Tôi Học Đại Học Chương 6

Chương 6
Đêm trăng sông Nhuệ

Sau khi nộp xong luận văn cho thầy Hoàng Như Mai, tối ấy, tôi nghĩ ngay tới việc rủ Thu Hằng đi chơi như đã hứa.

Đúng hẹn, cơm nước xong, chào bác Hè, tôi lặng lẽ một mình tìm lối ra bờ sông Nhuệ. Trăng giữa tháng thấp thoáng xuyên qua từng lùm tre xào xạc tiếng gió hè đầu mùa rải hoa xuống những con ngỏ nhỏ ngoằn ngoèo. Bỗng có tiếng chó sủa vang, tôi dừng lại tĩnh tâm hồi lâu, khi thấy im im mới bước tiếp. Cảm giác chộn rộn, hồi hộp, xốn xang khiến tim tôi như đập nhanh hơn. Kia rồi, dòng Nhuệ Giang sáng rỡ một dòng trăng đã hiện ra. Dưới bóng một cây phi lao ngạo nghễ bên bờ, tôi mờ mờ nhận ra Hằng đang đứng chờ.

Dòng Nhuệ Giang đêm nay đẹp quá. Tĩnh mịch quá. Êm đềm lặng lẽ ôm lấy làng La từ phía sau lưng bằng một triền đê cao, mướt xanh thảm cỏ, rất thưa vắng dấu chân người nên vẻ đêm sự lặng lẽ ở đây càng mênh mông. Bao lần chính khúc sông này đã "mở nước ôm tôi vào dạ"r cùng với Cấp, với Long, với Hòa sau những tối học khuya, chúng tôi không chỉ tắm, chỉ vẫy vùng bơi, lặn cho xả hết mọi căng thẳng đầu óc nơi dòng sông rộng tới cả năm sáu chục mét, mát lạnh phù sa từ sông Hồng đổ về, mà còn thi nhau mò bắt những con trai to như hai bàn tay úp vào để mang về cho bác Hè nấu cháo, nấu canh ăn thỏa thích cả ngày hôm sau. Trong "phi vụ" này tôi luôn là người đoạt "kỷ lục". Bởi muốn phát hiện ra trai, buộc phải dùng chân để "trinh thám" trước. Khi phát hiện ra "mục tiêu" mới lặn xuống "tóm cổ" lên. Bàn chân "kỳ diệu" của tôi vậy là có cơ hội phát huy tối đa. Những đêm vui như vậy đã khiến khúc sông này càng dày thêm những kỷ niệm đẹp trong tôi.

Nhác nhận ra tôi, Hằng vội nép vào sau thân phi lao như có ý trốn. Tôi bước tới, cũng vờ như không biết gì, lặng lẽ ngồi xuống vệ có nơi triền đê, mơ màng ngắm dòng sông đang lấp lánh ngàn muôn lớp sóng bạc, sóng vàng Ti ti. Chỉ khoảnh khác sau, Hằng bước tới ôm vai tôi hú òa. Đã biết trước, song tôi vẫn làm ra vẻ bất ngờ khiến Hằng cười vui thích thú.

Hằng ngồi xuống bên tôi. Cả hai im lặng hồi lâu.

-  Vậy là luận văn của anh đã xong cả rồi chứ? - Hằng hỏi.

-   Ừ! Anh nộp cho thầy Mai chiều nay rồi!

-  Tất cả bao nhiêu trang vậy anh?

-   Trọn gần trăm trang thôi. Bạn anh có đứa viết tới gần hai trăm trang kia đấy!

-  Thế bao giờ các anh bảo vệ?

-   Khoảng chừng 1 tháng nữa.

Im lặng hồi lâu Hằng hỏi tiếp với giọng hơi chùng xuống:

- Thế anh định sau khi tốt nghiệp sẽ v nhận công tác ở đâu?

-   Anh cũng chưa biết. Còn mông lung lắm... anh việc học đã khó; việc làm chắc càng khó hơn... Rồi chuyện ăn, chuyện ở, chuyện sinh hoạt của anh hằng ngày sau đó cũng là một bài toán không dễ gì tìm ra lời giải.

-   Anh cứ hay lo xa. Nước tới đâu bấu tới đó. - Hằng lên giọng động viên tôi. - Anh đã học tốt, không lý do gì lại không có việc làm tốt...Còn chuyện "hậu phương", anh cứ an tâm. Nếu được anh "duyệt" em xin sẵn sàng. - Vừa nói Hằng vừa cười vui.

-   Thế nghĩa là nếu anh may mắn được nhận một công việc ở Hà Nội em sẽ tình nguyện là "hậu phương" của anh?... Em sẽ đón anh về ở luôn nhà em?

-  Vâng! Chính bố em đã có lần nói vói em đièu đó.

Nghe Hằng nói vậy, tôi nhớ lại đã đôi lần đến thăm và tiếp chuyện với bố Hằng. Ngôi nhà ngói ba gian khá cổ kính. Đây vừa là nơi ở của gia đình (chủ yếu chỉ có bố và Hằng còn mẹ cùng chị và em ở Hà Nội) vừa là nơi thờ tự một chi họ Ngô do ông là trưởng.

Ông bị tật nguyền đôi chân từ lâu, đi lại vô cùng vất vả. Hằng cũng ít khi có mặt ớ nhà. Không khí ngôi nhà vì thế có phần hơi thâm u, lành lạnh. Nhưng rồi khi được ngồi chuyện trò tâm tình cởi mở với ông cùng chén trà thơm nức hương nhài do ông tự tay hái từ cây nhài trước nhà vào ướp từ lúc rạng đông mỗi ngày và ngắm chậu hoa hải đường "mơn mởn cành tơ/ Ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng đặt trang trọng ngay bên bộ tràng kỷ giữa nhà, cảm giác vui ấm bỗng bừng lên trong tôi.

Qua giọng nói, qua ánh nhìn, qua cách ông nâng bằng cả hai tay chén trà nóng mời tôi nhâm nhi một cách tự nhiên, tôi nhận ra ông đã dành cho tôi sự cảm thông, trân trọng mến thương thật đặc biệt. Vì thế, khi nghe Hằng nói vậy tôi tin điều đó là có thể lắm. Sau giây phút hồi tưởng, tôi đặt ra cho Hằng một băn khoăn mới.

-   Nhưng Hằng ơi, nếu điều đó là hiện thực liệu em có "tái" nổi không? Chăm một người khuyết tật đã vất vả lắm rồi. Đằng này một lúc em phải...

-  Có gì đâu anh. Khi người ta làm vì vui, vì hạnh phúc thì mọi sự vất vá đều nhẹ như lông hồng cả thôi!

-  Thế nếu anh không công tác Hà Nội mà về quê Nam Định thì em tính sao?

-   Em cũng về theo luôn nhưng với điều kiện...

-   Điều kiện gì nhỉ? - Tôi cười hỏi lại.

-   Điều gì thì anh tự biết. Em ứ nói. - Hằng vừa nói vừa đưa tay cù vào hông tôi. Tôi khẽ né người cười vang rồi ngồi lặng.

Dưới sông thỉnh thoảng một chú cá ngoi lên quẫy đuôi làm mặt nước chốc chốc lại xuất hiện những vòng sóng vàng đồng tâm lan tỏa lấp lánh. Xa xa phía bờ sông bên kia tít tận cuối cánh đồng mênh mông một vùng ngoại thành Hà Nội rực sáng ánh điện. Trên vòm trời thăm thẳm màu trắng thỉnh thoáng một vì sao đổi ngói lóe sáng. Mải mê với cánh sắc thiên nhiên, tôi giật mình khi Hằng ôm ngang hông tôi, khẽ gục đầu vào vai tôi.

-     Bây giờ... Em hỏi thật... Thế anh có... thương em không?

-   Em hỏi hơi thừa đấy! Từ lâu anh chẳng những thương mà còn rất quý, rất trọng những tình cảm của em... Chỉ có điều sau đó bài toán tương lai sẽ có đáp số thế nào thì giờ anh chưa thể nói trước được gì. Em hiểu và thông cảm nhé!

Tôi nhận ra nơi vai mình bỗng nóng hổi những giọt nước mắt của Hằng kèm theo tiếng thút thít nho nhỏ. Rồi cái gì đến đã đến. Hằng ôm ngang hông tôi chặt hơn. Má em đã chạm vào má tôi từ lúc nào.

Một cặp đom đóm từ lòng sóng lao lên. Chúng chao lượn quanh chúng tôi vài vòng rồi vút lên cao.

Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

Các chương khác:

Nguồn: truyen8.mobi/t50029-toi-hoc-dai-hoc-chuong-6.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận