Sự Thật Và Bịa Đặt Về Lăng Lenin Và Khu Mộ Bên Tường Thành Kremli Chương 14

Chương 14
Thượng phụ giáo chủ vào _cuộc chống lại Chúa Kitô.

Ngày 24 tháng 5 năm 1999, Thượng phụ giáo chủ Aleksiy II tham gia vào chiến dịch ma quỷ này.

Trong thời gian diễn ra Lễ rước Thánh giá trên Quảng trường Đỏ, Thượng phụ giáo chủ bất ngờ ngắt ngang nghi lễ long trọng này và ngược với truyền thống của nhà thờ, ông dừng lại gần một nhóm phóng viên đang đứng chờ mình. Trả lời câu hỏi của họ, ông ta dường như vô tình phát biểu ủng hộ việc cải táng di hài các nhà hoạt động quốc gia và xã hội của Liên Xô đang an nghỉ tại chân tường Kremli. Đức cha tối cao láu cá, nhưng quên rằng động tới di cốt của những người đã khuất là một trọng tội, tuy cố che đậy đề xuất của mình bằng mối quan tâm giả tạo tới họ. “Tôi hy vọng rằng đến lúc nào đó chúng ta sẽ xây dựng một điện thờ hay một địa điểm mai táng để có thể chuyển đến đó di hài của các nhà hoạt động cách mạng đang nằm trên Quảng trường Đỏ. Thật là vô đạo đức - ông ta nói - khi để các cuộc trình diễn nhạc rock, hòa nhạc rock phải tổ chức trên Quảng trường Đỏ ở gần ngay cạnh khu mộ”. Nhưng điều vô đạo đức hơn hết lại chính là đề nghị của Thượng phụ giáo chủ: đòi đưa những di tích đã trở thành lịch sử ra khỏi Quảng trường Đỏ để lấy chỗ cho những trò vè của quỷ Sa tăng diễn ra ngay sát các thánh địa quốc gia, cho các buổi hòa nhạc rock của các “ngôi sao” lưu diễn.

Thượng phụ giáo chủ qua những lời tuyên bố công khai của mình đã cầu phúc cho những hành động phỉ báng nơi an táng những người con quang vinh của nước Nga như V. Lenin, G. Zhukov, Yu. Gagarin, M. Gorky, S. Korolyov, V. Chkalov và các đồng chí của họ, phỉ báng nấm mộ những người đứng lên bảo vệ những người cùng khổ, phỉ báng những biểu tượng của cuộc đấu tranh vĩ đại của những người lao động nghèo khổ vì hạnh phúc trong cuộc sống thế tục và như vậy Đại giáo chủ đã chống lại cả C húa Kitô.

Bài độc thoại của Thượng phụ giáo chủ rõ ràng không phải là ứng khẩu. Nửa tiếng trước khi bắt đầu Lễ rước Thánh giá, kênh truyền hình NTV đã nhắc đến bản tuyên bố này khi thông báo rằng Thượng phụ sẽ phát biểu ý kiến về các nấm mộ an táng ở chân tường thành Kremli. “Điều đó chỉ có thể có một ý nghĩa duy nhất - báo Kommersant viết - sáng kiến của Thượng phụ giáo chủ Aleksiy II mang tính chất chính trị “đã lập trình trước” và đã được thỏa thuận trước với giới lãnh đạo chính trị của đất nước... Yeltsin, vẫn như trước, coi nhiệm vụ của mình là “phải giải phóng đất nước thoát khỏi tàn dư của chủ nghĩa cộng sản” nên vẫn dự định bằng mọi giá, trước khi nhiệm kỳ của mình kết thúc, phải quét sạch những biểu tượng của thời kỳ Bolshevik ra khỏi Quảng trường chính của đất nước... Nếu như phe đối lập vẫn cứ cố gắng tổ chức chống đối trên đường phố (trong khi chính quyền mưu toan xóa bỏ Hàng mộ Danh dự- A. A.) thì đó là một món quà tốt dâng cho những người ủng hộ Điện Kremli để cấm Đảng Cộng sản hoạt động” (báo Kommersant số ra ngày 25 tháng 5 năm 1993).

Rất tiếc, Thượng phụ lại để họ lôi kéo mình vào các kế hoạch nhục nhã phá hoại văn hóa và sặc mùi nghĩa địa này. Chẳng lẽ điều đó phù hợp với tư tưởng hòa giải dân tộc, hành thiện, khoan dung, cùng chia sẻ mà Nhà thờ Chính thống giáo Nga vẫn tuyên giảng và cố gắng tiêm vào đầu bầy con chiên của mình? Chẳng lẽ Thượng phụ giáo chủ đứng đầu Giáo hội Moskva và đang nhằm tới quyền lực tinh thần tối cao lại không thể hiểu rằng, động chạm tới di cốt của những người đã khuất là một trọng tội.

Lời phát biểu độc thoại của Thượng phụ giáo chủ là lời độc thoại của một cậu học sinh kém đang cố gắng tận tâm làm bài tập mà người hướng dẫn là Tổng thống giao cho.

Lời phát biểu mập mờ hai nghĩa dường như buột miệng nói ra của Đại giáo chủ về đài tưởng niệm ở chân tường thành Kremli, xét về tổng thể những hậu quả nó đem lại, những hậu quả không còn phụ thuộc vào chính bản thân Thượng phụ, thực tế mang ý nghĩa khiêu khích hơn là đạo đức.

Các phương tiện thông tin đại chúng “dân chủ” với thái độ khoái trá tàn ác liền tung hô: “Theo những lời phát biểu của Tổng thống và Thượng phụ giáo chủ, vụ việc Hàng mộ Danh dự ở chân tường Kremli đã đến hồi giải quyết” (báo Tin tức Moskva), “Điện Kremli có thể tiến hành việc dọn sạch địa bàn kế cận thành ngay trong tháng 8” (báo Ngày nay) và v.v...

Như vậy Lễ rước Thánh giá ngày 24 tháng 5 năm 1999 đã biến thành cuộc Thập tự chinh chống lại lịch sử Xô viết.

Đáp lại, ở Moskva, Saratov, Magnitogorsk, Kemerovo, Yekaterinburg và nhiều thành phố khác lại diễn ra một làn sóng mạnh mẽ những cuộc mít tinh phản đối thái độ phỉ báng ký ức lịch sử, sỉ nhục mồ mả của những con người mà nhiều người trong số họ là vinh quang và niềm tự hào của nước Nga thế kỷ XX.

Một lần nữa, những dòng thư và điện tín đầy giận dữ tới tấp đổ về chỗ Tổng thống, người đứng đầu chính phủ, chủ tịch Hội đồng Liên bang và Đuma quốc gia, về trụ sở tòa Giáo chủ Moskva và các Ban biên tập của các báo chí yêu nước.

“Hỡi các cựu chiến binh của quân đoàn xe tăng cận vệ số một! - các chiến sĩ đã tham gia chiến trận gửi điện tín đi. - Những người đã tuyên thệ dưới lá cờ đỏ! Chúng tôi kêu gọi các bạn hãy đứng lên thành một trận tuyến thống nhất chống lại những hành động sỉ nhục di hài của những anh hùng đã làm nên chiến thắng như các thống soái Zhukov, Rokossovsky, Tolbukhin, Yakubovsky và những người khác” (A. Bykov, A. Voronov và các chiến sĩ xe tăng khác, thành phố Elets; báo Cựu chiến binh số 3 năm 2000).

“Tôi không phải người thân của những người được an táng tại chân tường thành Kremli - V. Khorolkovsky (vùng Stavropol) viết - Nhưng tất cả những người đang an nghỉ ở chân tường thành Kremli cũng là người ruột thịt của tôi: Lenin, Stalin, Gagarin, Korolyov, Chkalov v.v... sự đồng điệu về tâm hồn đã kết nối chúng tôi”.

Để tỏ dấu hiệu phản đối lời phát biểu của Thượng phụ giáo chủ, những người ủng hộ phong trào “Nước Nga cần lao” và các cựu chiến binh quyết định lập hàng rào phong tỏa dinh thự của ông ta ở ngõ phố Chistyi ở Moskva. Khi chính quyền quận Khamovniki ra lệnh cấm phong tỏa thì tòa án địa phương đã bác bỏ lệnh cấm. Vì lý do này, Trưởng giáo chủ Sergiy, Chánh sự vụ của tòa Thượng phụ Moskva, đã tiếp ban lãnh đạo phong trào “Nước Nga cần lao” là V. I. Anbilov và E. Ya. Dzhugashvili (cháu nội I. V. Stalin). Sau khi tuyên bố rằng các phương tiện thông tin đại chúng dường như đã xuyên tạc lời của Đại giáo chủ, Trưởng giáo chủ Sergiy nói: “Nhà thờ chính giáo Nga theo truyền thống vẫn kính trọng Vladimir Ilyich Lenin. Nhiều người có lẽ chưa biết rằng sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, chức vị Thượng phụ giáo chủ toàn Nga bị bãi bỏ từ thời Pyotr I đã được khôi phục lại. Năm 1918 Lenin với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của quốc gia, lần đầu tiên sau Pyotr I đã đến thăm Hội đồng Tối cao và chúc mừng Đức cha Tikhon nhân dịp ông được bầu giữ chức vụ Thượng phụ giáo chủ Moskva và toàn Nga. Cho đến gần đây, Nhà thờ Chính giáo Nga vẫn kỷ niệm ngày sinh Lenin 22 tháng 4 như một ngày lễ trọng của mình” (báo Tia chớp, số 17 tháng 8 năm 1999).

Đề nghị “chuyển nghĩa trang” ra khỏi Quảng trường Đỏ với lý do nó không thích hợp với các buổi hòa nhạc rock đã gây ra những phản ứng chống đối tức giận đặc biệt mạnh mẽ.

“Tốt hơn là các ngài hãy xây dựng những nhà trẻ - A. I. Dubinina (thành phố Chelyabinsk) viết cho Thượng phụ giáo chủ, - rồi gom tất cả những trẻ em lang thang, sưởi ấm chúng, cho chúng ăn no và đặt chúng ngủ trong giường ấm. Đấy mới là điều theo ý Chúa!”. Và bà kết thúc bức thư bằng lời cầu nguyện: Đức Chúa tối cao, đừng cho phép chúng động bàn tay ma quỷ vào Lenin, vào di hài những nhà lãnh đạo cao cấp đáng kính trọng của chúng con!”

Thượng phụ giáo chủ Aleksiy II đề nghị “chuyển nghĩa trang đi”, còn Quảng trường Đỏ để làm chỗ gào th ét cho các ca sĩ hở mông hở ngực và để rước Thánh giá. “Đó là ý tưởng ma quỷ - bà E. S. Volkova (thành phố Omsk) phẫn nộ viết. - Lẽ ra Thượng phụ phải nói: “Không có hòa nhạc rock, không có các vũ điệu điên rồ của “các ngôi sao” lưu diễn gì hết, những thứ đó không được có trên Quảng trường Đỏ”. Ở nước Nga còn có biết bao người nghèo khổ, người tị nạn, các cụ già và trẻ em lang thang! Họ cần được ăn no và sưởi ấm. Đó mới là công việc làm sáng danh Chúa! Nhưng Thượng phụ đâu có nghĩ tới điều đó”.

“Đây hoàn toàn không thấy có khía cạnh tình cảm tương ứng với đạo đức - tiến sĩ khoa lịch sử L. Moleva tuyên bố - Người ta cho phép tổ chức các buổi ca nhạc tạp kỹ sát kề với các nấm mộ ở chân tường Kremli. 238 con người nằm trong Nầm mồ tập thể, đã bị vứt xuống hố chôn chung vào ngày 10 tháng 11 năm 1917. Hiện nay người ta lại nói về tượng đài kỷ niệm tại nơi chôn lính Đức. Vậy những người lính đó có ưu điểm gì hơn những đồng bào của chúng ta, mà kẻ nào đó đã quyết định từ bỏ niềm tin vào những đồng bào ngay sau khi chỉ mới kịp giấu đi tấm thẻ đảng của mình?”(1)

Năm 1997, tại địa điểm đẹp nhất trên bờ hồ Ilmen của tỉnh Novgorod đã khai trương tượng đài kỷ niệm binh lính và sĩ quan sư đoàn SS “Đầu lâu” (Báo độc lập số ra ngày 4 tháng 12 năm 1999).

Tại nhà ga Rada gần Tambov “Trưởng giáo chủ giáo phận Tambov và Michurin, Đức cha Evgheny và các giáo phẩm Cơ Đốc đã làm lễ thánh cho nghĩa trang an nghỉ của các binh lính quân đội Hitler chết trong thời gian bị chính quyền Xô viết bắt làm tù binh” (báo Tin tức số ra ngày 8 tháng 8 năm 1998).

“Tại làng Sologubovka gần Saint Petersburg mới khánh thành một nghĩa trang quân nhân Đức, nó sẽ trở thành đài kỷ niệm lớn nhất châu Âu cho binh lính quân đội Đức quốc xã chết trong chiến tranh thế giới thứ hai” (báo Ngày nay số ra ngày 11 tháng 9 năm 2000). Tại địa phương này quân đội phát xít khi tiến đến hồ Ladoga đã bắt đầu cuộc bao vây thành phố Leningrad, trong cuộc bao vây đó đã có tới 641.803 dân thường bị chết đói và hàng chục nghìn người khác kiệt sức chết trên đường đi sơ tán.

Tại thành phố Rzhev tỉnh Tver, bất chấp sự phản đối rộng khắp của cư dân, “Người ta đã hoàn tất xây dựng một nghĩa trang lắp ráp cho các binh lính Hitler trên một diện tích rộng 2,87 héc ta, có bố trí các đường xe chạy thông tầng, bãi đỗ xe, đường đi bộ, xây dựng các bức tường mặt tiền phía trên cổng vào, hàng rào, chỗ tưởng niệm, hình cây Thập tự lớn...” (báo Nước Nga Xô viết ra ngày 2 tháng 2 năm 2000).

“Bọn phát xít sẽ không qua đây được” - những công dân trẻ tuổi của thành phố Kaliningrad đã hô vang khẩu hiệu khi đứng thành hàng rào trước tòa nhà trụ sở chính quyền tỉnh ngày 9 tháng 4. Họ phản đối việc xây dựng một nghĩa trang cho người Đức ở khu vực trung tâm thành phố Kaliningrad. Những người biểu tình là các cựu chiến binh và sinh viên, công dân thành phố. Họ mang trên tay những biểu ngữ: “Không dựng tượng đài phát xít!”, “Tượng đài kỷ niệm là ch o các chiến sĩ giải phóng chứ không cho quân xâm lược!”, “Không có chỗ xây mộ cho bọn sát nhân đã giết ông cha chúng tôi!” (báo Nước Nga Xô viết số ra ngày 12 năm 2003).

Bắt chước Nina Mikhailovna Moleva, chúng ta cũng hỏi:

“Bọn sát nhân Hitler có ưu điểm gì hơn những đồng bào của chúng ta, mà kẻ nào đó đã quyết định từ bỏ niềm tin vào những đồng bào ngay sau khi kịp giấu đi thẻ đảng của mình?”

Ngay cả tờ báo không cộng sản là Báo độc lập cũng lên án hành động có ý đồ của những kẻ đào mồ người khác. Sau khi nhắc nhở rằng trong Hàng mộ Danh dự đã yên nghỉ khoảng 50 công dân của 15 quốc gia, tờ báo nhận xét: “Hàng mộ Danh dự ở Kremli mang tính quốc tế, hơn nữa nó là Hàng mộ Quốc tế có ý nghĩa liên quốc gia. Phải là kẻ không hiểu biết gì về cơ cấu nền văn minh hiện đại mới có thể đưa ra giả thiết rằng, hiện nay những thân nhân đang còn sống và các quốc gia mà những người yên nghỉ ở đó hay những thân nhân của họ đã hay đang là công dân của nước đó sẽ bình thản đứng nhìn xem chính quyền Nga đào bới di hài của hàng trăm người đã khuất và quyết định số phận của họ. Hay là chúng ta muốn thành lập một Ủy ban Mai táng quốc gia, Ủy ban này sau khi đã sơ bộ giải quyết các vấn đề rắc rối về mặt luật pháp và tài chính sẽ gửi các di hài và tro cốt của những người đã khuất đi khắp thế giới? Nghĩa là John Reed sẽ về Mỹ, Stalin về Gruzia, Dzerzhinsky về Ba Lan... Và cứ thế cứ thế tiếp tục! Bạn nghĩ sao, các nước đó là các dân tộc mọi rợ đang sống hay sao và họ sẽ cho phép chúng ta phỉ báng nấm xương tàn của những người đã khuất, hơn nữa lại là những người nổi tiếng như thế hay sao? Và ta sẽ đưa đi đâu - tờ báo tiếp tục - di hài của Gagarin, Chkalov, Zhukov, của hàng chục và hàng chục những công dân cao quý khác? Những người thân của họ bất đắc dĩ phải trao thi thể của các công dân ưu tú nhất ấy cho nhà nước không phải để bị phỉ báng, mà để được vinh dự”.

Cuộc Thập tự chinh của Thượng phụ giáo chủ, cũng như các cuộc Thập tự chinh thời Trung cổ đã kết thúc thất bại và đánh dấu bằng sự hình thành Hiệp hội các thân nhân. Ta bất giác nhớ lại câu tục ngữ: “Trong cái rủi có cái may”. Có điều chuyện đó không có nghĩa là ở nước Nga ngày nay rồi sẽ không xuất hiện những kẻ thập tự chinh mới.

Có vẻ Đức Chúa Trời cũng lên án hành động ma quỷ của Thượng phụ giáo chủ và khai tâm sáng trí cho ông ta. Tháng 9 năm 2000, báo chí đưa tin, Aleksiy II yêu cầu chính quyền Moskva cấm tổ chức các buổi hòa nhạc trên Quảng trường Đỏ. Có hai lý do khiếu nại. Lý do thứ nhất về mặt kỹ thuật: các dàn âm thanh công suất lớn làm các bức tường của nhà thờ Thánh Vasily rung lên, có thể dẫn tới việc xuất hiện các vết nứt. Lý do thứ hai về mặt đạo đức. Đám thanh niên đã nốc rượu ngà ngà, sau buổi hòa nhạc nằm ngồi la liệt ngay trên khu vực nhà thờ và các đền thờ ở khu Zaryadye, trong các nhà vệ sinh làm dơ bẩn thánh địa tôn nghiêm Chính thống giáo và xúc phạm tình cảm tôn giáo của các tín đồ đến hành lễ. Trưởng Ban liên lạc đối ngoại của tòa Thượng phụ Moskva, Đức cha Viktor Malukhin khẳng định rằng quan điểm của Aleksiy II về vấn đề quy chế Quảng trường Đỏ là rõ ràng: “Vì trên địa bàn Quảng trường có khu chôn cất của con người (chẳng hạn như Hàng mộ bên tường thành Kremli) nên việc tổ chức các buổi hòa nhạc ở đây là không đúng và không thích hợp” (báo Ngày nay ra ngày 21 tháng 9 năm 2000).

Biết nói gì hơn? Chỉ có thể thốt lên: Sáng danh Chúa!

Cách đây không lâu, Tổng thống Putin, khi trả lời câu hỏi của nữ phóng viên người Pháp rằng ông nghĩ thế nào về ý tưởng cải táng Lenin, đã trả lời dứt khoái: “Tôi phản đối”.

Ngay lập tức các phương tiện thông tin đại chúng “dân chủ” sẵn sàng bán mình lấy tiền và mấy năm nay đã kêu gào điên loạn đòi “đưa Lăng Lenin và nghĩa trang ra khỏi Quảng trường Đỏ”, im thin thít. Có lẽ đây là khía cạnh có ích duy nhất của tâm lý nô tì. 

Hết chương 14. Chương tiếp theo sẽ được cập nhật trong thời gian nhanh nhất.

Nguồn: truyen8.mobi/t26609-su-that-va-bia-dat-ve-lang-lenin-va-khu-mo-ben-tuong-thanh-kremli-chuong-14.html...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận