Sáp Huyết Chương 372 : Giao chiến (5)

Sáp Huyết
Tác giả: Mặc Vũ

Quyển 3: Xạ Thiên Lang
Chương 372: Giao chiến (5)

Nhóm dịch: Đọc Truyện Đêm Khuya
Nguồn: Mê Truyện


Bấm nút "Thu gọn" để thu gọn nội dungThu gọn

Lã Di Giản chỉ là gật đầu, đi tới một bên. Quần thần từ trong đối thoại tinh tế, dường như phát giác cái gì, phần lớn đều là thầm tự cân nhắc, nghĩ tới trên triều hôm nay, ruốt cuộc phải đầu nhập về phía nào.

Rất nhiều người đều đã biết, hôm nay Thiên tử lâm triều, chính là muốn tuyên bố chuyện biến pháp. Nếu là tuyên bố biến pháp, vậy chính là không có con đường sống của thương lượng. Bây giờ mọi người có thể tranh lấy chính là làm thế nào trong biến pháp, có biểu hiện rõ ràng.

Triệu Trinh trọng dụng Phạm Trọng Yêm không thể nghi ngờ, nhưng Triệu Trinh có còn dùng Lã Di Giản nữa không, rất nhiều người đều muốn biết.



Lã Di Giản mới bỏ đi, thì có bốn người đã vây tới bên cạnh Phạm Trọng Yêm, hàn huyên:
- Bái kiến Phạm công.

Bốn người đó đều là hăm hở, đang lúc tuổi trung niên, đối với Phạm Trọng Yêm đều là cực kỳ cung kính.

Phạm Trọng Yêm cười nói:
- Sao hôm nay đa lễ như vậy chứ?
Lão biết bốn người đi đến lần lượt là Thái Tương, Vương Tố, Dư Tĩnh và Âu Dương Tu, cũng đều là Gián quan của Gián viện.

Cơ cấu giám sát trong triều Tống là Ngự sử đài và Gián viện.

Chức trách chủ yếu của Ngự sử đài là “ giữ gìn trật tự quan tà, nghiêm túc kỷ cương” còn chủ yếu của Gián viện là “cung phụng can gián, phàm khuyết thất triều chính, đại tắc đình nghị, tiểu tắc thượng phong”

Ngự sử đài và Gián viện cũng có thể dò xét lẫn nhau, chỉ để chỉnh đốn biên cương.

Thái Tương đa tài ngay thẳng, Vương Tố con trai danh tướng Vương Đán tuổi trẻ đắc chí, Dư Tĩnh cũng mấy bận thăng trầm chính chắn lão luyện, còn Âu Dương Tu cũng nhiều lần trải qua gian khổ vẫn không thay đổi tính khí thẳng thắn cương trực.

Bốn người này kỳ thực vẫn đi theo Phạm Trọng Yêm nhiều năm. Phạm Trọng Yêm nhiều lần vô tội bị giáng chức, bốn người này lúc Thái hậu đương quyền vì bênh vực cho Phạm Trọng Yêm, cũng bị giáng chức mấy lần. Lần này lại tụ tập ở triều đường, nghĩ tới biến pháp sắp tới, đều khó nén được ý phấn chấn.

Thì ra lúc Phạm Trọng Yêm về tới trước kinh thành, Triệu Trinh đã rất bất mãn với dáng vẻ già nua nặng nề của triều đình, lẳng lặng điều chỉnh nhân sự ở Gián viện. Biết mấy người Thái Tương ăn nói thẳng thắn không kiên kỵ, đã sớm một bước điều bốn người này tới Gián viện.

Mà bốn người này cũng không có phụ lòng dày vọng của Triệu Trinh. Khoảng thời gian này, thẳng thắn trình lên khuyên ngăn, công kích triều đình. Bây giờ vì thẳng thắn can gián, được dân chúng ca tụng, từ lâu đã danh chấn kinh thành.

Dư Tĩnh nghe Phạm Công nói đùa, mỉm cười nói:
- Nay không phải vì Phạm công được vào Lưỡng phủ đa lễ, mà vì thiên hạ may mắn lớn mà lễ.

Phạm Trọng Yêm lời nói đầy thâm ý nói:
- Chuyện chưa thành, chuyện xấu quá nhiều, cho dù đắc ý cũng không cần quá sớm, đề phòng ngừa xảy ra rắc rối.

Vương Tố cũng không có để ý tới ngụ ý của Phạm Trọng Yêm, cười nói:
- Biến pháp lần này vì Phạm công mà ra, Phạm công nếu không vào Lưỡng phủ, tuyệt không thể. Bây giờ chúng ta tò mò nhất là không biết Thánh Thương sẽ phái người nào phụ trợ Phạm công đây?

Phạm Trọng Yêm nhíu mày, thấp giọng nói:
- Các ngươi chớ nói như vậy..
Lời nói còn chưa dứt, tiếng chuông khánh vang lên, có cung nhân cung kính nói:
- Thiên tử giá lâm.

Mọi người nghiêm nghị im lặng, Triệu Trinh người mặc long bào màu vàng, từ Thiên điện đi ra, chậm rãi tới trước ghế rồng ngồi xuống.

Quần thần quỳ lại, ba lần hô vạn tuế, Triệu Trinh trên đài cao nói:
- Chúng khanh gia miễn lễ bình thân.
Y giọng uy phong, trang nghiêm vô hạn, Địch Thanh xa xa nghe thấy, trong hoảng hốt có chút xa lạ.

Địch Thanh cũng tới điện Văn Đức, hắn tới điện Văn Đức là vì được Thiên tử tuyên triệu. Địch Thanh tuy không phản đối biến pháp, nhưng tự hỏi không hiểu rõ về biến pháp, vốn không hiểu tại sao Thiên tử bảo hắn đến đây. Nghĩ lại, cảm thấy Triệu Trinh hơn phân nữa không muốn hắn tới tây bắc nữa, do vậy muốn hắn tham gia triều chính? Nhưng Địch Thanh hắn, hoàn toàn không để ý tới khuấy đục một ao nước xuân trong này.

Trước đây tuy Địch Thanh thống lĩnh Kính Nguyên Lộ, sau đó lại thăng làm Đoàn luyện sứ, nhưng trên điện Văn Đức này, vẫn xếp ở hàng chót.


Trên điện Văn Đức, địa vị văn thần trên hẳn tướng võ. Văn thần theo Lưỡng phủ, Tam nha, Tam quán quan chức hàng lớn nhỏ, vừa liếc nhìn, rậm rạp đều là đầu người.

Địch Thanh đã xếp hàng ở ngoài điện, ngẩng đầu nhìn trời, thấy mây trắng thong dong.

Trong điện Triệu Trinh đã nói:
- Thái tổ lập quốc, công tích thiên hạ, người đời kính ngưỡng. Mỗi lần trẫm nhớ tới thái tổ hùng phong, vẫn khó có thể bình an. Nghĩ tây bắc quân ta nhiều lần bại, Trung Nguyên lại có dân loạn, trước có Quách Mạc Sơn, sau có đám người Vương Luân náo động Sơn Đông. Nghĩ điêu dân cố hữu sai lầm, trẫm thống trị giang sơn bất lợi, không thể thoái thác trách nhiệm.

Bá quan ngơ ngác nhìn nhau, thầm nghĩ Triệu Trinh cho mình một gậy trước, che mồm của người khác, xem ra lòng biến pháp đã rất kiên quyết, lúc này, người khôn lanh, đều lẳng lặng chờ lời tiếp theo.

Triệu Trinh lại nói:
- Trẫm mấy ngày nay sớm đêm khó ngủ, biết giang sơn bệnh trầm kha lâu ngày, làm khoái đao lực trảm, mới có thể hiểu nổi khổ của dân chúng. Do đó trẫm muốn thay đổi chính trị cũ trước đây, hưng trí thái bình, không biết chúng khanh gia có đề nghị gì?

Mọi người đều nghĩ, Triệu Trinh lấy chí tôn Thiên tử, nói cái gì hiểu khốn khổ bá tính. Lời lẽ rất nặng, miêu tả rất sinh động ý bất mãn nặng nề đối với triều thần.

Không đợi người bên cạnh nói, Thái Tương đã bước ra khỏi đám đông nói:
- Khởi bẩm Thánh Thượng, thần có việc xin tấu.

Tinh thần mọi người chấn động, thầm nghĩ xưa nay Thái Tương ăn nói thẳng thắn không kiêng kỵ, lại ở phe Phạm Trọng Yêm, nếu y nói, thì có thể là tiếng của tân pháp.

Triệu Trinh gật đầu nói:
- Chuẩn tấu.

Thái Tương nói:
- Từ khi Thái hậu về cõi tiên, Thánh Thượng đăng cơ tới nay, bá quan trong triều, có nhiều biến chuyển. Trong trường hợp đó chỉ có một người luôn được ngồi vị trí cao, luôn nắm giữ quyền to.

Tuy Thái Tướng không có nói ra danh tính của người đó, nhưng quần thần vừa nghe thì biết Thái Tương nói Lã Di Giãn. Lã Di Giãn được Thái Tương nhắc tới, thần sắc như thường, Phạm Trọng Yêm lại chau mày.

Thái Tương lại nói:
- Thánh Thượng tín nhiệm Lã tướng có tăng, theo lý mà nói Lã tướng vốn có ơn nên báo đáp mới phải. Nhưng Lã tướng nắm giữ triều chính tới nay, dùng người không khách quan, dùng người không nhìn tài năng, chỉ cần là người phải chăng có thể lĩnh hội tâm tư khác. Bây giờ tây bắc có chiến bại, triều đình ta tổn thất nghiêm trọng và thê thảm. Lúc này Đại Tống có Khiết Đan, Tây Hạ như hổ rình mồi, quanh năm cẩn trọng, nếu không cá lớn nuôt cá bé mà thôi. Mà Đại Tống suy nhược đã lâu, triều cương không phấn chấn, bá tính khổ ải dẫn đến lưu dân tạo phản, loạn trong giặc ngoài như vậy, càng thêm kịch liệt. Có lẽ nhiều nguyên nhân, nhưng Lã tướng vô năng, khó chối được sai lầm này. truyện copy từ tunghoanh.com

Thái Tương nói xong, điện Văn Đức nghiêm nghị không tiếng động.

Quần thần có run rẩy, có phấn chấn, có bất an, có chau mày. Tất cả mọi người đều biết trên triều đường hôm nay, tuyệt đối sẽ có sóng dữ đánh úp kinh thiên động địa. Nhưng tất cả mọi người đều không có nghĩ tới, đòn công kích đầu tiên của Thái Tương phe của Phạm Trọng Yêm đánh thẳng người đứng đầu đương triều.

Lã Di Giản nắm triều chính nhiều năm, trong triều không ít thần tử còn là môn sinh của lão. Lão bị công kích, sao có thể khoanh tay chịu chết? Mọi người cùng cho rằng, lần nói này của Thái Tương, chính là người ủng hộ tân pháp tuyên chiến với phái bảo thủ của triều đình.

Lã Di Giản làm thế nào tiếp chiêu?

Trên điện Văn Đức, mưa gió nổi lên...

Lời lẽ Thái Tương quyết liệt, đầu mâu chỉ thẳng Lã Di Giản, Địch Thanh xa xa nhìn Lã Di Giản, đột nhiên phát hiện ông ta có chút cô độc.

Lã Di Giản già rồi, Lã tướng đã từng oai phong quát tháo trước triều già rồi, từ góc độ của Địch Thanh mà nhìn, nhìn thấy mái đầu bạc phơ của ông ta, lưng hơi khòm.

Địch Thanh không biết tại sao trong lòng có chút thương cảm, năm tháng cô độc lạnh lẽo trôi qua có thể phá huỷ vạn vật, cho dù đường đường là đệ nhất nhân của Lưỡng phủ cũng không ngoại lệ. Nhưng hắn lại không biết, Phạm Trọng Yêm lúc vừa trông thấy Lã Di Giản cũng thương cảm như vậy.

Đối với Lã Di Giản, Địch Thanh lại không cảm thấy chán ghét, bởi vì hắn có thể gia nhập Tam Ban, là công lao của Lã Di Giản.

Trận Tây Bắc binh bại, lưu dân tạo phản, trách nhiệm loạn trong giặc ngoài đều đổ lên người Lã Di Giản, Địch Thanh có chút không đồng tình, có những sai sót của người khác, phải tự kẻ đó gánh vác, nhưng nếu không phải là sai sót của ông ta thì sao?

Sau khi nghi ngờ, Lã Di Giản đến giờ lại không sắc bén phản biện, phản ứng một cách trầm lặng.

Quần thần cảm thấy kì lạ, bắt đầu xì xào bàn tán. Triệu Trinh ngồi trên long ỷ, nhìn thái độ của Lã Di Giản, dường như cũng có chút kì quái.

Sau khi không biết mất bao lâu, Triệu Trinh mới mở miệng nói:
- Lã tướng, đối với những lời chỉ trích của Thái Tư Gián, ngươi thấy thế nào?

Lã Di Giản lúc này mới đáp:
- Thánh thượng, thần những năm gần đây, cố gắng hết sức….
Nói đến đây, Lã Di Giản ngừng lại một chút, Thái Tương thầm nghĩ:
- Cố gắng hết sức của ngươi, có thể trốn tránh trách nhiệm sao?
Không ngờ rằng Lã Di Giản lại nói:
-Thần tâm sức cạn kiệt, không thể phân ưu cùng thánh thượng, không thể giải sầu cho thánh thượng, thêm vào đó tuổi tác đã cao, lực bất tòng tâm, mong muốn từ chức, xin thánh thượng ân chuẩn..

Nguồn: tunghoanh.com/sap-huyet/chuong-372-UEKaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận