Thiên Hạ Kiêu Hùng Chương 742 : Vô cùng nhục nhã

 Thiên Hạ Kiêu Hùng
Tác giả: Cao Nguyệt

Quyển 17: Điền Mạch Canh Mang Chiến Vị Tiêu
Chương 742: Vô cùng nhục nhã

Nguồn dịch: Nhóm dịch Đọc Truyện Đêm Khuya
Sưu tầm: tunghoanh.com

Biên tập: metruyen.
Nguồn truyện: niepo



    Dường như không thể nhẫn nhục được nữa, nhục nhã tích lũy mấy ngày qua ở trong lòng y đồng loạt bùng phát. Y đá một cước ngã lăn bàn, hét lớn một tiếng:
    - Truyền lệnh xuất chiến!

    Hai gã tướng lĩnh sợ hãi, muốn kéo y lại nhưng y không thèm để ý tới. Y bước nhanh ra ngoài, mới vừa đi ra đến đường cái, đã nghe thấy quân Tùy ở ngoài thành từng đợt hô to:
    - Cao mỗ vui thích chứ?

    Sau đó là một trận cười to vang dội. Bị sỉ nhục cực độ như vậy khiến Cao Sùng Đạo tức giận, nổi trận lôi đình. Dường như y mất đi lý trí, xoay người lên ngựa, giơ Linh đao hét lớn:


    - Mở cửa thành, giết ra ngoài. Quân địch dám khiêu khích, một tên cũng không được bỏ sót!

    Cầu treo chậm rãi bị kéo xuống, cửa thành được mở rộng ra. Cao Sùng Đạo suất lĩnh sáu nghìn kỵ binh từ bên trong thành giết ra. Cao Sùng Đạo hô như sấm:
    - La tặc. Để mạng lại!

    Y vung đại đao chém về phía La Sĩ Tín. Từ lúc hộp lễ vật đưa vào thành không lâu, cả đội quân Tùy đã lên ngựa, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu rồi. La Sĩ Tín thấy Cao Sùng Đạo rốt cục cũng mở cửa thành, trong lòng vui mừng, đại thiết thương vung lên, gã lớn tiếng hô:
    - La Sĩ Tín ta ở đây, có dũng khí đến đây mà đòi mạng.

    Cao Sùng Đạo vọt mạnh tới, chặn đầu một đao gã bổ tới, lực đạo hung mãnh, đao phong khiến cho người ta phải kinh sợ. Nhưng La Sĩ Tín không chút hoang mang, đại thiết thương run lên, trên đầu thương phân ra làm bảy lưỡi, nhanh như tia điện.

    Thiết thương của La Sĩ Tín tốc độ quá nhanh, Cao Sùng Đạo bị ép buộc, không có cách nào khác phải thu đao thế, ngăn cản một thương trí mạng của La Sĩ Tín. Hai chiến mã giao nhau, La Sĩ Tín thấp giọng cười nhạt:
    - Cao mỗ vui thích quần áo đó chứ?

    - Ngươi là đồ chó má!

    Cao Sùng Đạo mắng to, trở đao chém về cái ót của La Sĩ Tín, đao thế sắc bén. La Sĩ Tín cúi đầu, tránh một đao kia, đồng thời đại thương cũng đâm tới yết hầu Cao Sùng Đạo. Hai người thương đến đao đi, đại chiến bảy, tám hiệp.

    Lúc này, trận hình của kỵ binh quân Tùy biến đổi, ngăn chặn đường lui của địch. Mấy vạn quân Tùy xa xa đánh lén mà đến, thanh thế to lớn. Cao Sùng Đạo thấy chủ lực của quân Tùy đánh tới, y thất kinh, hư hoảng một đao, liền xoay chiến mã bỏ chạy vào trong thành.

    La Sĩ Tín đâu chịu để y chạy thoát, ở phía sau đuổi theo. Chiến mã của gã tốc độ cực nhanh, trong nháy mắt liền đuổi kịp Cao Sùng Đạo. Lúc này, Cao Sùng Đạo đã chạy lên cầu treo, hô to:
    - Mau kéo cầu lên!

    La Sĩ Tín phóng ngựa bay lên cầu treo, cây thương tại không trung đâm tới giữa lưng Cao Sùng Đạo. Cao Sùng Đạo né tránh không kịp, một thương này lực đạo mạnh mẽ, một lưỡi thương đâm nát hậu tâm kính (kính bảo hộ lưng), khiến tâm của Cao Sùng Đạo chợt lạnh, cả người ngã khỏi ngựa.

    La Sĩ Tín mắt thấy cầu treo bị kéo lên, gã hét lớn một tiếng, phóng ngựa chạy vào thành. Gã ở cửa thành liên tiếp giết hơn mười người. Gã một người một ngựa lại ở giữa mấy trăm tên sĩ binh xung phong liều chết, tuyệt không sợ hãi, càng đánh càng hăng, khiến quân đội của Cao Sùng Đạo thất điên bát đảo. Hơn nữa Cao Sùng Đạo đã chết, bọn lính không còn lòng dạ nào ứng chiến, nhìn thấy La Sĩ Tín như tử thần xung phong liều chết, đều hô to một tiếng, chạy trốn tứ tán.

    Lúc này, quân Tùy đã dùng tấm ván gỗ đặt trên sông đào bảo vệ thành thành một cái cầu, chạy ào ào vào bên trong thành, càng lúc càng nhiều. Cầu treo rốt cục bị buông xuống, mấy nghìn kỵ binh quân Tùy xông qua sông đào bảo vệ thành, giết vào bên trong. Quân Yến hoặc là đầu hàng, hoặc là bỏ trốn. Cả thành trì bị quân Tùy chiếm đóng.

    Huyện Lịch Thành, Tề quận, thành trì lớn nhất Thanh Châu tạm thời trở thành thủ phủ của Đậu Kiến Đức. Tại Hà Bắc, Đậu Kiến Đức vẫn tự xưng là Trường Nhạc vương, thẳng đến thời kì sau nà mới tiếp nhận sắc phong của Lý Mật, xưng là Hạ Vương. Mà binh bại tới Thanh Châu, y chính thức đăng cơ làm Hạ Vương, toàn bộ nghin thức trong buổi lễ đều theo nghi thức của quốc vương.

    Gần hai tháng trôi qua, binh mã ở Thanh Châu chỉnh đốn dần dần hoàn tất, ba vạn tàn binh , hơn nữa còn có những binh sĩ đầu hàng của Từ Nguyên Lãng, cùng với tân binh mới chiêu mộ , binh lực của y đạt tám vạn quân từ từ khôi phục lại một chút nguyên khí .


    Trong tám vạn quân, Đậu Kiến Đức trực tiếp nắm trong tay năm vạn quân, Lưu Hắc Thát kiểm soát hai vạn quân đóng ở quận Lan Gia và Tống Kim Cương suất lĩnh một vạn quân đóng ở quận Đông Lai .


    Đây cũng chỉ là hành động bất đắc dĩ Đậu Kiến Đức . Tại thời kì Hà Bắc , quân đội của y như một món thập cẩm, do hơn mười cổ loạn cấu thành. Tuy rằng binh lực to lớn , nhưng một khi chân chính chiến đấu, mọi người chỉ để ý đến lợi ích cá nhân , không chịu quên mình để phục vụ mệnh lệnh , thế cho nên chỉ mới đánh một trận, quân đội của y trên cơ bản tổn thất gần như không còn , chỉ còn lại hai vạn quân của Lưu Hắc Thát và một vạn quân của Tống Kim Cương.

    Mặc dù Đậu kiến Đức cũng rút ra được bài học từ lần trước, đem toàn bộ quân đội nắm trong tay mình , nhưng y cần có sự ủng hộ của Lưu Hắc Thát và Tống Kim Cương , nên phải thỏa hiệp. Đậu Kiến Đức đã thỉnh cầu Lý Mật phong Lưu Hắc Thát là quận vương quận Lang Gia , phong Tống Kim Cương là quận vương quận Đông Lai .


    Phủ Hạ Vương huyện Lịch Thành là do quận nha của Tề quận sửa lại, bên trong có chút đơn sơ, bất quá Đậu Kiến Đức trời sinh tính đơn giản, cơm áo cũng không quá chú ý . Y đem tất cả tiền tài phân cho tướng sĩ dưới quyền cho rảnh tay , mỗi ngày đều ăn cơm rau dưa , cùng binh sĩ đồng cam cộng khổ .


    Đậu Kiến Đức sẵn sàng ra trận, mỗi ngày đều tự mình thao luyện quân sĩ . Y không quên được việc khôi phục cố quốc, phải quay lại đánh Hà Bắc.

    Buổi chiều hôm nay, cháu gái của Đậu Kiến Đức là Đậu Tuyến Nương cưỡi kỵ mã chạy như bay tới đại doanh. Đậu Tuyến Nương được phong làm huyện chủ huyện Lịch Thành, những tướng sĩ Thanh Châu đều thích nàng, đều xưng nàng là công chúa. Nàng ghét ác như kẻ thù, lại rất nghiêm khắc, được Đậu Kiến Đức phong làm quân pháp quan, dò xét các quận chấp pháp quân kỷ.

    Ngày hôm nay nàng tuần tra ở quận Bắc Hải trở về, quay về đại doanh đợi Đậu Kiến Đức giao lệnh. Nàng mặc tế áo giáp, đầu đội ưng lăng khôi, giày da cao, có vẻ anh khí bừng bừng. Đến trước đại doanh, nàng phi thân xuống ngựa, lấy ra quân bài đưa cho quân coi giữ, sau đó liền dắt ngựa vào đại doanh.

    Nàng đi đến trước phủ Hạ Vương, nhưng vệ binh Vương phủ nói với nàng Hạ Vương đang huấn luyện binh sĩ trong quân doanh, khiến nàng lại phải vòng tới quân doanh. Đậu Tuyến Nương đi tới lều trung quân, vài tên binh sĩ lập tức cao giọng bẩm báo:
    - Vương gia, công chúa tới.

    Đậu Kiến Đức mới huấn luyện binh sĩ xong, đang ở trong trướng uống trà nghỉ ngơi, nghe nói Đậu Tuyến Nương đã trở về, y vui mừng cười ha hả, bước nhanh ra đón nàng:
    - Tuyến Nương, con đã trở về bao lâu rồi?

    Con cái Đậu Kiến Đức đều đã mất, y liền xem Đậu Tuyến Nương như con gái, yêu thương nàng hết mực. Đậu Tuyến Nương cũng coi y như phụ thân của mình, tiến lên thi lễ:
    - Phụ vương, nữ nhi hữu lễ!

    - Ai! Trên đường đã chịu nhiều vất vả rồi, không cần bị nhiều nghi lễ trói buộc như vậy, mau vào ngồi.

    Đậu Kiến Đức dẫn Đậu Tuyến Nương vào lều lớn ngồi xuống, đưa cho nàng một chén trà nóng, cười tủm tỉm nói:
    - Thật đúng là trùng hợp, buổi sáng Nhị lang và ta nói đến con , nói đã đến lúc con nên trở về rồi, không nghĩ tới con thực sự đã trở lại, quả thật là tâm ý tương thông.

    Đậu Tuyến Nương tâm tình vốn đang vui vẻ, vừa nghe phụ vương nói xong, khuôn mặt nàng lập tức trầm xuống:
    - Phụ vương, sau này ở trước mặt nữ nhi, không nên nhắc đến người này.

    Theo lời của Đậu Kiến Đức thì Nhị lang là con trai Lưu Chí của Lưu Hắc Thát. Lưu Hắc Thát có ba nhi tử, nhưng đứa con đầu và con thứ ba trước sau đều chết đi, chỉ còn lại con thứ là Lưu Chí, được Lưu Hắc Thát xem như tính mạng của mình.

    Lưu Chí năm nay hơn hai mươi tư tuổi, chưa lấy vợ. Về kế hoạch cưới vợ của con trai, Lưu Hắc Thát vẫn muốn tìm một nữ tử có huyết thống cao quý làm vợ con trai mình, tốt nhất là Vương tộc Bắc Tề. Không ngờ Lưu Chí lại yêu mến Đậu Tuyến Nương, cũng đã nói với phụ thân gã, nếu không phải là Tuyến Nương, gã không cưới.

    Lưu Hắc Thát cùng lớn lên với Đậu Kiến Đức, nếu như có thể kết thành thông gia đương nhiên là hay nhất, nghĩ vậy, Lưu Hắc Thát liền đưa ra hôn sự này với Đậu Kiến Đức. Lưu Chí là đại tướng dưới quyền của Đậu Kiến Đức, Đậu Kiến Đức cũng rất hiểu gã. Gã tuy rằng anh dũng thiện chiến nhưng tính cách lại quá dữ dằn, Đậu Kiến Đức cũng không nguyện ý, quan trọng hơn là Đậu Tuyến Nương cũng kiên quyết không đáp ứng. Đối với hôn sự này, Đậu Kiến Đức vẫn còn rất mơ hồ.

    Nhưng hiện tại bất đồng, Đậu Kiến Đức đang nóng lòng muốn mượn sức Lưu Hắc Thát, nếu như hôn sự này có thể thành, y có thể triệt để nắm giữ quân quyền của Lưu Hắc Thát. Chuyện này vô cùng hữu ích để lôi kéo Lưu Hắc Thát, kể cả việc lôi kéo Tống Kim Cương.


    Hiện tại Đậu Kiến Đức nóng lòng muốn thúc đẩy hôn sự này nhưng thái độ kiên quyết không chịu đáp ứng của Đậu Tuyến Nương khiến lửa giận trong lòng y bốc lên, mất hứng nói:
    - Tuyến nương, con không nên làm chuyện gì cũng tùy hứng như vậy. Chuyện hôn sự này ta đã cùng Lưu nhị thúc thương nghị thỏa đáng, hắn đang trên đường tới đây rồi, hơn nữa Nhị lang lại ở ngay trong quân doanh, ba ngày sau các con sẽ thành thân.

    - Ta tuyệt đối không đồng ý!

    Đậu Tuyến Nương phi thường kiên quyết, nàng đứng lên đi ra ngoài trướng. Đậu Kiến Đức bị sự tùy hứng của nàng chọc giận:
    - Đây không phải là chuyện con có thể quyết, Con không đáp ứng cũng phải đáp ứng.

    Y thét ra lệnh với binh sĩ bên cạnh:
    - Bắt nàng lại!


Nguồn: tunghoanh.com/thien-ha-kieu-hung/quyen-10-chuong-742-nKKaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận