Thiên Hạ Kiêu Hùng nguồn tunghoanh.com
Tác giả: Cao Nguyệt
Quyển 17: Điền Mạch Canh Mang Chiến Vị Tiêu
Chương 741: Kế dụ địch (P1 - P2)
Nhóm dịch: Đọc Truyện Đêm Khuya
Nguồn: Mê Truyện
Hai người cùng nhau hành lễ:
- Cẩn tuân mệnh lệnh của điện hạ!
Chiến mã lao nhanh. Dương Nguyên Khánh cùng năm trăm kỵ binh hộ vệ một đường nhanh như chớp phi tới hướng nam. Buổi trưa ngày thứ hai, đội kỵ binh chạy tới cảng biển. Tướng quân Ngu Chấn Ngũ đang tuần tra trước đại môn Sở tạo thuyền, chợt nghe nói Tổng quản đến lần thứ hai, vội vàng chạy ra nghênh đón:
- Ty chức Ngu Chấn Ngũ tham kiến Tổng quản !
Dương Nguyên Khánh cầm roi ngựa chỉ tay về phía gã, lớn tiếng hỏi:
- Ngưu Tiến Đạt tướng quân đã đi chưa?
- Còn chưa đi. Nghe nói buổi chiều mới đi.
Dương Nguyên Khánh nói ra một đêm đích tâm nhất thời tùng liễu xuống tới, hắn khoát tay chặn lại Ngu Chấn Ngũ:
- Nhanh đưa ta đi tìm Ngưu tướng quân !
- Tuân lệnh!
Ngu Chấn Ngũ xoay người lên ngựa, dẫn Dương Nguyên Khánh chạy vào bên trong Sở tạo thuyền.
Lúc này bên trong Sở tạo thuyền người ngựa sôi trào. Hai vạn quân đội tập trung tại cảng biển rộng lớn như cánh đồng bát ngát, xếp thành hàng chỉnh tề, chờ đợi lên thuyền. Trong hai vạn quân, có năm nghìn trường mâu bộ binh, một vạn kỵ binh, hai nghìn nỏ quân và ba nghìn trọng giáp bộ binh.
Chủ tướng của hai vạn quân đội này chính là Ngưu Tiến Đạt , phó tướng là Trình Giảo Kim . Tại cửa sông Nhu Hà, bỏ neo một trăm chiến thuyền, do sáu nghìn thủy thủ phụ trách điều khiển. Cột buồm của thuyền như cây trong rừng, buồm như mây, kéo dài hơn mười dặm.
Ngưu Tiến Đạt đang tổ chức cho binh sĩ lên thuyền, bỗng nhiên nghe có người lớn tiếng gọi y :
- Ngưu tướng quân! Ngưu tướng quân ở đâu?
Ngưu Tiến Đạt nhận ra đây là giọng nói của Ngu Chấn Ngũ, vội vã từ giữa đội ngũ binh sĩ đi ra:
- Ngu tướng quân, tìm ta chuyện gì?
Ngu Chấn Ngũ chỉ một ngón tay về phía sau, vội la lên:
- Tổng quản tới, tìm ngươi có việc gấp.
Ngưu Tiến Đạt liếc mắt thấy cách đó hơn mười bước là Dương Nguyên Khánh, khiến y càng hoảng sợ, cuống quýt chạy tới, quỳ một gối hành lễ:
- Mạt tướng Ngưu Tiến Đạt tham kiến tổng quản!
Dương Nguyên Khánh vội nâng y dậy, cười tủm tỉm nói:
- Ta dự định điều chỉnh nhiệm vụ của ngươi, ngươi có thể tiếp nhận không?
- Lệnh của Tổng quản, mạt tướng nào có dũng khí không tuân theo?
Tuy rằng nói như vậy, trong lòng Ngưu Tiến Đạt cũng thấp thỏm không yên. Tổng quản muốn giao cho mình mệnh lệnh gì? Chắc không phải đi nhìn kho hàng chứ!
- Tốt!
Dương Nguyên Khánh cười gật đầu:
- Ta một lần nữa bổ nhiệm ngươi là phó tướng của La Sĩ Tín , lập tức tới quận Liễu Thành, trợ giúp La tướng quân đánh với Cao Khai Đạo.
Ngưu Tiến Đạt ngẩn ra:
- Mạt tướng tuân mệnh! Chỉ là hạm đội làm sao bây giờ? Để cho Trình tướng quân phụ trách sao?
- Không! Hắn không có khả năng một mình phụ trách. Hạm đội sẽ do ta tự mình chỉ huy.
Hai canh giờ sau, hai vạn binh sĩ kể cả chiến mã cùng tiến lên một trăm chiến thuyền. Dương Nguyên Khánh cũng leo lên chủ thuyền, đây là chiến thuyền lần trước đã chạy thử, được mệnh danh là ‘ Long ngâm – Rồng gầm’, do huynh đệ họ Trương tự mình lái tàu. Lúc này, thuyền đã căng buồm, dây thừng cũng được tháo ra. Trương Long ở đầu thuyền hô to một tiếng:
- Xuất phát!
'Đương! Đương! Đương!' Tiếng chuông vang lên, cánh buồm bay phấp phới, thuyền lớn cũng chậm rãi xuất phát, hướng biển rộng xa xa chạy tới. Hạm đội phía sau cũng xuất phát.Một con thuyền đến một con thuyền, một trăm chiến thuyền chở hai vạn binh sĩ quân Tùy chạy ra biển rộng, nương theo gió Đông nam, hướng tới Liêu Đông ở phía bắc.
Vương triều Tùy ở khu vực phía Đông Bắc có kết cấu vô cùng phức tạp. Tùy, Cao Cú Lệ, Khiết Đan, Hề, Tập, Mạt Hạt, Đột Quyết,... Bảy thế lực đều sinh sống đan xen nhau, trong đó triều Tùy khống chế được hành lang Liêu Tây, có được quận Liễu Thành và quận Yến. Địa phương chiếm được cũng không lớn, nhưng có vị trí chiến lược cực kỳ trọng yếu. Một khi tiến nhập vào Trung Nguyên, nhất định phải đi qua con đường này.
Tuy rằng hai quận này cũng không lớn, nhưng là trung tâm của triều đình, cũng khống chế vị trí then chốt của khu vực Đông Bắc. Cho nên bất kể là Ngụy, Chu, Tùy hay Đường đều cực lực muốn chiếm hai quận này. Vì thế, không tiếc bùng nổ một lần rồi một lần chiến tranh quy mô lớn.
Các triều đại thống trị trước đều phi thường rõ ràng, những dân tộc thiểu sốt ở phía đông bắc uy hiếp rất lớn đối với thế lực ở Trung Nguyên. Sự thực cũng đã chứng minh điều này, loạn An Sử (1) của trung Đường , Bắc Tống bị diệt, Minh triều bị diệt đều có liên quan đến các thế lực dân tộc thiểu số ở phía Đông Bắc.
1. Loạn An Sử (An Sử chi loạn, chữ Hán: 安史之亂) là một cuộc phản loạn quy mô lớn xảy ra từ năm 755 đến năm 763, trong thời vua Huyền Tông, Túc Tông và Đại Tông nhà Đường. Cầm đầu cuộc phản loạn này là An Lộc Sơn (vốn là một Tiết độ sứ của triều đình) và thuộc hạ là Sử Tư Minh.
Loạn An Sử – Wikipedia tiếng Việt
Dương Nguyên Khánh cũng biết rõ điểm này , hắn cũng không có khả năng đợi thiên hạ bình định mới lo lắng cho Liêu Đông, như vậy quá chậm. Ở phương Bắc, Hà Bắc đã không có gì che chở, sẽ chiếm dụng rất nhiều binh lực quân Tùy, nếu như đánh một trận, kinh sợ đến các tộc ở Đông Bắc, chí ít cũng có thể có ba năm bình an.
Lúc này La Sĩ Tín suất lĩnh ba vạn quân tinh nhuệ đã đến Liễu Thành. Đại quân đóng doanh ở phía đông sông Bạch Lang, qua sông là đến Liễn Thành.
Hiện nay Cao Khai Đạo suất lĩnh bảy vạn quân đội đóng quân ở hai địa phương là quận Liễu Thành và quận Yến. Ở quận Liễu Thành có ba vạn quân, do đệ đệ Cao Sùng Đạo suất lĩnh, mà ở quận Yến trú bốn vạn quân, do bản thân Cao Khai Đạo tự mình chỉ huy.
Sáng sớm, La Sĩ Tín suất lĩnh hơn trăm thân vệ kỵ binh đi sới dưới thành tra xét địa hình. Quận Liễu Thành chính là thành phố Triều Dương sau này, lấy vùng núi là chính, đồi núi nhấp nhô, khe sâu giao nhau, khe rãnh ngang dọc, chỉ có một núi nhỏ khá bằng phẳng, đồng bằng phù sa, được xưng là 'Thất sơn nhất thủy nhị phân điền' .
Huyện Liễu Thành ở trên đồng bằng phù sa do sông Bạch Lang bồi đắp, Ở phía bắc thị trấn là Khiết Đan, phía tây sát với Hề tộc. Từ trước đến nay đều bị Khiết Đan xông tới làm loạn.
La Sĩ Tín đứng ở một gò đất nhỏ, chăm chú nhìn thị trấn cách đó không xa. Tường thành thị trấn lại được sửa chữa một lần vào năm Đại Nghiệp thứ hai, cao to mà kiên cố. Có sông Bạch Lang được đào bảo vệ thành, sông rộng, cửa thành cùng cầu treo đều là mới đúc, rất khó đánh.
La Sĩ Tín chân mày cau lại, lần này suất quân đánh phía bắc, gã cũng không có mang theo vũ khí công thành cỡ lớn. Thành trì này kiên cố như thế, làm thế nào có thể hạ được ?
Ngay lúc La Sĩ Tín đang trầm tư trên gò đất, quân phòng ngự phía trên thành cũng phát hiện bọn họ, cấp tốc bẩm báo cho tướng quân Cao Sùng Đạo. Cao Sùng Đạo chạy tới tường thành, nhìn về phía xa xa một lát, thấy đại tướng tuần thành đầu đội ngân khôi, tay cầm đại thiết thương, bên người có một trăm tên kỵ binh, cách thành trì không đến một dặm.
Cao Sùng Đạo biết người mang kim khôi của quân Tùy chỉ có một người là Dương Nguyên Khánh, còn người mang ngân khôi cũng là những quan lớn trong quân đội. Người này chắc chắn là chủ tướng của quân Tù trong lòng mừng thầm, liền ra lệnh cho binh sĩ:
- Nhanh chóng mở cửa Tây thành, đợi ta lĩnh quân giết bọn chúng!
Tây thành lặng lẽ mở ra, Cao Sùng Đạo tự mình dẫn hai nghìn kỵ binh từ tây thành lao ra, định bất ngờ tập kích La Sĩ Tín. Cao Sùng Đạo thân cao sáu thước năm , cao lớn vạm vỡ, cũng sử dụng một đại đao, dũng mãnh phi thường. Đây cũng là đặc điểm chung của Cao thị huynh đệ, mỗi người đều dũng mãnh vô địch trong vạn người.
Bước qua tường thành, cách La Sĩ Tín ước chừng bốn trăm bước liền bị thân binh của La Sĩ Tín phát hiện. Tên thân binh hô to:
- Tướng quân, có quân địch tập kích!
Phía xa xa, bụi bặm bị cuốn lên, tiếng vó ngựa rung trời. Cao Sùng Đạo sắc mặt tươi cười mang theo vẻ dữ tợn, huy đao hô to, đánh tới. La Sĩ Tín thấy đối phương có hơn hai nghìn kỵ binh, mà chính mình chỉ mang theo hơn trăm người.
Gã có thể xung phong liều chết ra ngoài, nhưng hơn trăm thân binh của gã toàn bộ sẽ chết trận. Bởi vậy, gã không muốn tiếp chiến, lập tức quay đầu ngựa, vung tay lên, suất lĩnh thủ hạ chạy về hướng nam. Cao Sùng Đạo đuổi theo không bỏ, dọc đường còn la to.
La Sĩ Tín giận dữ, tháo cung tiễn xuống, cung nơi tay, tiễn nhanh chóng được cài lên. Gã xoay người, một mũi tên bay vọt về phía Cao Sùng Đạo. Cao Sùng Đạo nhìn thấy mũi tên hung mãnh, hơi nghiêng người tránh né mũi tên, một gã kỵ binh ngay phía sau y bị bắn trúng, kêu thảm thiết sau đó ngã khỏi ngựa.
Tiễn pháp của La Sĩ Tín tuy rằng không bằng Dương Nguyên Khánh, nhưng y cũng theo học sư phụ Trương Tu Đà, học được tiễn pháp cao minh, có thể bắn nhiều tên một lúc, trăm phát trăm trúng. Tiễn của y bay như sao băng, liên tiếp bắn ra mười mũi tên, hơn mười kỵ binh bên địch bị bắn ngã.
Tiễn pháp tinh chuẩn của y khiến truy binh kinh hãi. Cao Sùng Đạo không dám đuổi tới, y hơi kéo ngựa dừng lại, trơ mắt nhìn chủ tướng quân địch đi xa, hàm răng cắn chặt, tức giận nhổ một bãi nước bọt trên mặt đất.
La Sĩ Tín vượt qua cầu, qua sông Bạch Lang, vừa lúc gặp phó tướng Lý Hải Ngạn suất lĩnh một nghìn kỵ binh cứu viện. Lý Hải Ngạn cấp bách tiến về phía trước, hành lễ:
- Ty chức chậm trễ cứu viện, đã để cho tướng quân chấn kinh!
La Sĩ Tín khoát khoát tay cười nói:
- Nếu quân địch không bất ngờ tập kích, ta còn không nghĩ ra kế sách phá địch. Hiện tại ta đã có biện pháp rồi.
Buổi chiều, quân Tùy đóng quân tại phía đông sông Bạch Lang bắt đầu dỡ trại khởi binh, từ ba cây cầu vượt qua sông Bạch Lang, xuất phát hướng Liễu Thành, tư thế hào hùng, cờ bay phấp phới, trống trận như sấm.
Tại một bình nguyên cách thành ước chừng năm dặm, quân Tùy dựng doanh trại, hơn mười vạn cây thương được cắm bốn phía đại doanh, gần nghìn lều lớn được sắp xếp chỉnh tề, đem xe ngựa lương thực làm thành một vòng ở giữa.
Trên thành, quân coi giữ chăm chú nhìn vào đại doanh của quân Tùy, trong mắt mỗi người đều xuất hiện vẻ bất an. Quân Tùy đã quét ngang Hà Bắc, tiếp theo lại tiêu diệt Ngụy Đao Nhi, La Nghệ và Đậu Kiến Đức, hiện tại sẽ đến phiên bọn họ. Bọn họ có thể chống đỡ nổi tiến công mãnh liệt của quân Tùy hay không? Ngay cả Lâm Du Quan kiên cố như thế còn không chống đỡ được, bọn họ có khả năng sao?
Trong lòng bọn lính đều nặng trịch, đúng lúc này, trong đại doanh quân Tùy bỗng nhiên có một tiếng nổ lớn, một đội kỵ binh chạy như bay từ trong đại doanh ra, ước chừng hơn ba nghìn kỵ binh, chỉ chốc lát liền chạy trốn đến dưới thành. Cờ lớn như mây, trường mâu như rừng, chiến mã ngang dọc đều lao nhanh, khiến cho cát bụi bay cuồn cuộn.
Dẫn đầu là một đại tướng mang ngân khôi áo giáp, huy vũ một cây đại thiết thương, uy phong lẫm liệt. Gã nhìn lên đầu thành, ầm ĩ hô to:
- Ta là tướng quân La Sĩ Tín, suất lĩnh ba nghìn quân khiêu chiến với các ngươi, có dám đánh một trận không?
Chúng binh sĩ cùng nhau quay đầu nhìn chủ tướng Cao Sùng Đạo. Cao Sùng Đạo khuôn mặt đỏ bừng, mặc dù y suất quân tập kích La Sĩ Tín, nhưng đây chỉ là đánh lén, nếu như thực sự suất quân xuất chiến, y lại không có can đảm này. Có lẽ nói y cũng có can đảm, nhưng Cao Khai Đạo đã nghiêm lệnh không cho y xuất chiến.
Khuôn mặt của y thành màu như gan heo, tàn bạo nói:
- Ai cũng không được xuất chiến!
Mặc cho quân Tùy ở dưới thành khiên chiến, bên trong thành quân coi giữ vẫn thủ vững không ra. Chờ một thời gian dài, rốt cục La Sĩ Tín cũng suất quân quay về doanh trại. Vừa mới quay về đại doanh, một gã binh sĩ chạy tới bẩm báo:
- Tướng quân, Ngưu tướng quân tới!
La Sĩ Tín không khỏi ngẩn ra, không phải Ngưu Tiến Đạt đã suất quân đi đường thủy sao? Anh ta như thế nào lại tới? Gã trong lòng nghi hoặc, xoay người xuống ngựa, bước nhanh trở về đại doanh.
Mới vừa vào đại doanh, Ngưu Tiến Đạt liền đi ra đón, cười nói:
- Sĩ Tín, thấy ta trở về nên cảm thấy kỳ quái sao?
Ngưu Tiến Đạt cũng là một đại tướng dưới quyền của Trương Tu Đà, gặp gỡ La Sĩ Tín nhiều lần, hai người có quan hệ vô cùng tốt. La Sĩ Tín hơi cúi đầu trầm ngâm, lập tức hiểu rõ:
- Là Tổng quản đã thay thế ngươi, rồi ra lệnh cho ngươi trở về?
Ngoại trừ lý do này, La Sĩ Tín thực sự không nghĩ ra còn nguyên nhân nào khác.
Ngưu Tiến Đạt cười gật đầu:
- Ngươi đoán không sai, chính là như vậy!
Quả nhiên là mình đã đoán trúng, La Sĩ Tín tinh thần rung lên, nhưng không hiểu sao trong lòng xuất hiện một loại áp lực. Tổng quản tự mình xuất chiến, như vậy có thể thấy được hắn rất coi trọng chiến dịch ở Liêu Đông. Nếu vậy thì trọng trách trên vai của gã cũng trở nên nặng nề.
Đi trở về trung quân lều lớn, Ngưu Tiến Đạt hỏi:
- Ta nghe binh sĩ nói ngươi đi ra ngoài khiêu chiến. Thế nào, bọn họ có đồng ý ứng chiến không?
La Sĩ Tín cười lạnh một tiếng:
- Một đám hèn nhát, ta suất ba nghìn quân khiêu chiến ba vạn quân của hắn, không ngờ bọn họ lại làm rùa đen rút đầu, không dám xuất chiến.
- Sợ không phải là bọn họ không dám xuất chiến, hẳn là Cao Khai Đạo nghiêm lệnh mới đúng. Có lẽ Cao Khai Đạo không cho phép bọn họ xuất chiến mà phải đợi viện quân của Triều Tiên.
- Ta đương nhiên biết!
Trong mắt La Sĩ Tín lộ ra một tia giảo hoạt:
- Bất quá Cao Sùng Đạo cũng không phải là một người có thể kiên định, nếu như hắn thật sự giữ nghiêm mệnh lệnh, hắn sẽ không ra khỏi thành đánh lén ta. Rõ ràng trong lòng hắn cũng có ý nghĩ của riêng mình, ta sẽ kích hắn, sớm muộn hắn cũng sẽ không còn đủ kiên nhẫn.
Sáng sớm ngày hôm sau, La Sĩ Tín lần thứ hai lại suất quân đi tới dưới thành, lúc này gã chỉ suất một nghìn kỵ binh, ở dưới thành chửi mắng khiêu chiến. Gã phái vài người có tiếng nói lớn, có đủ sức lực để mắng chửi, nhống nạnh dưới thành mắng to:
- Các ngươi là một đám bị cắt trứng, không có khả năng sinh con, bất nam bất nữ, là một hoạn quan. Nếu sinh nhi tử thì cũng chỉ là một tên vô dụng, các ngươi còn là nam nhân sao? Vợ của các ngươi đang nuôi trai ở nhà kìa, các ngươi còn không nhanh trở về.
Quân Tùy chửi mắng phi thường ác độc, những đại tướng bên trong thành đều giận tím mặt, vọt tới trước mặt Cao Sùng Đạo hô to:
- Tướng quân, phải xuất chiến! Chúng ta không chịu nổi sự sỉ nhục này.
Trong mắt Cao Sùng Đạo phun ra tia lửa giận, y cũng bị quân Tùy sỉ nhục chọc giận. Tay y nắm chặt thành gạch, muốn đem tường thành bóp nát. Y bỗng nhiên hét lớn một tiếng:
- Tất cả câm miệng cho lão tử!
Y hung hăng nện một quyền lên thành chuyên, nổi giận với những tướng sĩ xung quanh:
- Ai dám nhắc lại chuyện xuất chiến, ta sẽ làm thịt người đó!
Y xoay người, nổi giận đùng đùng bỏ đi xuống dưới thành. Chúng tướng sĩ hai mặt nhìn nhau, đều không hẹn mà cùng đứng lên, mắng to.
Sáng sớm ngày tiếp theo, La Sĩ Tín lại suất lĩnh hai ngàn kỵ binh ra khỏi doanh khiêu chiến. Lúc này, gã nắm chắc tình thế, ra trước doanh liền dặn Ngưu Tiến Đạt và Lý Hải Ngạn:
- Ra lệnh cho tất cả binh sĩ chuẩn bị, một khi quân địch ra khỏi thành, lập tức xuất binh tập kích!
Ngưu Tiến Đạt có chút kinh ngạc hỏi:
- Ngày hôm nay Cao Sùng Đạo sẽ mở thành sao?
La Sĩ Tín cười lạnh một tiếng:
- Ngày hôm nay hắn nhất định sẽ phải đánh!
Gã giơ lên đại thương, hô:
- Ra doanh!
Hai nghìn kỵ binh tinh nhuệ theo gã chạy như bay đến dưới thành trì. Ngưu Tiến Đạt nhìn La Sĩ Tín đi xa, anh quay đầu lớn tiếng ra lệnh:
- Truyền lệnh ba quân, chỉnh đốn binh mã, chuẩn bị tác chiến!
La Sĩ Tín suất lĩnh kỵ binh một mạch chạy gấp, chỉ chốc lát đã đến dưới thành trí. Gã hô to với người trên tường thành:
- Các vị công công trên tường thành, tối hôm qua có ngủ ngon giấc không?
Bọn lính quân Tùy cười to, những người trên thành thẹn quá hóa giận, thét ra lệnh bắn tên. Trên thành bắn loạn, đáng tiếc tầm bắn không chuẩn, không có nửa điểm tác dụng.
Quân Tùy lùi về phía sau hai trăm bước, xuống ngựa, nhàn nhã nằm trên mặt đất nghỉ ngơi.
Lúc này, một gã kỵ binh quân Tùy chạy vội tiến lên, trên tay có một hộp gỗ. Tên binh sĩ chạy vội xuống dưới thành, ngửa đầu cao giọng hô:
- Xin không nên bắn cung, ta phụng mệnh đưa một kiện đồ vật tặng Cao tướng quân, hắn nhất định sẽ thích.
Ở đầu tường có một cần câu dài buông xuống một cái giỏ, binh sĩ quân Tùy đem hộp bỏ vào trong giỏ, sau đó liền xoay người chạy vội đi. Quân coi giữ đem giỏ đưa vào trong thành, trong giỏ có một hộp gỗ vuông vắn khoảng một thước, mặt trên viết “ Thân gửi tướng quân Cao Sùng Đạo”, người gửi viết “Tướng Tùy La Sĩ Tín kính tặng”
Binh sĩ không dám chậm trễ, cầm hộp chạy vội vào thành. Cao Sùng Đạo đang ở tại một tòa đại trạch của phú thương cách cổng thành không xa. Mấy ngày nay, tâm tình của y rất tồi tệ, cả ngày đều ca hát, uống rượu giải sầu.
Sáng sớm, Cao Sùng Đạo cùng hai gã đại tướng tâm phúc ở trong một quán rượu. Rượu vơi hơn nửa bình, y mới sầu lo nói với hai gã đại tướng:
- Yến Vương quả thực là cực kỳ ngu xuẩn, không ngờ lại dẫn người Cao Ly tới cứu viện, như thế không phải là dẫn sói vào nhà sao? Chiếu ta xem, thà rằng tìm người Khiết Đan hoặc người Mạt Hạt, chứ không thể đến tìm người Cao Ly. Người Cao Ly dã tâm quá lớn, một khi đã bước vào Liêu Tây, chúng ta sẽ không có một cuộc sống yên ổn.
- Vậy tại sao tướng quân lại không khuyên nhủ Yến Vương?
- Hừ! Ta có khả năng khuyên bảo hắn sao? Người kia luôn luôn chuyên quyền độc đoán, lần trước ta khuyên hắn không nên đoạn giao với La Nghệ, lại còn bị hắn đánh cho hai roi. Tùy hắn ra sao, ta cũng không quản hắn nữa.
Ba người đang nói chuyện, bỗng một gã binh sĩ chạy vội vào:
- Cao tướng quân, dưới thành có một tướng Tùy đưa tới một kiện lễ vật, nói là chuyển cho tướng quân.
Cao Sùng Đạo ngẩn ra, không ngờ La Sĩ Tín lại tặng lễ vật cho mình. Y lập tức ra lệnh:
- Ở nơi nào? Đưa tới cho ta xem.
Binh sĩ đi vào phòng, đặt hộp gỗ lên bàn. Hai gã tướng lĩnh vội vã khuyên nhủ:
- Địch đưa tới lễ vật, không thể dễ dàng mở ra như vậy, sợ là có quỷ kế.
Cao Sùng Đạo đang trong cơn say, đâu để ý đến mấy lời nói nà khoát tay chặn lại:
- Chỉ là một chiếc hộp đơn giản, chẳng lẽ bên trong có đầu người khiến ta sợ sao? Nếu là đầu người , vừa lúc ta có thể nhắm rượu.
Chiếc hộp này dày chỉ ba, bốn tấc, cũng rất nhẹ, đương nhiên không có khả năng là đầu người. Hai gã đại tướng trong lòng thấp thỏm nhìn Cao Sùng Đạo mở hộp. Hộp mở, tất cả mọi người đều ngây ngẩn cả người, kể cả những sĩ binh đưa hộp tới cũng ngây ngẩn.
Chỉ thấy trong hộp chứa một bộ quần áo của nữ nhân, vải lụa tơ tằm, thêu hoa, hai bên còn đặt vài hộp son phấn nữ nhi thường dùng, mặt trên còn có một tờ giấy, viết một câu: “Cao mỗ vui thích chứ?”
Tại triều Tùy, tặng cho nam nhân một vật của phụ nữ tuyệt đối là một điều sỉ nhục. La Sĩ Tín là đang châm chọc Cao Sùng Đạo có lá gan đàn bà. Cao Sùng Đạo nhìn chằm chằm bộ quần áo, trong ánh mắt dần dần bắn ra tia sáng khiến người ta sợ hãi, bàn tay bị siết chặt lại vang kên những tiếng ‘ khanh khách’.