập quan lớn các ti binh bộ tới, nhất trí cho rằng qua vài năm nữa Yên Đáp sẽ có thể hóa giải được, khi ấy Đại Minh sẽ mất đi quyền chủ động có được không dễ dàng gì, không còn cư cách do dự giữa chiến và không chiến nữa.
Vậy thì khắc phục khó khăn đánh một trận thôi, thắng Đại Minh có cơ hội cải biến vận mệnh; thua, nói "lại thua rồi.."
- Chiến lược của chúng ta là...
Giọng Thẩm Mặc vang vang trên cuộc họp:
- Tuyến đông dùng thế thủ, tuyến giữa chủ động phòng ngự, toàn lực đột phá ở phía tây...
Cả phòng tức thì mạch máu căng phồng, hô hấp nặng nề, đó là kế "phục Sóc"! Trên đời này không còn hai chữ nào khiến người dân Đại Minh sôi sục hơn thế.
Hà Sóc chính là dải đất ba mặt Hoàng Hà vòng quanh, có điều kiện tự nhiên ưu việt, hợp nông nghiệp hợp chăn thả, là vùng màu mỡ hiếm có ở vùng tây bắc cằn cỗi.
Quan trọng hơn vùng này cách cao nguyên Mông Cổ chỉ một con sông, nam dựa vào nội địa Trung Nguyên, vị trí địa lý được trời ưu đãi, là đất tất tranh của chính quyền Trung Nguyên và dân tộc du mục.
Người Hán có được vùng này, ba mặt sông chia cắt, kẻ địch khó vượt qua, có thể dùng binh lực nhỏ giữ vững 2000 dặm biên cảnh tây bắc.
Dân du mục có được nó, thì biên cương mở rộng, kỵ binh tới lui tự nhiên, người Hán chống đỡ mệt nghỉ cũng không cản được ngoại địch xâm nhập.
Cho nên Hà Sóc xưa nay là chiến trường chính giữa dân tộc du mục và dân tộc Hán, có thể nói một cách không hề khoa trương, tồn vong của Hà Sóc liên quan tới tồn vong của Đại Minh.
Diệt Nguyên lập Minh, thái tổ Chu Nguyên Chương nhiều lần phái binh quét thế lực Mông Cổ khỏi Hoàng Hà, đuổi lên sa mạc phía bắc. Vì tăng cường khống chế vùng này, lập các vệ Phong Châu, Vân Xuyên, Trấn Lỗ, Hưng Hòa dùng bảo vệ Hà Sóc, tạo thành phòng tuyên kiên cố đề phòng Mông Cổ nam hạ, biên cương tránh được cái họa chiến tranh 60 năm...
Không ngờ về sau đám con cháu ăn hại làm mất đi Hà Sóc, từ đó ngàn dặm biên cương Đại Minh rơi vào cục diện bị động chiến lược...
Năm Gia Tĩnh thứ 27, binh bộ thượng thư tổng đốc tam biên Tằng Tiển vì thúc giục hoàng đế "phục Sóc" mà bị giết, thủ phụ Hạ Ngôn bị chặt đầu giữa chợ, không ít đại thần và đốc phủ biên cương vì chuyện phục Sóc mà bị đả kích, đại thần trong triều, ngôn quan bị đình trượng, đầy ải...
Từ đó trong triều không ai dám nghị luận phục Sóc nữa, thêm vào Gia Tĩnh và Nghiêm Tung thiếu tầm nhìn về vấn đề biên cương, có thái độ tiêu cực với vấn đề thông thương khiến tình thế biên cảnh ngày càng diễn biến xấu...
Trạng thái này tới tận khi Nghiêm Tung mất chức, Từ Giai chấp chính mới có cải biển ít nhiều...
Các vị ngồi ở đây đều phục dịch ở cửu biên khi Tằng Tiển đề nghị phục Sáo, mặc dù khi ấy còn là quan viên trung hạ tầng, nhưng khi ấy các trấn bài binh bố trận, chỉ đợi một tiếng hạ lệnh xua quân phục Sóc, đấu chí hừng hực bấy giờ vẫn còn như mới, từng đau đớn, tiếc hận vì Tằng Tiển vì kiến nghị phục Sóc thất bại mà chết.
Bao năm qua không biết bao nhiêu vị tiền bối trước khi chết mãi không quên phục Sóc, không phục được Sóc, chết không mặt mũi nào gặp Tằng đại soái.
"Phục Sóc" đã thành tâm nguyện của quá nhiều thế hệ Đại Minh...
Cho nên khi Thẩm Mặc nhắc tới "phục Sóc", những đại tài chủ động nam liền sẵn lòng trả quân phí cho nam binh; cho nên khi Thẩm Mặc đề xuất "phục Sóc" các tướng soái đều tranh nhau thỉnh chiến.
- Trung đường, nhất định phải để mạt tướng đi. Mạt tướng từng phục vụ dưới trướng Tằng đại soái, rất quen thuộc nơi đó.
- Các lão, phải dùng mạt tướng. Cha mạt tướng trước khi chết thề, nếu một ngày triều đình phục Sóc, nhất định phải anh dũng xung phong, dù làm tiểu tốt cũng phải đứng trên chiến trường phục Sóc.
- Đốc soái, ngài điều mỗ từ Tứ Xuyên tới đây là vì phục Sóc, không thể thiếu mỗ được.
- Luận tới tập kích đánh úp, Lão Mã này mà là thứ hai, Đại Minh không ai dám xưng thứ nhất, đại nhân, ngài không thể không mang Lão Mã theo...
Đợi các tướng bình tĩnh lại đôi chút, Thẩm Mặc nói:
- Các vị tích cực thật đáng quý, nhưng cửu biên dài dằng dặc, đi hết tới Hà Sóc thì ai giữ Tuyên Đại? Ai bảo vệ Kế Trấn?... Cho nên khẳng định phải có phân công.
Các tướng nín thở, nhìn Thẩm Mặc chằm chằm, hi vọng y chọn mình.
- Để thu phục Hà Sóc, lực lượng trú quân tam biên là không đủ, vì thế ba năm trước triều đình đã điều nam quân bổ xung tam đại quân doanh, tuyển tân binh, tạo thành thập doanh, nuôi binh ngàn ngày dùng nhất thời, chính là lúc này đây…
***
Tên nào gọi Thẩm Mặc là trung đường tức là đệ của y từ thời ở Tô Châu.
Lời Thẩm Mặc vừa dứt phòng họp nhao nhao cả lên, các tướng lại mất kiểm soát, Thích Kế Quang, Lý Thành Lương tướng lĩnh tân tuyển binh, cùng Lưu Hiển, Lý Tích, Khương Ứng Hùng tướng lĩnh tam đại quân doanh tất nhiên mừng thầm. Còn Vương Sủng Cố, Trần Kỳ các đốc phủ sớm biết tình hình, giữ được bình thản.
Nhưng các tướng lĩnh khác không chịu, om sòm cả lên:
- Dựa vào cái gì mà cho đám nhãi chưa lên chiến trường đi phục Sóc, chúng tôi không chịu.
- Ai nói Thích tướng quân chưa lên chiến trường.
Thích Kế Quang trầm tính, Lý Thành Lương không chịu thua thiệt, đáp chát lại:
- Thích tướng quân bách chiến bách thắng là tự phong hay sao?
- Đánh nhau với đám giặc Oa khác gì thổ phỉ, đâu phải bản lĩnh.
- Tới Vạn Toàn cũng đánh Oa sao?
- Đó là dựa vào Lão Mã ta liều mạng dụ địch, nếu không Thát Đát đâu có ngu đâm đầu vào trận.
- Đủ rồi.
Hai bên cãi nhau chí chóe, Thẩm Mặc đập bàn quát, mọi người khựng lại, y nhìn thẳng vào Mã Phương:
- Mã Hinh huynh, huynh còn nợ ta một lời hứa?
- Hả?
Mã Phương tức thì cảm thấy không ổn, nhưng trước mặt bao người sao có thể quịt nợ, đánh nuốt nước bọt nói:
- Đúng...
- Vậy ta muốn huynh giúp Đàm bộ đường giữ vững Tuyên Đại.
Thẩm Mặc gằn giọng nói.
- Đại nhân.. Ngài quá giảo hoạt...
- Thế nào, định nuốt lời à?
Thẩm Mặc khích.
- Đương nhiên không phải..
Mã Phương cúi đầu ủ rũ:
- Nhưng phòng thủ chưa bao giờ là sở trưởng của mạt tướng, không có mạt tướng, tổng đốc đại nhân và lão Doãn cũng làm được...
Ông già 60 tuổi đầu năn nỉ như con nít:
- Đại nhân, cho mạt tướng đi Hà Sáo với.
- Đức Hinh huynh.
Tái độ Thẩm Mặc cũng mềm xuống:
- Huynh xem vương đình của Yêm Đáp ở đâu, cách Hoàng Hà chỉ một ngày, mà Hà Sóc là nơi hắn gây dựng đã lâu, nếu không ai kiềm chế, hắn sẽ dẫn đại quân vượt sông nam hạ, tới khi đó cuộc chiến cục bộ sẽ thành toàn diện quyết chiến với Yêm Đáp, tới lúc đó chưa nói thắng thua. Chỉ nói triều đình có chịu nổi không?
Thấy Mã Phương cúi đầu im lặng, Thẩm Mặc tiếp tục:
- Lần tác chiến này bị bị Kế Trấn điều đi phân nửa, vì sao không dùng tới Tuyên Đại, nguyên nhân là ở đó, triều đình cần một lực lượng mạnh kiềm chế Yêm Đáp, một khi hắn dám phái binh vượt sông, các vị có thể dẫn quân chọc thẳng vào vương đình của hắn, chỉ còn xem Yêm Đáp muốn trao đổi hay không thôi.
- Chuyện này đúng là người khác không làm được... nguồn truyện t u n g h o a n h . c o m
Mã Phương cuối cùng cũng gật đầu nhận lời.
Trấn an phía Tuyên Đại xong, Thẩm Mặc lại nói các tướng dưới quyền Tào Bang Phụ:
- Điều Thích Kế Quang và Lý Thành Lương đi rồi, trọng trách phòng vệ kinh sư đặt lên vai các vị đó.
Tào Bang Phụ im lặng gật đầu, ông ta phòng thủ bộ tộc hướng Liêu Đông, thực lực tuy không bằng Yêm Đáp, nhưng tham lam độc ác hơn, nhất định không bỏ lỡ cơ hội ngư ông đắc lợi này nên áp lực không nhỏ.
Tào Bang Phụ trầm ngâm nói:
- Hạ quan chỉ có thể đảm bảo với triều đình không cho đại quân Thát Lỗ quấy nhiễu kinh kỳ.
- Thế là đủ rồi.
Thẩm Mặc gật đầu:
- Chỉ cần làm được là đại công.
Phân phối nhiệm vụ các trấn xong, Thẩm Mặc nghiêm trang nói:
- Các vị, mặc dù phân công khác nhau, nhưng chúng ta chung một mục tiêu, thực hiện hoài bão của tiền bối, đuổi Thát Lỗ, phục Hà Sóc. Vì thế khẩn mong các vị đông tâm hiệp lực, chỉ cần mọi người đều hoàn thành nhiệm vụ của mình, ngày mừng công, tất cả sẽ là công thần.
- Thề không nhục sứ mệnh.
Chúng tướng hô vang.
Ngày hôm sau đại quân tập hợp, hoàng đế phát biểu cổ vũ tướng sĩ khắc khổ huấn luyện, sau đó tuyên đó quân diễn kết thúc tốt đẹp.
Sau đó hoàng đế và chúng thần quay về thành, các lộ quân chuẩn bị hành trang, về nơi trú quân.
Nhưng trong đoàn người về kinh không có Thẩm Mặc...
Chập tối khi đại quân cắm trại, Thẩm Mặc mặc bộ quân phụ ngũ phẩm bình thường xuất hiện trong lều của Vương Sùng Cố.
- Có lẽ đây là lần đại quân suất chinh kín tiếng nhất của Đại Minh.
Vương Sùng Cố đã chuẩn bị một bàn rượu thịt chờ đợi, dù không bất ngờ nhưng hết sức cảm khái:
- Đường đường đốc sư cửu biên, vậy là phải ăn vận thế này trong quân doanh của mình.
- Huynh nghĩ người Mông Cổ mù sao?
Thẩm Mặc lấy khăn ướt lau mặt:
- Bọn chúng có Bạch Liên giáo giúp sức, nắm rõ chuyện trong biên cảnh Đại Minh như lòng bàn tay.
- May là tín đồ Bạch Liên giáo đa phần là người dân nghèo khổ, nếu không điều động quân đội quy mô lớn thế này dù có lấy cớ duyệt binh cũng không giấu được.
Trần Kỳ Học nhiều tuổi hơn cả Vương Sùng Cố, tư cách lão thành, năm xưa đáng lẽ ông ta lên làm tổng đốc tam biên, nhưng Vương Sùng Cố nhảy xuống cản đường, vị lão tiên sinh này rất có phong độ trưởng giả, vẫn cứ cần mẫn làm tốt chính vụ phối hợp với Vương Sùng Cố, nên được mọi người kính trọng.
- Không giấu được chúng lâu, chỉ cần đảm bảo lần tấn công đầu tiên giữ được tính bất ngờ là được.
Thẩm Mặc gật đầu nói.
Vì trong quân doanh cho nên ba người chỉ uống vài chén rượu, có điều hành quân cả ngày, nên sức ăn hơn bình thường không ít.
Ăn xong mọi người pha trà tiếp tục bàn việc.
Vương Sùng Cổ trải bản đồ ra nói:
- Màu đỏ là địa bàn Ngạc Nhĩ Ba Tư, màu đen là khu vực Đại Minh khống chế..
Giới tuyến Minh Mông ở Hà Sóc là biên tường Du Lâm với tam thập lục bảo làm trung tâm, kéo dài hai nghìn dặm..
Mặc dù biết Thẩm Mặc không lạ gì tình hình Hà Sóc, nhưng mở đầu, Vương Sùng Cố vẫn giới thiệu sơ qua:
- Hải Lỗ bên trong Hà Sóc đều là tộc chúng của huynh trưởng Yêm Đáp, gọi chung là Ngạc Nhi Đa Tư bộ, sau khi Cổn Tất Lý Khắc chết, con trai hắn là Nặc Nhan Đạt Lạp kế thừa, nhưng không trấn áp được đáp huynh đệ, nếu không có Yêm Đáp khống chế, sợ chín huynh đệ chúng đã đánh nhau tưng bừng rồi.
- Về sau Yêm Đáp hòa giải, chín huynh đệ phân chia nhau ra sống, thậm chí vượt qua Hoàng Hà, phân tán nhiều nơi. Nặc Nhan thiếu năng lực thống soái, không có uy vọng nên càng thêm suy nhược.
Vương Sùng Cố chỉ vào địa danh trên bản đồ:
- Nhị đệ Bái Tang chiếm cứ Đạt Lạp Đặc, tam đệ Duy Đạt Nhĩ chiếm cứ Ngạc Thác Khắc; tứ đệ Mộc Tháp Nhĩ chiếm cứ Ô Thẩm; ngũ đệ Bố Dương Cổ chiếm cứu Mộc Cách Nhĩ; lục đệ Ban Trát Lạp chiếm cứ Ô Lạp Đặc; thất đệ Ba Đặc chiếm cứ Tích Nhi; bát đệ A Mục Nhĩ chiếm cứ Y Kim Hoắc Lặc; cửu đệ Ngặc Khác Lạc chiếm Cứ Ngạc Thác Khắc.. Những bộ lạc này không lớn, lớn nhất là của Nặc Nhan Bộ có sáu bảy vạn nhân khẩu, nhỏ nhất là Ban Trát Lạp có hơn vạn khẩu, các bộ lác khác chừng ba tới năm vạn người, nếu động viên toàn thể binh lực ước chừng sáu bảy vạn.
- Đủ dọa người rồi.
Thẩm Mặc cầm cốc trà lên uống.
- Đúng là chủ đủ dọa người mà thôi, nếu huynh đệ bọn chúng đồng tâm hiệp lực thì chúng ta căn bản không dám nhắm vào chúng. Nhưng từ bản đồ có thể nhìn ra, ngoài trừ bát đệ A Mục Nhĩ kế sát vương đình Đặc Nhan ra thì đám huynh đệ khác đều đều cách rất xa, nhìn có vẻ đang bảo vệ quanh hắn, thực tế không muốn bị hắn kiềm chế. Quan hệ giữa huynh đệ bọn chúng diễn biến tới mức không thể hòa giải được, không hợp lực được nữa...
Vương Sùng Cố cười khổ:
- Thế nhưng những bộ lạc này rải rác trong chu vi sáu bảy ngàn dặm, làm quân ta tiễu trừ khó hẳn.
- Đoạn biên tường này vì sao không có thay đổi gì?
Thẩm Mặc chỉ đoạn biên tường từ huyện Thần Mộc lên phía bắc.
- À, vì bản đồ chưa kịp sửa. Từ khi hạ quan tới tam biên, liên bắt đầu theo ý tứ đại nhân, không mừng mở rộng đoạn biên tường này lên phía bắc.
Nói rồi dùng móng tay vẽ một hình vòng cung khoa trương hướng về phía bắc:
- Tình hình thực tế chỉ hơn không kém.
Trần Kỳ Học bổ xung:
- Phía tây bắc mở rộng tới 40 dặm rồi.
Thẩm Mặc hỏi:
- Người Mông Cổ có phản ứng gì?
- Bọn chúng chỉ cho rằng chúng ta tranh địa bàn, mà vùng này hết sức hoang vu không họp chăn thả, cho nên trừ thi thoảng có thám bảo tới xem thì không được chúng chú ý lắm.
Thẩm Mặc chỉ vào chỗ nhô ra của biên tường nói:
- Rất tốt, nơi này chính là chỗ chúng ta phát động công kích rồi...
Thảo nguyên tháng mười, trời cao mây mỏng, hùng ưng bay liệng. Nếu dựa vào mắt ưng nhìn khắp sông núi, có thể thấy được một bức tường thành uống lượn chia cách cao nguyên Ngạc Nhĩ Đa Tư và bình nguyên Quan Trung.
Phía nam trường thành là trấn Du Lâm của Đại Minh...
Hiện giờ là cuối mùa thu, cỏ trên thảo nguyên Ngạc Nhi Đa Tư có màu hoàng kim hết sức ưa nhìn, sông Ô Lan Mộc Luân như một thắt lưng bạc vắt ngang, đem lại rất nhiều sức sống cho thảo nguyên bao la này.
Trời xanh nước biếc, mấy đàn dê bò cao lớn nằm trên thảm cỏ bên sông, tranh thủ thời gian ăn thật nhiều cỏ, chuẩn bị cho mùa đông dài lạnh lẽo.
Một mục dân ngồi trên ngựa đi theo sau đàn dê đang cất cao bài ca tiếng Mông Cổ.
Đột nhiên ông ta ngừng hát, ngẩng đầu nhìn về phía bắc, chỉ thấy đằng xa có vài thớt tuấn mã phóng nhanh tới, mắt mục dân rất tốt, nhìn thấy phi ngựa đầu tiên là thiếu nữ Mông Cổ mặc trang phục đỏ bắt mắt, lưng đeo cung tên, hông thắt loan đao, vô cùng xinh đẹp. Sát đằng sau cũng là nữ tử Mông Cổ đeo cung dắt đao...
Thấy thế ông ta thở thảo, tránh sang bên đường hành lễ của người Mông Cổ.
Có lẽ sợ làm bầy dê kinh động, đội nữ tử kia phóng ngựa chậm lại, tới trước mặt mục dân, thiếu nữ áo đỏ hỏi:
- A Y Cổ Lặc đại thúc, gần đây có gì khác thường không?
Giong dễ nghe như chim bách điểu trên thảo nguyên.
- Biệt Cát còn nhớ tên tiểu nhân sao?
Mục dân sợ hãi không dám ngẩng đầu lên, lắp bắp nói:
- Tiểu nhân vừa phía nam về, tất cả đều bình thường, người nam không tới tường bắc nữa.
- Ta phải tự đi mới yên tâm.
Thiếu nữ đó cáo biệt cùng tùy tùng tiếp tục đi về phía nam.
Đoàn nhân mã đi rất lâu, mục dân vẫn cứ nhìn theo công chúa thảo nguyên... Trong tiếng Mông, Biệt Cát là công chúa.
Thiếu nữ kia dọc theo sông, chạy một hơi năm sáu dặm mới kìm ngựa lại, con ngựa nàng cưỡi cũng màu đỏ cực kỳ đẹp.
Mấy kỵ sĩ phía sau cũng đuổi kịp, tán ra xung quanh thiếu nữ áo đó, trong đó một nữ tử dáng vẻ tùy tùng thúc ngựa tới lấy tấm khăn tay trắng muốn đưa cho nàng.
Thiếu nữ áo đỏ tay cầm kính thiên lý vỏ đồng nhìn về phía nam, lúc này mới quay đầu lại, khuôn mặt như tạc từ viên ngọc hoàn mỹ, trắng như hoa mai đầu xuân, trong vẻ xinh đẹp toát lên sự mạnh mẽ. Nhất là đôi mắt mỹ lệ như ánh trăng ẩn chứa sức sống vô cùng, dường như chỉ cần nàng liếc tới đâu, đất trời nơi đó bừng bừng sức sống.
Nữ tử bên cạnh là thị nữ cùng nàng lớn lên bên nhau từ nhỏ, dù hai người cực kỳ thân thuộc, nhưng mỗi lần nhìn vào mắt nàng đều tim đập loạn lên, nghĩ:" Chẳng trách dũng sĩ trên thảo nguyên mỗi lần thấy Biệt Cát là như con trâu uống say, ngây ngây ngốc ngốc."
Thiếu nữ áo đỏ thấy thị nữ thất thần, hỏi:
- Trác Mã, nghĩ gì đấy.
- À..
Trác Mã thè lưỡi ra:
- Nô tỳ nghĩ, chỗ này gần địa phương của người Hán, chúng ta rời xa thì tốt hơn.
- Xa làm sao mà nhìn rõ được.
Thiếu nữ áo đỏ lắc đầu:
- Từ khi phát hiện quân Minh xây tường tới Thạch Ngật, ta liền cảm thấy bất an. Nói cho a ba, a ba bảo ta trẻ con nghĩ lung tung, nói cho Bát thúc cũng không được. Nam nhân không chịu nghe chúng ta phải chú ý hộ.
- Hiện giờ nhìn rồi, không có gì, chúng ta về thôi.
- Đúng đấy Biệt Cát, nơi này chán lắm.
Lại một nữ tử đi tới:
- Hôm nay ở Bát Bạch Thất cử hành đại hội xạ tiễn, chúng ta về xem náo nhiệt đi.
- Ta thấy Đóa Nhi muốn xem A Bất Đài mới đúng.
Thiếu nữ áo đủ thấy biên tường đằng xa vẫn bình yên, liền có tâm tình trêu ghẹo tùy tùng.
- Biệt Cát lại trêu người ta...
Đóa Nhi mặt tức thì đỏ như quả táo.
- Được chúng ta về thôi, nếu không Đóa Nhi lại tránh ta..
Đúng lúc này thiếu nữ áo đỏ đột nhiên có linh cảm, người cứng lại, quay đầu nhìn, thấy đoạn tường thành đằng xa đổ sầm xuống, nàng tròn mắt, không biết rốt cuộc do quân Minh xây dựng không hợp cách hay do đâu..
Tới khi bụi tan đi, nàng cuối cùng nhìn rõ, là đại đội quân minh từ chỗ tường thủng tuôn ra...
Thiếu nữ áo đỏ mặt hoa biến sắc hét lên:
- Là quân Minh, chúng ta mau đi thôi, Đóa Nhi mà Trác Mã mau báo tin cho Bát thúc, ta đi thông báo cho a ba.
Nói xong quất rôi ngựa, con tuấn mã phóng đi như tên bắn.
Những nữ từ còn lại sực tỉnh, ra sức thúc chiến mã theo sát.
Thiếu nữ áo đổ không biết lúc đó quân Minh cũng đang theo dõi nàng.
Bỏ thiên lý kính rời khỏi mắt, Vương Sùng Cố nói với Thẩm Mặc:
- Chúng ta bị phát hiện rồi.
Thẩm Mặc cười thản nhiên:
- Động tĩnh lớn như thế sao chẳng bị phát hiện.
Rồi ánh mắt chuyển sang đại quân đang tập kết, chỉ thấy mông mảng đen nhìn không thấy điểm cuối, trên núi vẫn còn quân đang cuồn cuộn đổ xuống, hòa vào đội ngũ.
Nhìn cảnh đại quân tụ tập hùng tráng như thế, Vương Sùng Cố mắt ươn ướt:
- Hôm nay tâm nguyện của Tằng đại soại cuối cùng được đèn bù, đại soái ở trên trời nhất định cổ vũ cho cúng ta.
- Đáng tiếc giờ là mùa khô.
Thẩm Mặc im lặng một lúc mới nói:
- Tới năm sau xuân hạ giao thoa mới có thể thủy lục cùng tiến.
Lúc này Thích Kế Quang, Lưu Hiển, Hồ Thủ Nhân, Lý Thành Lương, Thích Kế Mỹ.. Các tướng lĩnh xuất chinh cùng ngự sử giám quân, binh bị tới trước mặt hai vị đốc soái.
Thẩm Mặc và Vương Sùng Cố sẽ không theo đại quan xuất chiến, hôm nay tới tiễn chân mà thôi, vì đại quân đã tới biên cảnh địch, nên Thẩm Mặc không thừa lời, phất tay lên.
Thị vệ đưa mỗi bị tướng quân một bát rượu, lúc này dưới núi cũng có hơn hai nghìn thủ quân bê vò rượu rót cho các quân sĩ xuất chinh.
Thẩm Mặc giơ bát rượu lên quá đầu, nói lớn:
- Chư vị tướng quân, đằng sau có Vương tổng đốc thủ biên tường, có ta đốc thúc quân lương, các vị cứ tận tình giết địch, không cần lo lắng gì. Mời uống hết bát rượu này, chúc mọi người khai kỳ đắc thắng, hai ta đợi tin lành.
- Không thu phục Hà Sóc, thề không quay về.
Các tướng sĩ giơ cao bát rượu.
- Không thu phục Hà Sóc, thề không quay về.
Tướng sĩ dưới núi gầm vang.
- Cạn.
Thẩm Mặc hét lớn, uống cạn bát rượu, ném bát xuống đất.
- Cạn.
Các tướng cùng hô, nâng bát uống cạn sau đó ném vỡ dưới đất.
- Cạn.
Tướng sĩ dưới núi uống một hơi hết sạch, tiếng bát vỡ loảng xoảng.
- Xuất phát.
Thẩm Mặc phất mạnh tay.
Trên núi trống trận tùng tùng, các tướng sĩ đồng thanh hát quân ca ào ào tiến bước.
Xuất kích với quy mô lớn thế này với Đại Minh mà nói đã là cực hạn rồi, Thẩm Mặc nói rõ với Thích Kế Quang, nếu cuộc chiến không thuận lợi, đừng hi vọng trong biên cảnh còn có binh lực chi việt, thậm chí trước khi qua mùa khô, bọn họ phải bảo hộ lấy tuyến đường cấp dưỡng, tranh khỏi bi kịch lương hết lối về chẳng còn.
Bao nhiêu nhân mã thế này muốn vượt qua trường thành rồi chấn chỉnh lại đội ngũ ngoài tường thành đủ làm bất kỳ quan chỉ huy nào cũng phải phát điên.
Thẩm Mặc phải phí bao tâm lực chuẩn bị tránh cho người Mông Cổ phát hiện ý đồ, từ rất lâu trước đó sai Vương Sùng Cổ xây biên tướng mở rộng sang phía bắc, bao lấy toàn bộ Thần Mộc Sơn.
Thế nhưng mưu sự tại nhân thành sự tại thiên, ai ngờ vừa mới hành động đã bị mấy người Mông Cổ nhìn thấy rồi, khiến Thích Kế Quang do Thẩm Mặc phải chống lại ý kiến số đông đưa lên làm tổng chỉ huy chiến dịch toát mồ hôi, tới khi thấy bộ đội chiến đấu vượt qua núi xếp xong hàng phía dưới hắn mới thở phào.
Qua giờ Ngọ mới có thám báo tới báo tin, phía trước có đội ngũ kỵ binh Mông Cổ chừng năm nghìn người tới.
Lúc này dù bộ đội hậu cần còn đang vất vả vượt núi, nhưng kỵ binh đã sẵn sàng đón địch, chút kỵ binh kia chẳng thể làm Thích Kế Quang e ngại, nhìn đám tướng sĩ háo hức phía dưới, nói vang:
- Vị tướng quân nào muốn suất quân tới đánh?
- Mạt tướng nguyện đi.
Thích Kế Mỹ là người đầu tiên nhảy ra.
- Mạt tướng nguyện đi.
Lý Thành Lương hơi chậm hơi một chút.
Lưu Hiển và Khương Ứng Hùng cũng muốn giành lấy chiến công đầu, nhưng tự trọng thân phân không tranh với tiểu bối.
Thích Kế Quang nhìn hai người, cuối cùng ánh mắt dừng ở Lý Thành Lương:
- Phiền Lý tướng quân đi chuyến này, trận đầu tiên nhất định thành công.
- Thích soái yên tâm, mạt tướng lấy đầu đảm bảo.
Lý Thành Lương tung mình lên ngựa:
- Các con đâu, theo ta chơi một trận.
Cực kỳ thổ phỉ, hoàn toàn khác xa với phong phạm nghiêm chỉnh của Thích gia quân.
Lưu Hiển và Thích Kế Quang là chỗ quen biết cũ, cười nói:
- Không ngờ thủ hạ của Nguyên Kính có hạng thổ phỉ thế này.
- Lý tướng quân là thiên tài, ta không nỡ mài đi cá tính của hắn.
Thích Kế Quang bình thản đáp.
- Ồ, vậy càng phải rửa mắt để xem rồi.
Lưu Hiển cười lớn.