Săn Chồng Chương 2

Chương 2
Ước mơ hồi nhỏ của tôi là làm giáo viên, để tóc dài, đeo cặp kính cận, mặc một chiếc váy liền chậm rãi đi bộ trong vườn trường, tốt nhất là trở thành một giáo sư hay tiến sĩ gì đó, lúc trung niên để đi đây đó thuyết giảng.

Mẹ tôi nói đó là điều không tưởng. Bà nói rằng lý tưởng có đẹp đến đâu cũng không thoát khỏi sự sắp đặt của vận mệnh.

Vậy thì vận mệnh của tôi có tốt hay không? Tôi hỏi.

- Quá không tốt. Lúc con sinh, mắt nhắm chặt, miệng gào khóc ầm ĩ, tiếng khóc xuyên qua mấy gian phòng. Bà đỡ liền chỉ vào bàn tay nắm chặt của con mà nói: Con nhóc con này, bản tính ương ngạch, số khổ.

Về sau, mẹ tôi cũng mời người xem bói cho tôi. Thầy xem rồi bảo tôi sinh ra vào lúc thiếu nước. Ý của ông ta là số tôi không gặp thời>

Thế cho nên, những ngày tháng sau này phải dễ tính một chút, những thứ không có được thì chẳng nên cố sức tranh giành, có tranh cũng vô dụng. Các bậc bề trên đã nói rồi, có rất nhiều chuyện mà số phận đã an bài, đã dính phải cái vận đen thì cho dù không ra khỏi nhà cũng gặp họa, cái đó gọi là “chạy trời không khỏi nắng”.

Lúc thi cấp hai, tôi bị bệnh sởi, các nốt đỏ nổi mẩn toàn thân. Lúc thi nghe tiếng Anh, xung quanh tai tôi toàn là tiếng ong vo ve, tôi gần như không động bút.

Lúc có kết quả thì, cô giáo có vẻ rất tiếc nuối cho tôi, nói rằng Mạc Y Y thành tích không tồi, ấy vậy mà kết quả thi chẳng ra làm sao. Bọn họ gợi ý tôi bỏ ra chút tiền để vào cấp ba, có như vậy mới hi vọng được lên đại học. Mẹ tôi lại không cho là vậy, “Đã nói từ trước rồi, không phải cố làm gì, con nên tin vào số mệnh. Con xem xem, lần nào thi cũng đỗ đầu, ấy thế mà đến lúc quan trọng lại thiếu mất năm điểm. Điều đó cho thấy con không có số học đại học. Nếu đã như vậy sao còn phải phí công sức làm gì? Đường đi đã bị chặn, chẳng nhẽ cứ đứng ở đó mà chờ chết, chẳng nhẽ không biết chuyển sang đường khác mà đi? Mà nói đi nói lại, con gái học nhiều để làm cái gì? Con nhìn xem con gái dì Lý đi, lúc học cấp ba toàn được nhận học bổng đấy, ấy thế mà cũng có đỗ đại học đâu, giờ phải đi làm thuê kiếm tiền đấy thôi!”

Tôi nghĩ cũng phải, hơn nữa nếu tôi học đại học, mẹ tôi không biết phải bán đi bao nhiêu cân khoai tây mới đủ? Cái gọi là lý tưởng ấy có lẽ cần phải cân nhắc lại. Thế là tôi không kiên trì nữa mà thi vào một trường trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ.

Ở Phố Thành, trường trung cấp thuộc số những trường tệ hại nhất.

Tôi xin tổng kết đôi chút, những học viên của trường này đại thể được chia làm bốn loại: Một là loại không thi đỗ cấp ba, muốn vào đây học để lấy cái văn bằng; hai là loại hư hỏng, ngang ngược, bố mẹ không bảo được nên tống vào đây nhờ giáo viên quản thúc; thứ ba là không muốn học nhưng lại không muốn đi làm vất vả, loại này đến trường chỉ là để yêu đương nhăng nhít; thứ tư là loại nhà nghèo, không có tiền, muốn đi học để ra ngoài kiếm cái nghề.

Trong ký túc của chúng tôi có một đứa tên là Phương Anh, vào học mới được hơn một tháng đã bắt đầu trốn học. Đến cuối tuần cô tađi qua đêm không về ký túc, nghe nói là đi ra ngoài chơi với một nam sinh khóa trên, thậm chí còn qua đêm với anh ta. Cô ta bất chấp lời đe dọa của giáo viên, xỏ lỗ tai và đeo những cái khuyên tai rất to, còn nhuộm tóc vàng chóe, chẳng khác một đống rơm khô, trông cứ như thể sắp gây ra hỏa hoạn đến nơi. Lúc vào học cô ta thường đọc tiểu thuyết, toàn là những loại tiểu thuyết đồi trụy vớ vẩn, chẳng có chiều sâu, chẳng có tình tiết. Đọc tiểu thuyết chán cô ta chuyển sang viết thư cho con trai, nghe nói nội dung rất gợi tình, thế mà chẳng hề cảm thấy xấu hổ chút nào. Tôi luôn khinh thường người như cô ta.

Một lần, có một thầy giáo dạy môn Tin học đến dạy cho lớp chúng tôi, cô ta bỗng dưng trở nên chăm chỉ, ngoan ngoãn giơ tay hỏi bài, tôi nhìn mà thấy buồn nôn. Nhân tiện cũng nói luôn, diện mạo của thầy giáo ấy thật khó dùng từ ngữ để miêu tả, ngoài cặp mắt kính trông có vẻ trí thức ra, khuôn mặt của thầy ấy thật sự xấu xí vô cùng. Hai cái răng cửa to đùng, đang ở độ tuổi thanh niên mà đỉnh đầu đã có dấu hiệu của hiện tượng hói. Đấy là còn chưa nói đến thái độ luôn tỏ vẻ đắc chí của ông ta. Có lần tôi lên văn phòng gặp giáo viên chủ nhiệm, nghe thấy thầy ấy đang nói chuyện với một giáo viên khác:

- Chưa từng thấy ai bạo dạn như cái cô nữ sinh ở lớp du lịch ấy, bạo dạn hết sức! Có một tiết học thôi mà tôi toát hết mồ hôi hột! – Tôi nghe thấy vậy liền vội vàng lui ra, bụng thầm nhủ cô ta đúng là đồ phân chuột!

Có hôm trở về ký túc, cô ta liền cởi áo ra cho tôi “thưởng thức” hình xăm trên người cô ta. Cô ta chỉ vào hình xăm con bướm và hỏi tôi có đẹp không, còn nói bởi vì cô ta thích anh chàng họ Hồ nên mới xăm hình con bướm này. Tôi thực sự không chịu nổi, liền nói sao mà giống một con nhện sắp c hết thế không biết?

Mặt cô ta lập tức tím tái vì tức tối. Theo lý mà nói, tôi không nên gây chuyện như vậy. Vốn dĩ ở trong phòng tôi đã rất cô độc rồi, cả sáu đứa con gái cùng phòng đều coi tôi là “khác loài”. Bọn họ chướng mắt với tôi về nhiều thứ, ví dụ như: được bạn trai cùng lớp tặng hoa, tôi liền ném thẳng vào sọt rác; ví dụ như được nghỉ hai ngày, thay vì ra ngoài chơi thì tôi giam mình trong thư viện; ví dụ như tôi không đeo khuyên tai, không xịt nước hoa, không mặc áo ngực độn dày; ví dụ như… đến bây giờ vẫn còn là gái trinh.

Tôi thậm chí còn chẳng có hứng để giải thích. Lúc ở với nhau chúng tôi nói những gì? Nói đến Trắng và đen, Ngạo mạn và phiến diện? Quá khó! Như thế thì chẳng khác gì đàn gảy tai trâ>

Lúc ấy trong lớp có một nam sinh tên là Hồ Tiểu Hoa rất thích sáng tác thơ, mọi người đều gọi cậu ta là Tài Tử. Tài Tử rất thích tôi, viết thư hẹn tôi ra ngoài đi dạo nhưng bị tôi từ chối.

Chuyện này bị đồn ra ngoài khiến cho Phương Anh vô cùng căm hận. Lúc này tôi mới biết người mà cô ta thích phát điên lên chính là Tài Tử. Có một hôm cô ta đi ngang qua chỗ tôi, mắt hướng ra ngoài, nhổ một bãi nước bọt cạnh chân tôi. Tôi nhìn bãi nước bọt ấy, cảm giác như bị một con rết bò lên người, châm nọc độc vào người tôi, nọc độc ấy ngấm vào xương tủy khiến cho thân xác tôi như muốn tan ra.

Không chỉ có vậy. Có một hôm trong giờ tự học, giáo viên không lên lớp. Cô ta đột nhiên đứng dậy kêu là mình bị mất 20 tệ, nói rồi liền đi thẳng đến trước mặt tôi, chất vấn tôi có lấy tiền của cô ta không ngay trước mặt mọi người. Tôi biết cô ta đang định mượn gió bẻ măng nên không buồn đếm xỉa đến. Cô ta cho rẳng tôi có tật giật mình liền nhảy dựng lên cho tôi một bạt tai, chửi tôi:

- Mày là đồ đĩ thõa!

Nỗi đau cắt ruột cùng với sự phẫn nộ đã tích tụ trong lòng bấy lâu nay như bùng lên, tôi bỗng chốc biến thành một con dã thú, cầm cái ghế lên đập vào đầu cô ta. Máu từ trên đầu cô ta chảy xuống đầy mặt, các học sinh khác trong lớp ai nấy đều tái mặt vì sợ, không dám lại gần tôi nửa bước. Tôi vẫn chưa dừng tay, giơ chân đạp vào bụng cô ta một cái, gào lên với âm lượng cực lớn:

- Bà mày phải sợ mày à?

Tiếp theo đó là viết kiểm điểm, mời phụ huynh, ghi vào học bạ, phê bình trước toàn trường. Trong quá trình đó, vì thái không thành khẩn nhận lỗi, suýt chút nữa tôi bị nhà trường đuổi học.

Khoảng thời gian ấy đối với tôi là một nỗi kinh hoàng. Tôi chạy ra phố mua thuốc chuột, người bán hàng nhìn vẻ mặt khổ sở của tôi, sợ không dám bán.

Điều khiến tôi không ngờ đó là sau khi ra viện, Phương Anh chủ động xin chuyển sang một phòng khác. Trông thấy tôi từ xa, cô ta liền đi ngay đường vòng để tránh mặt, bộ dạng sợ sệt, hoang mang thấy rõ>

Việc này khiến cho tôi cảm thấy vô cùng hả hê. Tôi liền viết cho Tề Tề đang học ở trên tỉnh một bức thư, nói cho cô ấy biết tôi định đến Thiếu Lâm Tự học võ công, làm một nữ hiệp hành tẩu giang hồ. Thư hồi âm của Tề Tề rất nặng, không phải do giấy dày mà là nội dung quá nặng nề. Cô ấy nói, qua trận cãi vã này tớ đã nhìn thấy tương lai của cậu. Có lẽ ngay từ ngày đầu tiên cậu bước chân vào ngôi trường này, công chúa đã biến thành cô gái nhà quê, cậu đã không còn là học sinh ưu tú tài đức vẹn toàn nữa rồi. Cậu cần phải có sự chuẩn bị về tư tưởng, có khả năng cậu sẽ phải đối mặt với một cuộc đời khác. Cuộc đời này có thể chính là một cuộc sống lấy chồng sinh con tầm thường như những người dưới đáy xã hội, làm những công việc không có chiều sâu, kết giao với những người bạn không đẳng cấp, để cho những sắc màu của cuộc sống bị thời gian làm phai mờ. Những lý tưởng và hoài bão mà cậu đặt ra cũng sẽ bị môi trường xung quanh bào mòn.

Đến cuối thư, Tề Tề còn trích một đoạn danh ngôn của Ostrovsky: “Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người.”

Thư của Tề Tề khiến cho tôi toát cả mồ hôi, sởn cả da gà.

Trường tôi có hai khoa khôi, một người tên là Vương Nguyệt Nguyệt, người kia tên là Trần Hi, đều là những tuyệt sắc giai nhân. Nhà trường vì muốn quảng bá về trường nhằm tăng số lượng học sinh đăng ký học nên thường xuyên liên hệ với đài truyền hình dẫn bọn họ đi khắp nơi làm chương tình. Hai người bọn họ từng đóng quảng cáo cho một khách sạn, lại từng được lên chương trình của Đài Truyền hình Trung ương, vì vậy họ rất nổi tiếng ở đất Phố Thành này.

Sau khi tốt nghiệp, Trần Hi đến Thâm Quyến, làm người mẫu cho một công ty quảng cáo. Còn Vương Nguyệt Nguyệt nhanh chóng kết hôn. Nghe nói người đàn ông ấy không phải hạng tầm thường, anh ta chính là con trai của Cục trưởng Cục Tổ chức Thị ủy của Phố Thành. Chỉ có điều bọn tôi vẫn cho rằng Trần Hi biết nhìn xa hơn. Cục trưởng Cục Tổ chức đã là gì? Thâm Quyến mới là thế giới rộng lớn.

Nửa năm sau, nghe một đồng hương của Trần Hi nói cô ấy bị lừa ở Quảng u, suýt chút nữa thì mất mạng, giờ đang định quay về quê nhà. Cùng lúc ấy, Vương Nguyệt Nguyệt đã kết hôn với con trai cục trưởng, nghiễm nhiên trở thành một quý phu nhân. Điều đáng nói là, tôi tình cờ gặp Nguyệt Nguyệt ở bách hóa. Cảnh tượng ấy thật khiến người ta phải ngưỡng mộ. Cô ấy khẽ giơ bàn tay ngọc ngà lên vẫy một cái là một chiếc xe Audi từ xa lập tức trờ đến trước mặt.

Trần Hi và Vương Nguyệt Nguyệt vì có sự lựa chọn khác nhau nên đã có những tương lai khác nhau. Điều này đã khiến tôi rút ra được một bài học sâu sắc. Cái ví dụ sống này đã chứng tỏ điều gì? Nó chứng tỏ rằng những lời Tề Tề chẳng là cái thá gì cả, cái gì mà phấn đấu cho sự nghi ệp đấu tranh giải phóng loài người, thật là vớ vẩn! Vì vậy tôi liền gửi lại một bức thư hồi âm cho cô ấy, tổng kết quan điểm của tôi dưới vài cái gạch đầu dòng sau:

Thứ nhất: Từ câu “Công việc tốt không bằng lấy chồng tốt”, rút ra kết luận: “Lấy chồng > công việc”.

Thứ hai: Từ câu “Vợ chồng nghèo hèn lắm nỗi bi ai”, rút ra kết luận: “Lấy một ông chồng giàu có thể về cơ bản khắc phục nỗi bi ai, hoặc ít nhất cũng có thể giảm thiểu được nỗi bi ai (xét theo nghĩa hẹp: giúp giảm thiểu khó khăn trong gia đình, hạ thấp tỷ lệ ly hôn; theo nghĩa rộng: kéo gần khoảng cách giàu nghèo, duy trì sự ổn định của xã hội, thúc đẩy tình thân đoàn kết của dân tộc).

Thứ ba: Từ câu “Lấy chồng sinh con là nhiệm vụ hàng đầu của đàn bà”, rút ra kết luận: Đàn bà sớm muộn gì cũng phải lấy chồng (bạn có thể lựa chọn cuộc sống độc thân, nhưng như vậy bạn sẽ không có được một cuộc đời hoàn chỉnh ).

Thứ tư: Từ câu “Đàn bà hai mươi đẹp như hoa, ba mươi nát như bã đậu phụ”, rút ra kết luận: Tuổi xuân trôi qua nhanh, nên nhân lúc còn trẻ hãy nhanh chóng lấy chồng (làm đúng việc vào đúng lúc).

Tổng kết lại: Sứ mệnh cao cả mà cuộc đời đã giao phó cho chúng ta khi còn trẻ chính là : Lấy một người có tiền, sống một cuộc sống không có lắm nỗi bi ai mới là một người đàn bà thành công.

Tôiđầu độc Tề Tề.

Trong buổi lễ tốt nghiệp, giám đốc một công ty du lịch thấy tiếng Anh của tôi rất khá liền nhiệt tình mời tôi về công ty ông ta làm hướng dẫn viên du lịch, còn đưa ra điều kiện rất hấp dẫn: công ty sẽ lo chỗ ở cho nhân viên, không cần thử việc, lương cơ bản là 600 tệ cộng với tiền hoa hồng dẫn đoàn. Trong con mắt của các bạn cùng lớp, đây quả là miếng bánh ngon từ trên trời rơi xuống (với những học sinh tốt nghiệp trường tôi nếu đi tìm việc ở thành phố thì nhiều nhất lương cũng chỉ được 500 tệ, còn phải tự túc nơi ăn chốn ở). Tôi chẳng buồn nghĩ ngợi nhiều, lập tức lắc đầu. Đám bạn bè đều bảo tôi dở hơi. Mặt tôi không hề biến sắc, trong lòng thầm nhủ: Chim sẻ làm sao hiểu được bụng chim ưng.

Tôi chẳng nề hà đến làm nhân viên lễ tân ở khách sạn Thiên Tinh. Sau khi thử việc ba tháng, lương cứng của tôi là 520 tệ.

Đây tưởng rằng chỉ là một hành động xốc nổi nhưng thực ra đó chính là kết quả sau khi suy nghĩ và điều tra rất cẩn thận.

Khách sạn Thiên Tinh là địa điểm chiêu đãi của các cán bộ chính quyền thành phố và các công ty lớn ở Phố Thành. Tất cả các buổi chiêu đãi lớn nhỏ hay hội nghị đều được đặt ở đây. Nói đơn giản hơn một chút thì phần lớn những người có tiền đều tập trung ở đây.

Sở dĩ tôi ứng tuyển vào vị trí nhân viên lễ tân là bởi vì làm ở vị trí này tôi có thể giao lưu trực tiếp với những người đàn ông có tiền. Ví dụ như họ đăng ký thủ tục, ký gửi đồ đạc, đặt vé máy bay, từ đó âm thầm thu thập thông tin về bọn họ. Tôi có đầy đủ lý do để xem giấy chứng minh thư của họ, nhờ đó mà toàn bộ thông tin của họ bao gồm tên tuổi, địa chỉ gia đình đều nằm gọn trong tay tôi. Bên cạnh đó, tôi cũng rất hài lòng với đồng phục và cách trang điểm của khách sạn dành cho nhân viên: áo sơ mi hồng nhạt, cổ thắt nơ, trông rất hiền lành, trong sáng và thoát tục.

Tôi không cảm thấy bản thân mình là một người có tham vọng, đây cũng là một yêu cầu của cuộc sống. Tôi có làm rối loạn trật tự trị an không? Tôi có làm rối loạn giao thông không? Có vi phạm quyền lợi hợp pháp của phụ nữ và trẻ em không? Không hề! Sáu đứa con gái ở cùng ký túc với tôi kia đâu thể nói gì được tôi? Ai đi đường của người nấy, thế nên đừng có động chạm gì đến tôi!

Lâm Ngữ Đường[2] có một câu nói mà tôi rất thích. Ông ấy nói: Xuất giá là nghề tốt nhất, rẻ nhất mà cũng vừa lòng nhất đối với đàn bà. Tất cả các nghề nghiệp trên đời này đều không có sự phân biệt sang hèn, đàn bà xuất giá chưa chắc đã thấp hèn hơn đàn ông bán đậu phụ.

[2] Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc. Ông được xem là người có công lớn trong việc giới thiệu văn hóa Trung Quốc ra thế giới, với những cuốn sách viết bằng tiếng Anh, nói về nghệ thuật, văn hóa và nhân sinh quan của người Trung Quốc.

Lúc rảnh rỗi tôi thường lên mạng đọc những cuốn tiểu thuyết xoay quanh vấn đề đàn bà được gả vào gia đình giàu sang. Có một cuốn khiến tôi vô cùng thất vọng, nội dung nói về một cô gái vì muốn lấy được chồng giàu sang mà nghĩ đủ cách để vào làm cho một công ty đa quốc gia. Nhưng do học lực quá thấp lại không có tài năng gì đặc biệt, chỉ có thể làm một nhân viên đánh máy bình thường, kết quả là làm việc được hai năm, ngay cả mặt mũi tổng giám đốc ra làm sao cũng không biết. Tôi vừa đọc vừa chửi cô ta là đồ óc lợn, là đồ ngu, chi bằng đi bán cơm cho bọn dân văn phòng, ít nhất là con được biết mặt.

Chỉ có điều bản thân tôi cũng chẳng may mắn gì hơn cô gái đó.

Làm lễ tân được hơn một năm mà tôi chẳng bắt được con thỏ nào, ngược lại, còn dụ đến mấy gã đàn ông đứng tuổi đã có gia đình. Có một ông chủ buôn bán vật liệu xây dựng, người Phúc Kiến, là VIP ở khách sạn. Một tối hắn ta đi ăn đêm về, vào khách sạn và bắt gặp tôi đang trực ban một mình, liền thẳng thừng hỏi tôi có muốn làm vợ lẽ của hắn ta không, mỗi tháng hắn sẽ trả cho tôi 10.000 tệ và sẽ cân nhắc đến chuyện mua nhà cho tôi. Nếu như không phải vì quy định của khách sạn thì tôi đã đạp thẳng vào cái bụng bự của hắn ta, sau đó vẽ ngay một con rùa ngu ngốc lên mặt hắn.

Còn có một lần, có một nhóm sinh viên đại học khảo sát địa chất đến thuê khách sạn. Trong đó có một anh chàng người Giang Tây để ý đến tôi. Trước lúc đi, khuôn mặt đầy trứng cá của anh ta đỏ bừng lên, ấp úng nói muốn làm bạn với tôi, hỏi tôi liệu có thể cho anh ta số điện thoại và nick chát được không. Đương nhiên tôi nói không. Tôi quyết không có người ở địa phương khác có cơ hội. Một là vì không muốn để mẹ tôi ở lại mà lấy chồng xa, hai là cảm thấy ở với người nhà quê rất áp lực, ngay cả làm tình cũng phải nói bằng tiếng phổ thông mới được, ba là vì tôi sợ đối phương là kẻ lừa đảo. Hiện nay, những vụhụ nữ như thế này nhiều lắm rồi, đến lúc bị chúng lừa bán ra nước ngoài thì tôi chỉ có mà khóc ra tiếng Mán.

Sau khi nhận được tiền lương tháng đầu tiên, trả hết tiền nhà và sinh hoạt phí, số còn lại chẳng đủ để tôi mua một cái quần bò. Tôi tự an ủi mình: Trước thềm ánh sáng là bóng đêm!

Sau đó tôi có quen một người, là do đồng nghiệp giới thiệu cho. Người ấy khen ngợi anh ta từ đầu tới chân: Tiến sĩ Đại học Phúc Đán, công tác Đoàn ở Thị ủy, là công nhân viên chức nên công việc ổn định, là người đã đỗ đạt nên tính cách đơn thuần.

Tôi nghe giới thiệu mà nở từng khúc ruột, thế là đồng ý gặp mặt anh ta. Chưa đầy một tuần tôi đề nghị chia tay. Hóa ra anh ta vừa mới đi làm, lương không cao, bản thân hiện giờ vẫn ở nhà tập thể. Mỗi lần hẹn hò đều chẳng có nơi nào để đi, chỉ loanh quanh dạo hết mấy vòng quảng trường, mưa chẳng có chỗ trú, chỉ thiếu điều cầm chiêng với mõ, vừa đi vừa rao: Trời hanh vật khô, cẩn thận củi lửa!

Tiến sĩ thì có gì ghê gớm? Cái gọi học vấn rất mang tính quyền lợi. Người giàu làm thơ người ta gọi là tài hoa, là tao nhã. Người nghèo viết thơ người ta gọi là đồ mọt sách.

Điều khiến cho tôi phát điên đó là, ngay cả gã béo đầu bếp của khách sạn cũng đến góp vui. Hắn ta thường nhắm vào những hôm tôi trực đêm để bê đồ ăn đêm đến cho tôi, cái mặt tròn vành vạnh đầy tình tứ bảo tôi ăn hết rồi mới đi. Tôi vừa ăn vừa thầm mong hắn ta biến cho nhanh, bởi vì cho dù đàn ông trên đời có chết hết tôi cũng không để mắt đến hắn ta.

Cuối năm, một người bạn hiện là sinh viên Đại học Giao thông Tây An tổ chức một buổi họp mặt với bạn bè cấp hai. Trong buổi họp mặt, trong hai mươi con người, hơn nửa số đó là sinh viên đại học. Chủ đề nói chuyện của bọn họ xoay quanh các vấn đề như: văn bằng hai, tiếng Ả Rập, học thạc sĩ, các chị khóa trên hay là thư viện. Có người nhờ sự hỗ trợ của gia đình đã bắt đầu kinh doanh, thế nên bọn họ nói với nhau về con đường nhập hàng, chiết khấu giá cả, lợi nhuận… cứ như thể mình là những tài năng kinh doanh vậy. Người khiến tôi cảm thấy hổ thẹn nhất chính là cô bạn cùng bàn Lộ Lộ. Hồi trước thành tích học tập của Lộ Lộ rất kém, gần như lần nào thì cũng phải chép bài của tôi. Sau khi tốt nghiệp cấp hai, cô ấy mua về một lô thiết bị cũ và mở một cửa hàng in ấn, photocopy, gần đây mỗi năm phải kiếm được năm, sáu vạn tệ là ít.>

Tôi chẳng nói chen vào được câu nào, chỉ muốn bỏ đi cho nhanh. Nhưng nếu bỏ đi như vậy thì rõ ràng để lộ sự tự ti của mình, thế là tôi liền im lặng ăn cơm, than thầm trong bụng: Hầy, ai nấy tiền đồ đều rộng mở cả!

Bọn họ nghe nói tôi làm lễ tân ở khách sạn, liền nói: “Mạc Y Y, cậu chớ giả bộ, cậu ít nhất cũng là giám đốc bộ phận ở cá i khách sạn ấy. Đều là bạn bè với nhau, cậu giả bộ gì chứ?”.

Hạt lạc tôi vừa nuốt vào như nghẹn lại nơi cổ họng. Tôi sặc tới mức mặt đỏ bừng lên. Bọn họ liền vỗ tay cười sằng sặc bảo: “Bị nói trúng rồi chứ gì?”. Tôi càng ho sặc sụa hơn, nước mắt chỉ chực trào ra. Khoảnh khắc ấy, tôi cảm thấy vô cùng quẫn bách, lo lắng, chán nản và lạc lõng.

Lúc tụ tập, mọi người còn hẹn hò nhau khi nào sẽ lại tụ tập. Cô bạn đang học Đại học Chiết Giang điệu đà nói: “Để đến hè đi, người ta đến hè mới được về mà!”.

Chuyện này khiến cho tôi bị sốc nặng nề.

Tiếp sau đó là cuộc phẫu thuật sỏi mật của mẹ tôi. Mẹ vay tôi 1.000 tệ, tôi nói không có. Bà liền nổi giận:

- Mày đã đi làm hơn hai năm rồi, chẳng nhẽ không tích cóp được chút tiền cỏn con này?

Tôi nhìn qua chỗ khác, thờ ơ nói:

- Con thật sự không có.

Đây là lời nói thật. Khi tôi mới vào khách sạn làm việc, lương hàng tháng chỉ có 520 tệ, về sau mới tăng lên 800 tệ, chỉ đủ để chi phí ăn tiêu trong một tháng của tôi, ngoài ra tôi còn phải tích tiền mua điện thoại di động, ngộ nhỡ có ai để mắt đến, người ta hỏi số điện thoại thì sao?

Tối hôm ấy, tôi về ký túc sớm, cầm bút lên vẽ linh tinh trên giấy. Tôi chẳng để ý là mình đã viết những gì, chỉ biết là cứ viết mãi trên giấy, cho đến khi trang giấy ấy rách toạc ra tôi mới chợt bừng tỉ>

Lâm Tiểu Vĩ xuất hiện vào cuối năm 2003. Lúc ấy tôi vẫn chỉ ở bước khởi đầu trong công việc, ăn mặc vẫn còn rất quê mùa, lại đang trong thời gian không biết tâm sự tình cảm với ai.

Đơn vị anh ta tổ chức tiệc tổng kết cuối năm. Anh ta mang một cái túi xách đến gửi ở quầy lễ tân. Lúc ấy tôi không chú ý đến anh ta (trong khách sạn có rất nhiều trai đẹp ra ra vào vào, vẻ bề ngoài của Lâm Tiểu Vĩ lại hết sức bình thường, vì vậy không thu hút được sự chú ý của tôi). Tôi điền xong phiếu gửi đồ mới ngẩng đầu lên, đụng ngay phải ánh mắt chẳng hề rụt rè, e sợ của anh. Anh ta thản nhiên nhìn tôi, khóe môi khẽ nở nụ cười.

Tôi chưa kịp định thần nên vội vàng cúi đầu xuống, không dám ngẩng lên nhìn anh ta.

- Em tên là Mạc Y Y? – Anh ta nhìn tấm biển ở trên ngực áo tôi, mỉm cười đầy tinh quái.

Anh ta khe khẽ nói:

- Này, nói cho em hay, anh đã biết em từ lâu rồi! – Cái giọng điệu và vẻ mặt ấy gần giống như ánh mắt của cảnh sát khi bắt được tội phạm giữa biển người mênh mông.

Tôi kinh ngạc nhìn anh ta, đăm chiêu nhớ lại, đưa mắt nhìn vào tờ phiếu gửi đồ của anh ta nhưng chẳng nhớ ra anh ta là ai.

- Em không biết anh đâu. Anh rất thích em, làm người yêu anh nhé!

Tôi nhìn anh ta như nhìn một bệnh nhân tâm thần:

- Đừng nói chuyện với tôi nữa, sếp tôi nhìn thấy sẽ trừ tiền lương của tôi!

Anh ta cố chấp, đứng lỳ ở trước quầy lễ tân, một mực hỏi cho bằng được số điện thoại của tôi.

- Xin lỗi anh, tôi phải làm việc! – Tôi bực bội lườm anh ta. Con người này tự tin quá mức, nếu như không phải đang làm việc thì tôi chẳng buồn>

Lâm Tiểu Vĩ chẳng phải là người gặp dịp thì tranh thủ trêu chọc cho vui, bởi vì anh ta thường xuyên gọi điện đến quầy lễ tân. Không chỉ có thế, cứ mỗi thứ Sáu hàng tuần, anh ta còn đặt dịch vụ hoa của khách sạn mang một bó hồng tươi thắm đến tặng tôi, chúc tôi cuối tuần vui vẻ.

Các đồng nghiệp thường nói:

- Anh chàng này là ai mà kiên trì thế? Y Y, cô cũng nên cân nhắc xem sao!

Đúng rồi, sao anh ta cố chấp thế nhỉ? Tôi tò mò báo Tề Tề đi điều tra xem sao. Tôi vừa nói tên anh ta cho Tề Tề nghe thì cô ấy đã khựng người, tỏ vẻ thần bí nói:

- Cưng à, nghe này! Cậu câu được không phải là một con cá béo múp mà là một con cá kình đấy!

- Sao lại bảo là tớ câu cá? Rõ ràng là con cá ấy đang nhét mồi câu vào miệng tớ mà! – Tôi cố nén sự phấn khích trong lòng, ra vẻ hết sức bình tĩnh.

Tề Tề e hèm vài tiếng rồi nói:

- Cậu lấy một cuốn sổ ra đây. Tớ nói, cậu ghi! Lâm Tiểu Vĩ, hai mươi tư tuổi, độc thân, sinh năm Thân, cung Bò Cạp, thân hình cao to, các bộ phận trên mặt phân bổ không cân đối cho lắm. Học lực: Cao đẳng, hiện đang làm việc ở Cục Giao thông Phố Thành, chức vụ: Phó chủ nhiệm văn phòng. Cùng bố mẹ định cư ở khu đô thị Tịnh Nguyên, nhà hai tầng, tổng diện tích lên đến 300 mét vuông. Vì diện tích nhà quá lớn nên thường xuyên phải thuê ôsin đến quét dọn định kỳ. Bố mẹ làm kinh doanh, ngoài ra còn có một cảng đón khách và một trạm thủy điện loại trung. Ngoài ra, hiện nay đang hợp tác xây dựng một khu chơi bowling. Số tiền vốn cho các hạng mục kể trên cậu tự tính toán.

Nguồn: truyen8.mobi/t55164-san-chong-chuong-2.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận